Ư NGHĨA CỦA KITÔ GIÁO
(THE MEANING OF CHRISTIANITY)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MichelAnge

 

CHƯƠNG HAI

 

DÂN CHÚA

 

 

· THÁNH TRUYỀN VÀ THÁNH KINH

Việc rao giảng Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô là điều qui tụ con người lại trong Giáo hội. Đó là lư do tại sao, ngay từ đầu, Giáo hội đă quan tâm một cách đặc biệt để bảo toàn và lưu truyền toàn vẹn lời giảng dạy của Đức Ki-tô được ủy thác cho ḿnh (1 Tm 6,20). Chính nhờ đó mà “truyền thống của các tông đồ” được giữ ǵn một cách sống động từ thế hệ này qua thế hệ khác. Truyền thống này hay Thánh Truyền bắt nguồn từ chính Chúa Giê-su. Nó được xây dựng trên sự giảng dạy và lời rao giảng của các tông đồ. Giống như một gịng suối tuôn trào, nó chẩy xuyên qua các thế hệ dưới sự đẩy mạnh của Chúa Thánh Thần là Đấng ǵn giữ Giáo hội được sống động. Nó được biểu lộ trong toàn thể cuộc sống, lời cầu nguyện và giảng dạy của Giáo hội. Tuy nhiên, ư Chúa muốn rằng cái cốt lơi của Tin Mừng không chỉ được ǵn giữ một cách sống động qua lời nói, mà c̣n phải được ghi lại bằng chữ viết nữa. Dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần, một số người được Thiên Chúa tuyển chọn để ghi lại thành văn tự. Các lời ghi chép ấy được gọi là Tân Ước. Dân Do Thái cũng đă có riêng một sưu t6ạp các bài ghi chép do Thánh Thần linh ứng và họ xem đó như thẩm quyền tối cao nhất trong việc hướng dẫn cuộc sống của họ. Chính Chúa Giê-su cũng xem những lời ghi chép đó như được Thánh Thần linh ứng (Mt 22,43; Lc 22,37). Nhưng đối với Chúa Giê-su, những lời ghi chép đó chưa phải là tiếng nói cuối cùng của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Nhiều điều trong sưu tập của người Do Thái chưa được hoàn hảo. Chúng chỉ có một ư nghĩa có tính cách tạm thời. Cũng có những phần trong Thánh Kinh, theo Chúa Giê-su, vẫn c̣n phản ánh sự cứng cỏi của trái tim con người (Mt 19,8). Đó là lư do tại sao Ngài đặt lời giảng dạy của riêng Ngài đối nghịch lại với những qui định đă được “ủy thác cho các tiền nhân” (Mt 5,21-42). Dưới ánh sáng của giao ước mới được thực hiện trong Chúa Giê-su, giao ước của Mô-sê trở thành “Cựu Ước” và những lời ghi chép lại giao ước cũ ấy là Cựu Ước, “Lời nói cuối cùng của Thiên Chúa, lời Ngôi Lời Nhập Thể: chính là Đức Giê-su Ki-tô (Dt 1,2). Cũng một cách thế, những cuốn sách của Tân Ước, tức những cuốn sách ghi chép lại cuộc đời và những lời giảng dạy của Chúa Giê-su, là tuyệt đỉnh và đồng thời là ch́a khóa giúp hiểu toàn bộ Thánh Kinh. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Giáo hội nh́n nhận những cuốn sách sau đây như là thành phần của Tân Ước: đó là bốn quyển Sách Tin Mừng, Sách Công vụ Tông đồ, 24 thư của các Tông đồ, đa số là của Thánh Phao-lô và Sách Khải Huyền. Cũng như một người thích thưởng thức âm nhạc có thể nhận ra tức khắc tác phẩm của một nhạc sĩ đại tài, cũng thế, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, Giáo hội nhận ra trong những tác phẩm này tiếng nói của Phu Quân ḿnh.

