GIÁO DỤC HÔM NAY
XĂ HỘI VÀ GIÁO HỘI NGÀY MAI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

EducationReformLogo

 

PHẦN ĐỌC THÊM

 

Để tăng thêm giá trị cho cuốn Sách nhỏ này, tôi đưa hai bài đọc thêm vào phần cuối Sách. Bài thứ nhất “ĐỌC THƯ CHUNG HĐ GIÁM MỤC VIỆT NAM 2007: GƯƠNG SÁNG” là của Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần. Ngài chẳng những cho phép mà c̣n hoan nghênh ư kiến của tôi là đưa bài của ngài vào Sách này. Bài thứ hai “ĐÀO TẠO LUÂN LƯ VÀ TÔN GIÁO TRONG GIÁO DỤC” là của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc. Dù tôi không nhận được thư cho phép của ngài nhưng vẫn mạn phép đưa bài của ngài vào Sách, v́ giả thiết là ngài cũng đồng ư. Con xin hết ḷng cảm ơn Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần và Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc.

 

 

BÀI MỘT


ĐỌC THƯ CHUNG HĐGM VIỆT NAM: 2007 GƯƠNG SÁNG

Thư chung HĐGMVN 2007 mới vừa tới tay tôi. Tôi đă đọc và rất vui mừng. Nhiều điều trong thư đáng suy gẫm.

Riêng đối với tôi, cụm từ "Chấn chỉnh" ở cuối thư đă gợi ư nhiều.

Thực sự, có nhiều điều cần được chấn chỉnh trong giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam hôm nay. Nhưng thiết nghĩ điều cần chấn chỉnh nhất sẽ là "làm gương sáng".

Tôi xin phép chia sẻ đôi chút suy tư của tôi. Mong suy tư nhỏ bé này cũng phản ánh tâm tư các vị chủ chăn.

1/ Trước hết, cần nhấn mạnh đến nhu cầu làm gương sáng trong sứ vụ yêu thương

Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu và các tông đồ luôn kêu gọi sống yêu thương. V́ yêu thương là đặc điểm của những người tin theo Chúa Giêsu.

"Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hăy thương yêu nhau, như chính Thầy đă yêu thương các con.

"Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con có ḷng thương yêu nhau" (Ga 14,24-25).

Sống yêu thương là một thách đố lớn nhất trong đời tôi. Đời tôi phải trải qua những chặng đường lịch sử có nhiều mâu thuẫn, có nhiều xung đột, có nhiều hận thù.

Khi được sai đến địa phương này, tôi thấy dân địa phương này sống đạo rất đơn sơ. Họ đặt nặng đạo hiếu, t́nh liên đới tương trợ, và từ thiện đối với người nghèo. Những điều tôi thấy đă giúp tôi suy nghĩ nhiều về điều răn mới của Chúa Giêsu. Nếu tôi và những người công giáo của tôi không triệt để thực thi điều răn yêu thương, chỉ măi lo chuyện khác, th́ tôi sợ đạo Chúa sẽ mang một bộ mặt thiếu hấp dẫn.

Một lần, tôi đề cập đến vấn đề theo đạo công giáo với một tín đồ Phật giáo Hoà Hảo ở đây, tôi sửng sốt được nghe câu trả lời như sau "Ai dại ǵ lại bỏ cái tốt mà theo cái không tốt".

Lỗi tại họ chưa thấy hết vẻ đẹp của đạo ta, hay lỗi tại ta chưa đủ vẻ đẹp đạo đức để làm chứng cho đạo ḿnh?

2/ Cùng với gương sáng về yêu thương, chúng ta cần quan tâm hơn nữa về gương sáng trong sứ vụ tu thân

Nhiều tín đồ tôn giáo bạn rất chú trọng đến việc sống tu thân. Sống đạo của họ rất nhẹ về cơ chế và tổ chức, thích đi vào tu thân.

Họ coi tu thân bên trong bên ngoài như một dấu chỉ đạo đức. Nhiều lần, trong những bữa cơm được mời, người ta thấy các vị tu bên Phật giáo th́ giữ chay, các vị tu bên Tin Lành th́ không uống rượu, c̣n các vị tu bên Công giáo th́ hoà ḿnh. Chọn lựa này chắc phải có lư do chính đáng.

Xưa Chúa Giêsu phán xưa: "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính ḿnh, vác thập giá ḿnh mà theo" (Mt 16,24). Chúa phán lời trên đây cho mọi người công giáo, nhưng nhất là cho các bậc tu tŕ. Nhiều người đă thực thi lời đó cả trong cả ngoài với tất cả lương tâm người tin theo Chúa. Tiếc thay là gương sáng về tu thân hiện nay có vẻ như đang trong thử thách.

Hiện nay, những chuyện lôi thôi về tiền bạc, về hưởng thụ, về tục hoá, về ghen tương, về hưởng thụ thoải mái xem ra đang có chiều hướng gia tăng, ngay cả trong giới nhà tu. Tuy không tràn lan, nhưng đủ để trở thành phản chứng. Đang khi tu thân vẫn được coi là một nhân đức xă hội rất cần cho việc chấn chỉnh đạo đức trong đạo ngoài đời.

3/ Sau cùng, rất cần có nhiều gương sáng trong sứ vụ truyền giáo

Đọc Tông đồ Công vụ, tôi thấy có ba trường hợp truyền giáo làm tôi rất kinh ngạc.

Một là trường hợp Chúa chọn ông Saolô là người đang hăng hái bắt bớ đạo Chúa trở nên tông đồ dân ngoại. Chúa phán bảo ông Khanania phải đi đến t́m Saolô. Khanania sợ hăi, không muốn vâng. Nhưng Chúa phán: "Con cứ đi, v́ người ấy là lợi khí Ta chọn, để mang danh Ta đến trước mặt các dân ngoại" (Cv 9,15).

Hai là trường hợp thánh Phaolô thấy Chúa Thánh Thần xuống trên những người ngoại giáo đang nghe Ngài giảng. Thánh Phêrô nói: "Những người dân ngoại này cũng được Chúa Thánh Thần xuống, cũng như chúng ta" (Cv 10,47). V́ thế, thánh Phêrô đă làm phép rửa cho họ.

Bà là trường hợp thánh Phaolô ra đi truyền giáo cho những nơi Ngài biết là sẽ gặp khổ. Ngài nói: "Giờ đây, bị Thần Khí trói buộc, tôi về Giêrusalem, mà không biết những ǵ sẽ xảy ra cho tôi tại đó, trừ ra điều này là: Tôi đến thành nào, th́ Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi" (Cv 20,22-23).

Trong truyền giáo, Chúa có những chương tŕnh bất ngờ. Người truyền giáo cần khiêm tốn vâng phục ư Chúa. Dù hướng Chúa sai vào coi như quá mở, dù hướng Chúa sai đến phải nhận là quá khổ.

Thời nay là thời truyền giáo. Nhiều gương sáng đă được ghi nhận. Nhưng vẫn c̣n không ít những tính toán thế tục trong việc loan báo Tin Mừng.

Để kết bài chia sẻ này, tôi xin một lần nữa nói về cái nh́n riêng tư.

Đó là tôi tin: Chúa Giêsu đă phục sinh. Người đang sống giữa chúng ta. Người đang hoạt động giữa chúng ta lúc này. Chính Người lúc này đang gọi chúng ta hăy theo Người. Chính Người lúc này đang đợi chờ t́nh yêu chúng ta trả lời t́nh yêu của Người.

Chính lúc này, nhiều người đă đáp lại. Họ đang trở nên gương sáng. Gương sáng về sự khiêm tốn trở về. Gương sáng về sự âm thầm dấn thân. Gương sáng về sự quảng đại sống yêu thương. Gương sáng về sự can đảm chọn nếp tu thân. Gương sáng về đức tin khiêm nhường phó thác.

Nhờ vậy nhiều nơi, nền giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam hôm nay đang gieo niềm vui và hy vọng.

+ Gm. Gioan Baotixita Bùi Tuần
(Long Xuyên, ngày 21/10/2007).

 

 


 

 

BÀI HAI

 

ĐÀO TẠO LUÂN LƯ VÀ TÔN GIÁO TRONG GIÁO DỤC

(Ghi chép từ hội nghị FABC về giáo dục tại Thái Lan (24-28.10.2007, Assumption University)

Từ ngày 24-28 tháng 10 năm 2007, tại Đại học Assumption, Thái Lan, đă diễn ra hội nghị về Đối thoại trong đào tạo luân lư và tôn giáo trong giáo dục, được tổ chức bởi Văn Pḥng về Giáo Dục và Tuyên Uư Sinh Viên (Office of Education and Student Chaplaincy – OESC), trực thuộc Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC). Uỷ Ban Giáo Lư Đức Tin đă cử linh mục đại diện tham dự Hội nghị này. Bài viết sau đây là những ghi nhận tóm lược từ những ǵ diễn ra tại Hội nghị nêu trên. Xin trân trọng giới thiệu.

Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC) là tổ chức xuyên quốc gia nhằm liên kết Hội Đồng Giám Mục của các quốc gia tại Á châu trong t́nh hiệp thông, và chia sẻ với nhau những suy tư cũng như nỗ lực trong công cuộc loan báo Tin Mừng cho các dân tộc Á châu. Để thực hiện mục đích trên, FABC có nhiều Văn Pḥng (Offices), mỗi văn pḥng đặc trách một lănh vực trong sinh hoạt mục vụ đa dạng của Hội Thánh. Như tên gọi của nó, Văn Pḥng về Giáo Dục và Tuyên Uy Sinh Viên (Office of Education and Student Chaplaincy – OESC) quan tâm đặc biệt đến lănh vực giáo dục và trong những năm qua, Văn pḥng này đă tổ chức nhiều hội nghị về nhiều chủ đề khác nhau như : Đối thoại với Hồi giáo (2005), Công giáo gặp gỡ Khổng giáo, Lăo giáo, và tôn giáo b́nh dân (2006), Dạy giáo lư trong gia đ́nh : những thách đố từ thực tế của châu Á (2006). Cũng Văn pḥng này đă tổ chức hội nghị về Đối thoại trong đào tạo luân lư và tôn giáo trong giáo dục, từ 24-28 tháng 10 năm 2007 tại Đại học Assumption, Thái Lan.

Hội nghị đă quy tụ khoảng 40 tham dự viên từ 15 quốc gia, hầu hết là đại diện các Ủy ban về giáo dục thuộc các Hội đồng giám mục. Phía Giáo hội Việt Nam có một linh mục đi thay cho Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc (Chủ tịch Ủy ban Giáo lư đức tin), một bạn trẻ hiện đang học tại Manila, Philippines, và một bạn trẻ Việt Nam đang làm việc cho văn pḥng Thanh Sinh Công châu Á tại Manila, Philippines.

 

TỪ NHỮNG G̀ ĐƯỢC NGHE

Trong ngày làm việc đầu tiên, hội nghị đă lắng nghe hai bài thuyết tŕnh của cha Charles Morerod, O.P., khoa trưởng khoa Triết học tại Đại học Thánh Tôma, Roma, và của cha Vimal Tirimanna, Cssr., Thư kư thường trực của Ủy ban Thần học FABC. Với tựa đề Bốn thập niên đối thoại, cha Charles Morerod đă dựa vào những giáo huấn chính yếu của Công đồng Vaticanô II và của các vị giáo hoàng từ Đức Phaolô VI đến Đức Bênêđitô XVI để cho thấy quan điểm của Giáo Hội công giáo về đối thoại tôn giáo. Một đàng đối thoại là chọn lựa rơ ràng và xuyên suốt của Giáo Hội, đàng khác cần xác định những chuẩn mực để tránh những quan điểm sai lầm, vd. chủ thuyết loại trừ (exclusivism) hoặc chủ trương đa nguyên tôn giáo (religious pluralism), đồng thời để có thể tiến hành cuộc đối thoại thật sự hữu ích và phong phú. Bài thuyết tŕnh của cha Vimal vẫn nhấn mạnh đến đối thoại tôn giáo nhưng đặt nó trong một bối cảnh cụ thể hơn là châu Á, đồng thời mang tính mục vụ hơn là lư thuyết khi t́m cách đưa cuộc đối thoại đó vào trong việc đào tạo luân lư và tôn giáo cho con người ngày nay.

