Ư NGHĨA CỦA KITÔ GIÁO
(THE MEANING OF CHRISTIANITY)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MichelAnge

 

CHƯƠNG HAI

 

DÂN CHÚA

 

 

· CÁC TÔNG ĐỒ VÀ NHỮNG NGƯỜI KẾ VỊ CÁC NGÀI

Đức Ki-tô bảo đảm với Giáo hội của Ngài về sự trường tồn của Tin Mừng và sự hiện diện của Ngài với Giáo hội cho đến tận thế. Sự bảo đảm ấy được t́m thấy trong chính nhóm các tông đồ và những người kế vị các ngài. Chúa Giê-su đă không hề viết sách để lưu truyền lại lời giảng dạy của Ngài. Thay vào đó, Ngài qui tụ xung quanh Ngài một nhóm các môn đệ để làm chứng cho cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Ngài. Ngài sai các môn đệ như những sứ gỉa đi khắp thế giới: “Như Cha đă sai Ta, Ta cũng sai các con” (Ga 20,21); “Ai nghe các con là nghe Ta” (Lc 10,16). Ngài truey62n lệnh cho các ông hăy đi giảng dạy muôn dân (Mt 20,20). Sứ mệnh tông đồ, phát xuất từ chính Đức Ki-tô, là một sứ mệnh gắn liền với bản chất của Giáo hội. Sứ mệnh ấy cần phải được tiếp tục cho đến tận thế. Do đó, các tông đồ hằng quan tâm t́m những người cộng tác và kế vị. Lúc khởi đầu, chưa có một danh xưng nhất định để chỉ người kế vị các tông đồ. Tuy nhiên, từ thế kỷ thứ hai trở đi, những người kế vị trong chức vụ các tông được gọi là giám mục và các cộng sự viên của họ được gọi là linh mục. Trách vụ của họ là rao giảng Tin Mừng của Chúa Giê-su Ki-tô cho tất cả mọi người, là lănh đạo và qui tụ thành một cộng đồng, giống như mục tử qui tụ chiên, để tế lễ nhân danh Đức Ki-tô và cử hành các bí tích.

Các Sách Tân Ước ghi lại rằng các cộng sự viên và những người kế vị các tông đồ nhận lănh trách nhiệm và quyền bính qua một nghi thức gọi là đặt tay (2 Tm 1,6). Đó là dấu hiệu chứng tỏ họ đă lănh nhận ơn đặc biệt để chu toàn trách vụ của ḿnh. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là các giám mục và linh mục không c̣n là những con người yếu đuối nữa. Trái lại là khác. Tuy nhiên, chính họ là những người được Đức Ki-to ủy thác toàn vẹn Lời của Ngài, Quả Tim của Người Mục Tử Nhân Lành của Ngài, Thân Thể của Ngài và Ḷng Nhân Từ Tha Thứ của Ngài. Các linh mục của Giáo hội thực thi sứ mệnh đó xuyên qua không biết bao nhiêu thế hệ rồi. Họ làm cho mọi người đều có thể gặp gỡ Đức Ki-tô và để cho Ngài tự do ban phát ơn cứu độ của Ngài cho họ.

Trong hàng ngũ các Tông đồ, Phê-rô đă được ủy thác cho một sứ mệnh đặc biệt. Và sứ mệnh này được truyền lại cho những người kế vị ngài. Chúa Giê-su đă chọn Phê-rô là “đá tảng” trên đó Ngài sẽ xây Giáo hội của Ngài. Ngài đặt ông làm thủ tướng trong vương quốc của Ngài. Chính Ngài đă hứa với Phê-rô rằng tất cả những ǵ ông cầm buộc dưới đất, trên trời cũng bị cầm buộc và tất cả những ǵ ông tháo gỡ dưới đất, trên trời cũng được tháo gỡ (Mt 16,16-18). Sau khi sống lại, Chúa Giê-su đă trao phó cho Phê-rô nhiệm vụ chăn dắt đoàn chiên của Ngài (Ga 21,15-17). Trong ngày lễ Ngũ Tuần, chính Phê-rô đă đại diện cho các Tông đồ để lên tiếng công bố Tin Mừng Phục Sinh của Đức Ki-tô (Cv 2,14-36). Vào cuối đời hăng say rao giảng Tin Mừng, Phê-rô đă chịu tử đạo tại Rô-ma. Một đá tảng kiên cố để giữ cho cả ṭa nhà được vững chắc, để tham dự vào sức mạnh của Đức Ki-tô và bảo đảm sự hiệp nhất của Giáo hội cũng như loan báo niềm tin của ḿnh cho đến tận thế: một chức vụ như thế cần phải được tồn tại trong Giáo hội. Giáo hội tiên khởi xác tín vững chắc rằng lời hứa và quyền bính được trao ban cho Phê-rô sẽ không chấm dứt với cái chết của ngài. Những người kế vị ngài trong chức vụ và quyền bính là các vị Giáo hoàng, tức những vị giám mục của kinh thành nơi Phê-rô đă làm thủ lănh Giáo hội trong nhựng năm cuối đời ngài.

