GIÁO DỤC HÔM NAY
XĂ HỘI VÀ GIÁO HỘI NGÀY MAI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

MaryMartha

 

BÀI SÁU

 


ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KITÔ GIÁO
GIÁO DỤC KITÔ GIÁO LÀ MỘT SỨ MẠNG MANG TÍNH PHỔ CẬP

 

I. VÀO ĐỀ

Trong khi người Công Giáo Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ dân số rất khiêm tốn (độ 7%) và sống dưới chế độ mà người cầm quyền là Đảng Cộng Sản th́ việc HĐGMVN công khai và chính thức lên tiếng về Giáo Dục Kitô Giáo, bằng Thư Chung 2007, là một việc làm đáng mọi người quan tâm và nghiên cứu. Hơn nữa các vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam c̣n đưa ra Định Hướng Giáo Dục Kitô Giáo th́ quả là một việc làm có ư nghĩa lớn. Chúng ta chỉ có thể hiểu tại sao HĐGMVN lại làm như thế, khi đối chiếu việc làm của HĐGMVN với giáo huấn của Thánh Kinh (1) và sứ mạng phục vụ con người của Giáo Hội nói chung, của các vị Mục Tử nói riêng (2).

 

II. TR̀NH BÀY ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KITÔ GIÁO LÀ MỘT SỨ MẠNG MANG TÍNH PHỔ CẬP

Trước khi tŕnh bày các Định Hướng Giáo Dục Kitô Giáo, các Giám Mục nêu lên ư muốn dấn thân của Giáo Hội Việt Nam trong sự nghiệp Giáo Dục với lời lẽ như sau: “Ư thức sứ mạng quan trọng đối với tương lai Giáo Hội và tiền đồ dân tộc, Giáo Hội Việt Nam muốn dấn thân trong sự nghiệp giáo dục để thực hiện sứ mạng loan báo Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô cho mọi người cách hiệu quả và thiết thực hơn. Trong tinh thần đó, chúng tôi kêu gọi những người có trách nhiệm giáo dục và mọi Kitô hữu Việt Nam hăy chú trọng hơn nữa đến sứ mạng cao cả này, một sứ mạng mang nhiều đặc tính biệt loại so với nền giáo dục xă hội trần thế” (số 16).

Sau đó các Giám Mục đưa ra Định Hướng Giáo Dục Kitô Giáo gồm các yếu tố như sau: Giáo Dục là một Sứ Mạng mang tính Phổ Cập (các số 17-21), Các Đối Tượng Ưu Tiên (các số 22-25), Môi Trường Giáo Dục (các số 26-31), Tính Toàn Diện của Giáo Dục Kitô Giáo (các số 32-38). V́ phần Định Hướng này là phần chính của Thư Chung, nên chúng ta sẽ phân ra thành 4 bài (từ bài 6 đến bài 9). Chúng ta sẽ lần lượt đọc từng phần Bản Văn về Định Hướng trước khi T́m Hiểu và Ứng Dụng. Trước hết chúng ta đọc một phần Bản Văn của Thư Chung (các số 17-21) trước khi T́m Hiểu và Ứng Dụng.

