Ư NGHĨA CỦA KITÔ GIÁO
(THE MEANING OF CHRISTIANITY)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MichelAnge

 

CHƯƠNG BA

 

“NHỮNG SUỐI NƯỚC TRƯỜNG SINH”

 

 

· CÁC BÍ TÍCH

Đâu là bản chất của các bí tích?

Tin Mừng theo Thánh Gio-an nói với chúng ta rằng nhân dịp lễ của người Do Thái “trong ngày cuối cùng của cuộc đại lễ” (Ga 7,37) Chúa Giê-su thốt lên giữa đám đông: “Ai khát hăy đến cùng Tôi. Ai tin Tôi hăy uống. Như Kinh Thánh chép: “Từ tâm hồn người đó, một ḍng nước trường sinh sẽ chảy ra” (Ga 7,37-38). Thánh Gio-an đă chú giải về lời của Chúa Giê-su như sau: “Ngài có ư nói về Thánh Thần mà những kẻ tin Ngài nhận lănh (Ga 7,39). Nước “trường sinh” chính là Thánh Thần và Chúa Giê-su, qua cái chết và sự phục sinh của Ngài, sẽ ban Thánh Thần cho những ai tin Ngài. Chính Chúa Giê-su, chính quả tim của Ngài là suối nước trường sinh ấy (x. Ga 19,34;4,14). Trong Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa Nhập Thể, T́nh Yêu tha thứ và trao ban sự sống đă mặc lấy h́nh thái con người. Ai gặp gỡ Chúa Giê-su là gặp gỡ T́nh Yêu ấy. Ai được Chúa Giê-su tha thứ cũng được chính Thiên Chúa tha thứ. Khi Chúa Giê-su sờ đến người bệnh hay người chết, th́ cũng chính quyền năng thông ban sự sống của Thiên Chúa sờ đến họ. Như thế, đối với những người đương thời của Chúa Giê-su, gặp gỡ Chúa Giê-su là dấu chỉ của ơn sủng và t́nh yêu của Thiên Chúa, là gương mặt nhờ đó Thiên Chúa hành động trong một kinh nghiệm của con người.

Sau khi sống lại, Chúa Giê-su trở về cùng Chúa Cha. Nhưng Ngài vẫn c̣n ở với chúng ta, cho dẫu chúng ta chưa được chia sẻ vinh quang toàn vẹn và những hậu quả của sự sống lại của Ngài, cũng như không thể gặp gỡ Ngài một cách thực nghiệm, bằng các giác quan của chúng ta. Tuy nhiên, gặp gỡ Ngài là điều thiết yếu đối với chúng ta, nếu chúng ta muốn tiếp xúc với t́nh yêu của Thiên Chúa. Do đó, Chúa Giê-su đă t́m ra một cách thế thực nghiệm để cho cuộc gặp gỡ với Ngài có thể diễn ra. Đây là cách thế để giúp chúng ta gặp gỡ con người phục sinh của Ngài. Ngài nói với chúng ta bằng những lời Ngài đă ủy thác cho các tông đồ. Ngài hiện diện với chúng ta trong Thánh Kinh. Vai tṛ trung gian của Ngài có thể cảm nghiệm được trong Giáo hội của Ngài. Tuy nhiên, Ngài muốn cho cuộc gặp gỡ giữa Ngài và chúng ta được trở nên khắng khít hơn qua những chức năng thông ban sự sống của Giáo hội. Và những hành động thông ban sự sống ấy của Giáo hội, chính là các bí tích. 7 bí tích là 7 kho tàng vô giá mà Đức Ki-tô đă trao ban cho Giáo hội. Trong mỗi bí tích có một yếu tố thiết yếu mang ư nghĩa tượng trưng. Chúng ta được rửa, một bàn tay đặt trên vầng trán chúng ta, chúng ta chia nhau một bữa ăn. Đó là những biểu trưng mà chúng ta cũng có thể t́m thấy trong các tôn giáo khác. Tuy nhiên, trong các nghi thức của Ki-tô giáo, luôn luôn có một lời được gợi hứng hoặc trích dẫn nguyên văn từ Tin Mừng. Lời này mang lại một ư nghĩa đặc biệt cho nghi thức. Lời này xác định ư nghĩa của cử chỉ, ám chỉ đến hoạt động cứu rỗi của Đức Ki-tô và thiết lập một tương quan đặc biệt giữa cử chỉ và hành động cứu rỗi của Đức Ki-tô. Do đó, những nghi thức này không chỉ là những hành động thờ phượng của con người. Trong những nghi thức này, chính Đức Ki-tô Phục sinh đến gặp gỡ chúng ta, thông ban cho chúng ta nguồn suối nước trường sinh là Thánh Thần. Chính qua và trong các bí tích mà Đức Ki-tô tiếp tục công cuộc của Ngài. Trong các bí tích, Đức Ki-tô qui tụ con cái tản mác khắp nơi của Thiên Chúa. Ngài liên kết họ với Ngài và như thế mở ra cho họ con đường về với Chúa Cha (Ep 2,18).

