Ư NGHĨA CỦA KITÔ GIÁO
(THE MEANING OF CHRISTIANITY)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MichelAnge

 

CHƯƠNG MỘT

 

“ĐỨC GIÊ-SU ĐƯỢC GỌI LÀ ĐẤNG KI-TÔ” (Mt 1,16)

 

 

· VÀ PHỤC SINH CỦA CHÚA GIÊ-SU

Nhưng một bất ngờ đă xẩy ra. Đây là điều mà Tân Ước đă không ngừng làm chứng. Biến có6 này đă làm phát sinh một phong trào lan rộng khắp thế giới mà chúng ta gọi là Ki-tô giáo. Ngày thứ ba sau khi Chúa Giê-su chết, những người môn đệ khiếp đảm đang tụ họp nhau trong một căn nhà cửa ngơ đóng kín. Th́nh ĺnh, họ nhận thức rằng Chúa Giê-su đang đứng giữa họ. Ngài nói với họ: “B́nh an cho các con. Tại sao các con bối rối như thế?….Chính Thày đây!” (Lc 24,36-39; Ga 20,19-23). Thoạt tiên các môn đệ không biết phải làm ǵ? Họ ngỡ ngàng đến sợ hăi. Tuy nhiên, không mấy chốc, tâm hồn họ bỗng tràn ngập niềm xác tín rằng Chúa Giê-su đă sống lại, Ngài đang thực sự sống giữa các ông. Dấu hiệu đầu tiên của sự sống lại của Chúa Giê-su đó là ngôi một trống mà một số phụ nữ từng theo Ngài khi c̣n sống, đă phát hiện trong ngày thứ ba lúc đến thăm mộ. Nhưng những điều các phụ nữ này nói đă không thuyết phục được các tông đồ mà c̣n làm cho các ông thêm bấn loạn là khác (Lc 24,22-23). Tuy nhiên, “khi Ngài xuất hiện một cách sống động sau cuộc khổ nạn bằng nhiều bằng chứng, cũng như hiện ra với họ trong ṿng 40 ngày và nói về Nước Thiên Chúa cho họ (Cv 1,3), th́ tâm hồn họ được tràn ngập bởi một niềm tin không lay chuyển rằng “Đức Ki-tô đă thực sự sống lại từ cơi chết, Ngài là hoa quả đầu mùa của những kẻ đă yên giấc (1 Cr 15,20). Từ đó, nẩy nở trong ḷng họ một niềm hy vọng kiên vững rằng “trong Đức Ki-tô mọi người đều được sống” (1 Cr 15,22). Không những chỉ có Đức Ki-tô, nhưng tất cả những ai tin tưởng và hy vọng nơi Ngài, tất cả những ai yêu mến Ngài, cũng đều có thể làm cho chúng ta sống lại.

