Ư NGHĨA CỦA KITÔ GIÁO
(THE MEANING OF CHRISTIANITY)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MichelAnge

 

CHƯƠNG BA

 

“NHỮNG SUỐI NƯỚC TRƯỜNG SINH”

 

 

· BÍ TÍCH GIAO H̉A

Bí tích giao ḥa là quà Phục sinh của Chúa Giê-su dành cho chúng ta. Trong buổi chiều Phục sinh, Chúa Giê-su đă nói với các môn đệ: “Hăy lănh nhận Thánh Thần. Các con tha tội cho ai, th́ người ấy được tha. Các con cầm buộc ai, th́ người ấy bị cầm buộc” (Ga 20,23).

T́nh yêu vẫn chưa thấm nhập vào từng thớ thịt của quả tim và tâm hồn chúng ta. Không ai có thể nói được rằng ḿnh không hề phạm tội trong tư tưởng, lời nói, hành động và thiếu sót. Đó là lư do tại sao chúng ta xưng thú với nhau khi bắt đầu Thánh lễ. Thánh Gia-cô-bê đă nhắc nhở chúng ta rằng: “tất cà chúng ta đều có nhiều lỗi lầm” (Gc 3,2). Trừ phi một người nào đó hoàn toàn khước từ T́nh yêu của Chúa, tội lỗi của con người vẫn không thể xóa bỏ được khỏi tâm hồn ḿnh tư cách làm con Chúa. Trong trường hợp này, tội lỗi được gọi là “tội nhẹ”. Đó là những tội mà không ai có thể tránh khỏi. Nhưng có một số tư tưởng, lời nói, hành động và thiếu sót mà con người cố t́nh làm với tất cả hiểu biết như một khước từ thánh ư Chúa. Đó là những tội hoàn toàn đối nghịch với T́nh yêu của Chúa và tha nhân. Trong trường hợp này, con người hoàn toàn khước từ sự thiện và chọn lựa điều xấu với tất cả hiểu biết của ḿnh. Chúng ta gọi hành động đó là “tội trọng”. Điều này không dễ xẩy ra trong đời sống của một người xem trọng đời sống đức tin của ḿnh. Đó không là điều thường xẩy ra trong cuộc sống mỗi ngày. Nhưng con người yếu đuối cho nên một điều bất hạnh như thế không phải là không thể xẩy ra. Đối với những ai xem thường một số tội, những lời trong thư Thánh Phao-lô gửi các tín hữu Cô-rin-tô thực đáng suy nghĩ: “Đừng lừa dối ḿnh. Anh em không biết rằng những kẻ bất chánh sẽ không được hưởng Nước Chúa đó sao? (1 Cr 6,9).

Như vậy th́ không c̣n hy vọng nào cho những tội nhân bất hạnh như thế sao? Không, cám ơn Chúa. Ḷng nhân từ của Thiên Chúa không có giới hạn. T́nh yêu của Chúa Ki-tô không có biên giới. Ngài vẫn c̣n mời gọi, vẫn chờ đợi, vẫn t́m kiếm những con chiên lạc. Tuy nhiên, để có thể được tha thứ, tội nhân cần phải hết ḷng sám hối và đền bù v́ những thiệt hại ḿnh đă gây ra và đến xưng thú với một linh mục là đại diện của Giáo hội và được Chúa Ki-tô ban quiyền để tha thứ. Khi đă được tha thứ, người đó mới được phép đến gần bàn thờ Chúa như một chi thể lành mạnh của Giáo hội. Tâm hồn của người đó sẽ được sống lại bằng T́nh yêu được diễn tả trong và qua bàn tiệc của Chúa.

Thật ra chúng ta chỉ bắt buộc phải chạy đến với bí tích giao ḥa khi chúng ta ư thức được những tội trọng mà chúng ta chưa xưng thú. Tuy nhiên, chúng ta cũng được khuyên t́m đến với bí tích này như một phương thế hữu hiệu để chiến đấu với những tội lỗi khác. Những lời khuyên nhủ của vị linh mục giải tội cũng rất hữu ích cho chúng ta. Điều nguy hiểm cho chúng ta đó là khi chúng ta tự nhủ rằng điều xấu là tốt, phạm tội là điều tự nhiên, thờ ơ là lẽ khôn ngoan, tiêu cực là sự thường t́nh. Hiểu được rằng điều xấu tự nó là xấu: điều đó quan trọng biết chừng nào! Điều xấu ấy vẫn măi măi là xấu ngay cả khi chính tôi là người đă phạm. Quả thực điều đó là xấu, nhưng tôi vẫn c̣n có thể được tha thứ.

