GIÁO DỤC HÔM NAY
XĂ HỘI VÀ GIÁO HỘI NGÀY MAI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

MaryMartha

 

BÀI BA

 


NỀN TẢNG GIÁO DỤC KITÔ GIÁO
GIÁO HỘI VÀ SỨ MẠNG GIÁO DỤC

 

I. VÀO ĐỀ

Về Nền Tảng Giáo Dục Kitô Giáo tại Việt Nam, các Giám Mục đề cập đến Nền Tảng Thánh Kinh, Thần Học là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và Hội Thánh. Trong bài trước chúng ta đă nghiên cứu phần thứ nhất của nền tảng Giáo Dục Kitô Giáo là Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha và Công Tŕnh Tạo Dựng, Chúa Con và Tin Mừng Cứu Độ, Chúa Thánh Thần và Vai Tṛ Tác Thánh. Trong bài này chúng ta sẽ nghiên cứu phần phần thứ hai của nền tảng Giáo Dục Kitô Giáo là Giáo Hội và Sứ Mạng Giáo Dục.

 

II. TR̀NH BÀY (TIẾP) NỀN TẢNG GIÁO DỤC KITÔ GIÁO THEO THƯ CHUNG 2007

Chúng ta sẽ đọc bản văn của Thư Chung về vai tṛ của Hội Thánh trước khi t́m hiểu và ứng dụng.

2.1 Bản văn về Nền Tảng Giáo Dục Kitô Giáo theo Thư Chung 2007 là Giáo Hội và Sứ Mạng Giáo Dục.

7. Trước khi về trời, Chúa Giêsu đă trao cho Giáo Hội sứ mạng lên đường dạy dỗ muôn dân. Từ đó, giáo dục trở thành sứ mạng gắn liền với sự hiện diện của Giáo Hội giữa ḷng thế giới. Giáo Hội chính là người Mẹ "săn sóc toàn diện đời sống con người, kể cả đời sống trần thế, trong mức độ liên hệ với lời mời gọi của Thiên Chúa. V́ thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục" (TN/GD, lời mở đầu). Sứ mạng của Giáo Hội là tạo điều kiện để mọi người đều được hưởng một nền giáo dục Kitô giáo (x. TN/GD 2). Sứ mạng đó được thể hiện thế nào trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, đó là vấn nạn cần phải đặt ra, nếu chúng ta muốn có những định hướng cụ thể cho sứ mạng giáo dục Kitô giáo của Giáo Hội Việt Nam (1).

 

2.2 T́m Hiểu và Ứng Dụng

A. T́m Hiểu:

Giáo dục Kitô giáo - theo Thư Chung 2007- c̣n đặt nền tảng trên chân lư mạc khải là Giáo Hội Và Sứ Mạng Giáo Dục.

- Về nền tảng Giáo Hội và Sứ Mạng Giáo Dục, Thư Chung 2007nêu lên sứ mạng giáo dục của Giáo Hội. Sứ mạng này gắn liền với sự hiện diện của Giáo Hội, ở mợi nơi và vào mọi lúc. V́ Giáo Hội được ví như một người mẹ, có trách nhiệm chăm sóc mọi người là con cái của ḿnh, và giúp mọi người thăng tiến về mặt nhân bản cũng như tâm linh, bằng những con đường và phương thế tốt nhất mà Giáo Hội có được, nhờ mặc khải của Thiên Chúa và kinh nghiệm phong phú ngàn năm của ḿnh.

Nếu nh́n vào lịch sử của nhân loại, chúng ta thấy chính Giáo Hội Công Giáo là người đă xây dựng nên nền văn minh Tây Phương mà cả nhân loại từ Đông sang Tây đang thừa hưởng, với những giá trị cao quư nhất của con người: nhân phẩm, tự do, công lư, ḥa b́nh, bác ái, trách nhiệm, tương thân tuơng trợ, giải phóng nô lệ, giải phóng phụ nữ, b́nh quyền nam nữ, phát triển, dân chủ, b́nh đẳng… giữa các dân tộc v.v… Giáo Hội Công Giáo đă thành lập và điều hành không biết bao nhiêu cơ sở giáo dục từ đại học, trung học cho đến tiểu học, mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ, cô nhi viện.

