GIÁO DỤC HÔM NAY
XĂ HỘI VÀ GIÁO HỘI NGÀY MAI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

EducationReformLogo

 

BÀI MƯỜI

 

LỜI KẾT THƯ MỤC VỤ 2007 CỦA HỘI ĐỐNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
VÊ GIÁO DỤC KITÔ GIÁO

 

I. VÀO ĐỀ

Bài báo, bài văn nào cũng phải có lời kết. Đó là điều b́nh thường. Lời kết nhiều khi rất quan trọng v́ nó gói ghém cả tâm tư, nguyện ước của người viết. Vậy trong Thư Chung 2007 về Giáo Dục Kitô Giáo, HĐGMVN có lời kết như thế nào? Các Giám Mục Việt Nam chờ đợi ǵ ở những người đọc Thư Chung này (1)?

 

II. TR̀NH BÀY LỜI KẾT CỦA THƯ MỤC VỤ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM VỀ GIÁO DỤC KITÔ GIÁO

Phần cuối cùng của Thư Chung 2007 về Giáo Dục Kitô Giáo là Lời Kết. Chúng ta đọc Lời Kết này trước khi T́m Hiểu và Ứng Dụng.

2.1 Lời Kết Thư Chung 2007 của HĐGMVN về Giáo Dục Kitô Giáo

39. Anh chị em thân mến, Giáo dục Kitô giáo là công tŕnh học và sống làm con người và làm con Chúa. Đây là trách nhiệm của mọi Kitô hữu mọi nơi mọi thời. Thế hệ trước có trách nhiệm chuyển giao đức tin cho thế hệ sau. Thế hệ sau tiếp nhận, củng cố và bàn giao cho thế hệ hậu sinh. Lịch sử là một cuộc hành tŕnh qua đó Kitô hữu chia sẻ đức tin cho nhau dưới sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần. Giáo dục Kitô giáo c̣n là một sứ mạng cấp bách. Sự thay đổi choáng ngợp của nền văn minh thời đại không cho phép chúng ta chần chừ tŕ hoăn, nếu không muốn bị đẩy vào nguy cơ tụt hậu. Hơn bao giờ hết phương châm mà chúng ta phải nêu cao là: "Giáo dục hôm nay, xă hội và Giáo Hội ngày mai". Dưới sự bảo trợ của Mẹ La Vang, thánh Giuse, các thánh Tử Đạo Việt Nam, xin mời anh chị em cùng chung vai gánh vác mọi phận vụ của công tŕnh giáo dục Kitô giáo để, với đức tin sống động, Giáo Hội Việt Nam sẽ nỗ lực làm vinh danh Chúa hơn và góp phần xây dựng hạnh phúc cho mọi người. Hiệp thông cùng anh chị em trong tâm t́nh cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa (1).

 

2.2 T́m Hiểu và Ứng Dụng Phần Lời Kết.

 

A. T́m Hiểu:

Trong Lời Kết của Thư Chung 2007 có ba ư chính như sau:

(1) Giáo Dục Kitô Giáo là công tŕnh học và sống làm người và làm con Chúa. Học và hành là phải đi đôi với nhau. Làm người và làm con Chúa là trên cùng một tiến tŕnh, không thể tách rời.

(2) Giáo Dục Kitô Giáo là trách nhiệm của mọi Kitô hữu mọi nơi mọi thời. Thời đại chúng ta đuợc thừa hưởng di sản của thế hệ đi trước và có trách nhiệm để lại cho thế hệ sau kho tàng kinh nghiệm sống và làm chứng đức tin của chúng ta.

(3) Giáo dục Kitô Giáo c̣n là một sứ mạng cấp bách, v́ nhu cầu của thời đại và con người phải được đáp ứng không chậm trễ. Thời cơ không phải lúc nào cũng có sẵn, mà phải bén nhậy và nhanh chóng chớp lấy và tận dụng nó.

Sau khi nêu 3 ư chính kể trên, HĐMVN kêu gọi mọi Kitô hữu hăy chọn phương châm: "Giáo dục hôm nay, xă hội và Giáo Hội ngày mai" để, “dưới sự bảo trợ của Mẹ La Vang, Thánh Giuse, các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cùng chung vai gánh vác mọi phận vụ của Công Tŕnh Giáo Dục Kitô Giáo để, với đức tin sống động, Giáo Hội Việt Nam sẽ nỗ lực làm vinh danh Chúa hơn và góp phần xây dựng hạnh phúc cho mọi người.”

