GIÁO DỤC HÔM NAY
XĂ HỘI VÀ GIÁO HỘI NGÀY MAI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

EducationReformLogo

 

BÀI TÁM

 

ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KITÔ GIÁO
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

 

I. VÀO ĐỀ

Càng ngày con người càng nhận thức được tầm quan trọng của Môi Trường. Nhưng phải nói là có rất nhiều loại Môi Trường khác nhau, thậm chí có thể nói rằng mỗi lănh vực cuộc sống có một Môi Trường riêng. Lũ lụt, động đất, cháy rừng… phần lớn là do Môi Trường Sinh Thái Tự Nhiên bị rối loạn. Kinh tế lạc hậu v́ thiếu Môi Trường Sản Xuất, Kinh Doanh phù hợp và lành mạnh. Đạo đức gia đ́nh và xă hội sa sút là v́ Môi Trường Đạo Đức truyền thống bị xem thường, bị vật chất và tiền bạc hóa. Học đường nói riêng và nền giáo dục của nước ta nói chung bị xuống cấp v́ thiếu Môi Trường Giáo Dục lành mạnh và thích hợp với thời đại. V́ thế mà Hàng Giáo Phẩm Việt Nam đề cập đến Môi Trường Giáo Dục trong Phần Định Hướng của Thư Chung 2007 về Giáo Dục Kitô Giáo.

 

II. TR̀NH BÀY ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KITÔ GIÁO – MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

Sau phần Định Hướng Giáo Dục Kitô Giáo là một Sứ Mạng Mang Tính Phổ Cập (các số 17-21) và Các Đối Tượng Ưu Tiên (các số 22-25) của Giáo Dục Kitô Giáo, Thư Chung 2007 đề cập đến Môi Trường Giáo Dục. Chúng ta đọc phần Bản Văn này của Thư Chung 2007 trước khi T́m Hiểu và Ứng Dụng.

2.1 Bản Văn về Định Huớng: Môi Trường Giáo Dục.

26. Trách nhiệm giáo dục đức tin thuộc về mọi Kitô hữu. Tuy vậy, trong thực tế, các "nhà giáo" mới thực sự là những người được trao phó trách nhiệm giáo dục nguyên nghiệp. Đức Gioan Phaolô II trong Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân đă thiết tha kêu gọi các giáo viên đang giảng dạy tại các trường Công giáo hay không Công giáo tích cực làm nhân chứng cho Tin Mừng (x. TH/KTHGD 6). Như thế ngoài cuộc sống mẫu mực của một nhà giáo, họ c̣n là đại sứ của Đức Kitô nơi học đường bằng chính đời sống và lương tâm Kitô hữu. Mọi người sẽ nh́n thấy họ mà gặp được Thiên Chúa.

27. Đại chủng viện và Học viện Công giáo, những trung tâm giáo dục có hệ thống nhân sự và phương tiện đầy đủ nhất, phải đóng đúng vai tṛ của ḿnh bằng việc "đào tạo những người sẽ đảm nhận công việc huấn luyện giáo dân" (x. TH/KTHGD 7). Các cơ sở này không những chỉ cung cấp cho Giáo Hội những thầy giáo, mà c̣n đào tạo các môn đệ của Chúa Giêsu. Mỗi học viên sẽ rời học viện vào một lúc nào đó khi măn trường hay khi đi nhận một nhiệm vụ mới, nhưng không bao giờ rời trường học của Chúa Giêsu, vị Thầy muôn thuở của các nhà giáo dục đào tạo.

28. Gia đ́nh là Giáo Hội tại gia, là trường học tự nhiên và căn bản trong nền giáo dục Kitô giáo. Mọi thành viên của gia đ́nh, ông bà, cha mẹ và các anh chị em sống đạo nhiệt thành làm thành truyền thống đức tin gia đ́nh. Nơi đây, đức tin được truyền thụ qua những lời cầu nguyện, lời nhủ bảo, đặc biệt trong những biến cố vui buồn của cuộc sống và qua những mẫu gương đức tin. Gia đ́nh c̣n là "chiếc nôi của sự sống và t́nh yêu" (GHXH/GH 209) giúp các phần tử gia đ́nh cảm nghiệm t́nh yêu và ḷng trung thành của Thiên Chúa, đồng thời cũng giúp h́nh dung trước những mối tương quan liên vị trong xă hội.