Lá thư đầu tiên của Thánh Phao-lô gởi cho các tín hữu ở Cô-rin-tô đă đưộc viết khoảng 25 năm sau những biến cố Phục Sinh. Trong lá thư, Thánh Phao-lô tŕnh bày chính chứng từ của những người đă mắt thấy tai nghe là Phê-rô, Gia-cô-bê và các tông đồ khác và 500 môn đệ, cũng như kinh nghiệm bản thân của Ngài trên đường đi đến Đa-mát (1 Cr 15). Ngài đă tiếp xúc rộng răi với các nhân chứng (Gl 1,18). Đọc lại bài tường thuật của Thánh Phao-lô, ai cũng đều có thể cảm nhận được niềm vui đă làm rung động tâm hồn các môn đệ khi họ nhận biết rằng Chúa Giê-su, người đă bị xem là kẻ chiến bại trong một thời gian ngắn ngủi, nay đă trở thành kẻ chiến thắng. Thiên Chúa đă cho Ngài sống lại từ cơi chết. Chúa Giê-su quả thực là Đấng Ki-tô, Đấng Cứu Tinh, Vị Thiên Sai hằng được mong đợi. Ngài là Chúa uy quyền hơn các chúa, mạnh hơn cả sự chết. Ngài sồng với Chúa Cha, nhưng đồng thời cũng sống với chúng ta cho đến tận thế, tuy một cách vô h́nh (Mt 28,20). Sự Phục sinh của Chúa Giê-su là trọng tâm của niềm tin Ki-tô. Sự Phục sinh này có một ư nghĩa hoàn toàn khác biệt với ư nghĩa sự sống lại của La-da-rô, kẻ dă được Ngài cho ra khỏi mồ sau 4 ngày được tống táng (Ga 11,11-45). La-da-rô đă có thể kéo dài cuộc sống của ông vài năm nữa. Nhưng Đức Ki-tô Phục sinh sẽ không bao giờ chết nữa. Sự chết không c̣n quyền hành trên Ngài (Rm 6,9). Sự Phục sinh của Chúa Giê-su chính là sự chiến thắng chung cục của Thiên Chúa trên sự chết. Thiên Chúa không là bạn của sự chết mà là của sự sống. Ngài đă không tạo dựng một thế giới để rồi tất cả những ǵ là thiện mỹ phải trở thành tro bụi. Không có ǵ cao quí và tốt đẹp hơn T́nh Yêu. Do đó, T́nh Yêu và tất cả những ǵ được tạo dựng v́ yêu thương, cũng sẽ tồn tại măi măi. Trong sự chết của Chúa Giê-su, T́nh Yêu đă đạt đến tuyệt đỉnh. Nếu có một Thiên Chúa và nếu Thiên Chúa đó là T́nh Yêu, nếu Thiên Chúa đó đă sai Chúa Giê-su và đă đáng cho Chúa Giê-su tin tưởng phó thác,th́ cái chết của Chúa Giê-su không thể nào là một thất bại và là một tận cùng. Cái chết đó không ǵ khác hơn là khởi đầu của sự sống vĩnh cửu. “Ta phải bỏ thế gian này mà về cùng Cha Ta” (Ga 16,28). Với những lời này, Chúa Giê-su có ư ám chỉ đến cái chết và sự Phục sinh của Ngài. Ngài trở về với Chúa Cha, nguồn mạch của mọi sự sống.

Theo Kinh Thánh, Chúa Giê-su đă sống lại trong thân xác của Ngài. Tuy nhiên Kinh Thánh cũng nói rằng những đặc tính của Thân Xác Phục sinh của Ngài khác hẳn với thân xác hay chết của Ngài (1 Cr 15,35-49).

Trong sự Phục sinh của Ngài, lịch sử của nhân loại đă được hoàn tất. Trong ánh sáng của Đức Ki-tô Phục sinh, chúng ta có thể hiểu được ư nghĩa của toàn thể lịch sử nhân loại cũng như ư nghĩa của công cuộc tạo dựng.

Những định luật của không gian và thời gian không c̣n chi phối trên Thân Xác Phục sinh của Ngài nữa. Chúa Giê-su đă có thể đi xuyên qua những cánh cửa đóng kín và biến mất liền sau đó. Giới hạn trong những phạm trù của không gian và thời gian, óc tưởng tượng của chúng ta không thể nào vẽ ra được một Thân Xác Phục sinh như thế nào. Do đó, niềm tin vào sự Phục sinh trong thể xác của Chúa Giê-su là điều rất quan trọng, bởi v́ niềm tin này nói lên rằng Đức Ki-tô đă chết trên thập gía và Đức Ki-tô đă sống lại, là một. Chúa Giê-su Na-da-rét, Đấng đă đi qua trên cơi đời này như hiện thân của T́nh Yêu Tinh Ṛng của Thiên Chúa đối với loài người và đă chết, nay đang sống măi như Đức Ki-tô Phục sinh. T́nh Yêu của Ngài vẫn dơi theo chúng ta. Đó cũng chính là T́nh Yêu đă gia tăng xuyên qua cuộc sống tại thế của Ngài và đă đạt đến tuyệt đỉnh trong cái chết của Ngài. Thân xác là dụng cụ thông đạt giữa con người với nhau. Do đó, sự Phục sinh trong thân xác của Chúa Giê-su có nghĩa là- dù một cách vô h́nh- Ngài vẫn luôn thông hiệp với chúng ta. Chúa Giê-su Phục sinh là người bạn đồng hành trong cuộc lữ hành của chúng ta. Trong sự Phục sinh của Ngài, lịch sử của nhân loại đă được hoàn tất. Trong ánh sáng của Đức Ki-tô Phục sinh, chúng ta có thể hiểu được ư nghĩa của toàn thể lịch sử nhân loại cũng như ư nghĩa của công cuộc tạo dựng. Trong Chúa Giê-su Phục sinh, nhờ Thần Khí của Ngài, tất cả mọi người, một cách tự do và tự đáy ḷng, đều tin vào T́nh Yêu của Thiên Chúa và sống trong T́nh Yêu của Ngài, đến độ “Thiên Chúa sẽ cư ngụ trong tất cả mọi người” và “Ngài trở nên mọi sự cho mọi người” và T́nh Yêu có thể là tất cả cho mọi người (1 Cr 15,28).

