Ư NGHĨA CỦA KITÔ GIÁO
(THE MEANING OF CHRISTIANITY)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MichelAnge

 

CHƯƠNG BỐN

 

“TA SỐNG VÀ CÁC NGƯƠI CŨNG SẼ SỐNG”

 

 

· CÓ MỘT CUỘC SỐNG MAI HẬU

“Ta sống và các ngươi cũng sẽ sống” (Ga 14,19). Đây là những lời tâm huyết mà Chúa Giê-su đă thốt lên khi ngài chuẩn bị đương đầu với cái chết. Những lời này nói lên một cách tuyệt vời niềm hy vọng của Ki-tô giáo. Đối với các tạo vật, không có quyền lực nào đáng kinh hăi cho bằng sự chết. Cây cỏ, thú vật và con người, không ai có thể thoát khỏi Thần Chết. Theo khoa học sẽ có một ngày tất cả mọi sự sống đều bị quét sạch khỏi mặt đất. Toàn thể nhân loại và những công tŕnh xây dựng của con người sẽ bị hủy diệt trong cái chết.

Nhưng trái tim con người luôn khao khát cuộc sống vĩnh cửu. Đối với một tâm hồn biết yêu thương, th́ quả thật không ǵ đau đớn cho bằng cái ư nghĩ phải mất cha, mất mẹ, mất vợ, mất chồng, mất con, mất bạn…, mất một cách vĩnh viễn để chỉ c̣n lại tro bụi mà thôi. Những đôi mắt chiếu ngời sức sống, những quả tim bừng cháy ḷng tốt, một cuộc sống đầy ư nghĩa, một cuộc sống độc nhất vô nhị, một cuộc sống không có ǵ có thể thay thế được: làm sao có thể chấp nhận được rằng một cuộc sống như thế qua đi mà không để lại dấu vết nào ! Quả là một ư nghĩ đau đớn khi phải chấp nhận rằng tất cả những ǵ ḿnh đă thực hiện được rồi ra sẽ bị mối mọt đục khoét, rỉ sét xói ṃn. Quả là một ư nghĩ đau đớn khi phải chấp nhận rằng toàn thể nhân loại cùng với bao công lao khó nhọc qua hằng bao thế kỷ sẽ trở về hư không. Phải chăng tương lai đang chờ đợi chúng ta không ǵ khác hơn là những nguyên tử bay lượn? Cho dẫu cuộc sống sẽ bắt đầu lại trên một hành tinh thuộc một thái dương hệ khác, th́ cuộc sống ấy rồi ra cũng sẽ trở về hư không và cái ṿng lẩn quẩn cứ thế mà tiếp diễn ư? Một sự tiến hóa không có mục đích cũng vô nghĩa như một con đường không dẫn về đâu. Trái tim con người không thể được thỏa măn với một viễn ảnh như thế, bởi v́ nó tước đoạt hết mọi ư nghĩa của cuộc sống. Quả thực, cái chết như đặt chúng ta trước một viễn ảnh như thế.

Tuy nhiên, lời của Đức Ki-tô vẫn luôn vang dội trong lịch sử nhân loại: “Ta sống và các ngươi cũng sẽ sống”. Thiên Chúa tạo dựng thế giới không phải để chết mà để sống. Chết chỉ là một chặng trên con đường tiến về cuộc sống mai hậu. Ở cuối cuộc hành tŕnh trần gian của chúng ta, Thiên Chúa đang chờ đợi chúng ta cũng như Ngài đă có mặt ngay từ lúc khởi thủy và đồng hành với các tạo vật trong suốt cuộc hành tŕnh. Ngài là Đầu và là Cuối, Ngài là Khởi Đầu và là Cùng Đích, Ngài là An-pha và Ô-mê-ga. Ngài là Nguồn Suối ban sự sống cho mọi người. Qua sứ mệnh của Chúa Con và Thánh Thần, Ngài nuôi dưỡng trong chúng ta một cuộc sống sẽ tồn tại măi măi. Chúa Giê-su đă tuyên bố: “Ai tin Ta, cho dẫu có chết, cũng sẽ sống. Và ai sống và tin Ta sẽ không bao giờ chết” (Ga 11,25-26). Ngài như muốn nói: “Ai tin Ta, ai đi theo dấu chân của Ta, ai sống bằng nhịp đập của Trái Tim Ta, sẽ sống măi với Ta, trong Ta, nhờ Ta. Người đó sẽ sống bằng cuộc sống Phục sinh của Ta, cho dẫu một ngày nào đó trái tim người đó có ngừng đập và thân xác người đó có trở về với tro bụi. Ta là sự sống lại và là sự sống…Ta sẽ cho người đó sống lại trong ngày sau hết” (Ga 11,25; 6,54). Đó là Phúc Am, đó là Tin Mừng của Chúa Giê-su. Cũng như Ngài đă hỏi Mát-ta, Ngài cũng đang hỏi chúng ta: “Con có tin không?” (Ga 11,26). Và hàng triệu triệu tín hữu Ki-tô đă trả lời với Ngài: “Vâng, lạy Chúa, chúng con tin rằng Chúa là sự sống lại, Chúa là Sự Sống. Ai tin Cha sẽ không chết đời đời”.

