GIÁO DỤC HÔM NAY
XĂ HỘI VÀ GIÁO HỘI NGÀY MAI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

EducationReformLogo

 

BÀI BẨY

 

ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KITÔ GIÁO
CÁC ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN CỦA GIÁO DỤC KITÔ GIÁO

 

I. VÀO ĐỀ

Trong xă hội loài người, ngay cả trong các nước dân chủ phát triển và giầu có như Hoa Kỳ và Tây Âu, cũng có những người bị thua thiệt hơn những người khác; huống chi trong các nước chậm phát triển và lạc hậu như Việt Nam, th́ số những người bị thua thiệt c̣n nhiều hơn bội phần. V́ thế mà Giáo Hội Kitô Giáo và người Kitô hữu tại các quốc gia ấy có một vai tṛ và trách nhiệm hết sức nặng nề là làm cho người khác hiểu biết và nh́n nhận mạc khải của Thánh Kinh về một Đấng Thiên Chúa luôn bênh vực, che chở, bảo vệ những người hèn yếu, kém may mắn và bị thua thiệt cách này cách khác trong các xă hội loài người. Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, cũng đối xử y như vậy đối với người nghèo - dưới nhiều dạng khác nhau - và các trẻ thơ. Đó chính là lư do tại sao trong Thư Chung 2007, HĐGMVN nói đến các đối tuợng ưu tiên của Giáo Dục Kitô Giáo trong phần Định Hướng.

 

II. TR̀NH BÀY ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KITÔ GIÁO – CÁC ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN

Sau phần Định Hướng Giáo Dục Kitô Giáo là một Sứ Mạng Mang Tính Phổ Cập (các số 17-21), Thư Chung 2007 đề cập đến Các Đối Tượng Ưu Tiên (các số 22-25) của Giáo Dục Kitô Giáo. Chúng ta đọc phần Bản Văn này của Thư Chung trước khi T́m Hiểu và Ứng Dụng.

2.1 Bản Văn về Định Huớng: Các Đối Tượng Ưu Tiên.

22. Tính phổ cập của nền giáo dục Kitô giáo một mặt không miễn trừ trách nhiệm cho bất kỳ ai, một mặt cũng đ̣i buộc Kitô hữu không được loại trừ bất kỳ đối tượng nào. Muốn thế, Kitô hữu cần quan tâm hơn đến những thành phần thường bị xă hội ruồng rẫy, khinh miệt, lăng quên: người thất học, trẻ em không có điều kiện đến trường, thành phần cô lập do mặc cảm hay bị kỳ thị. Chúa Giêsu khẳng định rằng sứ mệnh hàng đầu của Ngài là loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, lao tù, mù ḷa, bị áp bức (Lc 4, 18ss).

23. Trong bối cảnh công nghiệp hóa của những xă hội đang phát triển, nghề nông thủ công truyền thống không c̣n đủ lợi tức nuôi sống người lao động, rất nhiều người trong họ không c̣n con đường nào khác hơn là trở thành di dân về thành thị t́m công ăn việc làm. Họ phải chịu bao nhiêu thứ thiếu thốn thiệt tḥi cả về vật chất lẫn tinh thần trên đất khách quê người. Để có thể duy tŕ phần nào đời sống đức tin có nguy cơ bị công ăn việc làm vùi dập. Họ cần phải ḥa ḿnh vào bầu khí đạo đức của các giáo xứ nơi họ tạm cư. Cha xứ và giáo xứ địa phương cũng cần phải sẵn ḷng nâng đỡ, chia sẻ, đón tiếp dân, tạo điều kiện để họ sớm hội nhập vào các sinh họat đạo đức và văn hóa nơi họ sinh sống. Lời Chúa và khung cảnh t́nh thân của giáo xứ là môi trường và là điều kiện cần thiết để an ủi và khích lệ đức tin của họ nơi Thiên Chúa, Đấng có đủ quyền năng biến cảnh sống tha hương của họ thành cuộc hành hương đầy ư nghĩa hướng về Quê Trời.

24. Thiếu nhi và giới trẻ cũng là những thành phần rất đáng quan tâm ở hàng ưu tiên. Thiếu nhi, những trang giấy trắng đang chờ in những h́nh ảnh tươi đẹp, cần phải được thụ hưởng một nền giáo dục chân chính về nội dung và hiệu quả về phương pháp, làm vốn liếng hành trang hữu ích cho suốt cuộc hành tŕnh làm người và đức tin.

25. Giới trẻ, "tương lai của Giáo Hội và thế giới" (HT/VH 38), cần phải nhận được sự hướng dẫn tận t́nh từ các nhà giáo dục và các thế hệ đi trước để nhiệt huyết tuổi trẻ của họ thực sự được vận dụng vào công cuộc xây dựng xă hội và Giáo Hội (1).

 

2.2 T́m Hiểu và Ứng Dụng Phần Định Hướng Các Đối Tượng Ưu Tiên của Giáo Dục Kitô Giáo.

 

A. T́m Hiểu:

Trong phần Định Hướng này, Thư Chung 2007 nêu ra bốn hạng người hay thành phần được xem là có quyền ưu tiên thụ hưởng Giáo Dục Kitô Giáo: trước hết là người nghèo (về vật chất và tinh thần), rồi đến người di dân hay nhập cư v́ sinh kế và cuối cùng là các thiếu nhi và giới trẻ.

(1) Theo gương Chúa Giêsu Kitô, người và Giáo Hội Công Giáo cần quan tâm hơn đến những “thành phần thường bị xă hội ruồng rẫy, khinh miệt, lăng quên: người thất học, trẻ em không có điều kiện đến trường, thành phần cô lập do mặc cảm hay bị kỳ thị” (x. số 22). Trong một xă hội mà đồng tiền là tiêu chuẩn giá trị th́ những người này là những người đáng thương nhất. Trên thực tế Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đă nỗ lực rất nhiều trong việc mở các lớp t́nh thương, tổ chức các quỹ học bổng cho học sinh nghèo hoặc khuyết tật. Nhưng chắc chắn cầu c̣n cao hơn cung rất nhiều lần. Cả xă hội, nhất là ngành giáo dục bản xứ, các tổ chức phi chính phủ Kitô giáo và các giáo xứ, các hội đoàn tông đồ, phải quan tâm hơn nữa để hỗ trợ những thành phần bị bỏ quên và khinh rẻ này trong xă hội.

(2) Đối tượng thứ hai đáng được hưởng ưu tiên thụ hưởng nền Giáo Dục Kitô Giáo là những người v́ kế sinh nhai phải ĺa bỏ quê hương bản quán để đến làm ăn sinh sống tại các thành thị hoặc các khu công nghiệp (x. số 23). Những người này vừa phải kiếm sống, vừa phải thích nghi với môi trường mới đầy thử thách và cạm bẫy. Họ rất dễ bị bơ vơ lạc lơng giữa chợ đời, không biết nương tựa vào ai. Nhất là các thiếu nữ ngây thơ, thật thà rất dễ bị những thành phần xấu lừa gạt và hăm hại.

(3) Đối tượng thứ ba đáng được ưu tiên thụ hưởng nền Giáo Dục Kitô Giáo là các cháu thiếu nhi (x. số 23). Nhà Nước Việt Nam nh́n nhận quyền trẻ em và có nhiều tổ chức và chương tŕnh bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nhưng khách quan mà nói, chúng ta phải nh́n nhận rằng các cháu thiếu nhi, nhất là các cháu ở vùng sâu, vùng xa, thuộc các bản làng các dân tộc thiểu số hay là con nhà nghèo ở thành thị, vẫn là thành phần bị thiệt tḥi và thiếu thốn trăm bề. Các Kitô hữu và các cộng đoàn Giáo Xứ, Ḍng Tu không thể bịt tai che mắt trước tiếng kêu than và cảnh khổ của các thiếu nhi cơm không đủ no, áo không đủ ấm, không được cắp sách đến trường và nhất là của các thiếu nhi mồ côi, khuyết tật, hè phố, bị bóc lột lao động và xâm phạm phẩm giá.

(4) Đối tượng thứ bốn đáng được ưu tiên thụ hưởng nền Giáo Dục Kitô Giáo là những người trẻ (x. số 24). “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” là câu nói nhắc đến việc đầu tư lâu dài cho giáo dục nói chung và giáo dục giới trẻ nói riêng. Người trẻ không chỉ cần được học hành, mở mang kiến thức mà c̣n cần được hướng dẫn về việc rèn luyện nhân cách để sống lành mạnh, đạo đức, có lư tưởng và đóng góp vào việc xây dựng gia đ́nh và cộng đồng xă hội.

 

B. Ứng Dụng:

Có thể rút ra 3 Ứng Dụng cho phần Định Hướng này. Ứng Dụng thứ nhất là Mục Vụ Bác Ái Xă Hội. Ứng Dụng thứ hai là Mục Vụ Dân Nhập Cư. Ứng Dụng thứ ba là Mục Vụ Thiếu Nhi và Giới Trẻ.

- Ứng dụng thứ nhất là Mục Vụ Bác Ái Xă Hội. Chiều kích xă hội bao giờ cũng là điểm nổi bật của Đức Ái Kitô giáo. Nói như Thánh Giacôbê, th́ Đức Tin phải có việc làm (2). Ngài c̣n nhắc nhở các tín hữu là phải kính trọng gười nghèo (3) Việc làm ở đây là thờ phượng Thiên Chúa và giúp đỡ tha nhân, nhất là người nghèo. Trong Tin Mừng Mátthêu, Chúa Giêsu đă đồng hóa ḿnh với người nghèo (4). Đó chính là ư nghĩa tôn giáo và thần học của Bác Ái Xă Hội Kitô Giáo.

Trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Giáo Xứ, Giáo Phận và của Hội đồng Giám Mục Việt Nam đều có Ban hay Ủy Ban Bác Ái Xă Hội. Uớc ǵ mọi người Công Giáo tích cực ủng hộ và tham gia các hoạt động đa dạng và đôi khi cấp bách của Ban hoặc Ủy Ban Bác Ái Xă Hội ở cấp Giáo Xứ, Giáo Phận và toàn quốc. Muốn được như vậy th́ trong các Giáo Xứ và Hội Đoàn nên cổ vơ Tinh Thần và Cung Cách Sống Cống Hiến để mọi thành phần Dân Chúa tự nguyện cống hiến chẳng những tài năng, thời gian mà cả của cải vật chất cho Giáo Hội để Giáo Hội có thể đáp ứng nhu cầu của con người, nhất là của những người nghèo và những người không may mắn.

- Ứng dụng thứ hai là Mục Vụ Dân Nhập Cư. Với đà phát triển, công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra một cách chóng mặt tại Việt Nam th́ càng ngày người dân quê càng dồn về các thành thị và các vùng công nghiệp để t́m việc làm. Bao nhiêu vấn đề khó khăn được đặt ra cho họ. Tự bản thân, họ không thể một ḿnh giải quyêt được những vấn đề khó khăn ấy. Chính quyền, chủ đầu tư, các tổ chức và đoàn thể xă hội và cả Giáo Hội có trách nhiệm phải tiếp tay giúp đỡ những người di dân nội địa hay di dân v́ kinh tế này.

Trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của một vài Giáo Phận và của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đă có Ban hay Ủy Ban Mục Vụ Dân Nhập Cư. Uớc ǵ công việc của Ban và Ủy Ban Mục Vụ này càng ngày càng được nhiều Linh Mục, Ḍng Tu, Giáo Xứ, Hội Đoàn quan tâm mà dành thời gian, công sức và của cải để đến với những người đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta.

- Ứng dụng thứ ba Mục Vụ Thiếu Nhi và Giới Trẻ. Trẻ thơ và thanh thiếu niên là hạnh phúc của gia đ́nh và xă hội, là tương lai của dân tộc và Giáo hội. Mọi người, từ chính quyền cho đến mọi người dân, phải chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng thiếu nhi và giới trẻ bằng tất cả tấm ḷng và khả năng chuyên môn về dinh dưỡng, y tế, giáo dục, khoa học, xă hội … để con em chúng ta lớn khôn thành người hữu ích cho gia đ́nh, xă hội và Giáo Hội.

Trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Giáo Xứ, Giáo Phận và của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đă có Ban hay Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ. Trên thực tế th́ Thiếu Nhi và Giới Trẻ thường được Giáo Hội quan tâm cách đặc biệt. Nhưng chắc chắn không ai dám khẳng định là chúng ta không cần phải làm ǵ hơn nữa. Nguyên trong lănh vực Giáo Dục Nhân Bản và Giáo Dục Đức Tin về Giáo Lư và Thánh Kinh, cũng đă có không biết bao nhiêu việc cần phải làm, cần phải củng cố, tăng cường và chấn chỉnh rồi.

 

 

III. THAY LỜI KÊT

Ai cũng thấy trách nhiệm của chính quyền và Giáo Hội là làm mọi cách để xă hội bớt người nghèo, người khổ. Nhưng dường như càng ngày trong xă hội Việt Nam càng có nhiều người nghèo, nhiều người khổ hơn.

Ai cũng đồng ư là tương lai của đất nước và của Giáo Hội là ở nơi con em của chúng ta là các cháu Thiếu Nhi và Người Trẻ. Thế nhưng ngựi ta chưa quan tâm đủ, hoặc đến việc giáo dục và phát triển toàn diện hoặc đến việc lành mạnh hóa môi trường học đường và xă hội cho thành phần này. Có không ít người c̣n gây ra những tội ác tầy trời làm hại các cháu, các em. Nhiều người khác gây gương mù gương xấu, cho các mầm non ấy nữa. Con em chúng ta không chỉ cần gia đ́nh, trường học, bệnh viện mà c̣n cần cả một môi trường lành mạnh về không khí cũng như về đạo đức làm người.

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Seattle (WA/USA) 04.11.2007


 

Ghi chú:

(1) Thư Chung 2007 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Giáo dục Kitô giáo, phần III Định Hướng Giáo Dục Ki-tô Giáo số 22-25.

(2) x. Gc 2,14

(3) x. Gc 2,2-6

(4) x. Mt 25

 


 

CHIA SẺ//THẢO LUẬN NHÓM NHỎ

1. Cộng đoàn Giáo Xứ/Ḍng Tu của chúng ta đă quan tâm như thế nào đến Mục Vụ Bác Ái Xă Hội, Mục Vụ Dân Nhập Cư, Mục Vụ Thiếu Nhi và Giới Trẻ?

2. Ông/Bà, Anh/Chị hiện có đóng góp ǵ cho các Mục Vụ nêu trên?

3. Ông/Bà, Anh/Chị cho rằng chính quyền, các đoàn thể xă hội và Giáo Hội nên có những chương tŕnh hoạt động cấp bách và ưu tiên nào cho người nghèo, người di dân nội địa, thiếu nhi và giới trẻ?

 


 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.