Ư NGHĨA CỦA KITÔ GIÁO
(THE MEANING OF CHRISTIANITY)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MichelAnge

 

CHƯƠNG MỘT

 

“ĐỨC GIÊ-SU ĐƯỢC GỌI LÀ ĐẤNG KI-TÔ” (Mt 1,16)

 

· TRÁI TIM CỦA CHÚA CHA

Tại sao Chúa Giê-su đă sống như thế? Thưa bởi v́ Ngài biết rơ trái tim của Chúa Cha. Chúa Giê-su biết và sống với niềm xác tín rằng Chúa Cha là T́nh Yêu vô biên. Chúa Cha là Đấng Tạo Hóa và Chúa Tể Trời Đất (Mt 11,25). Ngài là Vua và là Đấng Phán Xét (Mt 18,23). Ngài biết và thấy tất cả môi sự (Mt 11,25). Tuy nhiên, tiên vàn, Ngài là Đấng Tốt Lành (Mt 10,18). Thiên Chúa của Chúa Giê-su là một Thiên Chúa Thiện Hảo. Ngài là Đấng trang điểm cho hoa cỏ đồng nội (Mt 6,28-30) và nuôi nấng chim trời (Mt 6,26). Ngài là Thiên Chúa hằng săn sóc chúng ta; Ngài đếm cả từng sợi tóc trên đầu chúng ta (Lc 12,6-7).

Có ba dụ ngôn nổi tiếng qua đó Chúa Giê-su mô tả ḷng nhân từ và thiện hảo của Thiên Chúa. Chúa Cha là người mục tử tốt lành đi t́m con chiên lạc và khi đă t́m thấy nó, liền vác nó trên vai. Vui mừng trở về nhà, người mục tử mời bạn bè và bà con láng giềng đến để chia vui với ḿnh (Lc 15,1-7). Trong Tin Mừng theo Thánh Gio-an, Chúa Giê-su tự nhận ḿnh là người mục tử tốt lành. Ngài là h́nh ảnh đích thực của Chúa Cha. Trong một bài dụ ngôn khác, Chúa Cha được so sánh với một người đàn bà quét dọn trong từng góc nhà để t́m cho kỳ được đồng bạc dă đánh mất. Khi đă t́m thấy, bà ta mời bạn bè đến để chia vui (Lc 15,8-10). Nhưng c̣n hơn tất cả mọi h́nh ảnh khác, Chúa Cha là người cha nhân từ ngày ngày ra trước ngơ đứng đợi người con hoang đàng trở về. Khi vừa thấy đứa con trở về tiều tụy rách rưới, người cha vẫn chạy đến ôm lấy nó và hôn lấy hôn để. Ong không cần phải nghe những ǵ người con muốn nói, nhưng tức khắc ra lệnh cho gia nhân mở đại tiệc ăn mừng. “Chúng ta hăy ăn uống vui mừng, v́ con ta đay đă chết nay sống lại; đă mất nay t́m thấy lại” (Lc 15,11-32).

Đó chính là một Thiên Chúa mà Chúa Giê-su đă biết. Trái tim của Ngài nên một với trái tim của Thiên Chúa đó. Lẽ sống của Ngài, mục đích duy nhất của Ngài là thực thi ư muốn của Thiên Chúa đó (Ga 4,34). Và ư muốn của Thiên Chúa chính là yêu như Thiên Chúa yêu. Ngài không muốn để cho một trong những kẻ hèn mọn nhất phải hư mất (Mt 18,14). Dưới mắt Chúa Giê-su, T́nh yêu của Thiên Chúa ôm trọn mỗi một con người. Đó là lư do tại sao tất cả mọi người đều vô cùng quan trọng đối với Chúa Giê-su. Không có một người nào là vô gía trị đối với Ngài. Ngài không bao giờ muốn biết họ có xứng đáng với t́nh yêu của Ngài hay không. Ngài yêu thương họ vô điều kiện. Ngài yêu thương họ đến độ quên chính ḿnh. Ngài yêu thương họ bằng cách thế Thiên Chúa yêu thương họ. Tin Mừng mà Ngài mang đến cho con người là: Thiên Chúa ở với bạn như con cái của Ngài. Do đó, bạn cũng hăy cố gắng sống như một người con tốt lành. Thiên Chúa tha thứ cho bạn, bạn cũng phải tha thứ cho người khác. Bạn hăy đón nhận Nước Thiên Chúa như một khi tàng vô giá (Mt 13,44). Bạn hăy chấp nhận t́nh yêu của Thiên Chúa với ḷng tín thác, như thể một đứa bé đón nhận t́nh yêu của cha mẹ nó. Bạn hăy tin tưởng nơi Thiên Chúa. Ngài lắng nghe lời cầu nguyện liên lỉ của con cái Ngài (Mt 6,8; 7,7-11).

Chỉ có một điều bất hạnh đối với con người, đó là không tin và không chia sẻ T́nh Yêu của Thiên Chúa. Điều đó xẩy đến khi con người tự cho ḿnh là trung tâm của vụ trụ, xét đoán mọi sự dựa trên quyền lợi riêng tư của ḿnh và hành động theo như vậy. Khi con người chỉ sống cho riêng ḿnh mà không sống bằng t́nh yêu, nó kể như đă chết rồi.

Chúa Giê-su không có ư nói rằng các tín hữu chỉ cần nói một tiếng và Thiên Chúa se cất khỏi mọi sự dữ và mọi tai họa khỏi cuộc sống của họ. Trái lại là khác. Con cái của Nước Thiên Chúa phải vác thập gía của họ mỗi ngày (Lc 9,23). Người ta sẽ bách hại họ, cầm tù họ và ngay cả giết hại họ (Mt 5,10-12; Lc 21,12-17). Báo trước những nỗi khổ đau của các môn đệ, Chúa Giê-su lại nói: “nhưng không có một sợi tóc nào trên đầu các con phải hư mất cả” (Lc 21,18). Cho dẫu họ có giết được các con, th́ điều đó cũng không đáng kể bằng một sợi tóc rơi xuống khỏi đầu các con. Sao thế? Thưa là bởi v́ chỉ có một điều hệ trọng đối với con người (Lc 10,42) và không ai và không ǵ có thể cất khỏi họ. Chỉ có con người khờ dại mới có thể đánh mất đi mà thôi. Chỉ có một điều bất hạnh đối với con người, đó là không tin và không chia sẻ T́nh Yêu của Thiên Chúa. Điều đó xẩy đến khi con người tự cho ḿnh là trung tâm của vụ trụ, xét đoán mọi sự dựa trên quyền lợi riêng tư của ḿnh và hành động theo như vậy. Khi con người chỉ sống cho riêng ḿnh mà không sống bằng t́nh yêu, nó kể như đă chết rồi. Ḷng bác ái tự nó dẫn đến sự sống vĩnh cửu và bác ái là hoa trái cuả niềm tin, mà niềm tin là nhận chân rằng Thiên Chúa là T́nh yêu và hễ ai sống trong t́nh yêu th́ cũng ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy (1 Ga 4,16).

 

· NHỮNG PHÉP LẠ CỦA CHÚA GIÊ-SU

Sự xuất hiện của Chúa Giê-su trong cuộc sống hằng ngày của dân tộc Ngài quả là một đột biến. Ngài dạy dỗ họ như một kẻ có quyền chứ không như các thày thông luật của họ (Mt 7,29; Mc 1,22). Các thính gỉa của Ngài đều không ngừng thắc mắc về điều đó. Dân chúng tuôn đến với Ngài bởi v́ Ngài có quyền năng chữa lành bệnh tật. Các tác giả Tin Mừng đă ghi lại cho chúng ta những phép lạ của Ngài. Nhiều người thời đại nghi ngờ về những bài tường thuật về các phép lạ đó, nhưng đó là những câu chuyện do những người mất thấy tai nghe kể lại và lồng vào trong suốt cuộc đời của Chúa Giê-su. Đó là những câu chuyện mà người ta không thể loại bỏ ra khỏi cuộc d8ời của Ngài. Những phép lạ này là nguyên nhân đưa đến sự thành công mà Chúa Giê-su đă đạt được ngay từ đầu (Mc 1,45). Những kẻ thù của Ngài tố cáo Ngài là đă làm các phép lạ do quyền năng của ma quỉ (Mc 3,27). Khi họ quyết định loại trừ Ngài, th́ lư do chính họ đưa ra là “người này đă làm nhiều điều lạ lùng” (Ga 11,47-50).

Quả thực những phép lạ của Chúa Giê-su là những điều lạ lùng. Cũng giống như một luồng ánh sáng chiếu tỏa trên không trung, mỗi một phép lạ của Chúa Giê-su đều tỏ bày cho chúng ta rằng Thiên Chúa là Chủ Tể của sự sống, rằng Ngài là Đấng ban sự sống, Ngài mạnh hơn sự chết cà tất cả những ǵ loan báo sự chết. Mỗi một phép lạ mạc khải cho chúng ta rằng Thiên Chúa là Đấng Thiện Hảo, Ngài ở kề bên chúng ta và lắng nghe chúng ta. Những phép lạ của Chúa Giê-su là những dấu chỉ cho thấy Nước Thiên Chúa đă gần đến. Những phép lạ ấy là một lời mời gọi con người hăy đến với Chúa với một ḷng tin vô điều kiện. Những phép lạ ấy, cũng giống như bất cứ một dấu hiệu nào, chỉ thưc5 sự có ư nghĩa là bởi v́ chúng biểu tỏ một thực tại khác. Bệnh nhân mà Chúa Giê-su đă chũa lành rồi cũng sẽ ệnh lại và chết. Đám đông mà Ngài cho ăn no nê từ phép lạ nhân bánh ra nhiều, rồi cũng sẽ cảm thấy đói lại. Kẻ chết mà Ngài cho sống lại có lẽ sẽ sống thêm vài năm nữa rồi cũng sẽ chết. Nếu một phép lạ không là một dấu chỉ, th́ nó cũng chỉ là một cố gắng ngu xuẩn chỉ tổ gây thêm xáo trộn cho một thế giới tự nó đă quá nghèo nàn. Các phép lạ của Chúa Giê-su là những dấu chỉ, những lời mời gọi con người tin vào Lời Chúa mà Ngài đă công bố: “Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống. Ai tin Ta, dù có chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11,25). Người đó sẽ sống, không phải sống thêm vài năm, nhưng là sống đời đời với Thiên Chúa.

Nếu Thiên Chúa cứ măi đổ tràn những phép lạ trên chúng ta, th́ có lẽ chúng ta không dễ ǵ đón nhận những lời hứa của Ngài với một niềm tin phó thác và với một t́nh yêu vô vị lợi. Tin vào một Thiên Chúa như thế hóa ra chẳng là đeo đuổi những toan tính ích kỷ của chúng ta và như vậy là phải chết vĩnh viễn. Chỉ có tinh yêu vô vị lợi mới dẫn đưa chúng ta về cơi ống trường sinh. Đó là lư do khiến Chúa Giê-su phải lẩn tránh đám đông đang tuôn đến với Ngài chỉ v́ Ngài đă cho họ ăn no nê. “Quả thật, quả thật, ta nói với các ngươi, các ngươi đi t́m Ta, không phải v́ các ngươi đă thấy những dấu lạ, mà chỉ v́ các ngươi đă được ăn uống no thỏa” (Ga 6,26). Ngài muốn đám đông phải tin tưởng v́ đă chứng kiến những dấu lạ. Ngài muốn họ phải tin rằng trong Ngài, Nước Thiên Chúa đă xuất hiện giữa họ. Ngài muốn họ đi theo Ngài trong con đường của tin tưởng, cậy trông và yêu mến, để cùng với Ngài tiến về Nước của Chúa Cha. Nhưng họ chỉ quan tâm đến cơm bánh hằng ngày. Một khi đă thấy rằng Ngài không c̣n muốn làm phép lạ để họ được ăn uống đầy đủ mỗi ngày nữa, họ đói khát và rồi lăng quên Ngài như một tiên trị vô dụng (Ga 6,60-66). Sự việc cứ diễn tiến theo cái đà ấy: giới lănh đạo mỗi ngày càng thù ghét Ngài trong khi đám đông dân chúng mỗi lúc càng thất vọng về Ngài. Những kẻ trung thành đi theo Ngài chỉ c̣n là một nhóm nhỏ các môn đệ của Ngài.

 

· CHÚA GIÊ-SU VÀ CÁC MÔN ĐỆ CỦA NGÀI

Chúa Giê-su đă tự chọn cho ḿnh một số môn đệ. Đa phần là những ngư phủ đơn sơ mộc mạc của miền Ga-li-lê. Họ đă bỏ mọi sự và đi theo Ngài. Trong đám họ, Ngài chọn 12 người để luôn sát cánh bên Ngài (Mc 3,13-15). Thỉnh thoảng Ngài sai họ đi loan báo rằng Nước Chúa đă gần đến. Đó là lư do tại sao họ được gọi bằng danh xứng là “tông đồ”. Từ “tông đồ” được dịch từ một tiếng Hy Lạp có nghĩa là “được sai đi”. Sau khi hoàn thành sứ mệnh, họ trở về và cùng với Chúa Giê-su đi rảo qua khắp các ngă đàng cát bụi của Ít-ra-en.

Trong số 12 tông đồ, nổi bật nhất có hai anh em Gio-an và Gia-cô-bê và nhất là Phê-rô. Chính Chúa Giê-su đă chọn cho người dân chài Xi-mon biệt hiệu Phê-rô này. Phê-rô có nghĩa là Đá. Có lần Ngài hỏi các môn đệ: “Người ta bảo Con Người là ai?” (Mt 16,13). Các ông lặp ại ư kiến của nhiều người khác nhau. Lúc đó Ngài mới hỏi các ông: “Phần các con, các con bảo Ta là ai?” Các môn đệ sợ phải trả lời cho một câu như thế. Các ông cản thấy đây là lúc quyết liệt nhất trong cuộc đời của các ông. Điều này cũng thường xẩy ra cách này cách khác trong cuộc đời của mỗi người. Liệu mỗi người có chấp nhận Chúa Giê-su Na-da-rét và uyết định về số phận của ḿnh không? Phê-rô bước ra phía trước và trả lời: “Thày là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Trong tiếng Hy Lạp, “Ki-tô” có nghĩa là “người được xức dầu”. Từ này cũng được chuyển dịch từ tiếng Hy Bá Lai “Mê-si-ah”. Đây là tước hiệu mà người Do Thái thời Chúa Giê-su dành cho Vị Cứu Tinh mà họ hằng mong đợi. Như vậy, Phê-rô tuyên xưng rằng Chúa Giê-su, vị Thày nghèo nàn, vô danh, bị bỏ rơi là chính Đấng Cứu Tinh mà dân Do Thái hằng mong đợi. Phê-rô c̣n gọi Ngài là Con Thiên Chúa. Có thể trong giây phút ấy, Phê-rọ chưa hiểu được trọn vẹn ư nghĩa của lời tuyên xứng của ḿnh. Nhưng Chúa Giê-su khen ngợi ông. Ngài nói: “Phúc cho con, hỡi Xi-mon, v́ Cha Ta đă mạc khải cho con điều đó…Và Ta nói cho con biết, con là Phê-rô, nghĩa là Đá và trên Đá này Ta sẽ xây Giáo hội của Ta” (Mt 16,18).

 