 

B. Ứng Dụng:

Có thể rút ra 2 Ứng Dụng cho Lời Kết này. Ứng Dụng thứ nhất là những việc người Công Giáo nên làm cho người Công Giáo. Ứng Dụng thứ hai là những việc người Công Giáo nên làm cho người không Công Giáo và cho toàn xă hội.

- Ứng dụng thứ nhất là những việc người Công Giáo nên làm cho người Công Giáo. Đó là mọi Kitô hữu phải quan tâm cách đặc biệt đến việc học và sống ơn gọi làm người và làm con Chúa, và truyền lại kinh nghiệm, kiến thức học và sống đạo cho thế hệ tiếp theo. Chúng ta không được chần chừ hay chậm trễ trong sứ mạng quan trọng này, v́ xă hội thay đổi nhanh chóng và sâu đậm hơn bao giờ hết.

- Ứng dụng thứ hai là những việc người Công Giáo nên làm cho người không Công Giáo và cho toàn xă hội. Đó là giúp người không Công Giáo, nhất là các cấp chính quyền khám phá ra và nh́n nhận phẩm giá làm người và làm con Chúa của họ và tạo điều kiện cho những ai thành tâm thiện chí, có thể đón nhận một nền Giáo Dục toàn diện với đầy đủ các chiều kích tôn giáo, tâm linh, xă hội và văn hóa truyền thống dân tộc mà Giáo Hội Công Giáo chủ trương và đề nghị.

 

 

III. THAY LỜI KÊT

Thư Chung 2007 về Giáo Dục Kitô Giáo của HĐGMVN chỉ có ảnh hưởng tốt trong ḷng Giáo Hội và Xă Hội Việt Nam ở thời điểm hiện nay và trong tương lai, nếu Thư Chung quan trọng này được học hỏi, thảo luận và ứng dụng ở mọi phạm vi lớn nhỏ, từ cá nhân cho đến các Giáo Xứ và toàn Giáo Hội. Cũng không thể không cần đến sự thay đổi năo trạng và chủ trương của ngành Giáo Dục và Văn Hóa Tư Tưởng của nhà cầm quyền. V́ chưng bao lâu các tổ chức tôn giáo lớn như Phật Giáo và Công Giáo c̣n phải đứng bên lề Sự Nghiệp Giáo Dục của toàn dân th́ ít ra là một phần dân chúng không được tự do chọn lựa một nền giáo dục phục vụ con người toàn diện. Và bao lâu các tổ chức tôn giáo lớn như Phật Giáo và Công Giáo c̣n phải đứng bên lề Sự Nghiệp Giáo Dục của toàn dân th́ không chỉ là một số cá nhân bị thiệt tḥi mà cả dân tộc Việt Nam bị thiệt tḥi.

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Seattle (WA/USA) 08.11.2007


 

Ghi chú:

(1) Chắc hẳn, không chỉ những người Công Giáo đọc Thư Chung 2007 về Giáo dục Kitô giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, mà có cả những người không Công giáo, nhất là của các cơ quan Nhà Nước cũng đọc kỹ và nghiên cứu Thư Chung này. Nhưng chắc chắn mỗi người đọc với mục đích, tâm t́nh khác nhau.

(2) x. Thư Chung 2007 - Lời Kết, số 39.

 


 

CHIA SẺ//THẢO LUẬN NHÓM NHỎ

1. Việc đọc kỹ và học hỏi, thảo luận về Thư Chung 2007 của HĐGMVN về Giáo Dục Kitô Giáo, giúp ǵ cho Ông/Bà Anh/Chị?

2. Theo Ông/Bà, Anh/Chị th́ HĐGMVN phải làm ǵ hơn nữa để Thư Chung này đi vào cuộc sống của Giáo Hội và Xă Hội?

3. Theo Ông/Bà, Anh/Chị th́ Chính Quyền có nên xem Thư Chung này là một đóng góp của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vào Sự Nghiệp Giáo Dục toàn dân không?

4. Theo Ông/Bà, Anh/Chị th́ bản thân ḿnh phải làm ǵ hơn nữa để Thư Chung này đi vào cuộc sống của Giáo Hội và Xă Hội?

 


 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.