LƯỢC SỬ TỘC VIỆT từ Năm 5000 ttl

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Holy

 

VIỆT và HOA THỜI HÙNG 4B-C, 771-180 TTL

 

1108. VIỆT và HOA THỜI HÙNG 4B-C, 771-180 TTL

1. PHƯƠNG BẮC THỜI HÙNG 4B : Đông Chu

2. VÙNG DƯƠNG TỬ THỜI HÙNG 4B, 771-207 ttl

3. VIỆT LẠC THỜI HÙNG 4B, 771-207 ttl

4. VIỆT LẠC THỜI HÙNG 4C, 207-180 ttl

5. DI SẢN CHU - TẦN

1. PHƯƠNG BẮC THỜI HÙNG 4B : Đông Chu

1.1 Đông Chu.

a. Xuân Thu và Chiến Quốc.

Theo sách vở Trung Hoa, năm 771 ttl, sau 275 năm ở vùng thung lũng Sông Vị, triều đ́nh Nhà Chu đă bị nhóm du mục Khuyển Nhung đuổi chạy. Bộ lạc Khuyển Nhung gốc vùng Ninh Hạ, thờ chó sói trắng.

Năm 771 ttl, Chu B́nh Vương dời đô tới vùng Lạc Dương, thuộc Hà Nam hiện nay. Từ đó gọi là Đông Chu. Đông Chu chia thành hai thời kỳ : Xuân Thu, 771-403 ttl, và Chiến Quốc, 403-256 ttl.

Sách vở Trung Hoa đă mô tả 515 năm thời Đông Chu như là thời nội chiến của Trung Hoa, trong khi mọi tộc dân đều thần phục thiên tử Nhà Chu của tộc Hoa. ‘Thiên tử Nhà Chu’ luôn được tŕnh bày như là trung tâm quyền lực của toàn ‘thiên hạ’.

Dầu vậy, dầu triệt để khai thác chủ nghĩa Nô hóa Thiên hạ, sách vở Trung Hoa cũng chỉ có thể tạo cho ‘thiên tử Nhà Chu’ một vai tṛ bù nh́n trong suốt mấy trăm năm. Ở thời Chiến Quốc, 403-256 ttl, vai tṛ bù nh́n cũng đă mất hẳn. Vua các nước cũng lần lược tự coi ḿnh là thiên tử.*1

    *1 - www Nhà Chu, wikipedia.

b. Thực tế Đông Chu.

Trên thực tế, lănh thổ Đông Chu chỉ là mảnh đất nhỏ quanh Lạc Dương, ở giữa ‘thiên hạ’ rộng lớn, đông đúc, và cường thịnh.

Thời kỳ nầy chưa có nước Trung Hoa. Triều đ́nh Nhà Chu không ảnh hưởng ǵ trong các cuộc giao tranh giữa các nhóm quyền lực hùng mạnh trong vùng.

*     *

1.2 Nước Tần.

a. Theo sách vở Trung Hoa.

Năm 771 ttl, khi Chu B́nh Vương bị nhóm du mục Khuyển Nhung từ Ninh Hạ tấn công và bỏ vùng Sông Vị chạy tới gần Lạc Dương, th́ nước Tần được ‘thiên tử Nhà Chu’ cho thành lập ngay trên vùng Sông Vị.

Nhóm du mục Tần nầy bị các nước trong vùng đố kỵ, chống đối. Nhưng Tần đă trở nên hùng mạnh trong suốt hơn 500 năm. Nhiều liên minh được thành lập cùng với Sở để chống Tần.

Năm 256 ttl Tần diệt Chu. Năm 223 ttl Tần diệt Sở. Năm 221 ttl Tần Doanh Chính xâm chiếm tất cả các nước trong vùng, thành lập Nước Trung Hoa. Doanh Chính tự xưng là Tần Thủy Hoàng, vua đầu tiên của Trung Hoa.

Tần đạt tuyệt đỉnh với Tần Thủy Hoàng, nhưng lại bị Nhà Hán chấm dứt 15 năm sau đó, 206 ttl.

b. Thời Tần, 771-206 ttl.