· LÊN ĐƯỜNG ĐI GIÊ-RU-SA-LEM

“Ta sẽ xây Giáo hội của Ta”: đây là điều chưa từng nghe nói đến. Dân Do Thái chỉ nhận biết có một “Giáo hội” hay một cộng đồng, đó là cộng đồng của Gia-vê, nghĩa là chính dân tộc Do Thái. Nhưng Chúa Giê-su lại nói đến sự phát sinh của một cộng đồng mới, “cộng đồng của Ngài”. Vào thời điểm đó, xem ra viễn ảnh của một cộng đồng như thế thực là viển vông. Các nhà lănh đạo của xă hội đă quyết định loại trừ kẻ gấy rối loạn đến từ Na-da-rét. Những người biệt phái đă phán quyết rằng Hắn phải chết, bởi v́ Hắn là một kẻ vi phạm lề luật của Mô-sê. Vị thượng tế của Giê-ru-sa-lem muốn thấy Hắn hoàn toàn bị tiêu diệt, bởi v́ Hắn là mối nguy hiểm cho cơ chế tôn giáo, nghĩa là mối nguy hiểm cvho sự tuân giữ các lễ nghi tôn giáo của Đền thờ cũng như cho quyền bính tối cao của giai cấp tư tế. về phần Hê-rô-đê, ông đă giết Gio-an Tẩy Gỉa bởi v́ vị tiên tri này đă dám phê b́nh ông. Đối với Hê-rô-đê, Chúa Giê-su là một người nguy hiểm, bởi v́ Ngài không hề tỏ ra sợ hăi đối với quyền bính và lại xác quyết sự độc lập của ḿnh duy chỉ dựa trên ḷng tín thác vào Thiên Chúa. Lập trường của Chúa Giê-su lại hoàn toàn đối nghịch với những người giầu có và những kẻ có uy thế, cũng như với cả sức mạnh củalề luật và truyền thống. Đứng trước những kẻ thù đầy uy quyền, Chúa Giê-su không có một chỗ dựa nào khác hơn là mối tương quan mật thiết của Ngài với Thiên Chúa, Đấng mà Ngài gọi là Cha, là Ap-ba, thân mật như chữ Ba trên môi miệng đứa trẻ. Ngài nói chuyện với Chúa Cha một cách thân mật khi cầu nguyện và Ngài cũng nói về Chúa Cha với một giọng điệu như thế. Ngài biết rằng Ngài là “Người Con Yêu Dấu” của Chúa Cha (Mt 3,17). “Tất cả mọi sự đă được Chúa Cha trao phó cho Ta và không ai biết Con trừ ra Cha và không ai biết Cha trừ ra Con và những ai mà Con đă chọn để mạc khải Cha cho họ” (Mt 11,27). Những lời này của Chúa Giê-su cho thấy bí ấn sâu thẳm của tâm hồn Ngài. Tuy nhiên, những người biệt phái và kẻ thù của Ngài không thể nào chịu đựng được những lời lẽ như thế. Với một giọng điệu đầy giận dữ, họ hỏi Ngài: “Ong tự cho ông là ai?” (Ga 8,53).

Con người đă không tin ở lời Ngài. Ngài cần công bố một lần nữa và lần này, bằng chính mạng sống của Ngài: Ngài phải công bố tất cả những ǵ Ngài đă công bố trong suốt cuộc sống của Ngài. Đó là Nước Thiên Chúa đă đến gần. Thiên Chúa là T́nh Yêu. Ai sống trong t́nh yêu là sống trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người đó.

T́nh cảnh của Chúa Giê-su mỗi lúc một trở nên nguy ngập. Ngài đă có thể lẩn trốn và dĩ nhiên, đưa cả nhóm các tông đồ trốn sang một góc nào đó trong sa mạc Ả Rập. Ngài cũng có thể trốn sang những miền ở ngoài lănh thổ Ít-ra-en như Ngài đă từng làm một thời gian ngắn trước đó (Mc 7,24). Nhưng làm như thế là lẩn tránh sứ mệnh của Ngài. Ngài đă được Chúa Cha sai đến không phải v́ lợi ích của một nhóm những người đă được tuyển chọn. Ngài được sai đến là để công bố cho toàn dân Do Thái và toàn thế giới rằng Nước Thiên Chúa đă đến. Do đó, một lần nữa, Ngài lên Giê-ru-sa-lem nhằm vào ngày Lễ Vượt Qua, tức ngày đại lễ kỷ niệm cuộc giải phóng của người Do Thái. Đây là dịp mà vô số khách hành hương tập trung về thành thánh. Đây là lần cuối cùng Chúa Giê-su về Giê-ru-sa-lem.

Ngài biết rơ những ǵ đang chờ đợi Ngài khi Ngài vào thánh đô của những kẻ thù. Ngài cũng biết rằng sẽ không có một thỏa hiệp nào nữa. Ngài biết rằng Ngài sẽ không quay trở lại. Ngài sẽ không dùng quyền năng để làm phép lạ và tự cứu lấy ḿnh. Ngài đă không bao giờ làm phép lạ cho riêng ḿnh. Tất cả những phép lạ Ngài đă làm là v́ lợi ích của người khác. Ngài biết rằng những kẻ thù của Ngài sẽ giết Ngài, nhưng Ngài vẫn tiến vào Giê-ru-sa-lem. Con người đă không tin ở lời Ngài. Ngài cần công bố một lần nữa và lần này, bằng chính mạng sống của Ngài: Ngài phải công bố tất cả những ǵ Ngài đă công bố trong suốt cuộc sống của Ngài. Đó là Nước Thiên Chúa đă đến gần. Thiên Chúa là T́nh Yêu. Ai sống trong t́nh yêu là sống trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người đó.

