Ư NGHĨA CỦA KITÔ GIÁO
(THE MEANING OF CHRISTIANITY)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MichelAnge

 

CHƯƠNG MỘT

 

“ĐỨC GIÊ-SU ĐƯỢC GỌI LÀ ĐẤNG KI-TÔ” (Mt 1,16)

 

· NIỀM TIN VÀ SỰ MONG ĐỢI CỦA NGƯỜI DO THÁI

Đức Giê-su, con Bà Ma-ri-a, đă sống và thực hiện sứ mệnh của Ngài gần 2000 năm qua tại Pa-lét-tin, phần đất hầu như là một với quốc gia Ít-ra-en ngày nay. Ngay cả thời đó, đa số dân sống trẹn đất Pa-lét-tin đều là người Do Thái và phần thuộc về dân tộc Do Thái nằm dưới sự cai quản của đế quốc La Mă, cũng như toàn bộ đồng bằng Địa Trung Hải. Những người Hy Lạp và La Mă thời đó đều nhận thức rằng tôn giáo của người Do Thái hoàn toàn khác với tôn giáo đa thần của họ, cũng khác mọi tôn giáo thời cổ. Thiên Chúa của người Do Thái là một Thiên Chúa hằng sống, độc nhất, uy nghiêm. Là Đấng Toàn Năng, Ngài đă tạo dựng và cai quản toàn thể vũ trụ. Hơi thở của Ngài là ḍng suối mang lại sự sống. Các tượng, ảnh không thể diễn tả được Ngài. Ngài vượt lên trên nọi sự tưởng tượng và ngôn ngữ của con người. Tuy nhiên, Đấng Thiên Chúa mầu nhiệm và cao cả ấy lại không xa cách các thụ tạo của Ngài. Đôi mắt Ngài luôn dơi theo nhân loại. Ngài yêu thương và sắn sóc mọi người. Ngài săn sóc cho con người và muốn cho con người trở nên tốt và thực thi ư muốn của Ngài. Ngài có thể nổi giận khi thấy con người phạm tội làm phương hại đến thế giới mà Ngài đă tạo dựng tốt đẹp. Ngài không hài ḷng khi con người quên lăng Ngài, khi họ hành hạ và chém giết lẫn nhau. Kẻ có tội không hối cải sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt của Ngài, nhưng ḷng nhân từ của Ngài lại vô biên. Ngài không ngừng tha thứ cho tội nhân biết hoán cải.

Những người Do Thái tuyên xưng rằng Thiên Chúa đă tự tỏ bày cho tổ tiên của họ. Ngài đă nói với họ và kư kết giao ước với Ap-ra-ham, tổ phụ của họ. Sau đó, qua kể mà Ngài đă tuyển chọn là Mô-sê, Ngài đă kư kết giao ước với toàn dân Do Thái. Ngài hứa sẽ là Chúa của họ và yêu cầu họ làm dân riêng của Ngài. Ngài thở Thần Khí của Ngài trên một số người được chọn làm ngôn sứ của Ngài như I-sai-a, Giê-rê-mi-a, Ê-dê-ki-en và nhiều người khác nữa. Lời toàn năng của Ngài được ngỏ với dân Do Thái qua miệng các ngôn sứ như sau: “Hăy nên thánh thiện, v́ Ta là Đấng Thánh Thện” (Lv 11,44). Thiên Chúa luôn trung thành với giao ước của Ngài. Sẽ đến một thời Ngài thiết lập một giáo ước mới và quan trọng hơn. Ngài sẽ ghi khắc lề luật trong trái tim của họ (Gr 31,33). Thánh Linh của Ngài sẽ được thổi vào tận đáy thẳm tâm hồn họ (Ed 36,27). Ngài sẽ sai Đấng Tuyển Chọn của Ngài đến để trở thành giao ước bằng xương bằng thịt (Is 42,6). Đấng được tuyển chọn này sẽ hiến dâng mạng sống ḿnh để cứu d6an khỏi tội. Ngài sẽ là Trọng Tâm, là Điểm Gặp Gỡ giữa Thiên Chúa và con người. Ngài sẽ không chỉ là vị Cứu Tinh của dân Ít-ra-en mà thôi, mà c̣n là Anh Sáng rực rỡ soi chiếu mọi dân tộc (Is 42,6). Sẽ đến một ngày Thiên Chúa dựng nên một Trời Mới và một Đất Mới (Is 65,17). Mọi sinh linh, khi được hiệp nhất với Thiên Chúa, sẽ t́m thấy nơi Ngài sự sống vĩnh cửu. Bởi lẽ sự chết không phải là do Thiên Chúa mà là do con người tự tạo ra. Thiên Chúa không hề vui khi thấy con người phải chết. Chính v́ để cho vạn vật được hiện hữu mà Ngài đă tạo dựng nên chúng (Kn 1,13-14).