 

· CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

Các môn đệ đă bắt đầu cảm nghiệm được sức mạnh của Chúa Thánh Thần ngay từ ngày đầu tiên sau khi Chúa Giê-su sống lại. Chúa Thánh Thần đă không nhập thể. Do đó, khó có thể có được một quan niệm đúng đắn về Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần thường tự bày tỏ qua những biểu trưng sâu sắc. Ngài được nhắc đến như thần khí hoặc hơi thở của Thiên Chúa. Các tiên tri trong Cựu Ước loan báo rằng Thánh Thần sẽ hiện diện một cách sung măn trong Đấng Cứu Thế (Is 11,2) và tất cả mọi thành phần của dân Chúa cũng sẽ được tràn đầy Thánh Thần (Gr 3,1-5).

Trong buổi chiều ngày Phục sinh, Chúa Giê-su đă hiện ra với các tông đồ và khi thở hơi trên các ông, Ngài đă nói: “Các con hăy lănh nhận Chúa Thánh Thần” (Ga 20,22). Năm mươi ngày sau, nhân ngày Lễ Ngũ Tuần, các môn đệ đă cảm nghiệm được sức mạnh của Chúa Thánh Thần tràn ngập tâm hồn họ. Do Thánh Thần thúc đẩy, lần đầu tiên kể từ sau khi Chúa Giê-su chết, họ đă xuất hiện trước đám đông và công bố: “Thiên Chúa đă cho Đức Giê-su sống lại và tất cả chúng tôi làm chứng cho điều đó” (Cv 2,32). Do đó “xin mọi người hăy biết rằng Thiên Chúa đă tôn phong Ngài làm Chúa và Đấng Ki-tô, chính Ngài là Giê-su mà các người đă đóng đinh” (Cv 2,36).

Với những lời này, các môn đệ đă sẵn sàng để hoán cải cả thế giới. Họ đă chịu tử đạo v́ lời rao giảng của họ. Tuy nhiên, sau cùng, ḷng tin của họ đă cải hóa cả đế quốc La Mă. Các sứ giả của Đức Ki-tô ngày nay cũng mang cùng một ‘Tin Mừng’ đến cho mọi dân tộc trên trái đất: Tin Mừng đó là: “Đức Ki-tô đă sống lại”. Cái chết của Ngài không phải là một lời gĩa biệt mà là một gặp gỡ. Cái chết ấy không là một thối rữa, mà là một trổ sinh mới. Cái chết ấy không là một cái chết vĩnh viễn, mà là một cuộc sống vinh hiển.

 