Đức Ki-tô hỗ trợ cho các sứ giả của Ngài một cách hữu hiệu cho đến tận thế. Ngài tuyệt đối trung thành với giao ước mới Ngài đă thiết lập. Như thế, chúng ta được bảo đảm rằng khi một chân lư đức tin được đoàn giám mục của toàn thể Giáo hội, cùng với Đức Giáo hoàng là thủ lănh, long trọng công bố, th́ một tín điều như thế là không sai lầm.

Đức Ki-tô hỗ trợ cho các sứ giả của Ngài một cách hữu hiệu cho đến tận thế. Ngài tuyệt đối trung thành với giao ước mới Ngài đă thiết lập. Như thế, chúng ta được bảo đảm rằng khi một chân lư đức tin được đoàn giám mục của toàn thể Giáo hội, cùng với Đức Giáo hoàng là thủ lănh, long trọng công bố, th́ một tín điều như thế là không sai lầm. Dĩ nhiên, khi làm như thế, các ngài không dựa trên quyền lực của riêng ḿnh. Các ngài thi hành điều đó dựa trên sự mạc khải của Chúa, một sự mạc khải chỉ nên trọn hảo trong Đức Giê-su Ki-tô mà thôi. Một sự long trọng công bố tín điều như thế không phải là điều thường xẩy ra trong Giáo hội. Phần lớn các tín điều được công bố là để tránh những sai lầm trong Giáo hội. Tính bất khả ngộ, tức không thể sai lầm của Đức Giáo hoàng và đoàn giám mục liên kết với ngài chỉ có giá trị đối với những chân lư thuộc phạm vi đức tin và luân lư mà thôi. Tính bất khả ngộ ấy không hề được áp dụng vào lănh vực chính trị hay khoa học. Một người công giáo tốt lắng nghe với ḷng thành tín và yêu mến tất cả những ǵ Đức Giáo hoàng và các giám mục phải nói. Tuy nhiên, c̣n quan trọng hơn cả những công bố long trọng trên đây, đó là lời giảng dạy thường xuyên của các giám mục và linh mục trong mỗi ngày Chúa nhật, cũng như những lời hướng dẫn của các ngài cho đời sống thiêng liêng của các tín hữu. Là những con người cho nên trong khi thi hành chức vụ, các linh mục không thể tránh khỏi những thiếu sót và giới hạn. Tuy nhiên, những ǵ các linh mục, các chủ chăn của toàn thể Giáo hội công bố với tất cả tâm huyết của họ như là cốt yếu của Tin Mừng của Chúa, th́ những điều đó, nhờ Thánh Thần hướng dẫn, vẫn thông đạt cho chúng ta Lời của Đức Ki-tô.

Trong quá khứ, ngược lại với lời cảnh cáo của Đức Ki-tô, đă có những Giáo hoàng, giám mục và linh mục sống và hành động theo cung cách của những người giầu có và quyền thế trên thế gian này. Ngày nay, cám tạ Chúa, nhờ sự quan pḥng và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, các vị đại diện trong Giáo hội mỗi lúc một ư thức hơn về lời nhắn nhủ của vị giáo hoàng đầu tiên là Thánh Phê-rô cho các linh mục như sau: “Anh em hăy chăn dắt đoàn chiên đă được ủy thác cho anh em, không phải v́ ép t́nh, nhưng là với ḷng nhiệt thành, không phải v́ tư lợi, mà là v́ tận tâm phục vụ” (1 Pr 5,1-3). Ngày nay tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, ơn gọi linh mục không c̣n là một hứa hẹn về những quyền lợi vật chất hoặc quyền hành chính trị nữa. Trái lại, ơn gọi ấy đ̣i hỏi phải sẵn sàng vác lấy thập giá của Đức Ki-tô v́ Nước Chúa và sự công chính của Nước Chúa (Mt 6,33). Ơn gọi linh mục ngày nay không c̣n là một ơn gọi dễ dăi nữa. Tuy nhiên, ơn gọi ấy vẫn đáng giá để cho con người hy sinh cả cuộc sống của ḿnh. Những ai cảm thấy được Đức Ki-tô kêu gọi phải tra tay vào cày và không nh́n lại đàng sau (Lc 9,62), họ phải đặt cày vào mảnh đất của Chúa. Chúa là chủ ruộng sẽ làm cho đồng lúa của Ngài chín mùa đúng thời hạn (Mt 9,38).