Toàn bộ Thánh Kinh, gồm có Cựu Ước và Tân Ước, là một kho tàng vô gía của Giáo hội. Trong hai ngàn năm qua, Thánh Kinh đă được sao chép và in ra không biết bao nhiêu lần. Thánh Kinh đă được dịch ra hầu hết các thứ tiếng trên thế giới. Ngay cả ngày nay, Thánh Kinh vẫn là Quyển Sách được đọc nhiều nhất. Ngay cả trong một quốc gia như Nhật Bản với đa số dân chúng không phải là Ki-tô hữu, Thánh Kinh vẫn được bán mỗi năm 3 triệu ấn bản.

Thánh Kinh không nên được xem là một quyển sách lịch sử. Nó là một quyển sách tôn giáo. Với những hiểu biết hạn hẹp về khoa học tự nhiên, các tác gỉa Thánh Kinh suy nghĩ và viết theo sự hiểu biết của thời đại của họ. Nhưng trong những ǵ liên quan đến sự gặp gỡ với Thiên Chúa và ơn cứu rỗi của chúng ta, họ là các hướng đạo bảo đảm nhất.

Mặc dù đă được viết từ hai ngàn năm, Thánh Kinh vẫn măi măi mới mẻ. Đối với vô số người ngày nay, Thánh Kinh là ánh sáng chiếu soi họ trong cuộc lữ hành trần gian và là nguồn an ủi và vui tươi của họ. Dĩ nhiên, Thánh Kinh không nên được xem là một quyển sách lịch sử. Nó là một quyển sách tôn giáo. Với những hiểu biết hạn hẹp về khoa học tự nhiên, các tác gỉa Thánh Kinh suy nghĩ và viết theo sự hiểu biết của thời đại của họ. Nhưng trong những ǵ liên quan đến sự gặp gỡ với Thiên Chúa và ơn cứu rỗi của chúng ta, họ là các hướng đạo bảo đảm nhất. Xuyên suốt qua Thánh Kinh, Thiên Chúa nói với con cái của Ngài và Đức Ki-tô dạy dỗ anh em của Ngài. Trong Thánh Kinh, mỗi người có thể t́m thấy con đường của tin, cậy, mến là con đường dẫn đến sự sống vĩnh viễn.

 

· CÁC TÔNG ĐỒ VÀ NHỮNG NGƯỜI KẾ VỊ CÁC NGÀI

Đức Ki-tô bảo đảm với Giáo hội của Ngài về sự trường tồn của Tin Mừng và sự hiện diện của Ngài với Giáo hội cho đến tận thế. Sự bảo đảm ấy được t́m thấy trong chính nhóm các tông đồ và những người kế vị các ngài. Chúa Giê-su đă không hề viết sách để lưu truyền lại lời giảng dạy của Ngài. Thay vào đó, Ngài qui tụ xung quanh Ngài một nhóm các môn đệ để làm chứng cho cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Ngài. Ngài sai các môn đệ như những sứ gỉa đi khắp thế giới: “Như Cha đă sai Ta, Ta cũng sai các con” (Ga 20,21); “Ai nghe các con là nghe Ta” (Lc 10,16). Ngài truey62n lệnh cho các ông hăy đi giảng dạy muôn dân (Mt 20,20). Sứ mệnh tông đồ, phát xuất từ chính Đức Ki-tô, là một sứ mệnh gắn liền với bản chất của Giáo hội. Sứ mệnh ấy cần phải được tiếp tục cho đến tận thế. Do đó, các tông đồ hằng quan tâm t́m những người cộng tác và kế vị. Lúc khởi đầu, chưa có một danh xưng nhất định để chỉ người kế vị các tông đồ. Tuy nhiên, từ thế kỷ thứ hai trở đi, những người kế vị trong chức vụ các tông được gọi là giám mục và các cộng sự viên của họ được gọi là linh mục. Trách vụ của họ là rao giảng Tin Mừng của Chúa Giê-su Ki-tô cho tất cả mọi người, là lănh đạo và qui tụ thành một cộng đồng, giống như mục tử qui tụ chiên, để tế lễ nhân danh Đức Ki-tô và cử hành các bí tích.

