TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

MichelAnge

 

BÀI 8: TRUYỀN GIÁO BẰNG LOAN BÁO TIN MỪNG

 

VÀO ĐỀ

Chứng tá đời sống là đường lối Truyền Giáo đầu tiên, có tính cơ bản và phổ quát nhất, như chúng ta đă thấy trong bài trước (bài 7). Đường lối Truyền Giáo tiếp theo là LOAN BÁO TIN MỪNG. Đó vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của người và của Giáo Hội Ki-tô giáo, v́ bản chất của Giáo Hội là Truyền Giáo tức tiếp nối công tŕnh Loan Bao Tin Mừng của chính Chúa Giêsu Ki-tô, Con Một Thiên Chúa xuống trần.

Trong lịch sử Truyền Giáo của Giáo Hội, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, có lẽ không ai có thể so sánh được với Thánh Phao-lô được gọi là Vị Tông Đồ Dân Ngoại. Ngài đă dành cả cuộc đời cho công cuộc Loan Báo Tin Mừng và xây dựng các Cộng Đoàn Ki-tô trong các nước thuộc vùng Địa Trung Hải. Hai lời nói "bất hủ" nhất của ngài đáng mọi Ki-tô hữu phải thuộc nằm ḷng là:
“Khốn thân tôi! nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1).
“Hăy rao giảng lời Chúa, hăy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện" (2).

 

1. Giáo huấn của Giáo Hội về Đường Lối Truyền Giáo bằng Loan Báo Tin Mừng:

“Giảng truyền tức là dùng lời nói công bố một sứ điệp vẫn luôn luôn cần thiết…. Lời nói măi măi c̣n hợp với hiện thời, nhất là khi nó lại mang quyền năng của Thiên Chúa. Bởi vậy phương châm của Thánh Phao-lô vẫn c̣n hợp thời với hiện thời: ”Tin là bởi đă được nghe”: chính nhờ Lời đă nghe mà dẫn tới đức tin (3).

“Không thể có sự Phúc âm hóa thật sự nếu không có việc công khai loan báo Chúa Giê-su là Chúa.…..Thế nên, Đức Giáo hoàng Phao-lô VI đă viết rơ ràng rằng “không có việc phúc âm hóa thật sự, nếu trong đó người ta chưa công bố tên, giáo lư, cuộc đời, các lời hứa, Nước Trời và mầu nhiệm của Chúa Giê-su Na-da-rét, Con Thiên Chúa”. Đây chính là điều mà các thế hệ Ki-tô hữu đă làm trong bao nhiêu thế kỷ qua” (4).

Riêng tại Châu Á:

“Ư thức sâu xa về sự phức tạp do có quá nhiều t́nh huống khác nhau tại Á Châu, và v́ muốn “sống theo sự thật và trong t́nh bác ái” (Ep 4,15), nên Giáo Hội luôn công bố Tin Mừng với sự tôn trọng và quư mến đối với những người nghe. Loan báo mà vẫn tôn trọng các quyền lương tâm sẽ không xâm phạm sự tự do của con người, v́ đức tin luôn luôn đ̣i phía cá nhân phải có sự hưởng ứng tự do tự nguyện. Tuy nhiên, tôn trọng không có nghĩa là không được phép công khai loan báo Tin Mừng một cách nguyên vẹn. Nhất là trong bối cảnh có quá nhiều nền văn hóa và tôn giáo tại Á Châu, cần phải nói rơ rằng “không bao giờ v́ tôn trọng và yêu quư các tôn giáo ấy, cũng chẳng bao giờ v́ tính phức tạp của các vấn đề được đặt ra mà yêu cầu Giáo Hội rút lui không công bố Chúa Giê-su Ki-tô cho những người không phải là Ki-tô hữu.”

“Tuy nhiên, trong những cuộc tham khảo diễn ra trước Thượng Hội Đồng, nhiều Giám Mục Á Châu đă nêu lên những khó khăn khi công bố Chúa Giê-su là vị Cứu Tinh duy nhất. Trong Hội Nghị, các vị cũng mô tả t́nh h́nh ấy như sau: ”Một số tín đồ của các tôn giáo lớn tại Á Châu không gặp vấn đề ǵ khi chấp nhận Chúa Giê-su là hiện h́nh của Thần Minh hay Đấng Tuyệt Đối, hoặc như một Đấng “Giác Ngộ”. Nhưng thật khó cho họ phải coi Ngài là hiện thân duy nhất của Thần Minh. Thật ra, nỗ lực chia sẻ ơn đức tin đối với Chúa Giê-su như là vị Cứu Tinh duy nhất đă đụng phải những khó khăn về triết học, văn hóa và thần học, nhất là nh́n từ những niềm tin có trong các tôn giáo lớn của Á Châu, vốn quyện rất chặt với các giá trị văn hóa và các thế giới quan riêng biệt.