Tuy sách vở Trung Hoa cố t́nh đề cao vai tṛ ‘thiên tử’ của Nhà Chu, t́nh h́nh thời Đông Chu vẫn quay quanh hai nước hùng mạnh nhất là Sở và Tần.

Chính nhóm du mục Tần đánh chiếm vùng Sông Vị của Chu. Với văn hóa du mục trọng vơ nghệ, hiếu chiến, hung bạo, Tần đă hùng mạnh với đội quân đông đảo, được huấn luyện chặt chẽ và khắc khe. Sự tàn ác của Tần đă góp phần đem lại chiến thắng. Tần hùng mạnh trong suốt thời ‘Đông Chu’. [Tần giết tất cả thanh niên của nước đối thủ. Sau trận Trường B́nh, năm 260 ttl, Tần giết 40 vạn tù binh].

Cũng như với nước Sở ở thời Tây Chu, theo thực tế lịch sử, thời Đông Chu phải được gọi là Thời Tần, 771-206 ttl.

c. Tần với tộc Hoa.

Nhóm du mục Tần là những vị tổ nối tiếp ḍng văn hóa du mục của tộc Hoa, khi nhóm du mục Chu bị tàn rụi.

Nhóm du mục Tần nầy quá khích và tàn bạo hơn du mục Chu, và đă để lại nhiều hậu quả tai hại trên đại chúng Trung Hoa và trên các dân nước trong vùng.

*     *

1.3 Phát triển thời Đông Chu / Tần.

Thời ‘Đông Chu’ được coi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của tư tưởng và văn hóa ở vùng bắc Sông Hoài, Hoàng Hà. Đây là thời của Lăo tử, Khổng tử, Mạnh tử, Trang tử, Hàn phi tử, Mặc tử...  

Trong các học thuyết đương thời, Khổng học và Lăo giáo có nhiều truyền nhân và ảnh hưởng sâu rộng nhất.

Ở thời kỳ nầy, thương mại cũng trở nên quan trọng, chiến thuật quân sự cũng thay đổi.

Tuy nhiên, đây không phải là kết quả của chính sách cai trị của Nhà Chu, hoặc Nhà Tần, mà do xu thế tự phát v́ thời cuộc của các dân, các nước trong vùng.

*     *

1.4 Khổng Tử, Khổng học.

Khổng Tử, 551-479 ttl, người Sơn Đông, vùng đất Nhà Thương. Đây là vùng đất đă hơn ngàn năm kết hợp ảnh hưởng nền văn hóa gốc du mục của cư dân địa phương với nền văn hóa gốc lúa nước của dân Việt. [Dân Việt vượt Sông Hoài vào thời Hậu Hạ, từ 1800 ttl].*2

    *2 - Đọc bài 1105. Tộc Việt Thời Hùng 2, phần 5.

 Nhờ vậy, Khổng Tử đă cố gắng gạn lọc và tổng hợp hai nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của Tộc Việt và nền văn hóa du mục của tộc Hoa. Công tác của Khổng Tử là san định lại những sách cũ thành bộ Lục Kinh : Thư, Thi, Lễ, Dịch, Xuân Thu, Nhạc. Qua đó, ông nêu rơ nhiều điểm trước đây chỉ tiềm tàng.*3

    *3 - Kinh Nhạc bị thất truyền từ đời Tần Thủy Hoàng.

Trong các tác phẩm của Khổng Tử, những yếu tố thuộc Tộc Việt, tức là thuộc nền văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước, thiên về t́nh người, đă chiếm ưu thế hơn các yếu tố khác.*4

    *4 - Nhưng rồi, Nhà Hán, Nhà Đường, Nhà Tống, đă cắt xén và biến Khổng học thành một hệ thống giáo điều phục vụ giới thống trị. - Đọc bài 1410. Ảnh hưởng Hạn hẹp của Nho học trên Dân Việt,  đoạn 1.2.

*     *

1.5 Lăo giáo.

a. Lăo Tử.

Lăo Tử được coi là người viết quyển Kinh Đạo Đức. Tuy nhiên, tên và nhiều điểm trong tiểu sử của Ông đă được sáng tác sau ảnh hưởng của Kinh Đạo Đức, và của phong trào thờ kính Ông.

