GIÁO DỤC HÔM NAY
XĂ HỘI VÀ GIÁO HỘI NGÀY MAI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

The status of Our Lady of Lavang

 

 

BÀI HAI

 

NỀN TẢNG GIÁO DỤC KITÔ GIÁO: THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA CHA, CHÚA CON VẰ CHÚA THÁNH THẦN

 

I. VÀO ĐỀ

Sự kiện đường dẫn vào Cầu Cần Thơ bị sập ngày 26.9.2007 đă gây ra nhiều thiệt hại về mạng sống con người, về tài sản và uy tín của nhà thầu và ngành giao thông công chánh Việt Nam. Lư do sập đường dẫn vào cầu c̣n đang được điều tra, nhưng chắc chắn là do thiếu nền tảng vững chắc.

Trong đời sống đức tin nói chung và trong lănh vực giáo dục Kitô giáo nói riêng, chúng ta cũng cần có một nền tảng vững chắc. Ở đây là nền tảng Thánh Kinh và Thần Học, chứ không phải là nền tảng tâm lư, xă hội hay chính trị. Đó cũng chính là nội dung của phần thứ nhất của Thư Chung 2007 của HĐGMVN về Giáo Dục Kitô Giáo.

 

II. TR̀NH BÀY NỀN TẢNG GIÁO DỤC KITÔ GIÁO THEO THƯ CHUNG 2007

Về Nền Tảng Giáo Dục Kitô Giáo tại Việt Nam, các Giám Mục đề cập đến Nền Tảng Thánh Kinh, Thần Học với bốn nội dung rất phong phú: (a) Chúa Cha và Công Tŕnh Tạo Dựng, (b) Chúa Con và Tin Mừng Cứu Độ, (c) Chúa Thánh Thần và Vai Tṛ Tác Thành, (d) Giáo Hội và Sứ Mạng Giáo Dục.

Chúng ta đọc bản văn của Thư Chung về Mầu Nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa (Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần) là nền tảng Giáo Dục Kitô Giáo trước khi T́m Hiểu và Ứng Dụng.

2.1 Bản văn về Nền Tảng Giáo Dục Kitô Giáo theo Thư Chung 2007 là Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha Và Công Tŕnh Tạo Dựng, Chúa Con Và Tin Mừng Cứu Độ, Chúa Thánh Thần và Vai Tṛ Tác Thánh.

4. Công tŕnh giáo dục Kitô giáo, trước khi là công khó của con người, đă là kế hoạch của Thiên Chúa. Khi tạo dựng con người giống h́nh ảnh Ngài, ban cho con người khả năng đạt tới chân lư và tự do (x. Hc 17, 3 &7), Thiên Chúa Cha đă định hướng công tŕnh sáng tạo vũ trụ của Ngài bằng một đường lối sư phạm mềm dẻo phù hợp với lợi ích và thái độ đón nhận của con người. Thuở ban đầu, v́ Dân Ngài chọn c̣n cứng ḷng nên Thiên Chúa xem ra nghiêm khắc (x. Lv 26, 14-46; Đnl 28, 15-45), nhưng dần dà, từng bước một, Ngài tỏ cho họ thấy Ngài vẫn là một Thiên Chúa "thành tín trong mọi lời Ngài phán, đầy yêu thương trong mọi việc Ngài làm" (Tv 144, 13b).

5. Đường lối sư phạm của Chúa Cha cốt là để chuẩn bị cho Chúa Con đến "dạy dỗ loài người mong chờ và đón nhận ơn cứu độ". Chính Chúa Giêsu cũng khẳng định ḿnh "là đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 6, 14). Muốn nắm bí quyết sự sống đích thật, con người phải đến thụ huấn tại trường học của Chúa Giêsu. Nhưng học nơi trường Chúa Giêsu không chỉ là học làm người theo nghĩa nhân bản mà c̣n là học "nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện" (Mt 5,48).