 

· CHÚNG TA SẼ SỐNG LẠI

Khi nói về sự sống vĩnh cửu, Chúa Giê-su dùng từ “sống lại” Đó là lư do tại sao trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Chúng ta đă nêu bật rằng thân xác sống lại hoàn toàn khác biệt với thân xác trong t́nh trạng hiện tại. Thân xác sống lại sẽ không c̣n bị chi phối bởi những giới hạn của không gian và thời gian, nhưng sẽ sống trong tự do của Thánh Thần. Chúng ta vẫn c̣n gọi đó là thân xác, bởi v́ thân xác là một biểu lộ của linh hồn và là khí cụ nhờ đó chúng ta liên lạc với nhau. Trong thế giới mai hậu cũng sẽ có một cộng đồng nhân loại, trong đó chúng ta sẽ biết nhau, sẽ sống hạnh phúc bên nhau và ca ngợi ḷng Thiện Hảo của Chúa. Dĩ nhiên, “không có mắt nào đă thấy, tai nào đă nghe hay tim nào có thể cảm nhận được điều Chúa đă chuẩn bị cho những kẻ yêu Ngài” (1 Cr 2,9). Chúng ta chỉ thấy có hạt giống nhỏ bé, nhưng chúng ta không thể tưởng tượng được thân cây to lớn sẽ nẩy mầm từ đó. Chúng ta chỉ thấy con sâu nhơ bẩn đang ḅ trên mặt đất, nhưng chúng ta không thể thấy được con bướm sặc sỡ sẽ thoát thai từ đó. Đối với cuộc sống mai hậu, chúng ta lại càng khó tưởng tượng được. Chúng ta không thể cảm nghiệm được, chúng ta không thể tưởng tượng được vẻ đẹp của miền đất mà Thiên Chúa đă chuẩn bị ngay từ đầu cho những ai đón nhận sự chúc phúc của Ngài (Mt 25,35). Có lẽ chúng ta có thể thấy thoáng được một chút về thế giới ấy trong ánh mắt và trong cái nh́n kỳ diệu trên gương mặt của một Ki-tô hữu thánh thiện đang từ gĩa cơi đời này. Cho dẫu chúng ta không thể tưởng tượng được Thiên đàng như thế nào, nhưng ít nhất ánh mắt và nụ cười trên đây có thể mang lại ư nghĩa cho cuộc đời của chúng ta. V́ chúng ta biết rằng Chúa Giê-su đă đi trước để chuẩn bị cho chúng ta một “căn nhà” như thế (Ga 14,2), cho nên cuộc hành tŕnh trên trần gian của chúng ta cũng có một ư nghĩa thực sự. Bởi v́ trên Thiên đàng có một kho để chứa những vụ mùa của Chúa (Mt 13,30), cho nên công lao gieo trồng của chúng ta cũng có một ư nghĩa thực sự. Những ǵ Thánh Thần đă sinh động không bao giờ hư mất. V́ Trái Tim của Chúa Giê-su, trung tâm của mọi trái tim, mạnh hơn sự chết, cho nên tất cả những ǵ T́nh yêu đă thực hiện được, sẽ sống măi.

 

· SỐNG HAY CHẾT?

Đó là niềm Hy vọng vững chắc của chúng ta. Nhưng đó cũng là một nhắc nhở cho toàn thể nhân loại. Nơi nào có t́nh yêu trong tinh thần yêu thương của Đức Ki-tô, nơi đó cũng có sự sống vĩnh cửu. Nhưng nơi nào T́nh yêu bị loại bỏ, th́ nơi đó sự chết cũng ùa vào. Nếu không có sự hoán cải, th́ thái độ đó đồng nghĩa với sự chết vĩnh viễn, sự trầm luân muôn đời. Con người không chