GIÁO DỤC HÔM NAY
XĂ HỘI VÀ GIÁO HỘI NGÀY MAI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

The status of Our Lady of Lavang

 

 

BÀI MỘT

 

TỰA ĐỀ, LỜI MỞ VÀ BỐ CỤC
THƯ CHUNG 2007 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

 

I. VÀO ĐỀ

Cha ông ta có câu: “Miếng trầu là đầu câu truyện” để nói lên cách tiếp cận trong xử thế giữa người với người của người xưa (1). Miếng trầu mà Thư Chung 2007 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) đă mời tất cả cộng đồng Dân Chúa Việt Nam, và có thể cả người ngoài Công giáo, là tựa đề của Thư Chung 2007 “Giáo dục ngày nay, Xă hội và Giáo hội ngày mai” Phải nh́n nhận miếng trầu này thật hấp dẫn, v́ ai cũng quan tâm đến nó, ai cũng muốn trao đổi, thảo luận về nó, ai cũng muốn đóng góp cho nó được tốt hơn. Vậy chúng ta hăy bắt tay ngay vào việc T̀M HIỂU và ỨNG DỤNG Thư Chung 2007 về Giáo Dục Kitô Giáo của HĐGMVN để đáp lại lời mời và ước nguyện của các Giám Mục khả kính của chúng ta.

 

II. TR̀NH BÀY NỘI DUNG

Thư Chung 2007 của HĐGMVN có tựa đề độc đáo, một Lời Mở xúc tích và một Bố Cục chặt chẽ. Chúng ta đọc bản văn của Thư Chung trước khi t́m hiểu và ứng dụng.

2.1 Bản văn về Tựa Đề, Lời Mở và Bố Cục của Thư Chung 2007 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

A. Tựa Đề

Thư Chung 2007 của HĐGMVN mang tựa đề: “Giáo dục ngày nay, Xă hội và Giáo hội ngày mai.”

Phải nh́n nhận đó là một tựa đề rất có ư nghĩa và khéo chọn. Trong 11 chữ ngắn ngủi ấy chứa đựng cả một tầm nh́n bao quát hiện tại và tương lai, một định hướng xuyên suốt Đạo Đời về Giáo Dục Kitô giáo tại Việt Nam và cho Việt Nam.

B. Lời Mở

Dưới đây là nguyên văn Lời Mở của Thư Chung 2007:

“Kính gửi: Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam.

1. Từ Đại Hội Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lần thứ X tổ chức tại Toà Tổng Giám Mục Hà-nội từ 08 đến 12-10-2007, chúng tôi, Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc 26 giáo phận Việt Nam, xin gửi lời chào thân ái và lời chúc b́nh an đến toàn thể cộng đồng Dân Chúa Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại. Đặc biệt, trong t́nh hiệp thông liên đới và lời cầu nguyện, chúng tôi bày tỏ niềm cảm thông và phân ưu sâu sắc đối với các thân nhân và nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ ngày 26-09-2007 và cơn băo số 5 (Lekima) ngày 02-10-2007.

2. Anh chị em thân mến,

Với các thư trước, chúng ta đă đào sâu việc thực hành đức tin qua phong cách sống mầu nhiệm Thánh Thể (2004), sống Lời Chúa (2005) và sống Đạo (2006). Tiếp tục theo đuổi định hướng đó và trong viễn ảnh chúng ta đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm vào năm 2010, Thư Chung năm nay lấy giáo dục Kitô giáo làm chủ đề. Điều đó thật đúng lúc khi mà khắp nơi trên thế giới, giáo dục đang là một vấn đề thời sự nóng bỏng và đặc biệt hơn nữa, tại Việt Nam, nhiều người cho rằng đă đến lúc cần phải cương quyết nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục.

3. Mục đích của nền giáo dục Kitô giáo không chỉ là rèn luyện nhân cách con người thành hữu ích đối với bản thân, gia đ́nh và xă hội, mà c̣n là giúp con người sống xứng đáng với tư cách con Thiên Chúa để mai sau trở thành công dân nước trời. Sứ mạng đó được khơi nguồn từ Chúa Cha, được thực hiện nơi Chúa Con và được kiện toàn nhờ Chúa Thánh Thần.” (2).

C. Bố Cục

Ngoài LỜI MỞ và LỜI KẾT, Thư chung 2007 có ba phần chính. Bố cục toàn Thư chung như sau:

Lời mở (số 1-3)

Phần thứ nhất:
- Nền tảng Giáo Dục Kitô giáo (số 4-7)
- Chúa Cha và công tŕnh tạo dựng (số 4)
- Chúa Con và Tin Mừng Cứu Độ (số 5)
- Chúa Thánh Thần và Vai Tṛ Tác Thánh (số 6)
- Giáo Hội và Sứ Mạng Giáo Dục (số 7)

Phần thứ hai:
- Hiện t́nh Giáo Dục Kitô giáo tại Việt Nam (số 8-15)
- Những dấu hiệu lạc quan (số 8-10)
- Những mối quan ngại (số 11-15)

Phần thứ ba:
- Định hướng Giáo Dục Kitô giáo (số 16-38)
- Giáo Hội VN muốn dấn thân trong sự nghiệp giáo dục (số 16)
- Một sứ mạng mang tính phổ cập (số 17-21)
- Các đối tượng ưu tiên (số 22-25)
- Môi trường giáo dục (số 26-31)
- Tính toàn diện của Giáo dục Kitô giáo (số 32-38).

Lời kết (số 39)

2.2 T́m Hiểu và Ứng Dụng liên quan tới Tựa Đề, Lời Mở và Bố Cục của Thư Chung 2007 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

A. T́m Hiểu

Lời Mở gồm 3 số 1,2 và 3:

- Số 1 là lời chào và lời chúc b́nh an của HĐGMVN gửi đến mọi thành phần dân Chúa, ở trong nước và ở hải ngoại. Sau đó là lời cầu nguyện và chia sẻ với các nạn nhân trong vụ sập đường dẫn vào cầu Cần Thơ ngày 26-09-2007 và trong cơn băo Lekima ngày 02-10-2007.

- Số 2 nhắc lại đường hướng mục vụ của HĐGMVN trong mấy năm liền của Giáo Hội Việt Nam: từ 2004 với chủ đề Sống Bí Tích Thánh Thể, sang 2005 với chủ đề Sống Lời Chúa, đến 2006 với chủ đề Sống Đạo. Và năm nay 2007, chủ đề Giáo Dục Kitô giáo là tiếp nối các chủ đề của 3 năm trước. Trong suy nghĩ và ư hướng của HĐGMVN th́ chuỗi các chủ đề sống đức tin trên không chỉ nhằm xác định chiều hướng sống đạo cho từng năm mà c̣n nhằm chuẩn bị mừng kỷ niệm 50 năm Hàng Giáo Phẩm Việt Nam (1960-2010).

- Số 3 tóm tắt mục đích của Giáo dục dục Kitô giáo: không chỉ là rèn luyện nhân cách con người mà c̣n giúp con người sống xứng đáng tư cách làm con Thiên Chúa và làm tṛn sứ mạng công dân Nước Trời là sứ mạng được khơi nguồn từ Chúa Cha, được thực hiện nơi Chúa Con và được kiện toàn nhờ Chúa Thánh Thần.

B. Ứng Dụng

Ứng dụng đầu tiên mà HĐGMVN trông đợi là người người/nhà nhà/xứ xứ t́m hiểu nội dung của Thư chung. T́m hiểu bằng cách đọc đi đọc lại và nghiền ngẫm Thư ấy. Cũng bằng cách học hỏi, thảo luận chung trong các nhóm nhỏ, các hội đoàn, giáo xứ, giáo phận, nhất là trong các thành phần ṇng cốt (như Hội đồng Mục vụ giáo xứ, giáo phận), các Nhóm tông đồ chuyên biệt (như giáo chức, trí thức công giáo).

 

III. THAY LỜI KÊT

Thư chung 2007 của HĐGMVN về Giáo dục Kitô Giáo ra đời thật đúng thời đúng lúc. Thư chung ấy được tăng thêm giá trị sau bản tin của Thông Tấn Xă Zenit, về bài tham luận của Đức Cha Francesco Follo, quan sát viên thường trực của Ṭa Thánh tại tổ chức UNESCO, trong khóa họp thứ 34 Tổng Công Nghị của UNESCO tại Paris ngày 22 tháng 10 vừa qua:

“Sẽ chẳng có ǵ thay đổi thật sự trong thế giới của chúng ta chừng nào các cư dân thế giới không được tiếp xúc với một hệ thống giáo dục có chất lượng tốt…

“Cần phải coi việc đào tạo và giáo dục người trẻ và người trưởng thành là một trong những ưu tiên của Cộng Đồng Quốc tế.

“Giáo dục là một trong những phương diện cốt yếu của việc thăng tiến con người và các dân tộc, cũng như của sự phát triển văn hóa và việc xây dựng ḥa b́nh.

“Sự phát triển đích thực của con người và của các dân tộc chỉ thành hiện thực khi con người được nh́n nhận và phát triển toàn diện, cùng với phẩm giá và sự tôn trọng mà con người đáng được thừa hưởng” (3).

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Seattle (WA/USA) 25.10.2007


 

Ghi chú:

(1) Ngày nay chẳng c̣n mấy người lấy miếng trầu làm đầu câu truyện nữa. Có một thời gian người ta lấy điếu thuốc lá, lấy ly rượu, lon bia để thay thế miếng trầu. Nhưng rồi người ta cũng lại bỏ cả điếu thuốc lá, ly rượu và lon bia.

(2) Thư Chung 2007 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Giáo dục Kitô giáo , Lời Mở số 1,2 và 3.

(3) Trích bản tin Zenit, ZF 071024, ngày 24 tháng 10 năm 2007.

 


 

CHIA SẺ//THẢO LUẬN NHÓM NHỎ

1. Ông/Bà, Anh/Chị có cảm nghĩ ǵ về tựa đề “Giáo dục ngày nay, Xă hội và Giáo hội ngày mai” của Thư chung 2007 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam?

2. Ông/Bà, Anh/Chị có suy nghĩ ǵ về việc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đă chọn Giáo Dục Kitô giáo làm chủ đề cho Thư Chung năm nay?

 


 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.