GIÁO DỤC HÔM NAY
XĂ HỘI VÀ GIÁO HỘI NGÀY MAI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

EducationReformLogo

 

BÀI CHÍN

 

ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KITÔ GIÁO
TÍNH TOÀN DIỆN CỦA GIÁO DỤC KITÔ GIÁO

 

I. VÀO ĐỀ

Càng đi sâu vào chuyên môn th́ con người càng khó có cái nh́n bao quát và toàn diện. Một chuyên viên kinh tế th́ chỉ biết các định luật kinh tế và các con số thống kê. Một kỹ sư phần mềm (software) th́ chỉ thông thạo về việc soạn thảo các chương tŕnh theo yêu cầu của khách hàng. Một bác sĩ chuyên khoa mắt th́ chỉ rành những vấn đề hay bệnh tật của mắt v.v…

Một quốc gia, một dân tộc cũng khó có cái nh́n toàn diện nếu quá chú trọng vào một số lănh vực nào đó và lăng quên các lănh vực khác của đất nước. V́ nước ta mới hết chiến tranh và những người cầm quyền lại chủ trương xây dựng hệ thống chính trị xă hội chủ nghĩa, nên nền Giáo Dục Việt Nam khó tránh khỏi những lệch lạc và bất cập đáng quan ngại là điều dễ hiểu (1); nhưng nhiều khi chính những người có trách nhiệm lại khó chấp nhận thực tế đó.

Trong phần nhận định chung về Giáo Dục ở Việt Nam, Thư Chung 2007 đă nhắc đến nhiều điều quan ngại ấy, như (a) những lệch lạc trong quan niệm về giáo dục, (b) chủ nghĩa khoa bảng và thái độ háo danh, (c) sự bất cập trong phương cách giáo dục là chỉ quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế mà coi nhẹ chiều kích phẩm cách làm người: học sinh đến trường nghĩ đến đối phó với thi cử nhiều hơn là học làm người, c̣n nhà trường th́ quan tâm đến chỉ tiêu và kỳ tích nhiều hơn là đến sứ vụ xây dựng thực lực cho học sinh, (d) chủ nghĩa giáo điều trong giảng dạy (e) tác hại của những loại h́nh văn hóa phi đạo đức (g) một số phụ huynh công giáo cũng lơ là hoặc thiếu trách nhiệm trong việc thông truyền đức tin cho con cái (2).

V́ thế việc khẳng định tính toàn diện của Giáo Dục Kitô Giáo là hết sức hữu ích và cần thiết. Việc ấy thuộc trách nhiệm chung của mọi Kitô hữu, và của riêng HDGM Việt Nam là cơ quan lănh đạo cao nhất của Công Giáo. Rất đáng hoan nghênh là các Giám Mục đă can đảm thể hiện trách nhiệm ấy trong Thư Chung 2007.

 

II. TR̀NH BÀY ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KITÔ GIÁO – TÍNH TOÀN DIỆN CỦA GIÁO DỤC KITÔ GIÁO

Sau phần Định Hướng Giáo Dục Kitô Giáo là một Sứ Mạng Mang Tính Phổ Cập (các số 17-21), Các Đối Tượng Ưu Tiên (các số 22-25) và Môi Trường Giáo Dục (các số 26-31) của Giáo Dục Kitô Giáo, Thư Chung 2007 đề cập đến Tính Toàn Diện của Giáo Dục Ki-tô Giáo. Chúng ta đọc phần Bản Văn này của Thư Chung trước khi T́m Hiểu và Ứng Dụng.

2.1 Bản Văn về Định Huớng - Tính Toàn Diện của Giáo Dục Kitô Giáo.

32. Là Mẹ và là Thầy, Giáo Hội Công Giáo có bổn phận thông truyền cho mọi người, nhất là các Kitô hữu, một nền giáo dục toàn vẹn. Mục tiêu hàng đầu của Giáo Dục Kitô Giáo là đức tin. Giáo Dục Đức Tin không chỉ là truyền lại cho tín hữu những định tín, nhưng c̣n giúp cho tín hữu sống Đức Tin ấy trong cuộc sống cụ thể, v́ 'đức tin không có việc làm là đức tin chết' (Gc 2, 17). Các tín hữu, nhờ được huấn luyện, sẽ trở thành men, thành muối và ánh sáng cho trần gian.

