GIÁO DỤC HÔM NAY
XĂ HỘI VÀ GIÁO HỘI NGÀY MAI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

MaryMartha

 

BÀI BỐN

 


HIỆN T̀NH GIÁO DỤC KITÔ GIÁO TẠI VIỆT NAM
NHỮNG DẤU HIỆU LẠC QUAN

 

I. VÀO ĐỀ

Trước ngày 30.04.1975 Giáo Hội Công Giáo Miền Nam Việt Nam có không biết bao nhiêu là cơ sở giáo dục, từ nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, cho đến trung học và thậm chí cả đại học nữa. Với nhiều cơ sở giáo dục như thế, cộng với một đội ngũ đông đảo các giáo viên, giảng viên, giáo sư Công Giáo, không ai có thể chối căi được ảnh hưởng to lớn và sâu đậm của Giáo Dục Kitô giáo trên đời sống con người và xă hội Miền Nam (1).

Sau ngày 30.04.1975, tất cả các cơ sở trên trở thành tài sản của Nhà Nước Xă Hội Chủ Nghĩa. Phần đông các giáo viên, giáo sư trở thành công nhân viên chức của nghành giáo dục quốc doanh. Một phần nhỏ những người ấy, v́ nhiều lư do khác nhau, đă bỏ sở, bỏ việc mà trong lúc chuyện tṛ họ thường nói ḿnh là những thày cô “mất dậy”. Sự nghiệp Giáo Dục Kitô Giáo bị giới hạn vào việc giáo dục gia đ́nh và các lớp Giáo lư, các sinh hoạt trong khuôn viên nhà thờ. Thế th́ c̣n ǵ để nói về Giáo Dục Kitô Giáo tại Việt Nam? Rất may là trời đất xoay vần, nhiều cái đă, đang và sẽ c̣n thay đổi…., để chúng ta có chuyện mà nói với nhau và với thế hệ mai sau và có điều mà hy vọng!

 

II. TR̀NH BÀY NHỮNG DẤU HIỆU LẠC QUAN TRONG HIỆN T̀NH GIÁO DỤC KITÔ GIÁO TẠI VIỆT NAM

Về hiện t́nh Giáo Dục Kitô Giáo tại Việt Nam, các Giám Mục đề cập đến “Những Dấu Hiệu Lạc Quan” và “Những Mối Quan Ngại”. Trong bài này chúng ta đọc Bản Văn của Thư Chung về “Những Dấu Hiệu Lạc Quan” trước khi T́m Hiểu và Ứng Dụng.

2.1 Bản Văn về Những Dấu Hiệu Lạc Quan trong Hiện T́nh Giáo Dục Kitô Giáo tại Việt Nam.

8. Dù c̣n phải đối diện với vô vàn khó khăn của thời đại - cơn khủng hoảng về chân lư, về các giá trị đạo đức, chủ nghĩa tương đối - lănh vực giáo dục hiện nay, trong môi trường xă hội cũng như Giáo Hội, đă được quan tâm hơn và đang có những chuyển biến tích cực. Về phía xă hội, hiện đang có nhiều nỗ lực lành mạnh hóa môi trường giáo dục, bài trừ bệnh thành tích và tiêu cực trong học hành thi cử. Về phía phụ huynh, không ít người sẵn sàng chắt chiu dành dụm từng đồng cho con cái ăn học. Những trung tâm luyện thi, lớp ngoại khóa mọc lên như nấm khắp nơi mà vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu học viên mỗi lúc một gia tăng.

9. Về phía người Công giáo, sự hiện diện của giới trẻ trong môi trường giáo dục xă hội đă phần nào được b́nh thường hóa: lư lịch Thiên Chúa Giáo không c̣n bị kỳ thị và phân loại như trước đây. Nhờ đó, số sinh viên Công giáo bậc đại học đă tăng lên đáng kể, ngay cả tại những miền thôn quê. Trong lănh vực đức tin, các lớp giáo lư dự ṭng và hôn nhân ngày càng đông học viên cho thấy giới trẻ Việt Nam ngày nay, ngược với trào lưu dửng dưng tôn giáo phương Tây, vẫn c̣n quí trọng những giá trị Kitô giáo.

10. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và tin học ngày càng được xử dụng rộng răi hơn trong mọi lănh vực xă hội, cũng đă góp phần không nhỏ vào công cuộc hiện đại hóa ngành giáo dục trong xă hội cũng như Giáo Hội (2).