“Theo ư kiến của các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng những khó khăn ấy c̣n được tăng thêm do sự kiện Chúa Giê-su thường được cho là xa lạ với Á Châu. Thật là nghịch lư khi đại đa số người Á Châu có khuynh hướng coi Chúa Giê-su, một người sinh ra trên chính mảnh đất Á Châu, là một người Tây Phương hơn là Á châu…” (5).

Một số tín đồ của các tôn giáo lớn tại Á Châu không gặp vấn đề ǵ khi chấp nhận Chúa Giê-su là hiện h́nh của Thần Minh hay Đấng Tuyệt Đối, hoặc như một Đấng “Giác Ngộ”. Nhưng thật khó cho họ phải coi Ngài là hiện thân duy nhất của Thần Minh.

 

2. Giáo huấn của Chúa Giê-su Ki-tô về Loan Báo Tin Mừng:

“Chúa Giê-su đến gần nói với các môn đệ: "Thầy đă được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đă truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế." (6).

 

3. Chứng Tá của chính Chúa Giêsu Kitô:

“Thế rồi Chúa Giê-su đi khắp miền Ga-li-lê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân. Danh tiếng Người đồn ra khắp xứ Xy-ri. Thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền: những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt; và Người đă chữa họ. Từ miền Ga-li-lê, vùng Thập Tỉnh, thành Giê-ru-sa-lem, miền Giu-đê và vùng bên kia sông Gio-đan, dân chúng lũ lượt kéo đến đi theo Người.” (7).

 

4. Giải thích thêm về Loan Báo Tin Mừng là một Đường Lối để Truyền Giáo:

4.1 Loan báo Tin Mừng nhắm cả ba loại đối tượng: thứ nhất là những người chưa biết chưa tin Chúa; thứ hai là những người đă tin theo Chúa và đang sống đạo; thứ ba là những người đă tin Chúa nhưng nay đă bỏ Chúa và Giáo Hội.

4.2 Loan báo Tin Mừng được thực hiện bằng rất nhiều cách khác nhau: việc làm, lời nói, bài viết, sách báo, phim ảnh, băng đĩa, hội họa, âm nhạc, kiến trúc vân vân.....

 

5. Điều kiện để người Ki-tô hữu và Giáo Hội Việt Nam Loan Báo Tin Mừng:

5.1 Ư thức ơn gọi và sứ mạng Loan Báo Tin Mừng của cá nhân và cộng đoàn Ki-tô hữu.

5.2 Được huấn luyện & đào tạo một cách tương đối về Đời Sống Nội Tâm (8), về Tinh Thần và Phương Pháp Truyền Giáo.

5.3 Biết tổ chức một cách chặt chẽ, khoa học và phù hợp với từng loại đối tượng, với các môi trường xă hội khác nhau.

5.4 Biết sử dụng những phương tiện có sẵn trong tay và sáng tạo ra những phương thế mới, nhắm đáp ứng nhu cầu và mong ước của người thời nay (9).

 

THAY LỜI KẾT

Việc Loan Báo Tin Mừng là trách nhiệm của mọi Ki-tô hữu. Điều đó không có ǵ phải nói thêm. Nhưng để việc Loan Báo Tin Mừng của người Ki-tô hữu và của Giáo Hội Việt Nam đạt nhiều kết quả th́ điều chúng ta cần là Phương Tiện và Nhân Sự Truyền Giáo, nhất là Cán Bộ Truyền Giáo thông minh, thánh thiện và chuyên nghiệp. Ước ǵ và hăy cầu xin Thiên Chúa cho Giáo Hội chúng ta có được nhiều người như thế ở trong hàng giáo phẩm, giáo sĩ, tu sĩ cũng như giáo dân.

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Lễ Suy Tôn Thánh Giá
Kansas City (MO/USA) ngày 14.09.2006



Ghi Chú :

(1) 1 Cr 9,16.

(2) 2 Tm 4,2

(3) Đức Thánh Cha Phaolô VI, Tông huấn Loan Báo Tin Mừng, số 42

(4) Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, số 1.

(5) Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, số 20.

(6) Mt 28,17-20; Mc 16, 14 -18; Lc 24, 36 -49; Ga 20, 19 -23; Cv 1,6-8.

(7) Mt 4,23-25.

(8) Mt 5,48: "Anh em hăy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện”. Hiến chế tín lư về Giáo Hội 11,3: “Mọi Kitô hữu đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành” Hiến chế tín lư về Giáo Hội 40,2: “V́ thế, tất cả các Kitô hữu, bất cứ theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên măn của đời sống Kitô giáo và sự trọn lành của Đức Ái”.

(9) Đề nghị đọc lại Bài 6: Các phương tiện cần thiết cho việc Truyền Giáo tại Việt Nam.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Xem các bài viết khác trong Bài Viết của Anh Nguyễn văn Nội, khóa 6 GHHV, niên khoá 1963.