33. V́ con người là linh hồn nhập thể, khi Giáo Dục Đức Tin, Giáo Hội cũng nhằm đến giáo dục con người toàn diện để giúp họ nhận ra phẩm giá của ḿnh. Khi ư thức sâu sắc về phẩm giá của ḿnh, Kitô hữu cũng nhận lấy sứ mạng để sẵn sàng lên đường loan truyền Tin Mừng Chúa Kitô cho người chưa tin và củng cố ḷng tin của anh chị em ḿnh. Phẩm giá Kitô hữu luôn là những bài học suốt đời c̣n tiếp tục, v́ tín hữu măi là khách hành hương. Phẩm giá ấy đang h́nh thành và sẽ chỉ thành toàn vào ngày cánh chung. Cũng như sứ mạng tín hữu măi măi là được sai đi, tới cánh đồng lúa chín đang thiếu thợ gặt (x. Mt 9, 37). Vấn đề Giáo Dục Kitô Giáo ở đây hôm nay là quyết tâm bồi dưỡng phẩm giá để thực thi sứ mạng và càng biết thực thi sứ mạng, phẩm giá lại càng được củng cố hơn.

34. Con người sống trong xă hội không phải là một ốc đảo, nhưng liên đới với nhau trong niềm vui cũng như ưu sầu. Xă hội tính là một nét nổi bật của con người. Giáo Dục Kitô Giáo góp phần cổ vơ t́nh liên đới, làm cho con người có trách nhiệm với nhau, trách nhiệm đối với xă hội và công ích, cùng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp an b́nh.

35. Luôn ư thức về sứ mạng làm chứng cho Chân Lư, Giáo Hội của Đức Kitô trải qua mọi thời đại đă góp tiếng nói của ḿnh qua những giáo huấn mang tính xă hội. Nhờ đó, Giáo Hội chia sẻ với nhân loại 'những vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng' (x. GS 1). Với giáo huấn của ḿnh, Giáo Hội t́m cách công bố Tin Mừng và làm cho Tin Mừng hiện diện trong hệ thống các mối quan hệ xă hội. Khi đưa ra những chủ trương và đường lối của ḿnh trong lănh vực xă hội, Giáo Hội thi hành sứ mạng ngôn sứ của ḿnh trước những trào lưu đi ngược lại với giáo huấn Tin Mừng và đạo đức xă hội.

36. Giáo Dục Kitô Giáo c̣n nhấn mạnh việc huấn luyện lương tâm: Huấn luyện lương tâm không chỉ là giảng dạy cho nhau những mệnh lệnh của hệ thống luật luân lư nhưng c̣n là tập cho nhau hồn nhiên lắng nghe ḷng ḿnh phán đoán thiện ác. Bởi v́ "lương tâm là luật tự nhiên vốn phản ảnh phẩm giá con người và đặt nền tảng cho các nghĩa vụ căn bản của con người" (GHXH/GH 140), nên "lương tâm ngay thẳng càng thắng thế th́ những cá nhân càng tránh được độc đoán, mù quáng và càng nỗ lực tuân phục những tiêu chuẩn khách quan của luân lư" (GS 16). Khi có lương tâm ngay thẳng, con người sẽ dễ dàng cộng tác để xây dựng cuộc sống công bằng, tôn trọng phảm giá và sự sống con người hơn.

37. Sau hết, v́ luôn là một sinh hoạt gắn liền với một không gian nhất định, giáo dục phải được liên kết với truyền thống văn hóa của không gian ấy. Đặt vấn đề Giáo Dục Kitô giáo tại Việt Nam có nghĩa là đặt vấn đề phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam. Dân tộc chúng ta luôn tự hào về tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo. Truyền thống ấy nếu trong quá khứ đă góp phần làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và sản sinh những danh nhân làm vẻ vang đất nước, th́ nay phải trở thành một trong những tiêu chí của nền Giáo Dục Kitô Giáo tại Việt Nam.

38. Giáo dục là cả một công tŕnh lâu dài không thể hoàn thành ngay. Tuy nhiên từng bước một, cần phải đưa ra những mục tiêu mũi nhọn cho từng giai đoạn. Đại hội năm nay đề ra phương hướng chấn chỉnh lại nền Giáo Dục Kitô Giáo tại Việt Nam, có nghĩa là phương hướng đó sẽ được thể hiện trong những năm tới. Cụ thể, chúng tôi kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa hăy thực hiện ba bước sau đây:
- 2008: chấn chỉnh môi trường giáo dục gia đ́nh công giáo.
- 2009: chấn chỉnh việc đào tạo giáo lư viên.
- 2010: chấn chỉnh cơ sở giáo dục các giáo xứ
(3).

 

2.2 T́m Hiểu và Ứng Dụng Phần Định Hướng Tính Toàn Diện của Giáo Dục Kitô Giáo.

 

A. T́m Hiểu:

Trong phần Định Hướng cuối cùng và quan trọng nhất này, Thư Chung 2007 nói đến các yếu tố hay chiều kích của Tính Toàn Diện của Giáo Dục Kitô Giáo.

(1) Do sự sắp đặt của Thiên Chúa, Giáo Hội được là Mẹ và Thầy tức là Nhà Giáo Dục toàn diện. V́ thế cho nên, Giáo Dục Kitô Giáo có tính toàn vẹn và nhằm Giáo Dục Đức Tin làm mục tiêu hàng đầu. Giáo Dục Đức Tin là giảng dậy về Giáo Lư Kitô giáo và về cách sống hay thực hành Giáo Lư ấy để các Kitô hữu trở thành muối, men và ánh sáng trong mọi môi trường gia đ́nh và xă hội (x. số 32).

(2) Giáo Dục Đức Tin là Giáo Dục về phẩm giá con người là tạo vật có hồn bất tử trong thân xác hay chết. Càng hiểu và ư thức về phẩm giá cao quư của ḿnh, con người càng có khả năng chu toàn sứ mạng được sai đi loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô cho đồng loại (x. số 33).

(3) Giáo Dục Kitô Giáo c̣n bao hàm Giáo Dục về chiều kích xă hội, về t́nh liên đới, về trách nhiệm của con người đối với nhau và đối với xă hội, đối với công ích và an b́nh xă hội (x. số 34). Giáo Huấn Xă Hội của Giáo Hội là một đóng góp to lớn cho các mối tương quan xă hội được tốt đẹp hơn và là trách nhiệm ngôn sứ của Giáo Hội (x. số 35).

(4) Giáo Dục Kitô Giáo cũng là Giáo Dục Lương Tâm là luật tự nhiên vốn phản ảnh phẩm giá con người và đặt nền tảng cho các nghĩa vụ căn bản của con người, là tiếng nói của Thiên Chúa dậy con người làm lành lánh dữ. Lương Tâm mà được huấn luyện để trở thành Lương Tâm ngay thẳng và lành mạnh th́ cá nhân và xă hội sẽ tránh được nhiều tội ác và sẽ được hưởng an b́nh, hạnh phúc, v́ phẩm giá, quyền và sự sống con người sẽ được tôn trọng (x. số 36).

(5) Giáo Dục Kitô Giáo c̣n là Giáo Dục về Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc v́ Văn Hóa của mỗi Dân Tộc là nét đẹp riêng của dân tộc ấy nên đáng đuợc tôn trọng. Truyền Thống Văn Hóa của Dân Tộc Việt Nam là Tính Hiếu Học và Tôn Sư Trọng Đạo. Truyền thống ấy đáng được mọi người Việt Nam sống trong thế kỷ XXI này, nhất là những người có trách nhiệm về Giáo Dục và Văn Hóa, trong Đạo cũng như ngoài Đời, đào sâu nghiên cứu, bảo tồn và phát huy (x. số 37).

(6) Giáo Dục Kitô Giáo là một Quá Tŕnh lâu dài không thể một sớm một chiều mà hoàn tất. Quá tŕnh ấy cũng tốn kém và đáng đồng tiền bát gạo để đầu tư công sức và tiền của, v́ hiện tại và tương lai của nhiều thế hệ tùy thuộc vào sự đầu tư ấy. Quá tŕnh này cũng đ̣i có một lịch tŕnh khoa học hợp lư, bắt đầu từ gia đ́nh, cho đến giáo xứ và ưu tiên phải được dồn vào việc đào tạo Giáo Lư Viên các cấp là những Nhà Giáo Kitô giáo đích thực (x. số 38).

 

B. Ứng Dụng:

Có thể rút ra 2 Ứng Dụng cho phần Định Hướng này.

Ứng Dụng thứ nhất là tập trung tăng cường cho Thừa Tác Vụ Giáo Lư Đức Tin. Ứng Dụng thứ hai là học hỏi và quảng bá Giáo Huấn Xă Hội của Giáo Hội.

- Ứng dụng thứ nhất là tập trung tăng cường cho Thừa Tác Vụ Giáo Lư Đức Tin. Không ai có thể xem thường vấn đề Giáo Lư v́ là vấn đề liên hệ trực tiếp tới sự tồn vong của Giáo Hội. Xă hội và con người càng ngày càng văn minh tiến bộ th́ người Công Giáo càng gặp nhiều thách đố cam go, càng phải trả lời những câu hỏi hóc búa. V́ thế mà việc nâng cao và đào sâu Giáo Lư, Thánh Kinh… đáng là ưu tiên hàng đầu cho mỗi đơn vị và cho toàn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Giáo Xứ, Giáo Phận và của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đă có Ban hay Ủy Ban Giáo Lư Đức Tin. Có lẽ Ban hay Ủy Ban Giáo Lư Đức Tin các cấp nên chọn hai ưu tiên này là:

(1o) Triển khai hay thực hiện tính toàn diện của Giáo Dục Kitô Giáo trong Chương Tŕnh Giáo Lư,

(2o) Đẩy mạnh việc đào tạo Giáo Lư Viên các cấp, nhất là Giáo Lư Viên cho người trưởng thành và cho người tân ṭng.