Các Sách Tân Ước ghi lại rằng các cộng sự viên và những người kế vị các tông đồ nhận lănh trách nhiệm và quyền bính qua một nghi thức gọi là đặt tay (2 Tm 1,6). Đó là dấu hiệu chứng tỏ họ đă lănh nhận ơn đặc biệt để chu toàn trách vụ của ḿnh. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là các giám mục và linh mục không c̣n là những con người yếu đuối nữa. Trái lại là khác. Tuy nhiên, chính họ là những người được Đức Ki-to ủy thác toàn vẹn Lời của Ngài, Quả Tim của Người Mục Tử Nhân Lành của Ngài, Thân Thể của Ngài và Ḷng Nhân Từ Tha Thứ của Ngài. Các linh mục của Giáo hội thực thi sứ mệnh đó xuyên qua không biết bao nhiêu thế hệ rồi. Họ làm cho mọi người đều có thể gặp gỡ Đức Ki-tô và để cho Ngài tự do ban phát ơn cứu độ của Ngài cho họ.

Trong hàng ngũ các Tông đồ, Phê-rô đă được ủy thác cho một sứ mệnh đặc biệt. Và sứ mệnh này được truyền lại cho những người kế vị ngài. Chúa Giê-su đă chọn Phê-rô là “đá tảng” trên đó Ngài sẽ xây Giáo hội của Ngài. Ngài đặt ông làm thủ tướng trong vương quốc của Ngài. Chính Ngài đă hứa với Phê-rô rằng tất cả những ǵ ông cầm buộc dưới đất, trên trời cũng bị cầm buộc và tất cả những ǵ ông tháo gỡ dưới đất, trên trời cũng được tháo gỡ (Mt 16,16-18). Sau khi sống lại, Chúa Giê-su đă trao phó cho Phê-rô nhiệm vụ chăn dắt đoàn chiên của Ngài (Ga 21,15-17). Trong ngày lễ Ngũ Tuần, chính Phê-rô đă đại diện cho các Tông đồ để lên tiếng công bố Tin Mừng Phục Sinh của Đức Ki-tô (Cv 2,14-36). Vào cuối đời hăng say rao giảng Tin Mừng, Phê-rô đă chịu tử đạo tại Rô-ma. Một đá tảng kiên cố để giữ cho cả ṭa nhà được vững chắc, để tham dự vào sức mạnh của Đức Ki-tô và bảo đảm sự hiệp nhất của Giáo hội cũng như loan báo niềm tin của ḿnh cho đến tận thế: một chức vụ như thế cần phải được tồn tại trong Giáo hội. Giáo hội tiên khởi xác tín vững chắc rằng lời hứa và quyền bính được trao ban cho Phê-rô sẽ không chấm dứt với cái chết của ngài. Những người kế vị ngài trong chức vụ và quyền bính là các vị Giáo hoàng, tức những vị giám mục của kinh thành nơi Phê-rô đă làm thủ lănh Giáo hội trong nhựng năm cuối đời ngài.

Đức Ki-tô hỗ trợ cho các sứ giả của Ngài một cách hữu hiệu cho đến tận thế. Ngài tuyệt đối trung thành với giao ước mới Ngài đă thiết lập. Như thế, chúng ta được bảo đảm rằng khi một chân lư đức tin được đoàn giám mục của toàn thể Giáo hội, cùng với Đức Giáo hoàng là thủ lănh, long trọng công bố, th́ một tín điều như thế là không sai lầm.