6. Những con người đầu tiên xuất thân từ trường học của Chúa Giêsu là các tông đồ. Chúa Giêsu là thầy dạy nhưng chính Thánh Thần mới là Đấng tác động để giáo huấn của Chúa Giêsu, qua lời rao giảng của tông đồ, trở thành sức mạnh biến đổi tâm hồn người nghe. Nhờ Thánh Thần, Thánh Phaolô đă cảm thấy lời rao giảng của ngài được đón nhận 'như chính Lời Thiên Chúa' (x. 1 Tx 2, 13). Ngài c̣n quả quyết: "Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên: Abba, Cha ơi" (Rm 8, 14-17) (1).

 

2.2 T́m Hiểu và Ứng Dụng Nền Tảng của Giáo Dục Kitô Giáo là Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

A. T́m Hiểu:

Giáo dục Kitô Giáo - theo Thư Chung 2007- đặt nền tảng trên chân lư mạc khải là Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha và Công Tŕnh Tạo Dựng, Chúa Con Và Tin Mừng Cứu Độ, Chúa Thánh Thần và Vai Tṛ Tác Thánh.

- Về nền tảng Chúa Cha và Công Tŕnh Tạo Dựng, Thư Chung 2007 nêu lên hai nội dung của chân lư đức tin liên quan tới kế hoạch tạo dựng và đường lối sư phạm của Thiên Chúa. Trong công tŕnh Tạo Dựng, Thiên Chúa đă dựng nên con người theo h́nh ảnh Thiên Chúa, có trí khôn và ư chí tự do là khả năng hiểu biết, khám phá và chọn lựa. Trong tiến tŕnh mặc khải và giao tiếp với con người, là nhà đại sư phạm, Thiên Chúa biết phương pháp hướng dẫn và đào tạo con người một cách tiệm tiến hay từng bước một, để càng ngày con người càng có khả năng đón nhận và thực thi thánh chỉ và trở thành đối tác của Thiên Chúa là Đấng luôn thành tín trong khi con người thường bất tín.

- Về nền tảng Chúa Con và Tin Mừng Cứu Độ, Thư Chung 2007nêu lên vai tṛ và sứ mạng của Thiên Chúa Ngôi Con khi Người đến trong trần gian. Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, vừa là Thày, là Người Hướng Dẫn vừa là Đường, Sự Thật và là Sự Sống cho loài người. Muốn nên người hoàn thiện và trở thành con cái thảo hiếu của Thiên Chúa, chúng ta không có cách nào khác là xin làm môn đệ của Chúa Giêsu, và cắp sách đến Trường của Người.

- Về nền tảng Chúa Thánh Thần và Vai Tṛ Tác Thánh, Thư Chung 2007nêu lên vai tṛ có tính quyết định của Chúa Thánh Thần ở giai đoạn đầu và trong suốt ḍng lịch sử của Giáo Hội. Thật vậy, Chúa Thánh Thần biến đổi các Tông Đồ một cách diệu kỳ trong Ngày Lễ Ngũ Tuần. Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục thực hiện việc canh tân đổi mới các thành phần và cơ cấu của/trong Giáo Hội như Người đă biến đổi các Tông Đồ và các tín hữu thời kỳ đầu của Giáo Hội. Có thể nói Chúa Thánh Thần hoàn tất công tŕnh của Chúa Cha và Chúa Con trong các tâm hồn của mọi thời đại và mọi địa phương.

 

B. Ứng Dụng:

Có thể rút ra được 3 ứng dụng sau đây:

- Ứng dụng thứ nhất là sống mối tương quan của chúng ta là tạo vật đối với Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng. Nói cách khác là chúng ta nh́n nhận Thiên Chúa là Đấng đă tạo dựng nên chúng ta, đă ban cho chúng ta trí khôn, ư chí, tài năng và tất cả để chúng ta nhận biết và thờ phường Người. Trong cụ thể có không ít người Công Giáo theo Đạo nhưng không tin một cách tuyệt đối vào quyền năng và t́nh thương của Thiên Chúa, không hoàn toàn phó thác mọi sự cho Thiên Chúa, nên vẫn t́m đến thày bói, thầy cúng mỗi khi “đụng” chuyện.