Ṭa giải tội là nơi duy nhất mà ngày nay con người không khoe khoang nhân đức hoặc biện hộ cho những lỗi lầm của ḿnh, mà là nơi để họ đến và chỉ nói lên những điều xấu ḿnh đă làm mà thôi.

Ṭa giải tội là nơi duy nhất mà ngày nay con người không khoe khoang nhân đức hoặc biện hộ cho những lỗi lầm của ḿnh, mà là nơi để họ đến và chỉ nói lên những điều xấu ḿnh đă làm mà thôi. Hành động như thế, họ nh́n nhận rằng có một cái ǵ đó không phù hợp với ơn gọi Ki-tô hữu của họ và họ muốn khử trừ điều đó. Một cuộc xưng tội tột đẹp là một cuộc gặp gỡ với Đức Ki-tô, Đấng Cứu chuộc nhân từ và hay cảm thông. Đó là một nguồn vui lớn. Chúng ta được tha thứ. Chúng ta được tẩy rửa tội lỗi chúng ta. Một lần nữa, chúng ta lại lên đường đi theo Chúa. Tuy nhiên, có một điều chúng ta không bao giờ có thể quên được: đó là để được Thiên Chúa tha thứ, chúng ta phải tha thứ cho nhau. Chúa Giê-su đă nhấn mạnh đến điều đó không biết bao nhiêu lần: “Nếu các ngươi tha thứ cho những ai xúc phạm đến các ngươi, Cha các ngươi Đấng ngự trên trời cũng sẽ tha thứ cho các ngươi. Nếu các ngươi không tha thứ cho những ai xúc phạm đến các ngươi, Cha trên trời cũng sẽ không tha thứ cho các ngươi” (Mt-,14-15). Điều kiện và đồng thời cũng là hiệu quả của sự giao ḥa của chúng ta với Chúa chính là sự giao ḥa của chúng ta với người khác, bằng cách tha thứ cho họ đến “bảy mươi lần bảy” (Mt 18,22). Chỉ có những ai cảm thấy cần được Thiên Chúa tha thứ mới thấy cần phải tha thứ cho người khác. Chỉ có những ai cầu nguyện mỗi ngày “Xin Cha tha nợ chúng con” mới có thể tha thứ cho những ai đă xúc phạm đến ḿnh.

 

· BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN

Có một bí tích tương tự với bí tích giao ḥa. Đó là bí tích xức dầu bệnh nhân. Thánh Gia-cô-bê nói về bí tích này như sau: “Trong anh em có ai đau yếu ư? Anh em hăy mời các trưởng lăo trong Giáo hội lại để họ cầu nguyện cho người đó bằng cách xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện trong đức tin sẽ cứu thoát bệnh nhân và Chúa sẽ chữa lành người đó. Nếu người đó có phạm tội, người đó cũng sẽ được tha thứ” (Gc 5,14-15).

Trong bí tích này, Chúa Giê-su trợ giúp cho anh em của Ngài có thể vác thập giá của bệnh tật bằng sự kết hiệp với chính thập giá của Ngài. Nhờ quyền lực của Phục sinh, Ngài cho họ lướt thắng được cơn cám dỗ của thất vọng, sợ hăi hoặc lung lay trong niềm tin v́ bệnh tật gây nên. Ngài hướng dẫn họ một cách an toàn đến cuộc sống vĩnh cửu. Nếu Chúa muốn, bí tích này đôi khi cũng giúp cho bệnh nhân được b́nh phục. Do đó, không nên xem bí tích này như bí tích chỉ dành riêng cho những người đang hấp hối. Chính v́ thế mà ngày nay, Giáo hội không c̣n gọi bí tích này là xức dầu lần cuối cùng, mà là xức dầu bệnh nhân. Những người già cả, cho dẫu khỏe mạnh cũng được phép lănh nhận bí tích này. Cho dẫu sức khỏe không được hồi phục, bí tích này vẫn giúp cho các bệnh nhân chấp nhận đau khổ trong niềm vui và b́nh an của Chúa Ki-tô, bằng cách cho họ hiệp thông với sự đau khổ của Đấng Cứu Thế. Bệnh nhân có thể lấy lời của Thánh Phao-lô làm chính tâm t́nh của họ: “Giờ đây v́ anh em tôi vui mừng v́ chịu đau khổ. Trong thân xác tôi, tôi bổ túc cho những ǵ c̣n thiếu sót trong cuộc khổ nạn của Chúa Ki-tô v́ lợi ích của Thân Thể Ngài là Giáo hội” (Cl 1,24). Điều c̣n “thiếu sót” không phải là một thiếu sót của Chúa Ki-tô, mà là thiếu sót của chúng ta. Nếu chúng ta chấp nhận với tinh thần của Chúa Ki-tô, thập gía của Ngài sẽ bao trùm tất cả và sẽ được hoàn thành trong sự Phục sinh.