 

· CHÚA GIÊ-SU SỐNG TRONG CHÚNG TA

Chúa Giê-su đă chết, đă sống lại và đă sai Thánh Thần của Ngài đến “để qui tụ con cái Chúa đang tản mác khắp nơi” (Ga 11,52). Chúa Phục sinh đă ủy thác cho các tông đồ của Ngài mệnh lệnh: “Các con hăy đi….làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ Thày….và này, Thày hằng ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,19-20). Ngài cũng đă cầu xin cho điều đó trong bữa ăn cuối cùng: “Con không chỉ cầu cho chúng, mà c̣n cho tất cả những ai tin ở con nhờ lời chúng, để tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để chúng cũng ở trong chúng ta, hầu cho thế gian tin rằng Cha đă sai Con….Con trong chúng và Cha trong Con, để chúng được nên một” (Ga 17,20-23). “Con trong chúng”: Chúa Giê-su Phục sinh sống trong chúng ta và đổ tràn tâm hồn chúng ta Thánh Thần của Ngài. Đây là hồng ân vô giá mà Thiên Chúa ban cho các tín hữu của giao ước mới: Ngài ban tặng chính Ngài. Như thế, chúng ta trở thành con cái Chúa, anh em của Chúa Giê-su và chi thể của Thân Thể Ngài và là Đền Thờ sống ộng của Chúa Thánh Thần. Sự Sống mới mà Đức Ki-tô và Thánh Thần ban cho chúng ta được thể hiện qua ḷng tin, ḷng cậy và ḷng mến.

 

· TIN

Đời sống Ki-tô hữu là một tương quan cá biệt với Thiên Chúa. Tin vào Thiên Chúa, phó thác cho Ngài hoàn toàn, tin ở lời Ngài, đó là những thái độ cơ bản của người Ki-tô hữu. Thánh Gio-an viết trong thư thứ nhất của Ngài như sau: “Chúng tôi biết và tin ở t́nh yêu của Thiên Chúa dành cho chúng tôi” (1 Ga 4,16). Chính Thiên Chúa nói với chúng ta qua lời nói, cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su Ki-tô. Thiên Chúa đang nói với chúng ta rằng “Hăy tin rằng Ta đang ở với con, con là người rất quan trọng đối với Ta. Hăy tin rằng sự sống của con sẽ không bao giờ mất nếu được kư thác cho Ta. Hăy tin rằng Ta là T́nh Yêu Bất Diệt”. Ngài hỏi chúng ta: “Con có tin Ta không?” Khi một người nào đó trả lời “Có”, người đó đă có đức tin. Người đó sẽ xây dựng cả cuộc sống của ḿnh trên lời nói và sự thủy chung của Chúa. Người đó sẽ đặt tất cả cuộc sống và cái chết của ḿnh trong tay Chúa. Đức tin không phải là một sự đón nhận một vài ư tưởng. Đó là một quyết định thay đổi cả cuộc sống của chúng ta. Một con người chỉ có thể quyết định như thế khi Thánh Thần chiếu rọi ánh sáng của Ngài vào trong đáy thẳm tâm hồn của người ấy. Chính Thánh Thần là Đấng làm cho người đó có thể nhận ra ánh sáng chiếu tỏa của T́nh Yêu Thiên Chúa nơi bộ mặt đầm đ́a máu me của Chúa Giê-su chịu đóng đinh (2 Cr 4,6). Người có tâm hồn được Thánh Thần tháp nhập vào Thiên Chúa sẽ như thể ḥa nhập với toàn thể các Ki-tô hữu của mọi thời đại. Không phải những cố gắng của con người làm cho những lời của Tin Mừng đánh động tâm hồn con người, mà chính là sự tác động của Thiên Chúa, Đấng “mở cửa tâm hồn chúng ta” (Cv 16,14).