- Ứng dụng thứ hai là sống mối tương quan của kẻ được cứu với Đấng Cứu Độ chúng ta là Chúa Giêsu Kitô. Cụ thể là nh́n nhận Chúa Con đă nhập thể làm người, chịu nạn chịu chết để cứu chuộc chúng ta, mời gọi chúng ta đi theo Người, thực thi giáo huấn của Người. Trên thực tế có không ít người mang danh là Kitô hữu nhưng không biết sống với Chúa Giêsu Kitô làm sao, không học về/với Người.

Với những người có hoàn cảnh và điều kiện th́ nên quan tâm đến việc học hỏi Thánh Kinh hoặc ít ra là t́m biết cách xử dụng các Phương Pháp Tiếp Cận Thánh Kinh mà Hội Thánh luôn khuyến khích (2).

- Ứng dụng thứ ba là đề cao và tập trung vào vai tṛ của Chúa Thánh Thần trong đời sống Đức Tin của cá nhân và cộng đoàn, trong lănh vực huấn luyện đào tạo con người nói chung và các Kitô hữu nói riêng. Cụ thể sống mật thiết với Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa và canh tân đổi mới. Muốn hiểu về Chúa Thánh Thần th́ nên tham dự các Khóa học hỏi về Chúa Thánh Thần hoặc tốt hơn nữa là tham gia vào Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng (3).

 

III. THAY LỜI KÊT

Trong bài tham luận của Đức Cha Francesco Follo, quan sát viên thường trực của Ṭa Thánh tại tổ chức UNESCO, trong khóa họp thứ 34 Tổng Công Nghị của UNESCO tại Paris ngày 22 tháng 10 vừa qua, có câu:

“Người ta càng dành nhiều điều kiện thuận lợi cho Giáo Dục th́ các nền văn hóa địa phương càng được cổ vơ, con người càng có nhiều tiện nghi và đời sống xă hội và kinh tế của các dân tộc càng được cải thiện …. Việc phát triển con người và các dân tộc không thể giới hạn ở các khái niệm khoa học và kinh tế mà bao hàm các chiều kích đạo đức và tâm linh, giúp con người biết cách ứng xử và hành động trong niềm hy vọng vào tương lai và quan tâm đến công ích” (4).

Lời phát biểu trên nhắc chúng ta lời xác định của Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay tức Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng:

“Để mỗi người chu toàn một cách cẩn thận hơn nghĩa vụ của họ đối với ḿnh hay đối với những cộng đoàn mà họ là thành phần, th́ với những phương thế phong phú của nhân loại ngày nay, họ phải được giáo dục chu đáo để có văn hóa sâu rộng hơn. Trước hết cần phải tổ chức việc giáo dục những người trẻ thuộc bất cứ thành phần nào trong xă hội, làm sao để đào tạo được những người nam và nữ không những tài giỏi về văn hóa mà c̣n có một tâm hồn cao thượng, bởi v́ thời đại chúng ta đang khẩn thiết đ̣i phải có những người như vậy” (5).

Muốn được như thế, th́ phải đặt Giáo Dục trên nền tảng Chân Lư Mạc Khải của Kitô giáo như Thư Chung 2007 của HĐGMVN đă tŕnh bày.

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Seattle (WA/USA) 25.10.2007


 

Ghi chú:

(1) Thư Chung 2007 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Giáo dục Kitô giáo , phần I Nền tảng Giáo dục Ki-tô giáo số 4-6.

(2) Trong Giáo Hội có nhiều phương pháp tiếp cận và học hỏi Thánh Kinh vừa tầm với giáo dân. Tôi xin phép được nêu lên ở đây một số phương pháp mà bản thân đă chứng nghiệm tính khả thi và hiệu quả, như “Đọc, Suy Niệm Lời Chúa và Cầu Nguyện” (Lectio Divina), “Chia Sẻ Lời Chúa theo Phương Pháp 7 bước, hay Xem-Xét-Làm”, “Niềm Vui Khám Phá” (Joy of Discovery in Bible Study), “Thánh Kinh 100 tuần” (The Bible in 100 weeks của Lm Marcel le Dorze, MEP), “Thánh Kinh và Huấn Luyện về Lănh Đạo hay Muối Đất” (Scripture and Leadership Training viết tắt là SALT) của Đại Học Ḍng Tên ở Seattle (Hoa Kỳ).