Cùng với những bài thuyết tŕnh mang tính lư thuyết và định hướng trên là những chia sẻ kinh nghiệm của nhiều anh chị em giáo dân về nỗ lực đào tạo luân lư và tôn giáo trong môi trường họ làm việc : giáo sư đại học, người cha trong gia đ́nh, lănh đạo sinh viên, phóng viên... Riêng phía Việt Nam, một bạn trẻ thuộc giáo phận Xuân Lộc hiện đang học ngành Truyền giáo tại Manila đă tŕnh bày đề tài Giới trẻ Việt Nam trong tiến tŕnh toàn cầu hoá ngày nay : những thời cơ và thách đố. Bài trinh bày này đă được hội nghị đón nhận rất tích cực và đầy thiện cảm.

Sau khi lắng nghe những định hướng thần học cũng như chia sẻ kinh nghiệm sống, sang ngày thứ hai, hội nghị tập trung vào việc phân tích và suy nghĩ về t́nh h́nh giáo dục luân lư và tôn giáo tại Á châu. Công việc này được tiến hành bằng cách tổng kết những bài tường tŕnh của các quốc gia. Trước khi tham dự hội nghị, mỗi Giáo hội địa phương được yêu cầu gửi bài tường tŕnh về t́nh h́nh giáo dục tại đất nước ḿnh. Á châu là một đại lục mênh mông chiếm gần 2/3 dân số thế giới, v́ thế tuy cùng sống tại Á châu nhưng t́nh h́nh giáo dục trong mỗi quốc gia có thể rất khác nhau. Trong khi Philippines được coi là đất nước đại đa số công giáo, th́ tại nhiều đất nước khác, người công giáo chỉ là một thiểu số hết sức khiêm tốn. Trong khi hầu hết các Giáo hội hoạt động rất mạnh trong lănh vực giáo dục học đường th́ Việt Nam và Myanmar không hề có trường công giáo... V́ thế, những bản tường tŕnh của các quốc gia giúp cho hội nghị có một tầm nh́n bao quát hơn về chủ đề đang quan tâm, đồng thời phát huy t́nh liên đới giữa các giáo hội chị em trong Á châu rộng lớn. T́nh liên đới này được cụ thể hoá hơn nữa trong những buổi họp nhóm theo từng miền : Nam Á, Đông Nam Á, Trung Á, và Đông Bắc Á châu, bởi lẽ trong những cuộc họp nhóm đó, các tham dự viên không chỉ nghe những bài tường tŕnh mà c̣n gặp gỡ chính con người và có thể đặt những câu hỏi mà ḿnh quan tâm.

Ngày cuối cùng của hội nghị được dành cho việc tổng kết và lên kế hoạch. Ban Tổ chức sử dụng phương pháp SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats – Những diểm mạnh, Những điểm yếu, Thuận lợi, Đe doạ) để tổng kết t́nh h́nh đào tạo luân lư và tôn giáo chủ yếu trong giáo dục học đường. Tất cả những tổng kết này sẽ được dùng làm tư liệu góp ư cho các giám mục Á châu để các ngài suy nghĩ và có những định hướng cụ thể.