Lăo Tử được thờ kính như vị Sáng Tổ của Đạo giáo, được tôn là Thái Thượng Lăo Quân, với nhiều quyền uy siêu phàm. Ông cũng được tôn làm tổ tiên của Nhà Đường, (618-907 dl).

b. Kinh Đạo Đức.

Theo sách vở Trung Hoa, Kinh Đạo Đức xuất hiện khoảng năm 540 ttl.

Kinh Đạo Đức luận về chữ Đạo và chữ Đức, với lời lẽ khúc chiết, uyên thâm.*5

    *5 - Kinh Đạo Đức gồm 37 chương luận về chữ Đạo, và 41 chương luận về chữ Đức. Tổng cộng khoảng 5000 chữ.

Kinh Đạo Đức hướng dẫn con người chấp nhận hiện trạng, sống ḥa hợp với thiên nhiên và tuân theo quy luật của thiên nhiên để sống gần với Đạo.

Kinh Đạo Đức c̣n được coi là quyển sách hướng dẫn vua chúa cách cai trị đất nước theo cách thức tự nhiên.

Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của Kinh Đạo Đức về cơ trời, vạn vật sinh hóa... đă được coi là phương pháp tu luyện huyền bí để được trường sinh.

c. Kinh Đạo Đức với truyền thống Việt Lạc.

Kinh Đạo Đức đă luôn là những tư tưởng khó thấu triệt đối với Trung Hoa. Kinh Đạo Đức xuất hiện giữa nền văn hóa Trung Hoa như một tuyệt tác lạ thường, nằm ngoài trào lưu tư tưởng của Trung Hoa.

Hành tung của Lăo Tử cũng bất thường giữa thế giới quan lại trọng quyền chức tiền tài của Trung Hoa.

Lăo Tử c̣n là vị thần độc nhất được Trung Hoa thờ kính với h́nh ảnh một nông dân cởi trâu của người dân vùng nông nghiệp lúa nước.

[Mọi vị thần thánh khác của Trung Hoa đều là các quan lại lớn nhỏ. Ông nào cũng mập mạp, phè phỡn, ăn no mặc đẹp. Ba ông Phúc Lộc Thọ là 3 ông thủ tướng 3 triều].

        

Niềm tin, các vị thần, và nghi thức của Đạo giáo cũng thuộc nền văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước.

Ngoài ra, trước Kinh Đạo Đức hơn 400 năm, Trống đồng và Thạp đồng Đông Sơn đă đúc những kư hiệu mă hóa và diễn tả ư nghĩa chữ Đạo, chữ Đức mà Kinh Đạo Đức khai triển.*6

      

    *6 - Đọc bài 1307. Nguồn gốc Việt Nam của Học thuyết Đạo và Đức, mục 1.2d.

Kinh Đạo Đức c̣n xác quyết : ‘Đạo trụ Nam Thiên’, Đạo ở tại Trời Nam.

Tất cả đều nằm trong truyền thống xuyên suốt tư tưởng và văn hóa Việt Lạc.

*     *     *     *

2. VÙNG DƯƠNG TỬ THỜI HÙNG 4B, đồng thời với ĐÔNG CHU, TẦN, 771-207 TTL

2.1 Bắc Dương Tử.

Trong Thời Hùng 4, từ 1046 ttl, vùng đất Bắc Dương Tử đă có nhiều liên hệ với các nước vùng Hoàng Hà.

Trong thời hỗn loạn tranh giành, lần lần vùng đất giữa Dương Tử và Sông Hoài bị kết chung với vùng phía Bắc Sông Hoài mà Trung Hoa gọi là Trung Nguyên.

Cũng v́ vậy, trong hơn 2000 năm qua, di tích, tài liệu, tác phẩm, phong tục, văn minh, văn hóa, kể cả ḷng tự hào, và niềm tin... của dân Việt vùng Bắc Dương Tử, đă bị ḷng tham tàn và chủ trương đồng hóa của giới thống trị Trung Hoa hủy hoại, tiếm nhận và xuyên tạc.

*     *

2.2 Nam Dương Tử.

a. Tiếp tục tăng triển.

V́ Nam Dương Tử xa cách vùng Hoàng Hà Sông Hoài, nên sách vở Trung Hoa không quan tâm.

V́ ở ngoài vùng rối loạn Hoàng Hà Sông Hoài và Bắc Dương Tử, Tộc Việt vùng Nam Dương Tử vẫn tiếp tục theo đà tăng trưởng dân số, văn minh và văn hóa thuần túy Việt.

b. Nước Việt ở Chiết Giang.

Sự việc thay đổi khi Nước Việt, thủ đô là Cối Kê ở Chiết Giang, có Câu Tiển thôn tính Nước Ngô, vượt Sông Hoài, và trở thành hùng mạnh nhất trong vùng, năm 473 ttl.

Đây là dấu chỉ sự việc phát triển liên tục của vùng đă được Đại Vũ lập thủ đô Cối Kê từ hơn 1500 năm trước.

Dầu vậy, theo thói ôm đồm trơ trẻn của thiên triều, sách vở Trung Hoa lại ghi rằng Câu Tiển xin thần phục Nhà Chu, và được thiên tử Nhà Chu phong làm bá để ông lo việc phụng thờ tổ tiên ông là Nhà Hạ. Nhờ đó, thiên hạ nể phục ông. [Câu Tiển là một trong Ngũ Bá thời Xuân Thu].

Ngày nay, nhiều tài liệu về sự phát triển của nước Việt Chiết Giang cũng bị sáp nhập vào ‘thời Chu’, ngoại trừ đoàn chiến thuyền vô địch, kỹ thuật đúc đao kiếm, sự tích nằm gai nếm mật, và những phương thức phục thù cứu nước của Câu Tiển.

*     *     *     *

3. VIỆT LẠC THỜI HÙNG 4B, 771-207 TTL

Thời Chu của Trung Hoa kết thúc năm 256 ttl, v́ bị Tần diệt. Nhà Tần kết thúc năm 206 ttl, v́ bị Hán diệt. Tuy nhiên, Thời Hùng của Việt Lạc chỉ kết thúc năm 180 ttl.

3.1 Tuyệt tác Văn hóa của Việt Lạc.

Vào Thời Hùng 4, 1046-180 ttl, vùng đất Việt Lạc, gồm Đồng Đ́nh và Việt Thượng, vẫn c̣n quá xa xôi đối với dân Bắc Sông Hoài, kể cả đối với sách vở Trung Hoa viết về thời Chu.

Tuy nhiên, sau kinh nghiệm bị Ân Cao Tôn xâm lăng, năm 1218 ttl, và trước nạn giặc du mục phương Bắc tàn phá xă hội và nền Văn hóa của dân Việt vùng Dương Tử, Tổ Tiên Việt Lạc, đặc biệt vùng Sông Hồng, càng củng cố nền Văn hóa đặc thù của ḿnh.

Thực ra, nếp sống Việt đă vững mạnh qua mấy ngàn năm, với các định chế, với phong tục, ca dao, với Tết Lễ, và đặc biệt với Bộ Truyền Kỳ thâm sâu thống hợp.

Nhờ đó, sau hàng ngàn năm bị bạo quyền Trung Hoa phá hoại và áp chế, ngày nay đại chúng Việt Nam vẫn tiếp tục sống trọn vẹn nếp sống truyền đời đầy ơn ích của nền Văn hóa Việt Lạc.*7

    *7 - Đọc phần Tinh Hoa Văn Hóa Việt, các bài 2101. tt, 2202. tt.

*     *

3.2 Tuyệt tác Tri thức và Kỹ thuật.

Hơn nữa, ngoài việc phát huy và lưu truyền văn hóa, Tổ Tiên Lạc Hồng c̣n cất giữ tinh hoa tri thức của ḿnh vào những tuyệt tác bằng đồng ở Đông Sơn, thời 1000 ttl.

Đồ đồng kiên tŕ với thời gian, giữ nguyên h́nh dáng, đường nét, và dấu tích qua nhiều ngàn năm.

Tuyệt tác Thạp đồng và Trống đồng quí giá linh thiêng, nên được con cháu cất giữ chôn giấu qua mọi biến cố.