Ơn Chúa rất khó đi vào tâm hồn của một con người kiêu ngạo, tự phụ, chỉ biết t́m vinh dự cho cá nhân, chỉ biết nghĩ đến quyền lợi riêng tư hoặc cho rằng ḿnh “biết tất cả mọi sự”. Thánh Thần đi vào và lấp đầy tâm hồn những ai thành tâm ước muốn Chân Lư, những ai “khao khát điều công chính” (Mt 5,6). Chúa Giê-su nói với chúng ta: “Không ai có thể đến với Ta nếu Cha Ta là Đấng sai Ta không lôi kéo người đó” và “Bất cứ ai nghe và học cùng Cha đều đến với Ta” (Ga 6,44-45). Đức tin là một ơn nhưng không của Thiên Chúa. Tuy nhiên, đức tin cũng đồng thời là một quyết định cá nhân của con người. Không ai bị cưỡng bách để tin vào Thiên Chúa do các phép lạ hoặc do sự cưỡng bách của Thánh Thần. Những dấu lạ chỉ bảo đảm với con người rằng quyết định chấp nhận Chúa Giê-su là một quyết định hợp lư. Nhưng người đó sẽ tin rằng ai là người đă thuyết phục ḿnh lao ḿnh vào cánh tay rộng mở của Thiên Chúa. Do đó, đức tin không ngừng bị cám dỗ. Có biết bao nhiêu điều xảy đến trong thế giới này xem ra đối nghịch lại với ḷng thiện hảo của Thiên Chúa. Nhưng khi một người được Chúa Giê-su Ki-tô làm cho “thuộc riêng về Ngài (Pl 3,12) và gắn bó với Ngài, th́ sẽ không có sức mạnh nào có thể tách ĺa người đó ra khỏi Ngài. Tin vào Chúa Giê-su, tin vào T́nh Yêu của Chúa Cha, tin vào cuộc Chiến Thắng cuối cùng của T́nh Yêu, dù cho bất cứ điều ǵ có xẩy ra, đó là lời tuyên xưng muôn thuở của một Ki-tô hữu đích thực.

Tin là hành động riêng biệt của mỗi tín hữu, nhưng người tín hữu không cô độc trong niềm tin của ḿnh. Từ thời Thánh Phê-rô và Phao-lô, qua mọi thời đại cho đến ngày tận thế, vô số các Ki-tô hữu đều đi trên cùng một cuộc lữ hành. Họ không chỉ nói “tôi tin” mà nói “chúng tôi tin”. Hai tiếng “chúng tôi” rung động trong tâm hồn của triệu triệu anh chị em trong cùng một niềm tin thuộc mọi lục địa. Chúng ta tin cùng một Thiên Chúa, một Đức Ki-tô, một Chúa Thánh Thần. Chúng ta đứng vững trên đá tảng vững chắc là ḷng chung thủy của Thiên Chúa. Chúng ta đă cùng t́m thấy ch́a khóa mở ra ư nghĩa của toàn thể vụ trụ. Lời Chúa mà chúng ta đă lănh nhận trong đức tin không phải là một mớ những lời tuyên bố được liên kết lại với nhau mà không có một ḥa hợp nội tại nào hoặc hoàn toàn xa lạ với đời sống cụ thể. Tất cả tạo thành một toàn thể và chiếu rọi ánh sáng vào toàn tể cuộc sống. Điểm qui chiếu ấy có thể được diễn tả bằng nhiều cách khác nhau, nhưng luôn luôn qui về một điều. Chính Chúa Giê-su đă diễn tả điều đó như sau: “Nước Chúa đă gần đến”. Thánh Phao-lô cũng nói lên điều đó như sau: “Chúa Giê-su, Chúa chúng ta đă bị giết v́ tội lỗi chúng ta và đă sống lại v́ sự công chính của chúng ta” (Rm 4,25). Thánh Gio-an nói với chúng ta: “Thiên Chúa là T́nh Yêu và ai ở trong T́nh Yêu th́ ở trong Thiên Chúa” (1 Ga 4,16). Thánh nhân cũng đă nói: “Ngài đă không bị phán xét, nhưng đă đi từ cơi chết đến sự sống” (Ga 5,24). Công đồng Va-ti-can II đă dùng công thức như sau: “Thiên Chúa ở với chúng ta. Ngài giải phóng chúng ta khỏi bóng đêm của tội lỗi và sự chết và làm cho chúng ta sống lại trong sự sống vĩnh cửu”. Trong kinh Tin Kính, chúng ta lập lại lời tuyên xưng của các tông đồ: “Tôi tin kính một Thiên Chúa, là Cha Toàn Năng, Đấng Tạo Thành vũ trụ. Tôi tin Chúa Giê-su Ki-tô, Con Chúa, Chúa chúng tôi, Đấng đă hóa thân làm người v́ chúng tôi, đă chết và đă sống lại từ cơi chết. Tôi tin Chúa Thánh Thần. Tôi tin Giáo hội, tôi tin ơn tha tội, tôi tin sự sống lại và sự sống vĩnh cửu”. Lời tuyên xưng ấy cũng có thể được diễn tả như sau: khi sai Con Một Ngài là Đức Giê-su Ki-tô và Thánh Thần, Thiên Chúa là Cha đă tự trao ban cho chúng ta để chúng ta có thể tin ở T́nh Yêu của Ngài, yêu thương Ngài bằng cách thế Ngài yêu thương chúng ta và nhờ Thánh Thần hướng dẫn, chúng ta có thể chia sẻ sự sống vĩnh cửu trong Đức Giê-su Ki-tô.