 

· BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH

Có hai bí tích giúp con người thực thi một sứ mệnh đặc biệt trong cuộc sống. Một trong hai bí tích đó là bí tích qua đó các giám mục được thánh hến và linh mục được phong chức. Như chúng ta đă nói, nhờ sự đặt tay của một giám mục kèm theo lời cầu nguyện thích hợp, Chúa Ki-tô đón nhận những phần tử mới vào đoàn ngũ tông đồ của Ngài, nghĩa là cho họ được tham dự vào ơn gọi của các tông đồ, tức giảng dạy, lănh đạo các cộng đồng Giáo hội, dâng Thánh lễ và cử hành các bí tích khác. Nhờ bí tích này, Ngài cũng ban cho họ những ơn cần thiết để thi hành bổn phận của họ.

 

· BÍ TÍCH HÔN PHỐI

Bí tích thứ hai giúp cho con người thực thi một sứ mệnh đặc biệt trong cuộc sống là bí tích hôn phối. Trong bí tích này, Chúa Ki-tô ban ơn trợ giúp cho các đôi vợ chồng để họ sống đức tin và t́nh yêu thương theo cách thế riêng của đời sống hôn nhân. Nếu không có Chúa đồng hành trong cuộc sống, họ khó có thể trung thành với nhau suốt cả đời. Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi những cặp vợ chồng tín thác nơi Ngài. Nhờ ơn Ngài, các đôi vợ chồng yêu thương nhau giống như chính Chúa Ki-tô yêu thương Giáo hội của Ngài (Ep 5,25-33).

Bí tích hôn phối được hiện thực qua sự ưng thuận của hai người nam nữ trao cho nhau. Bằng sự ưng thuận hỗ tương này, hai người chia sẻ cho nhau chính ân sủng của Chúa Ki-tô. Ơn sủng này giúp giúp họ thể hiện được T́nh yêu của Chúa Ki-tô qua t́nh yêu của họ dành cho nhau và ho con cái họ. Một cuộc sống hôn nhân như thề được x6ay dựng trên t́nh yêu thương và sự cầu nguyện mỗi ngày. Đây là một cuộc sống đ̣i hỏi nhiều hy sinh, nhưng cũng là một cuộc sống tràn ngập hạnh phúc bởi v́ được cắm rễ trong niềm tin tưởng vào Chúa và vào nhau. Một gia đ́nh như thế là một tế bào sống của Giáo hội; cho dẫu là tế bào nhỏ nhất, nhưng hẳn phải là đơn vị quan trọng nhất.

 

· MỘT CUỘC SỐNG VỚI CHÚA

Bảy phép bí tích là bảy nguồn suối nước trường sinh! Đây là bảy hành động nhờ đó Chúa Ki-tô đến được với con người và lôi kéo họ đến với Ngài, cũng như làm cho họ có thể đi trên những dấu chân yêu thương của Ngài, để đến với Thiên Chúa và tha nhân. Ai thường xuyên lănh nhận các bí tích, nhưng lại không muốn yêu thương tha nhân một cách cụ thể bằng hành động và lời nói, không muốn cố gắng sống theo con đường của Chúa Ki-tô, kẻ ấy là người dối trá và giả h́nh. Thánh Gio-an viết: “Ai nói ‘tôi yêu Chúa’, nhưng lại ghét anh em ḿnh, th́ người đó là kẻ nói dối. Bởi v́ nếu không yêu thương người anh em ḿnh thấy trước mắt, th́ không thể yêu thương Thiên Chúa là Đấng ḿnh chưa từng thấy” (1 Ga 4,20). Làm thế nào gọi là yêu Chúa, nếu tha nhân là người rất quan trọng đối với Chúa, lại không là ǵ đối với ta? Các bí tích vừa là nguồn ơn sủng lại cũng vừa trao phó cho chúng ta một sứ mệnh. Mỗi một ơn huệ của Chúa đều đi kèm với một sứ mệnh. Một cuộc sống được nuôi dưỡng bằng bí tích là một cuộc sống trong đó t́nh yêu Chúa và t́nh yêu tha nhân không tách biệt nhau.