Đức Ki-tô hỗ trợ cho các sứ giả của Ngài một cách hữu hiệu cho đến tận thế. Ngài tuyệt đối trung thành với giao ước mới Ngài đă thiết lập. Như thế, chúng ta được bảo đảm rằng khi một chân lư đức tin được đoàn giám mục của toàn thể Giáo hội, cùng với Đức Giáo hoàng là thủ lănh, long trọng công bố, th́ một tín điều như thế là không sai lầm. Dĩ nhiên, khi làm như thế, các ngài không dựa trên quyền lực của riêng ḿnh. Các ngài thi hành điều đó dựa trên sự mạc khải của Chúa, một sự mạc khải chỉ nên trọn hảo trong Đức Giê-su Ki-tô mà thôi. Một sự long trọng công bố tín điều như thế không phải là điều thường xẩy ra trong Giáo hội. Phần lớn các tín điều được công bố là để tránh những sai lầm trong Giáo hội. Tính bất khả ngộ, tức không thể sai lầm của Đức Giáo hoàng và đoàn giám mục liên kết với ngài chỉ có giá trị đối với những chân lư thuộc phạm vi đức tin và luân lư mà thôi. Tính bất khả ngộ ấy không hề được áp dụng vào lănh vực chính trị hay khoa học. Một người công giáo tốt lắng nghe với ḷng thành tín và yêu mến tất cả những ǵ Đức Giáo hoàng và các giám mục phải nói. Tuy nhiên, c̣n quan trọng hơn cả những công bố long trọng trên đây, đó là lời giảng dạy thường xuyên của các giám mục và linh mục trong mỗi ngày Chúa nhật, cũng như những lời hướng dẫn của các ngài cho đời sống thiêng liêng của các tín hữu. Là những con người cho nên trong khi thi hành chức vụ, các linh mục không thể tránh khỏi những thiếu sót và giới hạn. Tuy nhiên, những ǵ các linh mục, các chủ chăn của toàn thể Giáo hội công bố với tất cả tâm huyết của họ như là cốt yếu của Tin Mừng của Chúa, th́ những điều đó, nhờ Thánh Thần hướng dẫn, vẫn thông đạt cho chúng ta Lời của Đức Ki-tô.

Trong quá khứ, ngược lại với lời cảnh cáo của Đức Ki-tô, đă có những Giáo hoàng, giám mục và linh mục sống và hành động theo cung cách của những người giầu có và quyền thế trên thế gian này. Ngày nay, cám tạ Chúa, nhờ sự quan pḥng và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, các vị đại diện trong Giáo hội mỗi lúc một ư thức hơn về lời nhắn nhủ của vị giáo hoàng đầu tiên là Thánh Phê-rô cho các linh mục như sau: “Anh em hăy chăn dắt đoàn chiên đă được ủy thác cho anh em, không phải v́ ép t́nh, nhưng là với ḷng nhiệt thành, không phải v́ tư lợi, mà là v́ tận tâm phục vụ” (1 Pr 5,1-3). Ngày nay tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, ơn gọi linh mục không c̣n là một hứa hẹn về những quyền lợi vật chất hoặc quyền hành chính trị nữa. Trái lại, ơn gọi ấy đ̣i hỏi phải sẵn sàng vác lấy thập giá của Đức Ki-tô v́ Nước Chúa và sự công chính của Nước Chúa (Mt 6,33). Ơn gọi linh mục ngày nay không c̣n là một ơn gọi dễ dăi nữa. Tuy nhiên, ơn gọi ấy vẫn đáng giá để cho con người hy sinh cả cuộc sống của ḿnh. Những ai cảm thấy được Đức Ki-tô kêu gọi phải tra tay vào cày và không nh́n lại đàng sau (Lc 9,62), họ phải đặt cày vào mảnh đất của Chúa. Chúa là chủ ruộng sẽ làm cho đồng lúa của Ngài chín mùa đúng thời hạn (Mt 9,38).

 


 

SUY NGHĨ VÀ THẢO LUẬN

  1. Đức tin Ki-tô của tôi có phải là một ḷng tin mù mờ không? Hay nó là một lư thuyết trừu tượng? Hoặc chỉ là một ư tưởng bấp bênh? Hay trái lại, đức tin ất là một sự kư thác hoàn toàn vào Thiên Chúa hằng sống, Đấng đă bày tỏ T́nh Yêu của Ngài cho tôi trong Đức Giê-su Ki-tô?

2. Đâu là cốt yếu của niềm tin Ki-tô giáo? Tôi có thể diễn đạt điều đó bằng một cậu ngắn gọn không? Tôi phải trả lời như thế nào cho những người hỏi tôi “Tại sao bạn tin vào Đức Giê-su Ki-tô?”