(3) “Sự bộc phát của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng sau Công Đồng Vatican II là món quà đặc biệt mà Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội. Đây là dấu chỉ thiết tha được sống trọn vẹn với phẩm giá của Phép Rửa và Ơn Gọi, là những người con thừa tự của Chúa Cha để nhận biết quyền năng ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, trong kinh nghiệm cá nhân hay nhóm cầu nguyện một cách mạnh mẽ, và đi theo giáo huấn mà Kinh Thánh đă chỉ dạy cho chúng ta trong ánh sáng của cùng một Thánh Thần, Đấng linh ứng cho Lời Kinh Thánh được viết ra. Chắc chắn một trong những kết quả quan trọng nhất của sự thức tỉnh tâm linh là làm tăng ḷng khao khát được trở nên thánh thiện thấy được nơi đời sống của mỗi người và trong toàn thể Giáo Hội.

“Ngay thời điểm hiện tại của lịch sử Giáo Hội, Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng đóng góp một vai tṛ trọng đại trong việc cổ vơ sự bảo vệ rất cần thiết của đời sống người Kitô giáo trong xă hội ngày nay, khi mà chủ nghĩa xác thịt thế gian và hưởng thụ vật chất đă làm suy yếu khả năng đáp trả sự linh ứng của Thánh Thần và khả năng biện phân ơn gọi t́nh yêu của Thiên Chúa. Sự đóng góp của anh chị em trong việc tái truyền bá phúc âm, rao giảng Lời Chúa vào trong xă hội ngày nay là việc cần đặt lên hàng đầu bởi lời chứng cá nhân cho việc ngự trị của Thánh Thần đang ở trong ḿnh bằng cách tỏ ra tho thấy sự hiện diện của Thánh Thần qua những việc làm thánh thiện và hiệp nhất.

“Chứng từ của đời sống một người Kitô hữu là hàng đầu và không sứ mạng nào khác có thể thay thế được”. C̣n điều ǵ có ư nghĩa và hữu hiệu hơn là sự lôi cuốn những người đă mất những đường hướng tâm linh được dẫn đến chân lư mà duy nhất điều này mới có thể làm ổn định sự sự không an nghỉ của trái tim con người qua chứng nhân sống của những Kitô hữu đầy sốt mến. Làm chứng nhân cho Chúa là làm men dậy bột đầy quyền năng giữa những người có lẽ chưa thật sự ư thức được giá trị đích thật về ơn cứu độ mà Chúa Giêsu là Người duy nhất có thể ban cho ơn cứu độ.

“Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng cũng góp phần trong việc nuôi dưỡng sự tăng trưởng của đời sống tâm linh vững mạnh trên quyền năng của Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo Hội, trong sự phong phú của truyền thống Giáo Hội, và đặc biệt thể hiện qua những Bí tích.

Cho dù Canh Tân Đặc Sủng thể hiện qua bất cứ h́nh thể nào – như những nhóm cầu nguyện, những cộng đồng giao ước, những cộng đồng đời sống và phục vụ - là những dấu chỉ cho thấy sự sinh hoa trái sẽ luôn được tăng trưởng vững mạnh trong sự hiệp thông với Giáo Hội toàn cầu và Giáo Hội địa phương. (Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Diễn từ gửi Đại Hội Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng Thế Giới, ngày 14 tháng 3 năm 1992).

(4) Trích bản tin Zenit, ZF 071024, ngày 24 tháng 10 năm 2007.

(5) Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, số 31.

 


 

CHIA SẺ//THẢO LUẬN NHÓM NHỎ

1. Ông/Bà, Anh/Chị sống với Chúa Cha là Đấng Tạo Dựng như thế nào? Đă đọc và học Sách Sáng Thế? Có tin tuyệt đối vào Thiên Chúa và hoàn toàn phó thác mọi sự cho Người không?

2. Ông/Bà, Anh/Chị sống với Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Chuộc như thế nào? Có thường đọc Sách Phúc Âm không? Có học về/với Chúa Giêsu Kitô không?

3. Chúa Thánh Thần có vai tṛ và vị trí quan trọng như thế nào trong đời sống cá nhân, gia đ́nh và cộng đoàn của Ông/Bà, Anh/Chị?

 


 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.