Đời sống với Chúa là một đời sống cầu nguyện. Chúa Ki-tô thường xuyên cầu nguyện. Ngài dạy chúng ta rằng khi chúng ta cầu nguyện th́ đừng có nhiều lời, nhưng hăy nói với Chúa một cách đơn sơ nt em bé nói chuyện với cha nó (Mt 6,9). Không cần phải kể lể dài ḍng về những nhu cầu của chúng ta (Mt 6,7-8.32). Tuy nhiên, Chúa Giê-su không hề có ư nói rằng cầu nguyện là thừa thăi. Trái lại là khác. Ngài dạy chúng ta phải cầu nguyện luôn (Lc 18,1).

Tuy nhiên, một lời cầu xin đích thực không bao giờ thôi thúc Chúa hoặc đặt ra giới hạn cho Ngài. Trái lại, lời cầu nguyện luôn phải được trao phó trong tay Ngài” “Xin vâng Ư Cha”.

Khi cầu nguyện, đôi khi chúng ta chúc tụng Chúa. Có lúc, chúng ta tạ ơn Ngài. Rồi chúng ta lại xin Ngài ban ơn, v́ chúng ta luôn cần sự giùp đỡ của Ngài. Tuy nhiên, một lời cầu xin đích thực không bao giờ thôi thúc Chúa hoặc đặt ra giới hạn cho Ngài. Trái lại, lời cầu nguyện luôn phải được trao phó trong tay Ngài” “Xin vâng Ư Cha”.

Từ xa xưa người Ki-tô hữu có thói quen cầu nguyện mỗi ngày sáng tối hai lần. Cầu nguyện như thế nhắc nhở chúng ta về cùng đích của cuộc đời. Tuy nhiên, thói quen nào cũng dễ thành nhàm chán. Không thể xem thường tầm quan trọng của việc cầu nguyện chung trong gia đ́nh, nhất là ban tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, những giây phút cầu nguyện ngắn ngủi ấy mới chỉ là những bước khởi đầu trên con đường tiến sâu vào thế giới cầu nguyện. Chỉ có những tâm hồn nào luôn tỉnh thức trước sự hiện diện yêu thương của Chúa mới thực sự đạt đến chiều sâu của thế giới cầu nguyện. Tựu trung, cầu nguyện đích thực là luôn ở với Chúa và nhớ về Ngài. Một khi tâm hồn chúng ta luôn tỉnh thức về sự hiện diện của Ngài, lúc đó, chúng ta hầu như đă đạt được một bản năng thứ hai: đó là có thể giang rộng cánh tay để đón nhận mọi người.

Do đó, đời sống Ki-tô hữu cũng là một đời sống với và cho tha nhân. Chúng ta không sống cho riêng ḿnh, nhưng cho người khác: chồng cho vợ, vợ cho chồng; cha mẹ cho con cái; bác sĩ cho bệnh nhân; tất cả mọi người chúng ta cho tha nhân, để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, một xă hội nhân bản xây dựng trên công lư và t́nh thương. Sống cho mọi người đă đành, nhưng chúng ta cần phải quan tâm đến những người đau khổ, những người nghèo khổ và bị áp bức nhiều hơn. Trong bài diễn văn về ngày phán xét, Chúa Giê-su nói: “Ta nói thật với các ngươi, tất cả những ǵ các ngươi làm cho một trong những người anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta” (Mt 25,40). Những ǵ chúng ta làm cho chúng ta, chúng ta chỉ làm cho bản thân ḿnh thôi. Nhưng những ǵ chúng ta làm cho người khác, th́ đó là những ǵ chúng ta làm cho Chúa Ki-tô. Hành động như thế, chúng ta đang gieo văi những hạt giống của sự sống vĩnh cửu. Công đồng Va-ti-can II nhắc nhở chúng ta rằng t́nh yêu và hoa trái của t́nh yêu sẽ tồn tại măi măi (Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng, số 39). Và đó là niềm hy vọng của chúng ta.

 


 

SUY TƯ VÀ THẢO LUẬN

1. Đối với tôi, các bí tích có phải là một cuộc gặp gỡ đích thực trong đức tin với Chúa Ki-tô không? Hay tôi chỉ lănh nhận các bí tích như một thói quen?