Chính nhân danh Chúa Giê-su mà các thừa tác viên của Giáo hội phân phát các bí tích cho chúng ta. Trong các bí tích, sự sống của Chúa Giê-su được phát sinh và được nuôi dưỡng trong chúng ta. Trong và qua các bí tích, Chúa Giê-su thông ban cho chúng ta Thánh Thần của Ngài là Đấng làm cho chúng ta có thể sống một cuộc sống tin, cậy, mến. Tuy nhiên, các bí tích không làm phát sinh hậu quả một cách máy móc. Ban ơn cứu rỗi cho chúng ta, nhưng Thiên Chúa không hề cưỡng bách một ai. Tùy mỗi người đáp trả lại tiếng gọi của Ngài. Chính qua ư nghĩa sâu xa của các bí tích mà Thiên Chúa kêu gọi chúng ta. Qua hàng bao thế kỷ, Giáo hội như một hiền mẫu, đă không ngừng cải tiến những nghi thức bí tích. Chính là để làm cho tốt đẹp và ư nghĩa hơn mà Giáo hội đă không ngừng canh tân các nghi thức ấy. Nhờ quyền năng của Thánh Thần, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trong tận đáy ḷng chúng ta; Ngài mời gọi chúng ta tham dự vào một cuộc sống giống như Đức Ki-tô. Nhưng tùy mỗi người chúng ta đáp lại. Không ai có thể đáp lại thay cho chúng ta. Khi một đứa trẻ sơ sinh cảm nghiệm được nụ cười âu yếm của người mẹ, một nguồn t́nh yêu dạt dào thấm nhập tâm hồn của nó và đứa bé cũng đáp lại bằng một nụ cười. Dĩ nhiên, nụ cười là nụ cười của đứa bé sơ sinh. Tuy nhiên, nụ cười đó cũng chính là kết quả của t́nh yêu vô bờ của người mẹ. Nếu không có t́nh yêu của người mẹ th́ cũng sẽ không có nụ cười trên gương mặt của đứa bé. Và điều kỳ diệu là người cảm thấy hạnh phúc nhất v́ nụ cười của đứa bé cũng chính là người mẹ: chính bà là người đă làm cho nụ cười nở trên môi đứa bé. Giữa chúng ta và Thiên Chúa cũng thế. Có lẽ v́ thế mà người ta nói rằng trái tim của người mẹ là cửa sổ qua đó chúng ta nh́n thấy quả tim của Thiên Chúa.

Khi một đứa trẻ sơ sinh cảm nghiệm được nụ cười âu yếm của người mẹ, một nguồn t́nh yêu dạt dào thấm nhập tâm hồn của nó và đứa bé cũng đáp lại bằng một nụ cười. Dĩ nhiên, nụ cười là nụ cười của đứa bé sơ sinh. Tuy nhiên, nụ cười đó cũng chính là kết quả của t́nh yêu vô bờ của người mẹ. Nếu không có t́nh yêu của người mẹ th́ cũng sẽ không có nụ cười trên gương mặt của đứa bé. Và điều kỳ diệu là người cảm thấy hạnh phúc nhất v́ nụ cười của đứa bé cũng chính là người mẹ: chính bà là người đă làm cho nụ cười nở trên môi đứa bé.