Tuyệt tác bằng đồng khích động ḷng tham của giặc. Nhờ vậy, thay v́ bị giặc hủy hoại như những sản vật khác, tuyệt tác bằng đồng được chính bọn giặc gian tham ǵn giữ và lưu truyền.

          

Qua những ưu điểm tuyệt vời của tuyệt tác bằng đồng, Tổ Tiên đă kư thác và lưu truyền trọn vẹn ư niệm, học thuyết và tâm huyết của ḿnh vào hoa văn, trang trí, và h́nh dạng của Thạp và Trống đồng Đông Sơn.

Hoa văn trên đồ đồng tinh vi và hàm súc đến nỗi, không chỉ bọn giặc tộc Hoa lạc hậu không thể nghi ngờ, mà bất cứ ai không thuộc ḍng văn hóa thống hợp và toàn diện của Lạc Hồng, đều không thể thấu triệt.

Ngày nay, sau 2000 năm gia sản Việt Lạc bị Trung Hoa tàn phá và soán đoạt, Thạp và Trống đồng Đông Sơn đă trở thành những chứng cứ sự phát triển vượt bực của Tổ Tiên Lạc Hồng cách đây hơn 3000 năm, và vạch rơ những bạo ngược, gian lận và bất lương của giới thống trị Trung Hoa.*8

    *8 - Về Thạp và Trống, đọc bài 1302. Thạp và Trống đồng Việt Nam, phần 1.

*     *

3.3 Việt Lạc hùng mạnh.

Năm 221 ttl Tần Thủy Hoàng xâm chiếm toàn vùng Hoàng Hà, Bắc Dương Tử và thành lập Nước Trung Hoa.

Bảy năm sau, Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư dẫn 50 vạn quân xâm lấn đất Việt Lạc ở vùng Hồ Nam và Quảng Tây, Quảng Đông ngày nay. Đây là đoàn quân tinh nhuệ, vừa chiến thắng và thống nhất toàn thể Trung Nguyên. Nhưng bị đánh tan, Đồ Thư bị giết.*9

    *9 - Quảng Châu kư và Giao Châu ngoại vực kư. - Sau khi bị Việt Lạc đánh tan, sách vở Trung Hoa ghi là 50 vạn quân du thủ du thực (!), và thất bại v́ ‘không chịu được thủy thổ’.

Như vậy, cho đến năm 214 ttl, dân Việt Lạc, toàn thể vùng Đồng Đ́nh và Việt Thượng, đă là một dân nước hùng mạnh, và vẫn ở ngoài những biến động vùng Bắc Dương Tử, ngoài ảnh hưởng của Trung Hoa.*10

    *10 - Lịch sử chỉ c̣n trận Ân Cao Tôn xâm lăng Việt Lạc năm 1218 ttl. Sau 3 năm Ân Cao Tôn đại bại. Nhưng trận đánh 1218 ttl đă xảy ra 172 năm trước khi tộc Hoa thành h́nh. - Đọc bài 1106. Tộc Việt Thời Hùng 3, đb đoạn 4.2.

*     *     *     *

4. VIỆT LẠC THỜI HÙNG 4C, 207-180 ttl

Mấy năm sau, Tần Thủy Hoàng lại sai Triệu Đà dẫn quân xâm lăng Việt Lạc. Triệu Đà chiếm đóng một phần đất nay thuộc Quảng Tây, Quảng Đông.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một phần đất Việt Lạc bị quân Trung Hoa chiếm đóng.

Tuy nhiên, năm 207 ttl Triệu Đà giết tất cả quan chức Nhà Tần, thay đổi nếp sống theo phong tục Việt Lạc, và quyết cùng Việt Lạc thành lập một Đế quốc riêng.

Năm 206 Tần bị Hán tiêu diệt.

Năm 180 ttl, Triệu Đà cũng dùng kế Trọng Thủy ở rể, đánh chiếm Thành Ốc của vua An Dương, trị sở của Việt Lạc, nay là Cổ Loa.

Năm 180 ttl, chấm dứt Thời Hùng.*11

    *11 - Theo Sử Kư do Tư Mă Thiên. - Đọc thêm Việt Sử Toàn Thư, tr 60, gc 1. - Đọc bài 1109. Việt Lạc cuối Thời Hùng và thời Nhà Trưng, đoạn 1.2.