2.1 Bản Văn về Định Huớng: Giáo Dục Kitô Giáo là một Sứ Mạng mang Tính Phổ Cập.

17. Cũng như Đức Giêsu được sai đến với muôn dân (xem Lc 4, 18-19), Giáo Hội cũng có sứ mạng đem Tin Mừng đến cho mọi người (Mc 16, 15), không phân biệt thành phần, đẳng cấp xă hội hay điều kiện kinh tế. Sứ mạng đó không phải chỉ là sứ mạng của riêng thành phần nào, nhưng bao trùm toàn thể Giáo Hội mọi nơi mọi thời, mỗi cá nhân và mỗi cộng đoàn (x. TH/KTHGD 1). 18. Sứ mạng đó bắt đầu bằng công cuộc nhập thế do công đồng Vatican II đề ra. Trước khi truyền đạt đức tin, Giáo Hội có sứ mạng "phục vụ lợi ích của xă hội trần thế và xây dựng một thế giới nhân đạo hơn" (TN/GD 3). Muốn vậy, Giáo Hội cần phải có chỗ đứng trong nền giáo dục của bất kỳ thể chế xă hội nào. Tại Việt Nam, điều đáng lạc quan là giáo dục, từ trước vẫn được coi là lănh vực độc quyền của Nhà Nước, nay đă được "xă hội hóa". Theo định hướng đó, tư nhân, thậm chí người nước ngoài, có quyền mở trường tư thục. 19. Nhưng cũng đáng tiếc là đối với các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam, cánh cửa giáo dục vẫn c̣n khép chặt: tôn giáo chỉ có quyền mở trường tư thục cấp mẫu giáo. Dù vẫn không ngừng nỗ lực làm tất cả những ǵ được phép để thể hiện sứ mệnh nhập thế, như mở lớp t́nh thương, lập quỹ học bổng cho học sinh nghèo hoặc khuyết tật, Giáo Hội công giáo, với tư cách là tổ chức tôn giáo, đành phải đứng bên lề sự nghiệp giáo dục của xă hội Việt Nam và, v́ không có quyền nhập cuộc, đành đóng vai một quan sát viên bất đắc dĩ. 20. Trong lănh vực đức tin, có lẽ h́nh ảnh đẹp nhất để diễn tả nét sinh động của nền giáo dục Kitô giáo là h́nh ảnh cành nho của Chúa Giêsu (x. Ga 15, 16). H́nh ảnh đó đặc biệt rơ nét hơn trong hoạt động của các giáo lư viên. Họ giống như những cành nho gắn liền với thân nho là Chúa Kitô, hút nhựa sống Lời Chúa từ thân cây là Chúa Giêsu để chuyển đến các học viên bằng chứng từ rao giảng và thực thi huấn lệnh Chúa. 21. Theo nghĩa đó, mọi Kitô hữu chúng ta đều là giáo lư viên, bởi v́ qua bí tích rửa tội, chúng ta được mời gọi tham gia vào một công tŕnh giáo dục trong đó, theo lời Đức Gioan Phaolô II, "mỗi chúng ta vừa là đích điểm, vừa là khởi điểm của việc huấn luyện: chúng ta càng tự rèn luyện ḿnh, càng có khả năng huấn luyện người khác" (TH/KTHGD 7). Học và dạy cũng là củng cố đức tin cho ḿnh và cho anh chị em ḿnh (x. Lc 22, 31-33). Bao lâu c̣n là phần tử của Giáo Hội lữ hành, chúng ta c̣n là học tṛ và c̣n là thầy dậy đức tin bằng chứng từ cuộc sống của chúng ta. (3).

 

2.2 T́m Hiểu và Ứng Dụng Phần Định Hướng Giáo Dục Kitô Giáo là một Sứ Mạng mang Tính Phổ Cập.

 

A. T́m Hiểu:

Trong phần Định Hướng này, Thư Chung 20072007 nêu ra những quan điểm và nhận định sau đây:

(1) Xuất phát từ sứ mạng của Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội có sứ mạng đem Tin Mừng cho mọi người. Để thực thi sứ mạng ấy Giáo Hội phải nhập thế để "phục vụ lợi ích của xă hội trần thế và xây dựng một thế giới nhân đạo hơn" (TN/GD 3). V́ thế Giáo Hội cần có chỗ đứng trong nền giáo dục của xă hội, dù xă hội ấy theo thể chế chính trị nào (x. số 17-18).

(2) Riêng tại Việt Nam, Thư Chung 2007 nh́n nhận Nhà Nước đă có thay đổi trong chính sách về Giáo Dục: từ độc quyền giáo dục đến xă hội hóa giáo dục, tức thay v́ chỉ có Nhà Nước mới có quyền mở trường như trước đây th́ nay mọi công dân Việt Nam, thậm chí cả người nước ngơài, cũng có quyền mở trường. Sự thay đổi này là một bước tiến đáng hoan nghênh, v́ phù hợp với đà phát triển chung của loài người, nhưng mới chỉ là thay đổi nửa vời, v́ các tổ chức tôn giáo, trong đó có Giáo Hội Công Giáo, vẫn chưa có quyền tổ chức các trường từ Tiểu Học trở lên. V́ thế, Giáo Hội Công Giáo, với tư cách là tổ chức tôn giáo, đành phải đứng bên lề sự nghiệp giáo dục của xă hội Việt Nam và, v́ không có quyền nhập cuộc, đành đóng vai một quan sát viên bất đắc dĩ (x. số 19).

(3) Trong lănh vực giáo dục đức tin, Thư Chung 2007 đề cao vai tṛ và sứ mạng của giáo lư viên và nhấn mạnh trách nhiệm giáo dục đức tin của mọi Kitô hữu: mọi Kitô hữu đều phải là giáo lư viên, phải vừa học vừa hành, vừa dậy đạo vừa làm chứng tá bằng đời sống (x. số 20-21).