2. Tôi có xem việc được rửa tội như một dấu chỉ của ơn Chúa không? Ánh sáng của nến rửa tội và màu trắng của chiếc áo rửa tội c̣n chiếu sáng trong tâm hồn tôi không? Những lời của Thánh Phao-lô : “anh em là con cái sự sáng” (Ep 5,8) có thực sự áp dụng cho chính tôi không? Tôi sẽ trả lời như thế nào nếu có người hỏi tôi là ai? Tôi có trả lời rằng “tôi là con Thiên Chúa Cha, chi thể của Thân Thể Chúa Ki-tô, đền thờ của Chúa Thánh Thần” không? Hay tôi cho rằng những mối tương quan hoàn toàn nhân loại quan trọng hơn để nói lên căn tính của tôi?

3. Đâu là “sức mạnh” đă được ban cho tôi trong bí tích thêm sức? Chúa Ki-tô quan niệm như thế nào về “sức mạnh”? Quan niệm ấy có khác với quan niệm thông thường của chúng ta không?

4. Tham dự Thánh lễ là một ân huệ hay chỉ là gánh nặng đối với tôi? Thánh lễ được gọi bằng nhiều danh từ khác nhau như ‘Bữa ăn của Chúa’, ‘Hy tế của Giao ước mới’, ‘bữa ăn Vượt qua của các môn đệ Chúa Ki-tô’, ‘chia sẻ bánh hằng sống từ trời xuống’ và ‘nguồn ơn và tuyệt đỉnh của đời sống Giáo hội’. Đâu là ư nghĩa của mỗi kiểu nói trên đây? Những kiểu nói ấy liên hệ với nhau như thế nào? Chúa Ki-tô sống động và hiện diện giữa chúng ta bằng cách nào? Bữa ăn tối của Chúa có ư nghĩa ǵ đối với Thánh Phao-lô (1 Cr 10 và 11)? Thánh Gio-an nghĩ ǵ về bữa ăn ấy? (Ga 6).

5. Tôi có đủ thành thực và can đảm nhận những lỗi lầm và xin Chúa và Giáo hội tha thứ không? Hay tôi lại cố gẮng tự bào chữa cho tôi nhưng lại kết án người khác? Những lần xưng tội của tôi chỉ là những công thức chiếu lệ hay là một cuộc gặp gỡ thực sự với ḷng nhân từ của Thiên Chúa trong Chúa Ki-tô? Tôi có sẵn sàng để tha thứ cho người khác “70 lần 7” không? Hay tôi đặt ra những giới hạn cho sự tha thứ của tôi? Tôi có nhận thức rằng các mối tương quan của con người không thể chỉ được xây dựng trên công b́nh mà thôi không? Tôi có ư thức rằng những tương quan giữa người với người phải được phát triển do ḷng nhân từ không? Nhân từ mà không có công b́nh và công b́nh mà không có nhân từ: cả hai đều chưa đủ để xây dựng một xă hội nhân bản. Vậy tôi phải hành động như thế nào?

6. Tôi có xem hay sống đời hôn nhân như một sự cụ thể của T́nh yêu Chúa Ki-tô, được xây dựng trên đức tin không? Những lời của Chúa Ki-tô “Ở đâu có hai hoặc ba người họp lại v́ danh Ta, th́ có Ta ở giữa họ” (Mt 18,20) có áp dụng cho gia đ́nh tôi không? Cách cư xử của tôi có giúp cho mọi phần tử trong gia đ́nh tôi cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Ki-tô giữa họ không?

7. Cầu nguyện có phải là hơi thở đối với tôi không? Tôi có cảm thấy được thôi thúc để dành một phần thời gian cho sự cầu nguyện không? Tôi có thể lắng nghe “những tiếng th́ thầm của thinh lặng” không? Hay tôi luôn luôn cần có những tiếng ồn ào để lấp đầy sự trống vắng trong tôi? Sự cầu nguyện của tôi là một thói quen máy móc hay là một phần của chính tôi? Bao nhiêu lần tôi hành động cho tôi và bao nhiêu lần tôi hành động v́ Thiên Chúa, v́ Chúa Ki-tô, v́ tha nhân?

  (Hết chương ba)

 

Tác giả: Lm Phêrô Nemeshegyi, S.J.

Người dịch: Lm Gioakim Đoàn Sĩ Thục.

Người hiệu đính và giới thiệu: Ông Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.