    Bài học chiến bại đă trở thành Truyền kỳ Mỵ Châu, dạy việc Giữ Nước. - Đọc bài 2109. Việc Giữ Dân Giữ Nước. - Về Triệu Đà, vua An Dương, và Thành Ốc, đọc bài trên, phần 10.

*     *     *     *

5. DI SẢN CHU - TẦN

5.1 Chủ thuyết Thiên Tử Thế Thiên.

Tuy văn hóa Trung Hoa cũng gốc du mục như nhiều nền văn hóa khác trên thế giới, nhưng giới thống trị Trung Hoa đă đưa đặc tính trọng vũ lực, độc tôn, độc tài, thành một chủ thuyết. Đó là chủ thuyết Thiên Tử Thế Thiên, vua Trung Hoa là con Trời, thay Trời thống trị mọi dân mọi vật dưới bầu trời.

Chủ thuyết nầy manh nha ở thời du mục Chu, phát triển ở thời du mục Tần, lên tới tột điểm với Tần Thủy Hoàng, và được Nhà Hán khai thác cùng cực.*12

   *12 - Khi khai thác chủ thuyết nầy, triều Hán tránh tôn vinh triều đại Tần vừa bị họ lật đổ, nên đă tôn vinh triều Chu thành những ‘thiên tử’ thần kỳ, để ‘thiên hạ’ theo khuôn thức mẫu mực đó mà khuất phục ‘thiên tử Hán’. Tất cả mọi tài liệu, sách vở của các thời trước cũng bị sửa đổi theo. - Đọc bài 1102. Vài Minh định về Lịch Sử Văn Hóa Địa Lư, đoạn 2.4, và gc.

Vua Trung Hoa là Con Trời, là Thiên tử, nên các quan chức giúp Vua Trung Hoa thống trị dân là Thần Thánh, là Thiên Triều.

Do đó, thiên hạ, mọi người, mọi vật dưới bầu trời, có nhiệm vụ thiêng liêng là khuất phục mọi ư muốn của Vua chúa và quan lại Trung Hoa, như là thần phục Trời và thần thánh.

Từ đó, phát sinh chủ nghĩa Nô hóa thiên hạ : thiên triều Trung Hoa có sứ mạng khuất phục mọi con người  thành nô lệ của Trung Hoa.

Từ đó, thiên triều Trung Hoa thi hành chính sách Soán đoạt hủy diệt : chiếm đoạt mọi hay tốt, và hủy diệt mọi vết tích, mọi chống đối, theo chủ trương chỉ có Trung Hoa mới xứng đáng cho mọi hay tốt.

Để thể hiện, thiên triều Trung Hoa dùng sách lược Ngoại nho Nội pháp : bên ngoài, và ngoại giao, th́ tuyên truyền chính sách nhân trị, nhưng ngầm bên trong, và đối nội, th́ khắc khe, tàn độc, sắt máu.*13

    *13 - Về chủ thuyết Thiên Tử Thế Thiên, đọc bài 1413. Nguy Cơ Đại họa và Tử huyệt của Trung Hoa.

*     *

5.2 Đại họa Trung Hoa.

Trong suốt lịch sử Trung Hoa, qua mọi biến cố và mọi thời đại, chủ thuyết nầy đă bị bọn gian tham lợi dụng để tụ tập thành ‘thiên triều’, áp đặt quyền sinh sát tuyệt đối trên toàn dân Trung Hoa, và nô lệ hóa mọi người bị sa vào móng vuốt của chúng.

Trong suốt lịch sử, Trung Hoa đă xâm lăng nhiều dân nước, đă tàn sát, đă soán đoạt, đă hủy hoại, đă sửa đổi, đă xuyên tạc mọi di tích và tài liệu lịch sử, đă hủy hoại nhiều nền văn hóa, đă tiêu diệt nhiều sắc dân.

Hiện nay, chủ thuyết quái ác nầy đang biến Trung Hoa thành nguy cơ đại họa cho toàn thể Nhân loại.

_____________________

Nguyễn Thanh Đức 2013.

Trở về Đầu Bài

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Xem các bài viết khác trong Paul Nguyễn Đức Sách , Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.