Khi có một người đi theo tiếng gọi của Đức Ki-tô và lănh nhận các bí tích, người đó tuyên xưng ra bên ngoài niềm tin của ḿnh (Rm 10,9-10). Lănh nhận bí tích mà không có ḷng tin, nhưng chỉ v́ chiếu lệ hoặc giả h́nh, điều đó không hề mang lại ơn cứu rỗi cho chúng ta. Toàn bộ Tân Ước nêu bật rằng nền tảng của sự cứu rỗi là đức tin. Khi có đức tin, con người từ bỏ thái độ tự phụ và đặt tin tưởng nơi T́nh Yêu Tha Thứ của Thiên Chúa. Tâm hồn con người mở rộng để đón nhận ơn được làm con cái Chúa. Mỗi một cá nhân và toàn thể Giáo hội diễn tả và đào sâu đức tin qua các bí tích. Đó là cách thế thờ phượng của chúng ta và đó cũng là phương thế bảo đảm để chúng ta nhận được sức mạnh luôn mới mẻ giúp chúng ta trong cuộc sống giống như Đức Ki-tô.

 

· RỬA TỘI

Bí tích đầu tiên trong 7 bí tích là Phép Rửa tội. Chính Chúa Giê-su đă thiết lập bí tích này sau khi sống lại. Ngài nói với các môn đệ: “Các con hăy đi giảng dạy cho muôn dân, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19). Tuân giữ mệnh lệnh của Chúa Giê-su, linh mục hoặc người thay thế ngài đổ nước trên đầu chúng ta và nói: “Ta rửa con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Cử chỉ này nói lên tất cả ư nghĩa của Phép Rửa tội. Trong Phép Rửa, trong và nhờ Chúa Giê-su và Thánh Thần, Thiên Chúa Cha rửa sạch chúng ta khỏi mọi tội lỗi (Cv 2,38). Ngay từ buổi đầu, tội lỗi như một ḍng nước lũ đă chảy xuyên qua lịch sử nhân loại. Thánh Kinh kể lại cho chúng ta rằng những con người đầu tiên của nhân loại đă phạm tội và sự sa ngă này đă bao trùm toàn thể nhân loại. Từ cuộc sa ngă ấy, nhân loại sẽ măi măi phạm tội trừ phi có một quyền lực nào từ trên cao có thể chận đứng được. Quyền lực từ trên cao ấy chính là Thánh Thần của Thiên Chúa. Nguồn ơn thiết yếu của Phép Rửa cũng chính là sự đổ tràn Thánh Thần trong tâm hồn chúng ta. Từ trong đáy thẳm tâm hồn chúng ta, Thánh Thần trở thành nguồn suối trường sinh của niềm tin và t́nh yêu (Ga 3,5; Tt 3,5). Chỉ có những ai nên một với Chúa Ki-tô, Con Một của Thiên Chúa, mới có thể nhận lănh Thánh Thần để trở nên con cái Thiên Chúa. Chính Phép Rửa làm cho chúng ta nên một với Chúa Ki-tô (Gl 3,27). Chính Phép Rửa nhận ch́m chúng ta vào trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Ki-tô (Rm 6,3-5; Cl 2,12). Thánh Thần là Đấng ban sự sống của Giáo hội, Thân Thể mà Chúa Ki-tô là Đầu. Phép Rửa làm cho chúng ta trở thành chi thể của Chúa và cho chúng ta hưởng được những đặc ân và thực thi những nhiệm vụ của người môn đệ Chúa Ki-tô. Phép Rửa là giây phút quyết định trong đời người. Trong Phép Rửa, chúng ta được tái sinh làm con cái Thiên Chúa. Chúng ta trở thành chi thể của Thân Thể Chúa Ki-tô. Chúng ta được biến thành Đền thờ thánh thiện và sống động của Chúa Thánh Thần. Trong Phép Rửa, chúng ta được giải thoát khỏi “quyền lực của tối tăm và đưa vào Nước của Con yêu dấu của Thiên Chúa” (Cl 1,13). Chúng ta khước từ Xa-tan và những cám dỗ của nó. Chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng Cứu độ chúng ta. Trong thánh lễ vọng Phục sinh vào tối thứ bẩy tuần thánh, các tín hữu có thói quen lập lại lời hứa khi chịu Phép Rửa để chuẩn bị mừng lễ Phục sinh. Trong Phép Rửa, cộng đồng tín hữu đón tiếp một phần tử mới như một người anh em được mời tham dự vào bàn tiệc của Thiên Chúa. Đây là một biến cố khó quên tại các xứ truyền giáo. Tại đây, đa số các tín hữu được rửa tội vào tuổi trưởng thành cho nên họ dễ cảm nhận được sự đón tiếp mà cộng đồng tín hữu dành cho họ.

Dĩ nhiên, ơn Chúa hoạt động một cách mầu nhiệm. Nhiều người không lănh nhận Phép Rửa vẫn có thể được ơn hoán cải và được cứu rỗi. Tuy nhiên, Thiên Chúa đă muốn rằng con đường thông thường của ơn cứu rỗi là gia nhập vào gia đ́nh của Ngài qua Phép Rửa và trở thành cộng tác viên của Chúa Ki-tô để mang ơn cứu rỗi đến cho mọi người và xây dựng Nước Chúa trên trần gian này bằng cuộc sống, bằng gương sáng, bằng lời nói và cầu nguyện.

V́ Phép Rửa là điều tối quan trọng cho cuộc sống con người, cho nên Giáo hội có thói quen rửa tội cho trẻ em của gia đ́nh Ki-tô hữu ngay từ lúc mới sinh. Dĩ nhiên, đứa trẻ sơ sinh chưa thể có ư thức về ḷng tin, niềm hy vọng và t́nh yêu. Nhưng, cũng như ơn Chúa tác động như thế nào trong sự đáp lại của một người trưởng thành xin chịu Phép Rửa, th́ ơn Ngài cũng tác động như thế trong tâm hồn của trẻ thơ: Ngài ban ơn thánh hóa cho tâm hồn trẻ thơ. Ơn thánh hóa ấy được trao ban cho đứa trẻ nhân danh đức tin của toàn thể Giáo hội. Đương nhiên, khi đến tuổi khôn, chính đứa bé sẽ cam kết sống đức tin, đức cậy, đức mến bằng một sự chọn lựa cá nhân. Chính v́ thế mà Giáo hội chỉ rửa tội cho những trẻ em nào mà việc giáo dục đức tin được bảo đảm sau đó. Khi lớn lên, đứa bé nghe được Tin Mừng của Chúa Giê-su qua tiếng nói của cha mẹ, ông bà, thày cô và các linh mục, lúc đó Thánh Thần là Đấng đă hiện diện trong tâm hồn của nó nhờ ơn rửa tội, sẽ làm cho nó tin tưởng, hiểu được và theo lời giáo huấn của Chúa Ki-tô. Chúa Giê-su lôi kéo đứa trẻ đến với Ngài, cũng giống như Ngài đă lôi kéo những trẻ em Ga-li-lê khi đám đông bu quanh Ngài. Ngài đă bồng lấy một em, ôm hôn nó và nói những lời đáng ghi nhớ như sau: “Quả thật, Ta bảo các ngươi, nếu các ngươi không nên giống như những trẻ nhỏ, các ngươi sẽ không được vào Nước Trời” (Mt 18,2-3).

Sự sống thần linh trở thành một thực tại trong chúng ta khi Thiên Chúa, nhờ Chúa Giê-su, Con Một Ngài, Đấng Ki-tô Phục sinh, tha tội cho chúng ta, làm cho chúng ta trở thành chi thể của Thân Thể Con Ngài và ban Thánh Thần để trở nên nguồn suối T́nh Yêu trong chúng ta. Đó là một thực tại tạo thành sự hiệp nhất vô h́nh trong chúng ta. Do đó, Phép Rửa, Phép Thêm Sức và Thánh Thể gắn liền với nhau. Hiệu quả đặc biệt của Phép Thêm Sức là đổ tràn Thánh Thần trong chúng ta. Hiệu quả của Thánh Thể là sự kết hiệp giữa chúng ta và Chúa Ki-tô. Chính v́ sự hiệp nhất của sự sống thần linh trong chúng ta mà một bí tích nhận lănh trước đều một cách nào đó loan báo những ơn ích của một bí tích mà chúng ta sẽ lănh nhận sau đó. Do đó, bí tích Rửa Tội cũng ban cho chúng ta Thánh Thần và kiên kết chúng ta với Chúa Ki-tô.