· CHÚA GIÊ-SU CON MỘT CỦA CHÚA CHA

Chỉ trong ánh sáng của Phục sinh mà cuối cùng các tông đồ đă hiểu được Chúa Giê-su là Ai. Trong cuộc sống tại thế của Ngài, khi lắng nghe lời của Ngài và chứng kiến những việc Ngài làm, các ông đă linh cảm rằng Ngài là một con người trổi vượt hơn tất cả mọi tiên tri đến trước Ngài và mối liên kết giữa Ngài và Chúa Cha là một tương quan chỉ có giữa Cha và Con mà thôi. Nếu không th́ làm sao sự xuất hiện của Ngài có thể được xem như là dấu chỉ của thời viên măn, là khởi đầu của Nước Thiên Chúa? Nếu không th́ làm sao Ngài dám tha tội cho tội nhân? Nhưng chỉ sau khi Ngài sống lại th́ bí ẩn của con người Chúa Giê-su mới được tỏ lộ một cách rơ ràng cho các tông đồ. Chúa Giê-su, Đấng Phục Sinh ngồi bên hữu Thiên Chúa Cha, Đấng liên kết toàn thế giới với Thiên Chúa như là Vị Trung Gian duy nhất, Chúa Giê-su, Đấng sai Thánh Thần đến với chúng ta như là hơi thở của chính Ngài, một Chúa Giê-su như thế không thể chỉ là một tạo vật. Dĩ nhiên, Ngài là một con người. Ngài đă được sinh ra từ một người mẹ trần thế. Ngài cũng lớn lên như mọi người. Ngài cũng có lúc vui khi buồn. Ngài đă lao động và cũng đă biết thế nào là mỏi mệt. Cũng có lúc, đôi mắt Ngài phóng ra những tia giận dữ. Cũng chính đôi mắt ấy đă nh́n về một người thanh niên với tất cả tŕu mến. Có lúc Ngài vui vỡ lở, có lúc Ngài run rẩy lo sợ. Ngài đă chết như một con người. Ngài đă sống lại như một con người và đề sống măi như một con người. Nhưng cũng chính Chúa Giê-su ấy lại là một cái ǵ hơn cả một con người. Ngài là Thần Linh. Ngài là chiếc cầu nối liền giữa Thiên Chúa và con người, Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là con người. Ngài là Đấng Trung Gian duy nhất (1 Tm 2,5). Ngài không đồng nhất với Chúa Cha, bởi v́ Chúa Cha gọi Ngài là ‘Con Yêu Dấu’ (Mc 1,11) và Ngài gọi Thiên Chúa là Cha. Nhưng bản chất đích thực của Ngài là Thiên Linh cho nên Ngài cũng là Thiên Chúa đích thực.

Ngài là chiếc cầu nối liền giữa Thiên Chúa và con người, Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là con người. Ngài là Đấng Trung Gian duy nhất (1 Tm 2,5). Ngài không đồng nhất với Chúa Cha, bởi v́ Chúa Cha gọi Ngài là ‘Con Yêu Dấu’ (Mc 1,11) và Ngài gọi Thiên Chúa là Cha. Nhưng bản chất đích thực của Ngài là Thiên Linh cho nên Ngài cũng là Thiên Chúa đích thực.

Ngài là Thiên Chúa không chỉ vào lúc cuối đời, mà ngay từ lúc đầu. Thánh Phao-lô, Thánh Gio-an và nhiều người khác, khi tuyên xưng niềm tin này, đă xử dụng những kiểu nói của Cựu Ước. Họ gọi Ngài là Ngôi Lời, là Đấng Khôn Ngoan, là Đấng Uy Dũng: Ngôi Lời vẫn hiện hữu từ đời đời với Thiên Chúa Cha. Ngôi Lời là Con Một của Chúa Cha, là Sự Khôn Ngoan của Chúa Cha từ đời đời (Ga 1,1-13; Pl 2,6; Cl 2,15-20). Ngôi Lời là Thiên Chúa thật bởi v́ Chúa Cha sinh ra Ngài, không ngừng thông ban cho Ngài Sự Sống Thần Linh. Ngôi Lời đă nhập thể v́ chúng ta để cứu rỗi chúng ta (Ga 1,14). Thiên Chúa đă sai Người Con Một của Ngài đến sống dưới h́nh thức một con người. Đón nhận tất cả từ Chúa Cha, Ngài cũng mang lại mọi sự cho Chúa Cha.

 

· THIÊN CHÚA BA NGÔI

Chân lư mầu nhiệm về Chúa Ba Ngôi mang lại cho chúng ta một chiều kích mới trong sự hiểu biết về bản chất của Thiên Chúa: Thiên Chúa là Một, nhưng Ngài không đơn độc. Bản chất đích thực của Thiên Chúa là một nguồn suối bất tận của yêu thương giữa Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Cha sinh ra Chúa Con, thông ban cho Chúa Con mọi sự. Chúa Con yêu thương Chúa Cha, đáp trả lại tất cả mọi sự. Chúa Thánh Thần là hoa quả của sự trao ban hỗ tương ấy giữa Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Thánh Thần chính là T́nh yêu của Thiên Chúa. Đó là Chân Lư được diễn tả trong Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa là Một, nhưng bản chất của Ngài là T́nh Yêu hỗ tương giữa Ba Ngôi Vị. Ngôi thứ nhât là Cha, Nguồn Mạch của mọi sự. Ngôi thứ Hai là Con, H́nh Ảnh đích thực của sự Thiện Hảo của Chúa Cha. Ngôi thứ Ba là Thánh Thần, Mối Tương Quan Yêu Thương giữa Chúa Cha và Chúa Con. Nhờ Chúa Con nhập thể làm người và Chúa Thánh Thần được sai đến, chúng ta được tham dự vào sự sống của Ba Ngôi. Chúng ta trở thành anh em của Đức Ki-tô. Chính Chúa Giê-su sống trong chúng ta và Thánh Thần sinh động chúng ta bằng hơi thở của Chúa Giê-su. Thiên Chúa Cha chấp nhận chúng ta như dưỡng tử của Ngài. Nhờ Chúa Thánh Thần thúc đẩy, chúng ta có thể gọi Thiên Chùa là ‘Cha chúng ta’.

 

· SỰ CỨU RỖI

Niềm tin này của các Ki-tô hữu tiên khởi, nhờ Thánh Thần linh ứng, chiếu rọi một nguồn sáng mới trên cái chết của Chúa Giê-su. Cái chết đó không phải là một tai ương tự nhiên. Nó cũng không là một tất định của lịch sử. Trái lại, đó là một sự biểu lộ hoàn hảo của T́nh Yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. “Bởi v́ Thiên Chúa đă yêu thương thế gian đến nỗi đă ban Con Một Ngài để bất cứ ai tin Người Con Một đó đều không phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16). Thiên Chúa “không dung tha Người Con Một của Ngài, nhưng trao nộp Ngài cho chúng ta” (Rm 8,32) “trong khi chúng ta c̣n là tội nhân” (Rm 5,8).

Tất cả quyền lực của tăm tối gào thét để dập tắt ngọn lửa yêu thương trong Chúa Giê-su. Nhưng tất cả mọi thứ tội lỗi: sự tham quyền cố vị của những kẻ đang cầm quyền tại Giê-ru-sa-lem, ḷng ích kỷ tự phụ và cố chấp của họ, sự hèn nhát cùa Phi-la-tô, một người chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của ḿnh, sự phản bội của Giu-đa, sự đào thoát của các tông đồ, ḷng nhẹ dạ của đám đông, sự độc ác của những người thừa hành quyền bính, khi hành hạ Ngài trong thể xác lẫn tâm hồn: tất cả những điều đó, Chúa Giê-su biến thành t́nh yêu vô biên và tha thứ. Cầu nguyện cho những kẻ đang hành hạ ḿnh, tiến đến cái chết với tất cả yêu thương, v́ yêu thương: đó là cách thế mà Con Thiên Chúa đă thể hiện cuộc sống của Ngài trong thế giới thụ tạo. Qua cách thế ấy, Ngài đă làm sáng tỏ trong thế giới T́nh Yêu vô biên của Thiên Chúa. Thiên Chúa chê ghét tội lỗi bởi v́ nó đối nghịch lại với sự Thánh Thiện của Ngài cũng như hủy diệt con người. Tuy nhiên, Người Con Một yêu dấu của Ngài đă đến giữa thế giới tội lỗi ấy để bị giết bởi tay người tội lỗi mà vẫn yêu thương và cầu nguyện cho họ. Chúa Giê-su là Đấng Trung Gian hoàn hảo; Ngài là Đại Diện của toàn thể nhân loại. Ngài là người thợ kiến tạo hoàn hảo của một giao ước mới với Thiên Chúa Cha. Trong Chúa Giê-su, Thiên Chúa đă t́m thấy một sự đáp trả hoàn toàn cho tiếng gọi của Ngài. Giờ đây, Thiên Chúa nh́n đến nhân loại xuyên qua Đức Ki-tô, Đấng đă sống, đă chết và đă sống lại v́ chúng ta.

Điều này cho chúng ta hiểu tại sao Thiên Chúa đă sai Con Một Ngài, tại sao Ngài muốn cho Chúa Giê-su chỉ sống cho công bằng và yêu thương. Đây là một cách sống đương nhiên dẫn đến cái chết trên thập giá. Nhưng cuối cùng, chúng ta cũng hiểu được tại sao Thiên Chúa đă cho Ngài sống lại từ cơi chết. Thiên Chúa muốn vĩnh viễn nh́n thấy chúng ta qua Chúa Giê-su, Đấng đă chịu đóng đinh và đă sống lại. Thiên Chúa cũng đổ tràn Thánh Thần trên chúng ta. Chính Thánh Thần là Đấng thổi ngọn gió mát vào đám sương mù tội lỗi của chúng ta và soi sáng tâm hồn chúng ta bằng mặt trời T́nh Yêu của Ngài.

Cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giê-su cũng giống như một món tiền chuộc, nhờ đó Thiên Chúa giải phóng chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi và làm cho chúng ta thuộc trọn về Ngài (1 Pr 1,18; 2,9). Ngài đóng ấn trên chúng ta bằng Dấu Ấn của Thánh Thần (Ep 1,13).

Cả cuộc sống của Chúa Giê-su đă trở thành con đường dẫn chúng ta về với Chúa Cha, về với Sự Sống và về với nhau. Chúa Giê-su đi trước và chúng ta đi theo Ngài. Cái chết và sự phục sinh của Ngài là sức mạnh đưa chúng ta lên đường và dẫn chúng ta đi đến cùng. “T́nh Yêu của Đức Ki-tô hướng dẫn chúng ta….Ngài đă chết cho chúng ta để tất cả những ai sống không c̣n sống cho chính ḿnh nữa, mà sống cho Đấng đă chết và đă sống lại v́ họ” (2 Cr 5,14-15).

 


 

SUY NGHĨ & THẢO LUẬN

1. Hăy so sánh những nhóm và những mẫu người sống trong xă hội hiện nay của chúng ta với những nhóm và mẫu người sống vào thời Chúa Giê-su. Họ có giống nhau không? Chúa Giê-su sẽ nói ǵ với họ? Họ sẽ phản ứng như thế nào với Ngài? Phần tôi, tôi thuộc mẫu người nào?

2. Chúa Giê-su nói rằng điều quan trọng nhất chính là trái tim con người. Trái tim tôi giống ǵ? Trái tim tôi tựa vào đâu? Tôi có chọn lựa t́nh yêu vô biên, t́nh yêu đối với mọi người như là thái độ cơ bản cho trái tim tôi không? Hay có một cái ǵ khác đang quyết định thái độ cơ bản của trái tim tôi?

3. Tôi có phân biệt người ta thành ra người thân cận và người không thân cận như các luật sĩ đă làm không? Hay tôi cố gắng trở thành cận thân của mọi người, như người Sa-ma-ri trong câu chuyện do Chúa Giê-su kể?

4. Tôi có ư thức được rằng khi Chúa Giê-su nói “các ngươi” (trong Tin Mừng theo Thánh Lu-ca 6,27-36 chẳng hạn) Ngài không chỉ nói với những kẻ nghe Ngài cách đây 2000 năm, mà c̣n nói với tôi không? Tôi có lắng nghe Ngài không? Tôi có tin Ngài không? Tôi có đang theo Ngài không?

5. Chúa Giê-su đă dành sự ưu ái đặc biệt cho những người mà Ngài gọi là “những kẻ bé mọn”. Ngày nay, ai là “những kẻ bé mọn” ấy? Tôi có dành ưu ái cho những người đó không? Tôi có đứng về phía những người đó không?

6. Trong câu chuyện nói về người giầu có chỉ biết có tiền bạc, Chúa Giê-su gọi người đó là “kẻ ngu xuẩn” (Lc 12,20). Xă hội ngày nay của chúng ta đánh giá về tiền bạc như thế nào? Đâu là thái độ của riêng tôi đối với tiền bạc? Tôi theo cách thẩm định của Chúa Giê-su hay của thế giới ngày nay?