Bởi lẽ sự chết không phải là do Thiên Chúa mà là do con người tự tạo ra. Thiên Chúa không hề vui khi thấy con người phải chết. Chính v́ để cho vạn vật được hiện hữu mà Ngài đă tạo dựng nên chúng (Kn 1,13-14).

Trên đây là niềm tin của người Do Thái. Đấng Thiên Chúa vô h́nh, Đấng Thiên Chúa của giao ước, đối với họ là một Đấng rất Thực Hữu. Ngài là một Thiên Chúa khác lạ, một Thiên Chúa rất đặc biệt, một Thiên Chúa mà con người không thể biểu lộ bằng óc tưởng tượng, nhưng đồng thời lại rất gần gũi với con người. Ngày nay, nhiều người cho rằng một Thiên Chúa như thế chỉ là sản phẩm của một dân tộc ngu dốt. Họ đă tạo ra một Thiên Chúa theo h́nh ảnh của họ và giống họ. Kỳ thực, phải chăng sự thật lại không hoàn toàn ngược lại? Theo Sách Sáng Thế, phải chăng lại không phải là chính Thiên Chúa đă tác tạo con người theo h́nh ảnh Ngài và giống như Ngài? Phải chăng đó chẳng là lư do khiến cho từ đáy thẳm tâm hồn con người, luôn có một ánh sáng của lư trí thúc bách con người khám phá và t́m hiểu Chân Lư? Phải chăng đó không là lư do tại sao trong đáy thẳm của trái tim con người luôn có một sự khao khát về điều Thiện, đến độ, cho dẫu có đam mê và ích kỷ đến đâu, conn người vẫn nghe được tiếng thôi thúc: “hăy sống tốt đẹp cho đến lúc chết”? Phải chăng đó không là lư do khiến cho con người có thể yêu thương và thí cả mạng sống v́ người ḿnh yêu? Phải chăng đó không phải là lư do tại sao mỗi một con người là một bí ẩn mà không một ai, ngay cả chính ḿnh, có thể hiểu biết trọn vẹn? Con người quả thực là h́nh ảnh của Thiên Chúa và Thiên Chúa nói với con người bằng chính ngôn ngữ của con người. Đó là lư do tại sao đến lượt ḿnh, con người cũng có thể nói về Thiên Chúa bằng ngôn ngữ của loài người. Đồng thời, như chúng ta vẫn biết, tất cả những ǵ chúng ta nói về Thiên Chúa ngay cả những điều cao siêu nhất, cũng giống như ngôn ngữ của trẻ em. Ngôn sứ I-sai-a đă biết điều đó khi ông thốt lên: “Quả thật, Ngài là Thiên Chúa dấu ẩn, ôi lạy Chúa Ít-ra-en, Đấng cứu độ chúng con” (Is 45,15). Tác giả của những bài thánh vịnh hát lên như sau: “Lạy Chúa, con t́m kiếm Thánh Nhan Chúa. Xin dừng che dấu Thánh Nhan Chúa khỏi chúng con” (Tv 27,9). Thánh Âu-gút-ti-nô cũng viết: “Thiên Chúa ẩn mặt để chúng ta t́m kiếm Ngài. Và Ngài là Đấng Vô Biên để chúng ta t́m kiếm Ngài và ngay cả sau khi đă gặp Ngài, chúng ta vẫn t́m kiếm Ngài”.