Chỉ cần nh́n vào cách thiết kế cơ sở hạ tầng của một giáo xứ, ở bên Tây cũng như ở bên Ta, chúng ta thấy ngay giáo dục quan trọng như thế nào đối với nguời và Giáo Hội Công Giáo. Thường là ở giữa làng có một khu vực tôn giáo với ngôi nhà thờ chiếm vị trí trung tâm. Hai bên nhà thờ th́ một bên là nhà xứ, một bên là nhà trường. Gần nhà trường thường có nhà hay tu viện của các D́ Phước là những người giữ vai tṛ chủ chốt trong việc khai sáng tri tuệ và khai tâm đức tin cho con trẻ trong giáo xứ và cộng đồng. Đối với trẻ con, công việc quan trọng nhất là đi lễ, đi thờ và đi học.

Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới ngày nay cũng ở Việt Nam trước 30.04.1975, th́ Giáo Dục luôn luôn là hoạt động nổi bật nhất và là đóng góp to lớn lớn của Giáo Hội Công Giáo cho sự đi lên của một dân tộc, một đất nước. Trước 30.4.1975 tại Miền Nam, Công giáo có ít nhất là hai Trường Đại Học là Đại Học Đà Lạt ở Đà Lạt và Đại Học Minh Đức ở Sài g̣n trong khi Phật Giáo có Đại Học Vạn Hạnh cũng ở Sài g̣n. C̣n số trường Trung Học và Tiểu Học, Mẫu Giáo, Mầm Non, Nhà Trẻ th́ nhiều vô kể.

Về đóng góp của Công Giáo trong lănh vực Giáo Dục, chúng ta có thể nhắc đến chữ quốc ngữ là một đóng góp vô tiền khoáng hậu của cha Đắc Lộ và trí thức Công Giáo cho nền văn hóa giáo dục Việt Nam. Chúng ta cũng có thể nhắc đến những bản điều trần về cải cách của nhà trí thức yêu nước Nguyễn Trường Tộ. Giả như các vua quan Nhà Nguyễn sáng suốt như Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật Bản mà nghe và làm theo những điều trần ấy, th́ Việt Nam bây giờ có ́-ạch như thế này không? Và giả như từ 1954 đối với Miền Bắc, và từ 1975 đối với Miền Nam chính quyền cộng sản có tư tưởng và chính sách cởi mở mà đón nhận sự tham gia, đóng góp của các tôn giáo như Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo…, vào sự nghiệp giáo dục chung th́ xă hội ta sẽ như thế nào?

Đối với người và Giáo Hội Công Giáo th́ tham gia vào Sự Nghiệp Giáo Dục Chung của dân tộc không chỉ là một vinh dự mà c̣n là một bổn phận, một trách nhiệm, một sứ mạng phải chu toàn. V́ thế mà “tháng 11.2006, một số Hồng Y, Giám Mục Việt Nam đă đến gặp Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam để tŕnh bày mong muốn của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là góp phần xây dựng đất nước và phục vụ dân tộc Việt Nam trong lănh vực giáo dục và chăm sóc sức khoẻ đồng bào của ḿnh, như trước 1975, như các Giáo Hội khác trên thế giới. Tháng 10 năm 2007 này, khi gặp và trao đổi với Thủ Tướng Chánh Phủ Việt Nam, Hồng Y và Giám Mục Việt Nam cũng đă lặp lại đề xuất đó. Cả hai lần các vị lănh đạo Nhà Nước Việt Nam đều có thái độ đáp ứng tích cực. Song việc thực hiện th́ chưa biết đến bao giờ! Không biết có phải là v́ giáo dục là chuyện trăm năm, không cấp bách như cơm áo gạo tiền?” (2).