29. Trong nền giáo dục Kitô giáo, gia đ́nh không thể tách rời khỏi giáo xứ. Nếu tại gia đ́nh, đức tin được truyền thụ bằng phương pháp tiếp cận và thực hành, những bài học được giảng dạy ngay giữa thực tế. Tại giáo xứ, đức tin được thông truyền nhờ giảng giải và việc cử hành phụng vụ. Chính khi đối chiếu và đón nhận cảm tưởng của nhau, đoàn kết yêu thương nhau và cầu nguyện chung với nhau, đức tin của Kitô hữu được nuôi dưỡng và củng cố.

30. Với những lớp huấn giáo là những phương cách căn bản của giáo dục Kitô giáo, cha xứ cùng với các giảng viên sẽ chịu trách nhiệm khai tâm Kitô giáo và huấn giáo cho các học viên chuẩn bị lănh các bí tích. Tại đây, giáo dân có môi trường thể hiện đức tin với các thành phần khác của cộng đ̣an và được tham dự cách ư thức vào các giờ kinh lễ, phụng vụ, bí tích. Đó là những h́nh thức tham gia trực tiếp và hữu hiệu vào công tŕnh giáo dục Kitô giáo (x. TN/GD 4).

31. Cùng với giáo xứ, các tổ chức, các đoàn thể Công Giáo và cộng đoàn Giáo Hội cơ bản cũng là những môi trường không thể thiếu để giáo dục Kitô giáo được triển nở toàn vẹn và quân b́nh (1).

 

2.2 T́m Hiểu và Ứng Dụng Phần Định Hướng Môi Trường Giáo Dục.

 

A. T́m Hiểu:

Trong phần Định Hướng này, trước hết Thư Chung 2007 nói đến trách nhiệm giáo dục của mọi Kitô hữu nói chung và của các thày cô giáo Công giáo nói riêng. Các thày cô giáo (hay nhà giáo) được mệnh danh là các nhà giáo dục chuyên nghệp, v́ “họ là đại sứ của Đức Kitô nơi học đường bằng chính đời sống và lương tâm Kitô hữu. Mọi người sẽ nh́n thấy họ mà gặp được Thiên Chúa.” (x. số 26).

Kế đó Thư Chung mới đề cập đến 4 Môi Trường khác nhau và tất cả đều quan trọng cho Giáo Dục Kitô Giáo. Đó là gia đ́nh, trường học, giáo xứ, các tổ chức và hội đoàn, các đại chủng viện và học viện Công giáo.

(1) Môi trường thứ nhất của Giáo Dục Kitô Giáo là các Gia Đ́nh Công Giáo (x. số 28). Gia đ́nh Công Giáo là “Hội Thánh tại gia”, là trường học tự nhiên, đầu tiên và căn bản trong nền giáo dục Kitô giáo. Mọi thành viên có mặt trước trong gia đ́nh (ông bà, cha mẹ, anh chị) đều là thầy cô giáo đối với con em xuất hiện sau. Nét riêng của Giáo dục Gia Đ́nh Kitô Giáo là đặt nặng về giáo dục cách sống và cách thể hiện các giá trị đạo đức làm người và làm con Chúa, hơn là về kiến thức lư thuyết. V́ thế mỗi người lớn phải là tấm gương sáng chói và sống động về ḷng mộ đạo, sự hiểu đạo và hành đạo cho thế hệ kế tiếp.

(2) Môi trường thứ hai của Giáo Dục Kitô Giáo là các Trường học Công Giáo (x. số 27). Trong bối cảnh Giáo Hội Việt Nam không thể mở các trường tư thục như trước đây và như các Giáo Hội khác trên thế giới, th́ những giáo dân là Thày Cô Giáo càng phải ư thức hơn về ơn gọi và trách nhiệm của ḿnh trên bục giảng và trong lớp học.