 

ĐẾN NHỮNG ĐIỀU ĐỂ NGHĨ

Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ hết sức khiêm tốn là 2%, Giáo Hội công giáo lại đóng vai tṛ rất tích cực trong công cuộc giáo dục tại Á châu đến nỗi giáo dục được coi là yếu tố chính yếu cho sự hiện diện của Giáo Hội trên đại lục này (x. Ecclesia in Asia, số 37). Hăy thử lấy đại học Assumption, nơi diễn ra hội nghị, làm ví dụ minh hoạ. Bất cứ ai đến đây đều phải ngỡ ngàng trước tầm vóc và quy mô rộng lớn của đại học này. Toạ lạc trên một vùng đất rộng 200 mẫu, campus của Assumption University là một tổng thể kiến trúc vĩ đại và hài hoà được dùng làm nơi học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của 20.000 sinh viên đến từ 74 quốc gia, dĩ nhiên phần lớn từ các nước Á châu, trong đó có Việt Nam. Một đất nước như Thái Lan chỉ có 0.5% dân số là công giáo nhưng lại có một đại học công giáo ngang tầm với những đại học lớn trên thế giới, chưa kể đến những đại học công giáo khác như St. John University... Sự kiện đó đủ nói lên vai tṛ của Giáo Hội công giáo trong công cuộc giáo dục tại Á châu.

Tuy nhiên việc đào tạo luân lư và tôn giáo, và sâu hơn nữa là chính căn tính công giáo của những đại học đó lại đang bị đặt thành vấn đề. Có thể nói đến những lư do từ phía bên ngoài cũng như từ phía bên trong. Thế giới ngày nay in đậm dấu ấn của chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa tương đối, theo đó những giá trị tinh thần và đạo đức bị đặt xuống hàng thứ yếu. Đây quả là một thách đố rất lớn cho việc giáo dục luân lư nói chung, và cách riêng trong giáo dục học đường. Trong xu thế cạnh tranh giữa các đại học, các trường công giáo cũng phải phát huy nghiên cứu chuyên môn (academic research) đến mức tối đa, và nhiều khi coi nhẹ việc đào tạo luân lư, tôn giáo. Hơn thế nữa, đôi khi v́ để theo kịp cái gọi là “xu thế tiến bộ của thời đại,” các trường công giáo cũng chấp nhận những lập trường về luân lư hoặc những khuynh hướng thần học vốn không phù hợp với giáo huấn truyền thống của Giáo Hội. Cuối cùng, như một trắc nghiệm cụ thể, câu hỏi được đặt ra cho giáo dục công giáo là liệu nền giáo dục đó có mang lại hiệu quả tích cực cho đời sống xă hội không? Trong một buổi họp nhóm, câu hỏi này đă được đặt ra cho một vị đại diện người Philippines : trong một đất nước mà nền giáo dục công giáo được coi là thống lĩnh và những nhà lănh đạo đất nước đều được đón nhận nền giáo dục đó, tại sao t́nh trạng tham nhũng và bất công vẫn cứ lan tràn? Chắc chắn đây là câu hỏi rất đau đớn nhưng không nhằm công kích mà chỉ được nêu lên để tự tra vấn về giáo dục công giáo.

Đặt ḿnh vào bối cảnh trên mới thấy rơ hơn ư nghĩa của chủ đề hội nghị là Đối thoại trong đào tạo luân lư và tôn giáo trong giáo dục. Nói đến định hướng mục vụ của FABC là nói đến cuộc đối thoại ba mặt : (1) với các tôn giáo, (2) với các nền văn hoá, (3) với người nghèo. V́ thế không lạ ǵ khi hai bài thuyết tŕnh chủ chốt của hội nghị đều nhấn mạnh đến đối thoại tôn giáo. Tuy nhiên tôn giáo nào cũng cần quan tâm đến nền văn hoá hiện đại, hay như người ta nói ngày nay là văn hoá hậu hiện đại. Chính nền văn hoá đó đă và đang xói ṃn và hủy diệt những giá trị đạo đức và tôn giáo, và đó là mối đe doạ cho mọi tôn giáo chứ không riêng ǵ công giáo. Do đó, việc đối thoại với nền văn hoá đó sẽ trở thành miền đất chung (common ground) cho cuộc đối thoại giữa các tôn giáo, nhằm bảo vệ và phát huy những giá trị tinh thần và tôn giáo thông qua con đường giáo dục.

Trông người lại nghĩ đến ta. Xem ra Giáo Hội Việt Nam có vẻ lạc lơng quá! Đi họp về giáo dục học đường trong khi ḿnh không có lấy một trường công giáo th́ lạc lơng là phải rồi. Nhưng chính trong hoàn cảnh khó khăn và eo hẹp đó, có thể ta lại quan tâm hơn đến những lănh vực khác mà người có phương tiện không quan tâm đủ.

Trước hết là một lănh vực liên quan trực tiếp đến giáo dục học đường, tức là những nhà trẻ do các nữ tu đảm trách. Không ít người trong Giáo Hội chỉ thấy đây là cách kiếm kế sinh nhai của các nhà ḍng. Dĩ nhiên không thể phủ nhận sự thật này nhưng nếu chỉ có thế th́ thật đáng buồn, nếu không nói là sự xúc phạm đối với các nữ tu. Tại sao lại không thấy giai đoạn nhà trẻ là giai đoạn hết sức quan trọng trong việc h́nh thành nhân cách của một con người? Tại sao lại không thấy giai đoạn này là giai đoạn căn bản để gieo trồng những giá trị đạo đức và tinh thần cho các em? Và nếu các phụ huynh – không chỉ công giáo mà rất nhiều người ngoài công giáo – mong ước được gửi con đến những nhà trẻ của các nữ tu công giáo, chẳng phải v́ họ hi vọng rằng con cái họ sẽ được gieo trồng những giá trị đạo đức căn bản cho cuộc sống làm người trong tương lai đó sao? Đặt những câu hỏi như thế để nêu bật tầm quan trọng của công việc giáo dục nhà trẻ mà nhiều nhà ḍng đang dấn thân vào. Đó thật sự là một dấn thân tông đồ rất đáng khuyến khích và cần phải phát huy hơn nữa, phát huy khả năng và nghiệp vụ chuyên môn cũng như phát huy ư thức sắc bén về việc giáo dục đạo đức và tôn giáo cho các em.

Một lănh vực khác cần được nhắc đến ở đây là các lớp t́nh thương. Trong hội nghị, một bạn trẻ đại diện của Thái Lan than thở là học phí tại các trường công giáo đều quá cao so với mức sống trung b́nh của người dân, nên muốn vào cũng không được. Chính các vị có trách nhiệm về giáo dục công giáo tại Thái Lan cũng không phủ nhận sự thật đó. Giáo Hội dường như đứng trước ngơ bí v́ nếu muốn phát triển trường học ở mức độ cao, đ̣i hỏi phải trang bị phương tiện hiện đại, đội ngũ giảng viên có tŕnh độ và tiếng tăm... và như thế bắt buộc phải lấy học phí cao. Vậy phải làm ǵ để nền giáo dục công giáo cũng được mang tới cho những thành phần nghèo trong xă hội? Tại Việt Nam, trong hoàn cảnh không được mở trường công giáo, nhiều ḍng tu và giáo xứ lại cố gắng mở các lớp t́nh thương để lo cho những trẻ em nghèo, những trẻ em đường phố, những trẻ em trong các gia đ́nh có hoàn cảnh khó khăn... để các em cũng được học hành như các thiếu nhi khác, và để cuộc đời các em không sớm bị những tệ nạn xă hội quật ngă. Lại chẳng phải là sự dấn thân tông đồ tuyệt vời trong lănh vực giáo dục đó sao?