 

B. Ứng Dụng:

Có thể rút ra 2 Ứng Dụng cho phần Định Hướng này. Ứng Dụng thứ nhất là cho mọi công dân Việt Nam, lương cũng như giáo, kể cả và nhất là các vị lănh đạo Giáo Hội, đối với Sự Nghiệp Giáo Dục chung của xă hội. Ứng Dụng thứ hai là cho các Kitô hữu, nhất là các vị lănh đạo Giáo Hội, trong Sự Nghiệp Giáo Dục Đức Tin cho con cái và thế hệ trẻ.

- Ứng dụng thứ nhất cho mọi công dân Việt Nam, lương cũng như giáo, là đóng góp trí tuệ, sức lực, tài năng, thời gian, chuyên môn và của cải để tham gia vào Sự Nghiệp Giáo Dục bằng việc mở trường cho con em. Trên thực tế đă có nhiều người/nhóm đứng ra mở trường Tiểu Học, Trung Học và cả Đại Học nữa. Chắc chắn Nhà Nước Việt Nam sẽ phải càng ngày càng mở rộng cửa cho người dân đóng góp vào Sự Nghiệp Giáo Dục của chung xă hội. Riêng với người Công Giáo th́ càng nên tích cực hơn trong lănh vực này và nên hợp tác với những người khác ở trong nước hay từ nước ngoài, để tạo nên sự đa dạng về h́nh thái các loại trường khác nhau.

Tôi c̣n nhớ một buổi họp tại Ṭa Tổng Giám Mục Sài-g̣n từ hồi Đức Tổng Giám Mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chưa là Hồng Y. Buổi họp ấy bàn về những phương cách người Công Giáo phải làm ǵ để tham gia vào các Lănh Vực Giáo Dục, Y Tế, Xă Hội của xă hội hiện nay. Quan điểm và định hướng của vị chủ chăn Tổng Giáo Phận trong buổi họp ấy là: Luật Pháp mở cửa đến đâu, người giáo dân phải có mặt và tham gia đến đó. Vào thời điểm này, Luật Pháp đă mở cánh cửa “doanh nghiệp”, nên mọi người, kể cả người Công Giáo, có quyền đầu tư vào các lănh vực Giáo Dục, Y Tế và Xă Hội thông qua Luật Doanh Nghiệp. Nếu Giáo Hội Công Giáo với tư cách là một tổ chức tôn giáo chưa thể đứng ra mở trường, th́ người/nhóm giáo dân có toàn quyền đầu tư vào trường ốc theo Luật Doanh Nghiệp.

Trong ứng dụng này th́ các vị Lănh Đạo Giáo Hội c̣n có trách nhiệm nặng về hơn là làm cho mọi người, nhất là những người có trong chính quyền nói chung và trong ngành Giáo Dục nói riêng, nh́n nhận rằng Giáo Dục là Sự Nghiệp - tức là quyền lợi và trách nhiệm - của toàn dân, chứ không phải là của riêng ai. Công việc này không hề dễ dàng trong một chế độ mà Nhà Nước chủ trương toàn quyền quyết định trong hầu hết các lănh vực đời sống (4).

- Ứng dụng thứ hai là cho riêng người Công Giáo, nhất là cho các vị Lănh Đạo Giáo Hội, trong Sự Nghiệp Giáo Dục Đức Tin cho con cái và thế hệ trẻ. Các phụ huynh phải quan tâm hơn nữa đến việc Giáo Dục Đức Tin cho bản thân ḿnh và cho con cái ḿnh. Trong lănh vực Giáo Dục Đức Tin này th́ trách nhiệm của các vị Lănh Đạo Giáo Hội c̣n nặng nề hơn v́ đây là lănh vực và trách nhiệm riêng biệt của các ngài, v́ các ngài chịu trách nhiệm trước mặt Chúa về đời sống tâm linh của con chiên bổn đạo, trẻ cũng như già. Sự quan tâm này cần được thể hiện bằng việc giảng dậy và học hỏi Giáo Lư, Thánh Kinh và kinh nghiệm sống Đạo để mọi Kitô hữu trưởng thành đều là các Giáo Lư viên thực thụ như mong ước của HĐGMVN.