- Ứng dụng thứ hai là học hỏi và quảng bá Giáo Huấn Xă Hội của Giáo Hội là những nguyên tắc và áp dụng rút ta từ Phúc Âm cho những vấn đề của con người và thời đại ngày nay: công bằng xă hội, công lư và ḥa b́nh, phẩm giá và lao động, tương quan giữa kinh tế, chính trị, xă hội và con người, tuơng quan giữa các quốc gia, dân tộc…

Trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và một vài Giáo Phận đă có Ban hay Ủy Ban Bác Ái Xă Hội. Công việc của Bác Ái và Xă Hội th́ không chỉ là cứu trợ thiên tai, lũ lụt, mà c̣n là tổ chức học hỏi và quảng bá Giáo Huấn Xă Hội của Giáo Hội. Tổ chức học hỏi cho giáo dân, nhất là cho những giáo dân ṇng cốt và dấn thân trong các lănh vực thế tục. Quảng bá cho những người thành tâm thiện chí, muốn mở rộng sự hiểu biết và tầm nh́n theo một nhăn quan mới về các thực tại trần thế.

 

 

III. THAY LỜI KÊT

Sự đóng góp của một tôn giáo cho một dân tộc phải được thực hiện bằng nhiều kiểu, nhiều cách khác nhau. Cách tốt nhất là đóng góp cái tinh túy, cái đặc thù nhất của tôn giáo ḿnh cho sự nghiệp chung. Với Giáo Hội Công Giáo th́ cái tinh túy và độc đáo nhất là cái nh́n toàn diện về con người do Mạc Khải Kitô Giáo qua Thánh Kinh Cựu và Tân Uớc đem lại. V́ có cái nh́n toàn diện về con người, nên các chiều kích sâu kín của linh hồn là tôn giáo, tâm linh và cánh chung của con người và nhân lại không bị lăng quên. Đồng thời những chiều kích khác là thể lư, nhân bản, văn hóa, xă hội, chính trị, kinh tế cũng được thăng hoa.

Lịch sử sẽ có tiếng nói về chủ trương hạn chế tôn giáo và sự đóng góp của những người có đạo của những người đang cầm quyền. Việc xây dựng đất nước và tương lai không chỉ là phát triển kinh tế, tài chánh, vật chất mà cờn cần phát triển cả những giá trị nhân linh và tâm linh nữa. Tại sao các tôn giáo lớn như Phật Giáo, Công Giáo…. lại không được quyền tham gia đóng góp vào Sự Nghiệp Giáo Dục Chung của dân tộc cùng với những người khác và theo cách riêng của những người có tín ngưỡng? Các tín hữu ấy không phải là con cháu các Vua Hùng sao?

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Seattle (WA/USA) 07.11.2007


 

Ghi chú:

(1) Dễ hiểu v́ theo luật tự nhiên th́ “cây tốt sinh quả tốt, cây không tốt không thể sinh quả tốt được. Khó chấp nhận v́ Nhà Nước xă hội chủ nghĩa dành cho riêng ḿnh quyền Giáo Dục Đào Tạo con người Việt Nam, không biết và không muốn các cộng đồng tôn giáo tham dự vào công việc đáng lẽ phải là của hết mọi thành phần dân tộc.

(2) x. Thư Chung 2007 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Giáo dục Kitô giáo, phần II Hiện T́nh Giáo Dục Kitô Giáo tại Việt Nam - Những Mối Quan Ngại, số 11-15.

(3) Nt, phần III Định Hướng Giáo Dục Ki-tô Giáo số 32-38.

 


 

CHIA SẺ//THẢO LUẬN NHÓM NHỎ

1. Ông/Bà, Anh/Chị thấy Tính Toàn Diện quan trọng như thế nào đối với nền Giáo Dục Kitô Giáo?

2. Ông/Bà, Anh/Chị thấy người và Giáo Hội Công Giáo phải làm ǵ để giúp nhiều người cả ở trong và ở ngoài Giáo Hội hiểu rằng Giáo Dục con người phải là Giáo Dục Toàn Diện?

3. Ông/Bà, Anh/Chị cho rằng Giáo Huấn Xă Hội của Giáo Hội có vai tṛ ǵ trong đời sống người giáo dân và trong đời sống xă hội nước ta hiện nay? Làm thế nào để học hỏi và quảng bá một cách sâu rộng Giáo Huấn ấy?

 


 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.