Ngoài hai h́nh thức liên quan trực tiếp đến giáo dục học đường nêu trên, làm sao không thể không nói đến vai tṛ của gia đ́nh trong việc giáo dục, đặc biệt là đào tạo những giá trị luân lư và tôn giáo. Một trong những nét văn hoá truyền thống của các dân tộc châu Á là nhấn mạnh đến gia đ́nh. Gia đ́nh chính là nhà trường đầu tiên và xuyên suốt cho việc đào tạo những giá trị đạo đức và tôn giáo. Hơn thế nữa, gia đ́nh c̣n là nơi giáo dục hiệu quả nhất v́ ở đó, những bài học luân lư và tôn giáo không chỉ được thông truyền như những kiến thức xuông mà như kinh nghiệm để sống và bầu khí quyển để thở. Những nhà giáo dục trong ngôi trường này là các bậc cha mẹ cũng không chỉ làm công việc giảng dạy như một công việc được trả lương nhưng như công việc của t́nh yêu (labor of love, một châm ngôn của các nhà giáo dục ḍng Gabriel). Chính v́ thế gia đ́nh là nơi không thể thay thế trong công việc thông truyền những giá trị đạo đức và tinh thần cho con người, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên trong tiến tŕnh toàn cầu hoá ngày nay, đời sống gia đ́nh tại nhiều nước châu Á đang bị đe doạ. May mắn thay là tại Việt Nam, mối dây gia đ́nh, cách riêng gia đ́nh công giáo, c̣n khá bền chặt, và v́ thế gia đ́nh vẫn đóng vai tṛ hết sức quan trọng trong việc đào tạo cho những giá trị đạo đức và tôn giáo cho thế hệ tương lai. Dù vậy, những ǵ đang diễn ra tại nhiều nước châu Á cũng như tại Việt Nam khiến ta không thể không quan tâm đến sự liên kết mật thiết giữa Mục vụ Gia đ́nh và công việc giáo dục đức tin.

Cuối cùng, một điểm son của Giáo Hội Việt Nam là vai tṛ của các giáo xứ. Trong nhiều đất nước có trường công giáo, việc giáo dục đạo đức và tôn giáo được trao cho nhà trường, c̣n giáo xứ chỉ đóng vai tṛ khiêm tốn trong lănh vực này. Tuy nhiên trong khuôn khổ học đường, nhiều khi việc giảng dạy các giá trị đạo đức và tôn giáo chỉ được coi như một môn học cung cấp kiến thức chứ không nhằm chuyển thông sự sống đức tin, và như thế chưa thể nói là đă đạt hiệu quả. Tại Việt Nam, việc giáo dục đức tin công giáo hoàn toàn do các giáo xứ đảm nhận. Trong khuôn khổ giáo xứ, các lớp giáo lư được tổ chức không chỉ nhằm chuẩn bị cho các thiếu nhi rước lễ lần đầu và chịu phép Thêm sức, nhưng c̣n tiếp tục huấn luyện cho đến khi trưởng thành. Hơn thế nữa, những giờ giáo lư tại các giáo xứ được gắn liền với đời sống phụng vụ và những sinh hoạt của xứ đạo, do đó có khả năng thông truyền sự sống đức tin cách sống động và hiệu quả hơn. Đây quả là điểm tích cực mà các giáo xứ cần phát triển mạnh mẽ hơn cho dù có không ít khó khăn.

 

Để kết

Dù phải sống trong hoàn cảnh c̣n eo hẹp về mặt giáo dục học đường, Giáo Hội công giáo tại Việt Nam vẫn luôn cố gắng để chu toàn trách nhiệm đào tạo đạo đức và tôn giáo cho thế hệ tương lai. Dẫu sao việc dấn thân xa hơn vào lănh vực giáo dục học đường vẫn là niềm thao thức và mơ ước của nhiều người trong Giáo Hội, không để cạnh tranh quyền lực với bất cứ ai nhưng chỉ để chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô trên quê hương ḿnh. Cũng ở đó phát sinh một lời hỏi : giả như ngay bây giờ, Giáo Hội được phép mở trường học như tại các quốc gia khác, liệu Giáo Hội đă sẵn sàng chưa, và có thể làm công việc đó với hiệu quả tốt nhất chưa?

+ Phaolô BÙI VĂN ĐỌC,
Giám mục Mỹ Tho, Chủ Tịch UBGLĐT

 


 

 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.