3. Bạn hăy đọc 1 Cr 13 và thay thế tiếng Giê-su bằng tiếng “T́nh Yêu”. Bạn thấy có ăn hợp không? Đâu là mối liên hệ giữa T́nh Yêu Thiên Chúa và t́nh yêu của chúng ta? Làm thế nào để T́nh Yêu của Đức Ki-tô được cụ thể hóa trong những quan hệ hằng ngày của chúng ta: gia đ́nh, học đường, công sở, xưởng thợ, đời sống quốc gia và quốc tế? Bạn hạy đọc 1 Ga 3,11-18 và 4,7-12 và bạn hăy tự hỏi xem bạn có hoàn toàn chấp nhận giáo huấn được chứa đựng trong những đoạn này và bạn có cố gắng sống ohù hợp với giáo huấn đó không?

4. Tôi hy vọng ở điều ǵ? Tôi đang hy vọng có được một điều ǵ hay tôi đang hy vọng để được hiện hữu? Đâu là ư nghĩa đích thực của “hiện hữu”?

5. Tôi nghĩ về Giáo hội như thế nào? Như một người từ bên ngoài để phê b́nh Giáo hội? Như một khách hàng mua bán những dịch vụ của Giáo hội? Như một thành phần của một gia đ́nh biết yêu và nhận ra trách nhiệm của ḿnh? Tôi có cảm thấy liên đới với tất cả mọi anh em Ki-tô hữu trên khắp thế giới không?

6. Đâu là trách vụ chính mà tôi nghĩ là Giáo hội ngày nay phải có? Cộng đồng địa phương mà tôi đang là thành phần có là một sự cụ thẹ63 ḥa của Giáo hội phổ quát của Đức Ki-tô không? Cộng đồng của tôi có hiệp nhất không? Làm thế nào để cộng đồng của tôi được hiệp nhất hơn? Cộng đồng của tôi có phải là một cộng đồng thánh thiện không? Làm thế nào để cộng đồng của tôi có phục vụ xă hội, có biểu thị được T́nh Yêu của Đức Ki-tô, Đấng đă đến để phục vụ không?

7. Tôi có trân trọng yêu mến Thánh Kinh, Thánh Truyền của các tông đồ đă được lưu truyền cho chúng ta qua mọi thế hệ của các tín hữu không? Tôi có cảm thấy có trách nhiệm phải lưu truyền Thánh Kinh, Thánh Truyền ấy cho thế hệ kế tiếp không? Thánh Kinh có phải là quyển sáccch tôi thích đọc nhất không? Nếu không tại sao? Tôi có đọc Thánh Kinh để được hướng dẫn trong những chọn lựa của tôi không?

8. Đâu là thái độ của tôi đối với những người đang thi hành trách vụ đă được Đức Ki-tô ủy thác cho các tông đồ, tức Đức Giáo hoàng, các giám mục và linh mục trong Giáo hội? Tôi có thực sự cố gắng để nghe Lời của Đức Ki-tô được các ngài truyền đến cho tôi không? Đức Ki-tô có kêu gọi tôi để hiến dâng cả cuộc đời ddđể phục vụ Ngài bằng cách gia nhập hàng ngũ những người thực thi sứ mệnh tông đồ cho đến tận thế không?

9. Đức tin của tôi có phải là niềm vui và là điều mà tôi muốn chia sẻ cho người khác để chúng ta cùng chung vui với nhau không? Đức tin và đức ái của tôi có tỏa lan đến người khác và chinh phục họ không?

10. Tôi có nghĩ rằng tôi cũng phải tuân theo điều Chúa Giê-su đă nói trong lời cầu nguyện của Ngài: “Lạy Cha, xin ǵn giữ chúng được nên một” (Ga 17,11) không? Tôi có cầu nguyện, hy sinh và hoạt động co sự hiệp nhất các tín hữu Ki-tô trong chân lư, t́nh yêu hay tôi đang thực sự xây lên những bức tường chia rẽ không?

  (Hết chương hai)

 

Tác giả: Lm Phêrô Nemeshegyi, S.J.

Người dịch: Lm Gioakim Đoàn Sĩ Thục.

Người hiệu đính và giới thiệu: Ông Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.