Bên lề Thánh nhạc (4)

Choir

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khi viết tới đây, t́nh cờ tôi đọc được tin trên Vietcatholic về đại hội Thánh nhạc toàn quốc kỳ 21 mới diễn tiến tại Sàig̣n, Việt Nam, ngày 04 tháng 3,. Rất tiếc bản tường tŕnh thật ngắn gọn, không có đầy đủ chi tiết cho người ở xa biết những ǵ đă được trao đổi, v́ đây là đại hội của các vị giám đốc Thánh nhạc, các nhạc sĩ sáng tác. Người đọc thấy có một chi tiết nhỏ đáng chú ư là thành lập câu lạc bộ sáng tác.

Theo như phỏng đoán được ghi nhận trong một số báo Hương Trầm trước đây, th́ đă có khoảng 50 ngàn bản Thánh ca. Như vậy phải chăng c̣n cần sáng tác thêm?

Tiếp nối bài (3), tôi muốn đề nghị ban sáng tác khuyến khích các nhạc sĩ viết thêm các phần bộ lễ (Kyriale), các câu xướng đáp giữa chủ tế và cộng đoàn (acclamations), mà Hoa Kỳ gọi là service music settings.

Ở đây tôi xin được viết lại một lời tôi mới có dịp đọc lời viết của Hồng y Giuseppe Sarto (sau này là Giáo hoàng Piô X) ở Venizia: “Nếu tôi có thể làm cho giáo dân hát kinh Thương xót (Kyrie), kinh Vinh danh (Gloria), kinh Tin Kính (Credo), kinh Thánh Thánh Thánh (Sanctus), kinh Lạy Chiên Thiên Chúa (Agnus Dei) . . . th́ đó đă là một vinh thắng mà Thánh nhạc có thể tạo được, bởi v́ chính khi tham dự tích cực vào phụng vụ, giáo dân sẽ bảo toàn ḷng mộ mến. Tôi muốn coi các bài Tantum ergo (chầu Thánh Thể), bài Te Deum (kinh Tạ Ơn Chúa), và các Kinh cầu (Litaniae) mà giáo dân hát được hơn là các bài đa âm nhiều giọng nào. (Thư gửi Đức ông Callegari, 1897).

Hiểu theo tinh thần phụng vụ và thánh nhạc thời đó, như vậy có nghĩa là tích cực tham dự thánh lễ. Rất tiếc ngài không ghi kinh Lạy Cha, mà phụng vụ sau Vaticanô II quan niệm là ṇng cốt nền tảng của mọi cử hành phụng vụ.

Rất tiếc đa số các ca đoàn và cộng đoàn không cảm thấy tâm t́nh sốt mến khi hát các bộ lễ, và h́nh như chỉ hát v́ cảm thấy ‘phải’ hát cho xong.

Tôi nhớ lại lần kia có một linh mục đồng tế lễ cưới với tôi, đă nhắc khéo tôi phải đọc kinh Vinh Danh khi không thấy ca đoàn hát, rồi khi tôi tiếp tục dâng Thánh lễ, th́ ngài coi như việc bỏ kinh Vinh Danh là một thiếu sót lớn lao thậm chí trong bữa ăn tiếp tân ngay sau lễ cưới cũng như trong tiệc cuối ban tối, ngài vẫn nhắc khéo rằng ‘lễ cưới hôm nay sẽ long trọng hơn nhiều nếu có hát hoặc đọc kinh Vinh Danh’. Thực ra phụng vụ không đ̣i buộc phải hát hoặc đọc kinh Vinh Danh trong lễ cưới, và lễ cưới cũng không hơn hoặc kém long trọng v́ có hay không hát/đọc kinh Vinh Danh. Cũng linh mục này hát kinh Vinh Danh vào một thánh lễ chủ nhật IV mùa chay, khi được nhắc khéo th́ ngài lại giải thích rằng như vậy mới là ư nghĩa chủ nhật mầu hồng (Laetare).

Nghe nói qua mấy năm rời, Ủy ban Thánh nhạc muốn thực hiện một cuốn Thánh ca hợp tuyển để toàn quốc sử dụng, tuy nhiên gặp phải một ít khó khăn trở ngại. Có lẽ khó khăn trở ngại nhất là v́ có quá nhiều bài mà không biết chọn bài nào bỏ bài nào. Tôi xin mạo muội đề nghị: hăy để thời gian và nhân dân quyết định. Hiện nay đây đó có chừng 20-30 tuyển tập thánh ca. Căn cứ vào đó là một dấu chứng đáng tin cậy.

Những nhà thờ khổng lồ (megachurches) của anh em Tin Lành thường hát những bản tuy mang danh mới lạ, nhưng với ḍng nhạc rất dễ hát dễ theo, nên ai tới tham dự cũng có cảm tưởng ḿnh giỏi nhạc thực sự đóng góp vào việc thờ phượng. Mục đích của thánh nhạc là giúp cộng đoàn cùng cầu nguyện.

Nếu ca đoàn lúc nào cũng ḿnh hát ḿnh nghe, th́ sao gọi là thánh nhạc được. Nếu ca viên đơn ca lĩnh xướng vừa ‘hét’ vừa uốn éo làm điệu tŕnh diễn, có lẽ sẽ làm chia trí nhiều hơn mặc dầu vô t́nh.

Phụng vụ là luật của chữ viết, là h́nh thức con người biểu lộ, nhưng tinh thần của phụng vụ là cầu nguyện qua thờ phượng, tôn vinh, tạ ơn, khẩn xin và đền tạ.

Cầu mong sao mỗi người, mỗi ca đoàn, mỗi cộng đồng sống thực tinh thần phụng vụ.

L.m. Anthony Vũ Hùng Tôn
vuhungton@hotmail.com

 


 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.