 

· YÊU

Khi một người tin với tất cả xác tín, t́nh yêu của Thiên Chúa sẽ tuôn đổ trong tâm hồn người đó như một kết quả tự nhiên của đức tin. Trong thư viết cho giáo đoàn Ga-lát, Thánh Phao-lô đă nói rằng chỉ có đức tin là đáng tin “đức tin hoạt động bằng t́nh yêu” (Gl 5,6). Một T́nh yêu đích thực phát sinh từ đức tin. Gần như không thể diễn tả điều đó bằng lời nói. Chỉ có những ai cảm nghiệm được điều đó mới biết mà thôi. Nếu có ai hỏi thế nào là yêu bằng t́nh yêu đích thực, cách tốt nhất là chỉ cho người đó Chúa Giê-su, cuộc sống và cái chết của Ngài. Đó là tất cả câu trả lời. T́nh yêu đích thực là được kết hợp với quả tim của Chúa Cha, với Thiên Chúa Đấng yêu thương bằng một t́nh yêu vô biên. “Nếu Thiên Chúa đă yêu thương chúng ta dường ấy, chúng ta cũng phải yêu thương nhau” (1 Ga 4,11). Chúng ta phải yêu thương bằng tất cả tâm hồn chúng ta, bằng những hành động cụ tể chứ không phải bằng những lời nói xuông. Chúng ta phải sẵn sàng hy sinh mạng sống ḿnh v́ tha nhân. T́nh yêu đích thực không loại trừ một người nào, kể cả kẻ thù của chúng ta. Kẻ yêu thương thực sự sẽ đau khổ v́ ḷng gian ác của người xấu, nhưng không phải v́ thế mà thù ghét họ. Yêu thương đích thực là phải làm điều thiện và khao khát hạnh phúc ngay cho kẻ thù của ḿnh. Một t́nh yêu vô điều kiện như thế, con người không thể có được duy với những cố gắng riêng của ḿnh. Con người yêu thương đích thực là khi được Thánh Thần hướng dẫn, người đó tin rằng Chúa Giê-su “đă yêu thương tôi và phó mạng v́ tôi” (Gl 2,20) và rằng Ngài yêu thương tất cả mọi người đều là anh em của tôi (1 Cr 8,11). Chúng ta chỉ yêu thương thực sự khi t́nh yêu của Thiên Chúa được đổ tràn trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Thần là Đấng đă được thông ban cho chúng ta” (Rm 5,5). Kẻ không được Đức Ki-tô và Thánh Thần ngự trị trong ḷng sẽ ganh tỵ, thù ghét người khác và vui thích khi thấy người khác gặp điều bất hạnh. Người đó chỉ xử dụng kẻ khác như phương tiện để đạt được quyền lợi và lạc thú riêng của ḿnh. Tham vọng riêng cuả người đó sẽ chiếm lấy tất cả sự chú ư của người đó. Người đó sẽ không thể nh́n thấy nước mắt nơi người anh em của ḿnh. Người đó không quan tâm đến đau khổ của người khác. Nếu chỉ “mắt đền mắt, răng đền răng” hoặc không phải sát hại kẻ đă bẻ răng hoặc móc mắt ḿnh, th́ đă là một điều cả thể rồi. Để yêu thương kẻ khác như Chúa Giê-su dă yêu thương, điều đó chỉ có thể có được khi Thánh Thần thấm nhập sâu đậm toàn thể con người chúng ta. Không ai có te mô tả T́nh yêu ấy một cách tuyệt hảo như Thánh Phao-lô trong thư thứ nhất Ngài gửi cho các tín hữu Cô-rin-tô: “T́nh yêu th́ nhẫn nhục và từ ái. T́nh yêu không ganh tỵ hay khoe khoang, không kiêu hănh hay thô lỗ. T́nh yêu không tham lam, không t́m tư lợi, không giận dữ, không mưu mô gian ác. T́nh Yêu tha thứ mọi sự, tin tưởng mọi sự, hy vọng mọi sự, chịu đựng mọi sự” (1 Cr 13,4-7).