 

· ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DO THÁI THỜI CHÚA GIÊ-SU

Dân Do Thái ư thức sâu sắc rằng cuộc sống của họ được bao bọc trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Đức Giê-su là một người con tiêu biểu của dân tộc. Hơn bất cứ ai, Ngài xem Thiên Chúa là Tất Cả đối với Ngài. Tuy nhiên, vào cuối đời, Ngài thấy ḿnh bị đặt vào thế xung đột với tất cả các nhóm tạo thành cộng đồng Do Thái đương thời. Để hiểu được Đức Giê-su, chúng ta cần phải biết tại sao cuộc xung đột đă diễn ra và đă diễn ra như thế nào?

Các Sách Tin Mừng và các tài liệu lịch sử khác cho chúng ta nột bức tranh sống động của cộng đồng Do Thái. Người đại diện của quyền bính tối cao của đế quốc La Mă tại Giê-ru-sa-lem là Phong-xi-ô Phi-la-tô. Ở phía Bắc là nơi Đức Giê-su đă sống phần lớn cuộc đời của Ngài, vua Hê-rô-đê là người cai quản. Phi-la-tô, quan tổng trấn La Mă, là một con người vô lương tâm. Đối với ông, chỉ có một điều đáng kể: đó là nắm giữ quyền hành trong tay và thu thuế. Hê-rô-đê là một quân vương tiêu biều của Đông Phương: ông vừa phóng đăng vừa quỉ quyệt. Ong cai trị người Do Thái và sống trên đầu trên cổ họ bằng ân huệ mà đế quốc La Mă ban cho ông; ông làm mọi cách để dr5p bỏ mọi chống đối.

Tại Giê-ru-sa-lem cũng có các Thượng Tế là hậu duệ của các gia đ́nh tư tế giầu có. Họ là những thành viên quan trọng nhất của Công Nghị, tức Quốc Hội của người Do Thái. Họ thi hành quyền bính mà đế quốc trao ban cho họ. Mối quan tâm duy nhất của họ là làm thế nào để những giờ cầu nguyện và tế tự trong Đền thờ Giê-ru-sa-lem được diễn ra trong trật tự và điều ḥa, cũng như dân chúng tuân thủ từng chi tiết các qui định tôn giáo và đóng thuế cho Đền Thờ.

Cũng có những người được mệnh danh là Biệt Phái. Với hàng ngàn thành viên, họ tạo thành một thứ Đảng Phái. Tất cả những cố gắng của họ là tuân giữ một cách nhiệm nhặt mọi qui định trong Luật Mô-sê. Họ rất ư thức về ḷng nhiệt thành của họ và khinh bỉ tất cả những ai không suy nghĩ và hành động như họ.

Ngoài ra c̣n có những phần tử của nhiều đảng phái cách mạng khác. Họ thu thập khí giới để chuẩn bị cuộc chiến giành độc lập khỏi đế quốc La Mă. Không những họ căm thù đế quốc La Mă, mà c̣n ghết cả những người Do Thái cộng tác với đế quốc.

Và cũng giống như bất cứ nơi nào, nước Do Thái thời Đức Giê-su cũng có những người giầu. Dĩ nhiên họ là hạng người chỉ biết có tiền bạc. Họ hưởng cuộc sống giầu sang mà không hề đếm xỉa đến cảnh khốn khổ của những người xung quanh. Cũng giống như những người thu thuế là bọn người ăn bớt phần thuế phải đóng cho đế quốc La Mă, những người giầu có cũng sống trên xương máu của những người nghèo.

Có cả một đám dân nghèo như các nông dân, các ngư phủ, những người sống bằng tiểu công nghiệp: họ chỉ có một quan tâm duy nhất, đó là làm sao kiếm đủ cơm bánh mỗi ngày; mơ ước duy nhất của họ là một ngày nào đó được thoát khỏi cảnh khốn cùng và t́m gặp một vùng đất chẩy sữa và mật ong.

Cuối cùng, trong bức tranh xă hội ấy, người ta không thể không kể đến vô số các góa phụ, các trẻ mồ côi, những người tàng tật, bệnh hoạn, những người phong cùi. Không nhận được bất cứ sự săn sóc nào, họ hoàn toàn sống bên lề xă hội.

Sợi dây có thể nối kết những giai tầng xă hội khác nhau trên đây, chính là niềm tin của họ nơi Thiên Chúa Ít-ra-en. Tuy nhiên, vào thời Đức Giê-su, Thiên Chúa dường như xa cách với con người. Sự thành công và giầu có của một Phi-la-tô hay của một Hê-rô-đê dường như muốn chứng minh rằng có một niềm tin hay không, không c̣n là điều quan trọng nữa. Các tư tế hầu như chỉ c̣n biết lo tuân giữ những nghi thức bề ngoài. Những người Biệt phái chỉ biết giữ từng chi tiết trong những qui định về ngày nghỉ lễ, về thời gian dành cho các buổi cầu nguyện, về việc kiêng cữ một số thức ăn , về những huy hiệu gắn trên áo thụng, cũng như việc rửa tay trước khi ăn. Niềm tin vào Thiên Chúa xem ra chỉ c̣n là chuyện của người giầu. Hoặc niềm tin đó chỉ c̣n là một thứ căm thù mà các nhóm cách am5ng khônng quảng bá. Thiên Chúa xem ra như quên lănh những đám dân nghèo, hạng người mà những người biệt phái không ngừng kết án là tội nhân, bởi v́ họ không tuân giữ luật Mô-sê. Cứ như Thiên Chúa nổi giận đối với những người phong cùi và các bệnh nhân; Cứ như những tai họa xẩy đến cho họ là sự trừng phạt của Thiên Chúa. Vào thời Đức Giê-su, cũng như ngày nay, Thiên Chúa dường như vắng bóng trong cuôc sống của con người. Ư tưởng ấy khiến cho một số người nghĩ rằng không hề có một Thiên Chúa nào cả.

 

· GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊ-SU

Chính trong một xă hội như thế mà th́nh ĺnh, người ta nghe được một tiếng nói mới thốt lên như sau: “Thời giờ đă măn. NướcChúa đă gần đến” (Mc 1,15). Sư xuất hiện của Chúa Giê-su cũng đồng nghĩa với một tiếng kêu mănh liệt: “Thiên Chúa đă sai tôi. Giờ đây, bởi v́ tôi ở giữa anh em, cho nên Thiên Chúa cũng đang ở giữa anh em.” Đối với Chúa Giê-su, Thiên Chúa là Tất Cả. Chỉ có Thiên Chúa mới đáng kể. Nhưng cũng chính v́ thế mà tất cả mọi người đối với Ngài đều quan trọng. Tất cả mọi người, không trừ một người nào. Mỗi một con người đều vô cùng quan trọng đối với Chúa Giê-su. Nghèo hèn, dốt nát, yếu nhược và ngay cả tội lỗi, địa vị xă hội dù có thấp hèn đến đâu, mỗi người đều quan trọng đối với Chúa Giê-su. Mỗi người đều quan trọng hơn cả lề luật, các nghi lễ, các lề thói và các qui định. Chúa Giê-su đă tuyên bố: “Ngày hưu lễ được làm ra v́ con người, chứ không phải con người được dựng nên v́ lề luật” (Mc 2,27). Những người biệt phái sửng sốt và khó chịu và khó chịu v́ một lời tuyên bố như thế. Theo sự chú giải của những người biệt phái, trong ngày hưu lễ, không được phép chữa bệnh. Nhưng Chúa Giê-su vẫn chữa lành tất cả những bệnh nhân được mang đến với Ngài. Ngài đặt câu hỏi: “Tại sao trong ngày hưu lễ không được phép làm điều thiện….không được cứu sống?” (Mc 3,4). Tại sao chúng at có thể để cho một người phải đau đớn thêm một ngày nữa chỉ v́ ngày hưu lễ? Chúa Giê-su không khinh thường những qui định của Luật Cựu Ước. Tuy nhiên, Ngài không xem những qui định ấy là luật tối thượng của cuộc sống hoặc như là tiếng nói cuối cùng của Thiên Chúa. Những qui định về việc được phép hay không được phép ăn một số thức ăn không phải là lệnh của Thiên Chúa. “Không có ǵ ở ngoài vào trong con người có thể làm cho nó ra nhơ bẩn. Bởi v́ điều đó không vào trong tâm hồn, mà đi vào bụng mà thôi…Cái từ bên trong tâm hồn con người mà ra, cái đó mới làm cho con người nhơ bẩn. V́ từ bên trong, từ ḷng người mà phát ra những tư tưởng xấu xa như tà dâm, trộm cướp, giết người, ngoại t́nh, tham lam, hung ác, gian dối, phóng đăng, ghen tương, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng (Mv 7,18-23).