 

 

III. THAY LỜI KÊT

Giáo Dục Kitô Giáo là một Sứ Mạng mang tính phổ cập có nghĩa là mọi Kitô hữu, cá nhân và tập thể, có sứ mạng truyền bá và thực hiện Sự Nghiệp Giáo Dục theo tinh thần và đường lối của Chúa Kitô. Cũng có nghĩa là mọi người, lương cũng như giáo, có quyền tiếp nhận nền Giáo Dục Ki-tô Giáo một cách tự do và chọn lựa. Không ai có quyền cản trở hay hạn chế các quyền nói trên. Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nh́n nhận các quyền ấy là quyền căn bản của con người. Nếu tại đất nước ta những quyền căn bản ấy chưa được nh́n nhận th́ những người có trách nhiệm trong đạo ngoài đời nên gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với nhau để làm sao năo trạng của xă hội và luật pháp của xă hội của Nhà Nước thay đổi phù hợp với đà phát triển chung của nhân loại và lợi ích đích thực và lâu dài của Tổ quốc.

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Seattle (WA/USA) 01.11.2007


 

Ghi chú:

(1) “Hăy rao giảng lời Chúa, hăy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hăy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả ḷng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. Thật vậy, sẽ đến thời người ta không c̣n chịu nghe giáo lư lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của ḿnh…. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lư, nhưng hướng về những chuyện hoang đường. Phần anh, hăy thận trọng trong mọi sự, hăy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh” (x. 2 Tm 4,2-5).

(2) Sau cùng với danh nghĩa đặc biệt, Giáo Hội có trách nhiệm giáo dục không những v́ Giáo Hội là xă hội trần gian, phải được thừa nhận có khả năng giáo dục, nhưng nhất là v́ Giáo Hội có nhiệm vụ loan truyền cho mọi người biết con đường cứu rỗi, cũng như thông ban sự sống Chúa Kitô cho các tín hữu và luôn lo lắng giúp đỡ họ đạt tới sự viên măn của đời sống ấy. Bởi vậy như một Người Mẹ, Giáo Hội có nhiệm vụ bảo đảm cho con cái một nền giáo dục, đem tinh thần Chúa Kitô thấm nhuần đời sống chúng, nhưng đồng thời cũng cổ vơ mọi dân tộc phát triển sự hoàn thiện toàn vẹn của con người, phục vụ lợi ích của xă hội trần thế và xây dựng một thế giới nhân đạo hơn (TNGDKTG, số 3).

(3) Thư Chung 2007 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Giáo dục Kitô giáo , phần III Định Hướng Giáo Dục Ki-tô Giáo số 17-21.

(4) Ngày 12.09.2006, Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI phát biểu về trách nhiệm phải lên tiếng bênh vực công lư: «Tất cả chúng ta lại không muốn một ngày kia công lư sẽ được thực hiện cho tất cả những người bị kết án một cách bất công sao? và cho tất cả những người suốt đời phải đau khổ, và sau một cuộc sống đầy đau khổ lại bị chôn vùi trong sự chết sao? Chúng ta lại không muốn rằng quá nhiều bất công và đau khổ mà chúng ta thấy trong lịch sử, cuối cùng sẽ tan biến đi và hết mọi người sẽ được hạnh phúc sao? rằng tất cả mọi sự đều có một ư nghĩa sao? Đức Tin không muốn làm cho người ta sợ hăi. Đức Tin mời gọi chúng ta lănh lấy trách nhiệm, v́ thế chúng ta không được làm hư cuộc sống của ḿnh, cũng không được lạm dụng hoặc giữ cuộc sống cho riêng ḿnh; trước bất công, chúng ta không được thờ ơ, không được đồng lơa hay thỏa hiệp với nó. Chúng ta phải nhận ra sứ mạng của ḿnh trong lịch sử và t́m cách đáp ứng trách nhiệm ấy » (Thông tấn xă ZENIT ZF06091202).

 


 

CHIA SẺ//THẢO LUẬN NHÓM NHỎ

1. Ông/Bà, Anh/Chị có chia sẻ với các Giám Mục Việt Nam về ư muốn dấn thân của Giáo Hội trong Sự Nghiệp Giáo Dục để thực hiện sứ mạng loan báo Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô cho đồng bào cách hiệu quả và thiết thực hơn không?

2. Ông/Bà, Anh/Chị quyết định làm ǵ để mọi người chung quanh nh́n nhận Giáo Dục Kitô Giáo là Một Sứ Mạng Mang Tính Phổ Cập?

3. Ông/Bà, Anh/Chị quyết định làm ǵ để nâng cao đời sống Đức Tin của chính ḿnh và của con em ḿnh?

 


 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.