 

2.2 T́m Hiểu và Ứng Dụng liên quan tới “Những Dấu Hiệu Lạc Quan” trong Hiện T́nh Giáo Dục Kitô Giáo tại Việt Nam.

 

A. T́m Hiểu:

Theo Thư Chung 2007, Giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam có “Những Dấu Hiệu Lạc Quan”, cả ở ngoài Xă Hội, cả ở trong Giáo Hội. Đó là vấn đề giáo dục đă được quan tâm hơn và đang có những chuyển biến tích cực như:

(1o) Có nhiều nỗ lực lành mạnh hóa môi trường giáo dục, bài trừ bệnh thành tích và tiêu cực trong học hành thi cử (x. số 8).

(2o) Không ít phụ huynh sẵn sàng sống tiết kiệm đề đầu tư cho việc học hành của con cái (x. số 8).

(3o) Nhiều trung tâm luyện thi, lớp ngoại khóa mọc vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu học hỏi mỗi lúc một tăng (x. số 8).

(4o) Chủ nghĩa lư lịch không c̣n mạnh như trước nên số sinh viên Công giáo bậc đại học đă tăng lên đáng kể, ngay cả tại những miền thôn quê (x. số 9).

(5o) Các lớp giáo lư dự ṭng và hôn nhân ngày càng đông học viên cho thấy giới trẻ Việt Nam ngày nay vẫn c̣n quí trọng những giá trị Kitô giáo (x. số 9).

(6o) Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và tin học ngày càng được xử dụng rộng răi hơn trong mọi lănh vực xă hội, cũng đă góp phần không nhỏ vào công cuộc hiện đại hóa ngành giáo dục trong xă hội cũng như Giáo Hội (x. số 10).

 

B. Ứng Dụng:

Có thể rút ra được 3 ứng dụng. Ứng dụng thứ nhất dành cho mọi công dân Việt Nam tích cực tham gia vào việc lành mạnh hóa môi trường giáo dục của xă hội. Ứng dụng thứ hai dành cho các phụ huynh công giáo trong việc tạo điều kiện cho con vào đại học. Ứng dụng thứ ba dành cho các Ki-tô hữu nói chung và các linh mục chánh xứ nói riêng, trong việc đầu tư cho các lớp giáo lư dự ṭng và dự bị hôn nhân.

- Ứng dụng thứ nhất cho mọi công dân Việt Nam, nhất là cho các nhà giáo và giới trí thức, không công giáo cũng như công giáo, từ cấp thấp nhất cho đến cấp cao nhất, là đóng góp trí tuệ, sức lực, tài năng, thời gian, chuyên môn để đầy mạnh và nhanh hơn nữa xu hướng và tiến tŕnh lành mạnh hóa lănh vực giáo dục cả trong các mục tiêu lẫn trong các loại h́nh hoạt động giáo dục, để giáo dục làm tṛn vai tṛ cao quư của ḿnh là tạo nên những con người toàn diện, cả trí, đức, thể và tâm linh.

Phải khách quan mà nh́n nhận rằng công việc này không đơn giản và không hề dễ dàng, v́ đât nước ta c̣n nghèo, dân trí c̣n thấp, tệ nạn xă hội - ngay cả trong lănh vực giáo dục - c̣n nhiều. Bên cạnh đó, ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường, giao lưu quốc tế và các phương tiện thông tin đại chúng cũng làm cản trở thiện chí và nỗ lực của chúng ta. Nhưng điều khó khăn lớn nhất là ở trong cái đầu và con tim của những người có trách nhiệm trong lănh vực tư tưởng và chủ trương đường lối chính sách Giáo Dục của xă hội. Bao lâu Giáo Dục c̣n là lănh vực độc quyền của Nhà Nước hay của một thành phần nào đó, th́ sự đóng góp của dân chúng hay các thành phần khác c̣n bị hạn chế.

- Ứng dụng thứ hai dành cho các phụ huynh Công Giáo trong việc tạo điều kiện cho con em riêng của ḿnh và cho con em Công Giáo nghèo trong khu vực hay ở nông thôn có thể học càng cao càng tốt: cao đẳng, đại học và sau đại học. Phương châm của người Công giáo phải là “Không ai cho cái ḿnh không có.” Và động lực thúc đẩy chúng ta là trách nhiệm làm cho những nén vàng, nén bạc mà Thiên Chúa đă ban cho chúng ta v́ ích chung sinh lời sinh lăi. Cụ thể là tổ chức các quỹ học bổng, các chương tŕnh hỗ trợ hay đỡ đầu học sinh nghèo.