 

B. Ứng Dụng:

Có thể rút ra được hai ứng dụng sau đây:

- Ứng dụng thứ nhất là dành ưu tiên cho việc học hỏi ít nhất là “Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo” của Công Đồng Vatican II để hiểu biết và áp dụng quan điểm của Giáo Hội về Giáo Dục. C̣n những ai có điều kiện hơn th́ nên học hỏi các Văn Kiện chính của Công Đồng như “Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội”, “Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay” v́ Công Đồng Vatican II là Kim Chỉ Nam của Kitô hữu (3).

- Ứng dụng thứ hai là sống theo sự hướng dẫn của của Đức Hồng Y G.B. Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sài-g̣n là:

“Giáo Hội … có thể thực hành giáo dục Kitô Giáo trong môi trường gia đ́nh qua mục vụ gia đ́nh, trong môi trường học đường qua mục vụ đồng hành với giáo chức công giáo, trong môi trường xă hội qua mục vụ giáo xứ, đồng hành với các đoàn thể tông đồ giáo dân, đặc biệt đồng hành với giới doanh nhân công giáo là giới trách nhiệm về đời sống nhiều vạn công nhân…” (4).

 

 

III. THAY LỜI KÊT

Thay cho lời kết cuối bài thứ ba này là hai điều ước:

- Điều ước thứ nhất là ước ǵ người giáo dân Việt Nam có điều kiện để nâng cao hiểu biết về Giáo Lư, Công Đồng nhiều hơn nữa.

- Điều ước thứ hai là ước ǵ thiện chí, khả năng và kinh nghiệm về Giáo Dục của người và Giáo Hội Công Giáo được nh́n nhận để đất nước phát triển cách đồng bộ, vững bền và ít tốn kém hơn.

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Seattle (WA/USA) 25.10.2007


 

Ghi chú:

(1) Thư Chung 2007 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Giáo dục Kitô giáo , phần I Nền tảng Giáo dục Ki-tô giáo số 7.

(2) Trích thư mục vụ ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Đức Hồng Y G.B. Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sàig̣n.

(3) Bản tin Zenit ngày 13.10.2002: Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhắc đến Công đồng Vatican II như là giai đoạn đầu tiên trong việc truyền giáo mới, là “kim chỉ nam” cho người Kitô hữu trong thế kỷ 21 này.

Đức Thánh Cha nói: “Một cách nào đó ngày 11 tháng 10 cách đây 40 năm đă đánh dấu một cách trọng thể và phổ quát sự khởi đầu cho công cuộc truyền giáo mới. Công đồng đă đem đến một Mùa Xuân cho Giáo Hội mà kết quả đă phô bày vào Năm Thánh 2000.”

Sau cùng Đức Thánh Cha mời gọi người tín hữu hăy đọc lại những tài liệu “vẫn giá trị và trong sáng”, ngựi tín hữu nên thông biết và thu nhận những giá tri và những điều giáo huấn theo như truyền thống của Giáo Hội.

Trong những tài liệu đó người Kitô hữu sẽ t́m thấy “kim chỉ nam” hướng dẫn họ trên mọi nẻo đường của thế kỷ 21 chỉ vừa mới bắt đầu. (Phó tế J.B. Huỳnh Mai Trác//VietCatholic News 14/10/2002).

(4) Trích thư mục vụ ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Đức Hồng Y G.B. Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sàig̣n.

 


 

CHIA SẺ//THẢO LUẬN NHÓM NHỎ

1. Theo Ông/Bà, Anh/Chị, th́ việc các tôn giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng không được tham gia vào Sự Nghiệp Giáo Dục Chung của xă hội là điều đáng buồn, đáng tiếc như thế nào?

2. Đối với Ông/Bà, Anh/Chị, các Văn Kiện của Công Đồng Vatican II có ư nghĩa ǵ? Ông/Bà, Anh/Chị đă đọc và học các Văn Kiện của Công Đồng Vatican II bao giờ chưa?

 


 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.