Khi Ngài vừa vào thành Giê-ru-sa-lem, một lần nữa, dân chúng hồ hởi tung hô Ngài (Mt 21,8-11). Nhưng Ngài đă không lợi dụng cợ hội ấy để huênh hoang đối với kẻ thù của Ngài. Ṿng vây âm mưu đang bắt đầu thắt chặt lại xung quanh Ngài. Giu-đa, một trong những tông đồ của Ngài, đă t́nh nguyện giao nộp Ngài cho những kẻ có quyền. Có thể Giu-đa đă phản bội, v́ ông thất vọng v́ những chờ đợi của ông đă không được đáp trả. Cũng như nhiều người khác, ông hy vọng rằng Chúa Giê-su sẽ là người lănh đạo cuộc nổi loạn chống lại đế quốc La Mă.

 

· CUỘC KHỔ NẠN

Vài ngày sau khi vào thành Giê-ru-sa-lem, một lần nữa và là lần cuối cùng, Chúa Giê-su đă cùng các môn đệ của Ngài cử hành Bữa Tiệc Ban Chiều như thông lệ. Trong bữa tối cuối cùng, Ngài đă bày tỏ toàn vẹn Con Người và sứ mệnh của Ngài trong một nghi thức vô cùng đơn sơ nhưng lại sâu sắc. Ngài cầm lấy bánh trong tay, be ra và trao cho các môn đệ và nói: “Hăy cầm lấy mà ăn. Này là Ḿnh Ta, sẽ bị nộp v́ các con”. Sau bữa ăn tối, Ngài cầm lấy chén rượu. Cũng thế, Ngài trao cho các môn đệ và nói: “ất cả các con hăy cầm lấy mà uống. Này là Máu Ta, Máu Tân Ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con. Hăy làm lại việc này mà nhớ đến Ta” (Mc 14,22-24; Lc 22,17; 1 Cr 11,24-25). Giao ước mà các tiên tri đă loan báo giờ này đă được thực hiện. Chúa Giê-su chính là hiện thân và là tác gỉa của giao ước mới. Hy tế của Ngài mang lại ḥa b́nh và hiệp nhất giữa Thiên Chúa và con người.

Sau bữa ăn tối ấy, Chúa Giê-su và các môn đệ đến vườn Giệt-si-ma-ni. Tại đây, trong đêm tối dày đặc, Chúa Giê-su cảm thấy lo sợ trước cái chết. Ngài qú gối van xin với Chúa Cha: Ap-ba, Lạy Cha, mọi sự đều có thể đối với Cha. Xin hăy cất chén này khỏi con. Nhưng không phải là ư con, mà là Ư Cha” (Mc 14, 36). Chúa Giê-su cảm nghiệm được tất cả những ǵ một con người có thể trải qua, ngay cả nỗi hăi sợ trước cái chết, Tuy nhiên, ngay trong những giây phút đớn đau tốt cùng ấy, câu nói trên môi miệng Ngài vẫn là “Lạy Cha, xin cho Ư Cha được nên trọn!” Khi Ngài vừa cầu nguyện xong th́ Giu-đa xuất hiện với một số binh lính và hầu cận. Họ trói Ngài lại và dẫn Ngài đến trước Công nghị của các tư tế. Tại đây, án xử của Ngài chỉ c̣n là một tṛ hề của tư pháp. Các quan ṭa đă thỏa thuận với nhau về án tử h́nh của Ngài trước khi xét xử Ngài (Ga 11, 50). Tuy nhiên, giữa cái phiên xử khôi hài ấy, vẫn c̣n có một phút đáng nhớ. Cai-pha, vị thượng tề đang chủ tọa phiên xử, hỏi Chúa Giê-su một cách trang trọng như sau: “Ngươi có phải là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống không?”. Mặc dù vẫn c̣n đớn đau v́ những thương tích trên thân thể Ngài, Chúa Giê-su vẫn đứng vững giữa những vị thẩm phán, 71 thành viên của Công nghị và Ngài dơng dạc trả lời: “Đúng thế! Và các ngươi sẽ thấy Con Người ngồi bên hữu Đấng Toàn Năng và sẽ đến trên mây trời” (Mc 14, 61-62). Cho đến lúc đó, Chúa Giê-su chưa bao giờ nói thẳng thừng như thế trước đám đông. Tuy nhiên, giờ đây Giờ của Ngài đă đến, Ngài không hề muốn chết v́ những lời cáo gian. Ngài công khai tuyên bố Ngài là ai và tại sao Ngài đến trong thế giới này. Đó chính là lư do Ngài bị kết án. Vị thượng tế liền tuyên bố: “hắn đă nói lộng ngôn”. Tên tù với khuôn mặt đầy máu me, đă dám ngang nhiên khẳng định không những Hắn là Vị Cứu Tinh của Dân Tộc mà c̣n tự cho là ngang hàng với Thiên Chúa Tối Cao. Tự cho ḿnh ngồi trên Ngai Trời bên hữu Đấng Toàn Năng, quả là một lời lộng ngôn không thể tha thứ được. Tất cả Công nghị đều đồng thanh phán quyết” “Hắn đáng chết!”

Tuy nhiên, tại Giê-ru-sa-lem, kết án tử h́nh một người là quyền dành riêng cho chính quyền La Mă. Do đó, Công nghị của người Do Thá cho điệu Chúa Giê-su đến dinh của Phi-la-tô, quan tổng trấn La Mă. Chính ông này mới là người có quyền đọc bản án tử h́nh. Lư do để họ biện minh cho sự kiện Ngài bị giải đến cho quan tổng trấn Phi-la-tô là: Ngài là một tên dấy loạn. Đây là một cáo buộc hoàn toàn không có nền tảng (Lc 23,2). Thoạt tiên, Phi-la-tô không muốn kết án Chúa Giê-su. Ong đoán rằng Ngài chỉ là một người vô tội. Nhưng khi nhận thấy rằng sự nghiệp chính trị của ông có thể bị lung lay nếu ông không làm theo ư muốn của các nhà lănh đạo Do Thái, do đó, Phi-la-tô đành chiều theo họ. Sau một cố gắng ḥa hoăn, cuối cùng ông đă đọc bản án qua đó Ngài phải bị treo trên thập gía. Binh sĩ đến lôi Chúa Giê-su đi. Họ đánh đập Ngài và dẫn Ngài lên đồi Gôn-gô-ta ở ngoài thành Giê-ru-sa-lem và đóng đinh Ngài vào một cậy thập gía.