 

· THÊM SỨC

Bí tích Thêm Sức là bí tích liên kết chúng ta một cách sống động với Thánh Thần. Giám mục hoặc linh mục nhờ phép đặc biệt, trao ban bí tích này. Vị giám mục đặt tay trên đầu chúng ta, xức dầu thánh trên trán chúng ta và cầu xin Thánh Thần xuống trên chúng ta. Cả hai cử chỉ đặt tay và xức dầu nói lên rằng người tín hữu được thông phần vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần và như vậy lănh nhận một sứ mệnh đặc biệt diễn ra như thể chính Chúa Giê-su đặt tay trên đầu chúng ta và nói với chúng ta: “Con hăy đi và yêu thương như Ta đă yêu thương. Hăy làm chứng rằng Thiên Chúa là T́nh Yêu”. Dầu là dấu chỉ của sự tham dự của chúng ta vào sứ mệnh của Chúa Ki-tô. “Việc xức dầu” như Chúa Giê-su đă lănh nhận để trở thành Chúa Ki-tô không phải là một sự xức dầu trần thế, mà chính là được xức dầu bởi Thánh Thần. Chúa Giê-su đă áp dụng những lời của tiên tri I-sai-a cho chính Ngài: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, v́ Người đă xức dầu cho tôi để tôi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khổ” (Lc 4,18). Chính nhờ Thánh Thần mà chúng ta trở thành chứng nhân của Tin Mừng của Chúa Ki-tô. Niềm tin và sự kiên nhẫn, t́nh yêu và niềm vui nội tâm của chúng ta là một chứng từ cho sự kiện: Chúa Ki-tô đă thực sự cứu độ trần gian.

 

· THÁNH THỂ

Trong bữa ăn cuối cùng Chúa Giê-su cầm lấy bánh và một chén rượu. Ngài tuyên bố rằng bánh và rượu là Ḿnh và Máu Ngài được hiến tế. Ngài trao ban bánh và rượu cho các môn đệ và truyền lệnh cho các ông: “Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Ta”. Gần hai ngàn năm qua, Giáo hội đă trung thành thực thi mệnh lệnh ấy của Chúa Ki-tô. Khắp nơi và mỗi ngày, trên các bàn thờ thô sơ giữa rừng già Phi châu, trong những nhà thờ phủ tuyết tại A-lát-ka, hay trong những vương cung thánh đường cao sang của Âu châu, các linh mục không ngừng lập lại những lời cuối cùng ấy của Chúa Ki-tô. Hàng triệu triệu người thông phần vào Ḿnh và Máu Chúa.

Giờ đây Ngài tự ban ḿnh cho chúng ta như thức ăn và thức uống để chúng ta có thể được kết hợp hoàn toàn với Ngài và trong Ngài và với nhau. Bánh trở nên thân xác của người ăn. Bánh Thánh từ trời xuống, biến thành một với người lănh nhận trong đức tin và ḷng yêu mến.

Thánh Phao-lô gọi biến cố này là “Bữa ăn tối của Chúa” (1 Cr 11,20). Từ thời Trung cổ, những người công giáo gọi đó là lễ Mi-sa, tức thánh lễ. Thánh lễ là trung tâm và là suối nguồn của đời sống Ki-tô giáo. Trong thánh lễ, từ trái tim nồng nàn của Ngài, Chúa Giê-su đă để lại cho chúng ta món quà quí giá nhất của Ngài. Với lời quyền năng của Ngài được lập lại bởi linh mục là người đi theo Ngài và thực thi quyền năng Ngài ban cho, Chúa Giê-su biến bánh và rượu trở thành Ḿnh và Máu Ngài. Ngài biến bánh và rượu trở thành chính Ngài để nuôi sống chúng ta. Ngài đồng hóa bánh và rượu với chính lễ hy sinh của Ngài. Dĩ nhiên, chúng ta chỉ nh́n thấy bánh và rượu trên bàn thờ. Tuy nhiên nhờ tin vô điều kiện vào lời của Chúa Ki-tô, chúng ta hiểu được rằng chính Chúa Giê-su đă chết cho chúng ta và đă sống lại từ cơi chết. Cũng như thức ăn phải được tiêu hóa mới nuôi sống chúng ta, cũng thế, Chúa Giê-su ban chính sự sống của Ngài cho chúng ta. Ngài đă sống và đă chết cho chúng ta. Giờ đây Ngài tự ban ḿnh cho chúng ta như thức ăn và thức uống để chúng ta có thể được kết hợp hoàn toàn với Ngài và trong Ngài và với nhau. Bánh trở nên thân xác của người ăn. Bánh Thánh từ trời xuống, biến thành một với người lănh nhận trong đức tin và ḷng yêu mến.