Những phần tử của đảng cách mạng hẳn đă phải nghe những lời trên đây. Lúc đầu họ tưởng rằng Ngài là bạn của những người cùng khổ và bị áp bức; họ tưởng Ngài có thể là người lănh đạo của phong trào đấu tranh. Nhưng giờ đây, họ thất vọng. Làm sao họ có thể khởi xướng một cuộc nổi dậy đẫm máu dưới sự lănh đạo của một người tuyên bố rằng cần phải yêu thương kẻ thù?

Tất cả đều tùy thuộc vào ở tâm hồn con người. Tâm hồn của con người trong sạch khi nó yêu Chúa với tất cả sức lực và yêu thương đồng loại như chính ḿnh (Mc 12,30-32). Và người đồng loại ấy không phải chỉ là người bạn tốt, một người láng giềng, một người đồng bào. Người đồng loại ấy là tất cả mọi người không trừ một người nào, như Chúa Giê-su đă mô tả trong bài dụ ngôn về người Sa-ma-ri nhân hậu (Lc 10,30-37). Một người thông luật hỏi Ngài: “Ai là người đồng loại của tôi?” Ai là tha nhân của tôi? Người thông luật tự đặt ḿnh đứng giữa một ṿng tṛn. Vấn đề duy nhất của ông la ông phải nới rộng cái ṿng tṛn ấy bao nhiêu để ôm lấy người đồng loại. Và Chúa Giê-su đă trả lời bằng một dụ ngôn. Có một người kia bị cướp bóc và bỏ nằm dở sống dở chết bên vệ đường. Một vị tư tế từ Giê-ru-sa-lem đi qua, kế đó một thày Lê-vi, tức một người phụng sự trong Đền thờ, cả hai đều đi qua mà không hề dừng lại để nh́n đến con người đáng thương ấy. Sau vị tư tế và thày Lê-vi, một người Sa-ma-ri, tức một kẻ mà người Do Thái thù ghét, cũng đi qua đó. Khi thấy nạn nhân nằm bên vệ đờng, ông dừng lại. Ong thương cảm cho kẻ lạ mặt; ông bèn dừng lại rửa và băng bó các vết thương, rồi đặt người đàn ông lên lưng lừa của ḿnh và đưa người đó đến một quán trọ. Ong trả tiền cho người chủ quán trọ. Chúa Giê-su kết thúc bài dụ ngôn bằng một câu hỏi: “Trong ba người đó, ông nghĩ ai là người đă tỏ ra là người thân cận với người sa vào tay bọn cướp?” Vị thông luật dĩ nhiên đă trả lời: “Thưa chính là người đă tỏ ḷng thương đối với ông ta” Chúa Giê-su nói với ông: “Ong hăy về và làm như vậy”. Chúng ta không nên hỏi ai phải là người đáng chúng ta kể là thân cận. Tất cả mọi người, nhất là những người nghèo khổ, những kẻ kém may mắn, những người mang thương tích, những tâm hồn đổ vỡ, tất cả những ai cần đến tấm ḷng quảng đại và sự trợ giúp huynh đệ của chúng ta. Tất cả đều là những kẻ mà Chúa bảo chúng ta phải nh́n thấy Ngài trong họ. Chúng ta được đ̣i hỏi phải trở nên những người thân cận đích thực để yêu thương kẻ khác như chính ḿnh. “Hăy yêu thương tha nhân như chính ḿnh ngươi”. Vào khoảng cuối đời, Chúa Giê-su c̣n đi thêm một bước nữa: “Hăy yêu thương nhau, như Ta đă yêu thương các con” (Ga 13,34). Đó là giới răn mới của Chúa Giê-su. Đó là giới răn duy nhất của Ngài. Đó là giới răn bao trùm tất cả mọi giới răn. Chúa Giê-su đă yêu thương chúng ta hơn chính mạng sống của Ngài. Ngài chỉ sống và chết cho người khác. Yêu như Ngài đă yêu, đó là mệnh lệnh của Chúa Giê-su, đó là ư muốn của Chúa Cha. Nếu chúng ta không biết đến mệnh lệnh này, th́ cho dù chúng ta có tuân giữ mọi nghi thức, tất cả cũng đều vô ích. “Khi ngươi đến dâng của lễ nơi bàn thờ và chợt nhớ ra người anh em có điều bất ḥa với ngươi, hăy để của lễ lại trước bàn thờ và trở về làm ḥa với người anh em trước đă, rồi mới đến dâng của lễ” (Mt 5,23-24). Thiên Chúa không muốn một lời cầu nguyện hay một hy lễ không có t́nh yêu. Ngay cả một tư tế suốt ngày bận bịu trong Đền thờ Giê-ru-sa-lem, nếu ông không có bác ái, th́ ông chỉ là một người không hề biết đến quả tim của Chúa. Thái độ của Chúa Giê-su quả đă làm cho hàng tư tế ở Giê-ru-sa-lem khó chịu, bởi v́ họ luôn bám vào quyền hành của họ.