Trong ba giờ liền, Chúa Giê-su phải quằn quại trên thập gía. Dường như tất cả mọi bỉ ổi nhất của con người đều trút xuống trên Ngài. Thiên Chú giữ thinh lặng. Ngài không hề can thiệp. Ngài ẩn dấu mặt Ngài. Cơn cám dỗ trong những giây phút ấy khủng khiếp biết chừng nào! Ma quỉ, theo như Kinh Thánh ghi lại, đă cám dỗ Chúa Giê-su ngay từ lúc Ngài khởi sự sứ vụ công khai của Ngài. Ma quỉ đă dụ dỗ Ngài hăy xử dụng quyền năng làm phép lạ của Ngài v́ lợi ích của riêng Ngài. Nó khuyến dụ Ngài bày tỏ cho đám đông thấy những đặc ân của Ngài để đạt cho kỳ được quyền bính của thế trần. Nhưng Chúa Giê-su đă thẳng thừng bác bỏ những cơn cám dỗ ấy, ngay cả sau này khi nhiều người cũng lặp lại. Ngài đă sống như một người nghèo, nghĩa là một cách đơn sơ và khiêm tốn. Ngài đă phản ảnh ư muốn của Thiên Chúa và thể hiện T́nh yêu hoàn toàn vô vị lợi đối với con người. Nhưng giờ đây, Ngài phải chịu một cơn cám dỗ hoàn toàn khác hẳn. Ngài đă tuyên bố: “Hăy yêu thương thù địch của ngươi” và giờ đây kẻ thù đang giết Ngài một cách đớn đau và bỉ ổi. Làm sao người ta có thể yêu thương kẻ thù như thế? Ngài luôn luôn nhấn mạnh đến ḷng tín thác vào Thiên Chúa và Ngài đă hoàn toàn phó thác vào Thánh Ư Thiên Chúa. Nhưng giờ đây chính Thiên Chúa ấy lại để cho kẻ thù giết hại Ngài mà không muốn lay một ngón tay để cứu thoát Ngài. Làm sao có thể tin tưởng ở một Thiên Chúa như thế? Đó là cơn cám dỗ mà Chúa Giê-su phải trải qua trong những giờ phút cuối cùng. Ngài đă đáp trả: “Lạy Cha, xin hăy tha cho chúng, v́ chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23,24). Đó là những lời đầu tiên của Ngài khi vừa bị treo lên thập gía. Đó là phản ứng của Ngài đối với cơn cám dỗ thứ nhất. Ngay cả lúc đó, Ngài vẫn tiếp tục yêu thương. Ngài đă yêu thương những kẻ kết án Ngài. Ngài đă yêu thương những kẻ hành hạ Ngài. Ngài đă yêu thương tất cả và yêu thương cho đến cùng. Ngài đă yêu thương và tha thứ. “Không có t́nh yêu nào lớn hơn mối t́nh của người thí mạng sống v́ bạn hữu của ḿnh”, chính Ngài đă nói như thế trước đó. Và giờ đây, Ngài trao ban mạng sống Ngài cho tất cả mọi người. Bởi v́ đối với Ngài, mỗi người đều là một người bạn, ngay cả những kẻ phản bội Ngài, những kẻ thù ghét và loại trừ Ngài. Những lời cuối cùng của Ngài trên thập gía chính là câu đáp trả của Ngài đối với cơn cám dỗ thứ hai. Hướ Chúa Cha, Đấng mà Ngài cảm thấy như đang bỏ rơi Ngài, Chúa Giê-su thưa: “Lạy Cha, trong tay Cha, con xin phó thác hồn con” (Lc 23,46). Với tin tưởng và phó thác, với sự vâng phục của một người con ngoan, Ngài đă cúi đầu và trút hơi thở cuối cùng.

Cả cuộc sống của Chúa Giê-su là một bài t́nh ca đối với Thiên Chúa và đối với con người. Cái chết của Ngài là tuyệt đỉnh của T́nh Yêu ấy. Cái chết ấy mạc khải một cách hoàn hảo T́nh Yêu của Thiên Chúa. Thế nào là “Con của Thiên Chúa hằng sống” giờ đây được tỏ hiện một cách trọn vẹn. Ngài đă quên ḿnh, phó thác cho Chúa Cha. Ngài đón nhận mọi sự như từ bàn tay của Chúa Cha. Ngài trả lại mọi sự cho Chúa Cha với tất cả yêu thương và hiệp nhất với Trái Tim Yêu Thương của Chúa Cha. Ngay cả viên sĩ quan người La Mă đứng dưới chân thập gía cũng cảm nhận được điều đó. Chứng kiến cái chết của Chúa Giê-su, ông thốt lên: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa” (Mc 15,39).

Đối với các môn đệ, cái chết nhục nhă của Chúa Giê-su trên thập gía chỉ là tận cùng của một kiếp người không hơn không kém. Ngài đă không thể tự cứu lấy ḿnh. Thiên Chúa cũng chẳng cứu Ngài khỏi chết. Tất cả phải chăng không là một ảo tưởng? Đó là ư tưởng đang xâm chiếm tâm hồn khiếp đảm của các môn đệ. Trong cơn sợ hăi, họ đă bỏ chạy và lẩn trốn. Đối với họ, sứ mệnh của Chúa Giê-su xem như đă kết thúc bằng một thất bại ê chề.

 

Tác giả: Lm Phêrô Nemeshegyi, S.J.

Người dịch: Lm Gioakim Đoàn Sĩ Thục.

Người hiệu đính và giới thiệu: Ông Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.