7. Đâu là quan niệm của riêng tôi về Thiên Chúa? Đó có phải là quan niệm mà Chúa Giê-su đă có và đă dạy không? Phải chăng tôi không có một ư tưởng khác về Thiên Chúa? Tôi có thực sự tin rằng Thiên Chúa săn sóc tôi, Ngài biết tên tôi, Ngài yêu thương tôi không? Tôi có tin rằng Thiên Chúa nghĩ về mọi người như nhau không? Niềm tin này có âm hưởng nào trên cuộc sống và cách cư xử của tôi không?

8. Tôi có mau mắn đi t́m Chúa trong cuộc sống của tôi không? Tôi có nghĩ rằng khám phá và thực thi Ư Chúa là điều quan trọng nhất trong cuộc sống của tôi không? Ngày nay, làm thế nào để tôi khám phá ra Ư Chúa?

9. Tôi có ra điều kiện để đi theo Chúa (chẳng hạn như được thấy phép lạ, được thành công, được khỏe mạnh) không? hay tôi muốn theo Chúa vô điều kiện?

10. Người Ki-tô hữu tin rằng cái chết và sự phục sinh của Đức Ki-tô là trọng tâm của lịch sử. Đó có phải là trọng tâm của cuộc sống của tôi không? Nếu Đức Ki-tô đă không chết và sống lại, cuộc sống hằng ngày của tôi có thay đổi không? Tôi có đương đầu với những vấn đề của tội lỗi và sự không tin không? Hay tôi t́m cách tránh né? Cái chết và sự phục sinh của Đức Ki-tô có mang lại một giải pháp nào cho những vấn đề đó không?

11. Đâu là thái độ của tôi đối với đau khổ? Chúng ta nên đón nhận hay t́m cách loại bỏ đau khổ? Thiên Chúa không yêu thích sự chết, nhưng là sự sống. Thế th́ tại sao ư muốn của Ngài lại là Chúa Giê-su phải chết? Tại sao cái chết của Ngài lại dẫn đến sự sống? Tôi có thói quen đặt sự đau khổ của riêng tôi và của người khác vào trong mối tương quan với thập gía của Đức Ki-tô không? Tôi có thấy rằng cuộc khổ nạn của Ngài tiếp tục trong chúng ta không?

12. Tôi/Chúng ta có phải là người của Phục sinh không? Bài ca của chúng ta có phải là bài Alleluia không? Làm thế nào để có thể sống theo lời khuyên của Thánh Phao-lô: “Anh em hăy vui luôn trong Chúa” (Pl 4,4)?

13. Bạn hăy thử kể ra một số bản văn Tân Ước nói về Chúa Thánh Thần của Thiên Chúa (Thánh Thần của Đức Ki-tô, Thánh Thần của Chúa Con, Thánh Thần Chân Lư v.v…). Hăy cố gắng phân biệt đâu là những hành động và thái độ gắn liền với sự hiện diện và tác động của Ngài. Hăy suy nghĩ và khám phá để biết những hành động và thái độ đó có được biểu lộ trong cuộc sống của bạn không?

14. Đâu là tương quan của Mầu nhiệm Ba Ngôi với công cuộc sáng tạo và cứu rỗi, cũng như tương quan với Thiên Chúa, với giới răn mới của yêu thương và sự sống vĩnh cửu?

15. Chúa Giê-su đă tuyên bố Ngài là Đường. Tôi có đang đi trên Đường của Ngài không? Hay tôi đang đi trên một con đường khác? Con đường này dẫn tôi đi về đâu? Đâu là lời đáp trả của tôi cho những lời mời đi theo những con đường không phải con đường của Chúa Giê-su? Cùng với Thánh Phê-rô, tôi có thể nói: “Lạy Chúa, con sẽ đi về đâu, v́ Chúa có những lời ban sự sống đời đời” không?

  (Hết chương một)

 

Tác giả: Lm Phêrô Nemeshegyi, S.J.

Người dịch: Lm Gioakim Đoàn Sĩ Thục.

Người hiệu đính và giới thiệu: Ông Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.