Tuy nhiên yêu thương lại chính là tự do hoàn hảo. Không có nỗi đau khổ nào lớn hơn đau khổ v́ yêu. Tuy nhiên yêu thương là niềm vui cao cả nhất. Không ǵ làm cho con người bị tổn thương cho bằng t́nh yêu. Nhưng không có sức mạnh nào mănh liệt hơn t́nh yêu. Phân tích cho đến tận cùng, chỉ có t́nh yêu là đáng kể. Bởi v́ t́nh yêu là sự sống vĩnh cửu.

Trong thư gửi các tín hữu Ga-lát, Thánh nhân cũng viết như sau: “Hoa quả của Thánh Thần là yêu thương, vui tươi, b́nh an, nhẫn nại, nhân từ, hiền lành, khoan dung, trung trực” (Gl 15,22). T́nh yêu đích thực làm cho con người vui vẻ thực thi mọi giới răn của Thiên Chúa. Thánh Phao-lô đă có lư khi nói: “Các giới răn ‘ngươi chớ phạm tội ngoại t́nh, ngươi chớ giết người, ngươi chớ trộm cắp, ngươi chớ làm chứng gian’ hay bất cứ giới răn nào, tất cả đều được tóm gọn trong một giới ran duy nhất là yêu thương hay đúng hơn một cuộc sống yêu thương.

Không có sợi giây liên kết nào vững chắc hơn t́nh yêu. Tuy nhiên, yêu thương không phải là một cưỡng bách. Không có phục vụ nào mà không là phục vụ v́ yêu thương. Tuy nhiên yêu thương lại chính là tự do hoàn hảo. Không có nỗi đau khổ nào lớn hơn đau khổ v́ yêu. Tuy nhiên yêu thương là niềm vui cao cả nhất. Không ǵ làm cho con người bị tổn thương cho bằng t́nh yêu. Nhưng không có sức mạnh nào mănh liệt hơn t́nh yêu. Phân tích cho đến tận cùng, chỉ có t́nh yêu là đáng kể. Bởi v́ t́nh yêu là sự sống vĩnh cửu.

 