(3) Môi trường thứ ba của Giáo Dục Kitô Giáo là các Giáo Xứ (x. số 29-31) là môi trường tiếp nối và bổ sung công việc giáo dục của gia đ́nh, qua các lớp/ khóa Giáo Lư, qua các buổi cử hành phụng vụ bí tích, qua các sinh hoạt hội đoàn và Cộng Đoàn Giáo Hội Cơ Bản (2).

(4) Môi trường thứ bốn của Giáo Dục Kitô Giáo là Các Đại Chủng Viện, Học Viện Công Giáo (x. số 27). Hiện nay một số giáo phận đă có Trung Tâm Mục Vụ giáo phận. V́ thế chúng ta có thể kể các Trung Tâm Mục Vụ này vào loại Môi Trường thứ bốn của Giáo Dục Kitô giáo. Các Đại Chủng Viện, Học Viện Công Giáo và các Trung Tâm Mục Vụ là những cơ sở có đầy đủ giáo sư và chương tŕnh huấn luyện bài bản, nên đảm trách một công việc rất quan trọng vô cùng quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nhân sự cho Giáo Hội Việt Nam nói chung và cho việc loan báo Tin Mừng nói riêng.

 

B. Ứng Dụng:

Có thể rút ra 3 Ứng Dụng cho phần Định Hướng này.

Ứng Dụng thứ nhất là Mục Vụ Gia Đ́nh. Ứng Dụng thứ hai là Mục Vụ Huấn Giáo. Ứng Dụng thứ ba là Công Cuộc Đào Tạo Giáo Sĩ và Giáo Dân Lănh Đạo.

- Ứng dụng thứ nhất là Mục Vụ Gia Đ́nh. Ai cũng thấy tầm quan trọng của Gia Đ́nh. Nhưng sự đầu tư cho Mục Vụ Gia Đ́nh của các Giáo Phận và Giáo Xứ c̣n rất khiêm tốn. Chúng ta c̣n thiếu hẳn những sinh hoạt Mục Vụ Gia Đ́nh trong các Giáo Xứ và Giáo Phận. Chúng ta c̣n thiếu hẳn những chuyên viên Mục Vụ Gia Đ́nh và chưa quan tâm đến việc đào tạo những chuyên viên ấy. Văn Pḥng Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đ́nh là một Dịch Vụ và Mục Vụ cần thiết và cấp bách, nhất là ở các thành phố.

Trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của một số Giáo Xứ, Giáo Phận và của Hội đồng Giám Mục Việt Nam đă có Ban hay Ủy Ban Mục Vụ Gia Đ́nh. Nhưng tại nhiều nơi th́ Mục Vụ Gia Đ́nh cũng mới chỉ là trên giấy hơn là trên thực tế. C̣n rầt nhiều việc cần làm cho các Gia Đ́nh Công Giáo và không Công Giáo, nếu Giáo Hội Việt Nam muốn đóng góp công sức vào việc bảo vệ và thánh hóa các Gia Đ́nh.

Ngày 6 tháng 11 vừa qua, khi tiếp kiến đại diện của tổ chức “Gia Đ́nh Mới” là Phong Trào phát triển bên trong tổ chức FOCOLARE do Bà Chiara Lubich thành lập, có 800.000 gia đ́nh thành viên tại 182 quốc gia khắp 5 châu lục, Đức Thánh Cha Bê-nê-đi-tô XVI đă bày tỏ ḷng mong ước là sẽ có nhiều Chiến Lược Mục Vụ mới được thực hiện, nhằm đáp ứng các nhu cầu của các gia đ́nh” (3).