Nhờ quyền lực của Thánh Thần, chính Chúa Giê-su hiện diện giữa chúng ta dưới dạng thức bánh và rượu để biểu tỏ cái chết và ban sự sống của Ngài. Ngài lôi kéo chúng ta đến với Ngài và cho chúng ta tham dự vào cái chết và sự Phục sinh của Ngài. Lời của Chúa Giê-su nói với chúng ta rơ ràng rằng bánh mà chúng ta vẫn thấy như bánh, là chính “Ḿnh Ngài phó nộp cho chúng ta” và rượu mà chúng ta chỉ thấy là rượu, là chính “Máu Ngài đổ ra cho chúng ta”. Nhưng những dấu chỉ đó không là dấu chỉ của sự hủy diệt. Bánh và rượu là thức ăn và thức uống cho nên là dấu chỉ của sự sống. Chính trong thánh lễ mà Giáo hội tưởng niệm mầu nhiệm thánh thiêng ấy và cảm tạ Thiên Chúa v́ mầu nhiệm ấy. Theo một nguyên ngữ Hy Lạp, Thánh lễ cũng có nghĩa là “Tạ Ơn”. Dĩ nhiên, thân xác phục sinh của Chúa Ki-tô sẽ không bao giờ chết nữa. Tuy nhiên, trong Thánh lễ, hy tế của Chúa Ki-tô trở thành hy tế của chúng ta. Chính nhờ đó mà chúng ta có thể thông hưởng dồi dào hoa trái của ơn cứu rỗi. Toàn thể Giáo hội, chứ không chỉ những người hiện diện trong Thánh lễ, hưởng những hoa trái ấy, nhất là những kẻ được nhắc nhớ cách đặc biệt. Khi chúng ta chịu lễ, Chúa Giê-su đến với chúng ta. Ngài ước ao cho những ḍng suối nhỏ bé của chúng ta được nối liền với đại dương bao la của Ngài để Ngài thất sự được ở trong chúng ta măi măi (Ga 6,56). “Như Cha hằng sống đă sai Ta, và Ta sống bởi Cha, cũng thế, ai ăn Ta sẽ sống bởi Ta” (Ga 6,57).

Ngay từ đầu lịch sử Giáo hội, các tín hữu đă có thói quen tập hợp lại để cử hành Thánh lễ trong Ngày Chúa Nhật, tức là Ngày Phục sinh của Chúa. Về sau, Giáo hội đặt ra luật buộc các tín hữu phải có mặt trong Thánh lễ Chúa nhật và rước lễ trong Mùa Phục sinh. Đối với những ai hiểu được ư nghĩa của Thánh lễ và ơn ích cao trọng của Đức Ki-tô, th́ sự bó buộc ấy không là một gánh nặng. Trái lại, họ c̣n xem đó là một đặc ân đáng trân trọng là khác. Họ cảm thấy cần phải tham dự càng nhiều càng tốt vào bàn tiệc của gia đ́nh Chúa Ki-tô. Chính Chúa là Đấng mời gọi anh chị em của Ngài vào bàn tiệc ấy. Ngài tự trao ban cho chúng ta như của ăn cho sự sống trường sinh. “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta sẽ được sống trường sinh và Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6,54).

 

Tác giả: Lm Phêrô Nemeshegyi, S.J.

Người dịch: Lm Gioakim Đoàn Sĩ Thục.

Người hiệu đính và giới thiệu: Ông Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.