· HY VỌNG

Niềm hy vọng của người tín hữu Ki-tô không ǵ khác hơn là xác tín vững mạnh rằng t́nh yêu là vĩnh cửu. Nền tảng của niềm hy vọng Ki-tô giáo chính là niềm tin của chúng ta vào t́nh yêu của Thiên Chúa và sự phục sinh của Đức Ki-tô. Bởi v́ Thiên Chúa là t́nh yêu và bởi v́ Đức Ki-tô đă sống lại, chúng ta biết rằng không có ǵ là vô ích, rằng sự sống vĩnh cửu đă bắt đầu, rằng t́nh yêu mạnh hơn sự chết. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Đấng chung thủy sẽ tác tạo một trời mới và một đất mới. Hoa trái của mỗi hạt giống được Thánh Thần gieo trồng sẽ được mặt trời làm cho chín mùi. Chúng ta biết rằng khi sống và hoạt động cho công lư, tự do và t́nh thương trên trái đất này, một cách nhiệm mầu, chúng ta đang chuẩn bị cho một cộng đồng huynh đệ sẽ được thực hiện trong nước vĩnh cửu của Chúa. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa đang ở với chúng ta. Qua chúng ta, Ngài đang hướng dẫn thế giới thụ tạo của Ngài đến một t́nh trạng hoàn hảo chung cục. Chúng ta tin rằng sống cũng nhu chết, chúng ta thuộc về Thiên Chúa. Chúng ta tin rằng v́ yêu thương kẻ khác trong Chúa, cho nên dầu có chết, chúng ta vẫn sẽ sống măi. Đó là niềm hy vọng của chúng ta và “niềm hy vọng này không lưa dối chúng ta” (Rm 5,5), bởi v́ nó được xây dựng trên ḷng thủy chung của Thiên Chúa, trên sự sống lại của Đức Ki-tô và sứa mạnh của Chúa Thánh Thần. Hỵ vọng cũng giống như một ánh lửa nhỏ bé của một ngọn đèn nhỏ, nhưng được nuôi dưỡng bởi dầu của Thánh Thần. Bóng đêm của thế giới xung quanh chúng ta không thể dập tắt được nó. Cho dẫu bóng đêm ấy có bao là đến đâu, nhưng nếu chạm đến ánh sáng bé nhỏ ấy, nó sẽ trở thành như không. Ánh sáng mạnh hơn bóng tối bội phần. Niềm hy vọng ấy là ánh sáng kỳ diệu. Không có thất vọng, không có thất bại nào có thể dập tắt được ánh sáng ấy. Niềm hy vọng ấy được bảo toàn và nuôi dưỡng qua mọi thời đại bằng một sức mạnh vô biên: sức mạnh của Thánh Thần Thiên Chúa.

 

· GIÁO HỘI

Tin, cậy, mến: liên kết trong một niềm tin, chiếu sáng bằng t́nh yêu hỗ tương, yêu thương mọi người, hy vọng rằng chúng ta sẽ về đến nhà Cha: đó là tâm t́nh chung của tất cả những ai thuộc vể gia đ́nh Thiên Chúa. Ngay từ khởi đầu, Ki-tô giáo đă được thiết lập thành những cộng đoàn nhỏ của tin, cậy, mến. Và đó là kết quả của lời rao giảng của các tông đồ. Mỗi một cộng đoàn nhỏ này tự gọi là “Giáo hội của Đức Ki-tô”. Danh từ Giáo hội xuất phát từ một tiếng Hy Lạp có nghĩa là tập họp, qui tụ. Giáo hội của Đức Ki-tô là một cộng đoàn những người tin Đức Ki-tô, được qui tụ và sinh động bởi Thánh Thần. Đầu của Giáo hội là Đức Ki-tô và các tín hữu là chi thể của Thân Thể Ngài, được liên kết với Đầu là Đức Ki-tô (1 Cr 12,13). Cũng chính Thánh Thần đó thúc đẩy mỗi người theo một cách thế riêng. Chính Thánh Thần là mối giây liên kết của cộng đoàn. Giáo hội là Dân Mới của Chúa. Dân được tuyển chọn không c̣n là một chủng tộc đặc biệt như thời Cựu Ước nữa. Giờ đây, dân này được qui tụ từ mọi dân mọi nước trên thế giới, được liên kết trong đức tin. Đây là thành quả của cái chết cứu độ của Đức Ki-tô và là ân sủng của Thánh Thần. Mỗi một phần tử của Giáo hội là con Chúa. Mỗi người đều tự do và b́nh đẳng trong phẩm gía làm người tín hữu Ki-tô trước mặt Chúa. Hiến pháp của Dân Mới này là giới răn của Đức Ki-tô: “Các con hăy yêu thương nhau nhuu Ta đă yêu các con”. Giáo hội tràn lan khắp mặt đất. Giáo hội được hiện thực nơi nào có các Ki-tô hữu tụ họp lại để lắng nghe Lời Chúa, để tưởng niệm bữa ăn cuối cùng của Chúa Giê-su, để cùng nhau tuyên xưng niềm tin của họ, để nuôi dưỡng t́nh yêu của họ và để thắp sáng lên niềm hy vọng của họ. Dù cộng đoàn có nhỏ bé hay nghèo nàn đến đâu, Đức Ki-tô vẫn hiện diện trong đó và Giáo hội của Ngài cũng hiện diện trong đó. Chính Đức Ki-tô đă nói: “Ở đâu có hai hoặc ba người họp nhau lại v́ Danh Ta, th́ có Ta ở giữa họ (Mt 18,20).

 

Tác giả: Lm Phêrô Nemeshegyi, S.J.

Người dịch: Lm Gioakim Đoàn Sĩ Thục.

Người hiệu đính và giới thiệu: Ông Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.