- Ứng dụng thứ hai là Mục Vụ Huấn Giáo tức Mục Vụ Giảng Dậy Giáo Lư và Giáo Dục Đức Tin, từ Chương Tŕnh Khai Tâm Kitô giáo (Khai Tâm, Rước Lễ, Thêm Sức) cho đến Chương Tŕnh Vào Đời, Nâng Cao và Chuyên Biệt. Mục Vụ Huấn Giáo c̣n bao gồm các nhà Giáo Dục, Trường Lớp, Sách Vở, Tài Liệu, Băng Đĩa, Phương Tiện Thông Tin Đại Chúng, để giảng dậy và truyền bá Giáo Lư, Thánh Kinh, Văn Kiện Công Đồng, Giáo Huấn Xă Hội của Giáo Hội và Giáo Luật…

Trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và một vài Giáo Phận đă có Ban hay Ủy Ban Giáo Lư Đức Tin. Công việc của Ủy Ban này rất nặng nề và rất cần sự tham gia đóng gớp của những người tha thiết với đời sống và tương lai của Giáo Hội Việt Nam.

- Ứng dụng thứ ba là Công cuộc đào tạo hàng Giáo Sĩ là những người lănh đạo và đội ngũ Giáo Dân Ṇng Cốt của/trong Cộng Đoàn Giáo Hội.

Không ai có thể h́nh dung một Giáo Hội mà lại không có hàng Giáo Sĩ. Tạ ơn Thiên Chúa là c̣n có nhiều thanh niên yêu mến đời sống Linh Mục mà đáp lại tiếng Chúa gọi mà dấn thân phục vụ. Chúng ta không chỉ bận tâm đến việc có đủ số Đại Chủng Viện cho nhu cầu Huấn Luyện, đủ số Chủng Sinh cho cánh đồng Truyền Giáo mà c̣n và nhất là bận tâm đến chất lượng đào tạo các tân Linh Mục nữa.

Cũng không thể có một Giáo Hội trưởng thành nếu Giáo Hội ấy không có một hàng ngũ Giáo Dân trưởng thành theo tiêu chuẩn mà Sắc Lệnh Truyền Giáo của Công Đồng Vatican II đă đưa ra:

“Giáo Hội chưa được thiết lập thực sự, chưa sống đầy đủ, cũng chưa là dấu chỉ tuyệt hảo của Chúa Kitô giữa loài người, nếu chưa có hàng giáo dân đích thực và nếu hàng giáo dân này chưa cùng làm việc với Hàng Giáo Phẩm. Thật vậy, Phúc Âm không thể đi sâu vào tinh thần, đời sống và sinh hoạt của một dân tộc nếu không có sự hiện diện linh hoạt của giáo dân. Do đó, ngay khi thiết lập Giáo Hội phải hết sức chú tâm đến việc đào tạo một hàng giáo dân Kitô giáo trưởng thành” (4).

Trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đă có Ủy Ban Giám Mục về Linh Mục - Chủng Sinh, Ủy Ban Giám Mục về Giáo Dân. Nếu hai Ủy Ban Giám Mục này cũng như các Ủy Ban Giám Mục khác đều hoạt động theo đúng chức danh của ḿnh th́ chúng ta có quyền hy vọng vào một tuơng lai sáng ngời.

 

 