Phải khách quan mà nh́n nhận rằng nhiều cha mẹ Công Giáo đă cố gắng rất nhiều cho con em ḿnh ăn học. Điều c̣n thiếu nơi một số phụ huynh Công Giáo là không/chưa ư thức sâu sắc ư nghĩa phục vụ của việc học hành và trách nhiệm chia sẻ thời gian, tài năng và của cải cho những người thiếu thốn hơn ḿnh.

- Ứng dụng thứ ba dành cho các Kitô hữu nói chung và cho các linh mục chánh xứ nói riêng, trong việc đầu tư cho các lớp giáo lư tân ṭng và dự bị hôn nhân của giáo xứ. Việc chuẩn bị cho những người trẻ bước vào đời sống hôn nhân gia đ́nh một cách ư thức và trưởng thành là một trách nhiệm nặng nề mà nhiều nơi, nhiều người vẫn chưa xem trọng cho đúng với tầm vóc của công việc. Việc giới thiệu Chúa và giảng dậy Giáo lư cho những người trẻ muốn gia nhập Đạo Chúa vùa là một vinh dự lớn lao, vừa là một trách nhiệm nặng nề mà nhiều giáo xứ vẫn chưa đáp ứng một cách thỏa đáng, do thiếu cán bộ và nhất là thiếu quan tâm.

Thật ra việc chuẩn bị hôn nhân gia đ́nh cho các bạn trẻ và việc dậy giáo lư khai tâm cho các tân ṭng chỉ bảo đảm kết qưả, khi linh mục chánh xứ và giáo dân có chương tŕnh “đồng hành” và “theo dơi” sau Khóa học, nhằm nâng đỡ các gia đ́nh trẻ và các bổn đạo mới.

 

 

III. THAY LỜI KÊT

Là người yêu nước thương dân, chúng ta sẽ nhạy bén với những cái mới, cái đẹp trong xă hội. Là người Công Giáo chúng ta sẽ phải biết đọc các “dấu chỉ thời đại”, để tiếp tay với Chúa Thánh Thần là Đấng canh tân đổi mới mọi sự, nhất là thay đổi ḷng dạ con người và cơ cấu xă hội. Nhận ra và nắm bắt thời cơ là bước đầu của thành công, là khởi điểm của những công tŕnh lớn lao. Ước ǵ “Những Dấu Hiệu Lạc Quan” trong lănh vực Giáo Dục nói chung và trong lănh vực Giáo Dục Đức Tin nói riêng nhận đuợc sự tiếp tay của nhiều người, nhiều cộng đoàn!

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Seattle (WA/USA) 30.10.2007


 

Ghi chú:

(1) Tuy sinh ra ở Miền Bắc, nhưng sinh sống ở Miền Nam từ nhỏ nên tôi chỉ nhắc đến những sự kiện ở Miền Nam. Chắc sau khi Cộng Sản lên nắm chánh quyền ở Miền Bắc vào năm 1954 th́ cũng đă xẩy ra một t́nh trạng tương tự như vàơ năm 1975 ở Miền Nam: các cơ sở giáo dục, bác ái, xă hội của Giáo Hội bị quốc hữu hóa.

(2) Thư Chung 2007 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Giáo dục Kitô giáo, phần II Hiện T́nh của Giáo Dục Ki-tô Giáo tại Việt Nam số 8-10.

 


 

CHIA SẺ//THẢO LUẬN NHÓM NHỎ

1. Ông/Bà, Anh/Chị đă và đang đóng góp như thế nào vào việc lành mạnh hóa Nền Giáo Dục hiện nay của dân tộc ta?

2. Ông/Bà, Anh/Chị thể hiện sự quan tâm đến việc tạo điều kiện cho con em Công Giáo vào Cao Đẳng hay Đại học như thế nào?

3. Ông/Bà, Anh/Chị làm ǵ để hỗ trợ cho các Lớp Giáo Lư Tân Ṭng và Dự Bị Hôn Nhân của giáo xứ? 4. Theo Ông/Bà, Anh/Chị th́ Giáo xứ nên/cần phải làm ǵ để tăng cường việc Giáo Dục Đức Tin cho các bạn trẻ nói chung và cho các gia đ́nh trẻ và tân ṭng nói riêng?

 


 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.