Nhưng Chúa Giê-su không sợ chuyện người ta khó chịu về những lời nói của Ngài. Trong một xă hội mà sự thù ghét người ác được xem như là một nhân đức, Chúa Giê-su không ngần ngại đưa ra một thách đố: “Các ngươi hăy yêu thương kẻ thù của các ngươi”. Lời của Ngài thật rơ rệt và dứt khoát: “Hăy yêu kẻ thù, hăy làm ơn cho kẻ thù ghét các ngươi, hăy chúc phúc cho kẻ nguyền rủa các ngươi, hăy cầu nguyện cho kẻ vu vạ các ngươi. I vả má bên này, ngươi hăy giơ má bên kia cho họ nữa. Và ai cưỡng đoạt áo ngoài của ngươi, th́ đừng cản họ lấy cả áo trong nữa. Ai xin điều ǵ, các ngươi hăy cho; Ai lấy của ǵ, dừng đ̣i lại. Các ngươi muốn người ta làm cho ḿnh thế nào, th́ hăy làm cho người ta như vậy. V́ nếu yêu kẻ yêu ḿnh th́ có phúc ǵ? Kẻ tội lỗi cũng yêu kẻ yêu ḿnh. Nếu các ngươi làm ơn cho kẻ làm ơn cho ḿnh th́ có phuc ǵ? V́ kẻ tội lỗi cũng làm như vậy. Nếu các ngươi cho vay mượn và mong được trả lại, th́ các ngươi được phúc ǵ? V́ kẻ tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để thu lại đủ số. Phần các ngươi, hăy yêu thương thù địch ḿnh, hăy làm ơn, hăy cho vay mượn mà không trông đ̣i lại. Như thế, phần thưởng của các ngươi sẽ rất lớn và các người sẽ nên con Đấng Cao Cả, v́ Người nhân từ đối với kẻ vô ơn và ích kỷ. Các ngươi hăy nhân từ như Cha các ngươi là Đấng Nhân Từ” (Lc 6,27-36).

Những phần tử của đảng cách mạng hẳn đă phải nghe những lời trên đây. Lúc đầu họ tưởng rằng Ngài là bạn của những người cùng khổ và bị áp bức; họ tưởng Ngài có thể là người lănh đạo của phong trào đấu tranh. Nhưng giờ đây, họ thất vọng. Làm sao họ có thể khởi xướng một cuộc nổi dậy đẫm máu dưới sự lănh đạo của một người tuyên bố rằng cần phải yêu thương kẻ thù?

 

· CÁCH SỐNG CỦA CHÚA GIÊ-SU

Ḷng bác ái của Chúa Giê-su không có giới hạn. Tuy nhiên, Ngài dành sự quan tâm và ḷng ưi ái cho những người nghèo khổ, những người bị áp bức, những người bị khinh bỉ, những người bị ruồng bỏ, các bệnh nhân. Một người phong cùi nghe nói đến quyền năng có thể thực hiện những điều lạ lùng nơi Ngài. Anh ta đến gần Ngài, Ngài đă tỏ ḷng thương xót anh. Ngài đưa cánh tay ra, chạm đến anh, đây là điều là lề luật ngăn cấm. Và chỉ bằng một lời nói, Ngài đă chữa lành anh (Mc 1,40-42). Có lẽ đây là lần đầu tiên có một bàn tay thân t́nh chạm đến anh. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời, anh cảm nghiệm được ó một người nào đó yêu thương anh và săn sóc cho anh. Từ trong ánh mắt của Chúa Giê-su, có lẽ đây là lần đầu tiên anh khám phá ra rằng Thiên Chúa yêu thương anh. Chúa Giê-su cũng đă bày tỏ một t́nh thương tương tự đối với tất cả những kẻ yêu nhược hay vấp ngă. Ngài không hề tỏ ra khó chịu khi một người đàn bà nổi tiếng xấu trong thành đến rửa chân Ngài bằng nước mắt của bà và dùng tóc mà lau chân Ngài (Lc 7,38). Ngài ngồi ăn uống đồng bàn với người thu thuế mà mọi người đều khinh bỉ như một tội nhân (Mt 9,10). Khi những người biệt phái gỉa h́nh tỏ ra bất b́nh, Ngài thẳng thừng quở trách họ: “Những phường thu thuế và bọn đĩ điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ngươi” (Mt 21,31). Chúa Giê-su đă có thể tỏ ra rất cứng rắn với những kẻ kiêu ngạo, ng kẻ không biết quan tâm đến người khác, những kẻ hăm hại và khinh bỉ người khác.

Đối với người giầu, Ngài không ghét họ. Ngài không ganh tỵ với họ. Ngài thương hại họ mà thôi. Họ quả là những kẻ ngu ngốc. Họ tích luũy của cải và tự nhủ rằng tiền bạc sẽ làm cho họ ăn uống thỏa thuê và vui hưởng cuộc sống. Tuy nhiên, chỉ trong chớp nhoáng, sự chết xẩy đến ban đêm và họ phải tính sổ với Thiên Chúa (Lc 12,16-21).

Tất cả của cải mà họ thu tích được hóa ra vô ích. Tiền bạc mà họ tôn thờ như Chúa của họ đă lừa dối họ. Đáng thương thay kẻ không hề biết mở mắt để nh́n thấy người ăn xin ngày ngày ngồi trước cửa nhà ḿnh. Quần áo lụa là gấm vóc đă không làm được ǵ cho người đó. Yến tiệc mỗi ngày cũng trở thành vô ích. Người đó sẽ đi thẳng vào hỏa ngục. Hắn sẽ phải than khóc măi măi (Lc 16,19-31). Lời dạy dỗ trên đây của Chúa Giê-su cho thấy những người giầu có bất hạnh biết bao!

Chúa Giê-su đă công bố Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho người nghèo (Mc 11,5). Ngài sống cho những kẻ bé mọn. Trái tim của Ngài, sức mạnh của Ngài, thời giờ của Ngài thuộc về họ. Ngài không có nhà riêng cho Ngài. Ngài không có cả gối để tựa đầu. Ngài trao ban tất cả những ǵ Ngài có mà không chờ đợi được đền đáp. Ngài biết rơ rằng con người không phải là thần thánh và ngay cả những người nghèo cũng không phải là người toàn thiện. Tuy nhiên, Ngài đến không phải để kết án, nhưng để công bố sự thống hối và ban ơn tha thứ (Mt 9,13). Chúa Giê-su là một con người không hề sống cho chính ḿnh, mà chỉ sống cho người khác. Đối với Ngài, mỗi một người là một người bạn; mỗi một người là một kho tàng độc nhất vô nhị, một kho tàng bất khả di nhượng.

 

Tác giả: Lm Phêrô Nemeshegyi, S.J.

Người dịch: Lm Gioakim Đoàn Sĩ Thục.

Người hiệu đính và giới thiệu: Ông Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.