III. THAY LỜI KÊT

Càng đi sâu vào các lănh vực thuộc trách nhiệm của người và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, chúng ta càng thấy c̣n nhiều vấn đề, nhiều công việc nặng nề và cấp bách đang chờ đợi chúng ta. Nhưng vấn đề then chốt nhất vẫn là vấn đề đào tạo nhân sự, Giáo Sĩ cũng như Giáo Dân. Ước ǵ vấn đề này được cả Giáo Hội Việt Nam, từ HĐGMVN cho đến các Ṭa Giám Mục, các Ủy Ban Giám Mục, các Ḍng Tu và Giáo Xứ đặt làm ưu tiên số một trong Chuơng Tŕnh hoạt động Ngũ Niên - Thập Niên. Có lẽ chúng ta nên quân b́nh trong việc xây dựng “cở sở” và “nhân sự”. Và có lẽ chúng ta cũng nên hy sinh hiện tại để chuẩn bị tương lai. Nếu chúng ta cứ tiếp tục chú trọng vào việc xây dựng cơ sở vật chất mà coi nhẹ việc xây dựng nhân sự chuyên môn, th́ trong tương lai năm mười năm nữa, khi chúng ta có thể làm nhiểu việc hơn, th́ chúng ta sẽ không biết lấy đâu ra người để gánh vác công việc. Nếu chúng ta cứ tiếp tục chú trọng vào việc đáp ứng nhu cầu mục vụ hiện nay mà không gửi một số người sang Pháp, Ư, Đức, Úc, Mỹ đào tạo chuyên sâu th́ làm sao Giáo Hội có đủ các chuyên gia đầu Ngành như Mục Vụ, Tu Đức, Thánh Kinh, Giáo Lư, Giáo Luật, Quản Trị, Truyền Thông Xă Hội, Giáo Dục.

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Seattle (WA/USA) 06.11.2007


 

Ghi chú:

(1) Thư Chung 2007 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Giáo dục Kitô giáo, phần III Định Hướng Giáo Dục Ki-tô Giáo số 26-31.

(2) Tuy trong Thư Chung 2007 này HĐGMVN nhắc đến các Cộng đoàn Giáo Hội Cơ Bản, nhưng có lẽ ít người - kể cả các linh mục – hiểu thế nào là một Cộng đoàn Giáo Hội Cơ Bản. Một Cộng đoàn Giáo Hội Cơ Bản là:
(a) Một nhóm từ 8 đến 15 tín hữu,
(b) Sống cùng xóm với nhau tức trong cùng địa bàn dân cư,
(c) Gặp gỡ nhau ít nhất một tháng một lần để cầu nguyện chung với nhau, để vui hưởng và chia sẻ đời sống và các kinh nghiệm đức tin, hầu nâng đỡ nhau và phát triển t́nh thân hữu trong Chúa,
(d) Thông qua Nhóm và việc Chia Sẻ Lời Chúa, họ đào sâu và nâng cao sự hiểu biết về Chúa Ki-tô, về Giáo Hội và về ơn gọi và nhiệm vụ riêng của ḿnh,
(e) Tùy theo kinh nghiệm sống đức tin của Nhóm và ơn đoàn sủng mà mỗi người lănh nhận được, họ cam kết thực hiện một ḿnh hay chung với Nhóm một việc tông đồ nào đó, nhằm phục vụ Giáo Hội và xă hội trong môi trường nghề nghiệp, trong khu xóm hay trong gia đ́nh,
(g) Họ đại diện giáo xứ tại khu vực của ḿnh và tạo nên một “giáo hội tại gia” hoặc một “giáo hội nhỏ” tại địa phương ấy.

(3) x. bản tin Zenit ZF 071106, ngày 6.11.2007.

(4) x. Tlđd sô 21. Cả số 21 diễn tả vai tṛ giáo dân trong Giáo Hội trẻ: biểu dương đức tin, truyền giáo cách ư thức, quy mô, hữu hiệu. Việc tông đồ giáo dân này cũng là một bằng chứng Giáo Hội trẻ đă trưởng thành.

 


 

CHIA SẺ//THẢO LUẬN NHÓM NHỎ

1. Cộng đoàn Giáo Xứ/Giáo Phận của chúng ta đă quan tâm như thế nào đến Mục Vụ Gia Đ́nh, Mục Vụ Giáo Xứ và Các Hội Đoàn, đến việc Đào Tạo Giáo Dân Ṇng Cốt?

2. Ông/Bà, Anh/Chị muốn đóng góp ǵ cho việc Đào Tạo Hàng Giáo Sĩ của các Đại Chủng Viện hiện nay?

3. Ông/Bà, Anh/Chị có cho rằng mỗi giáo phận nên có một Trung Tâm Mục Vụ chuyên lo việc Đào Tạo Giáo Dân nói chung và Giáo Dân Ṇng Cốt nói riêng không?

 


 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.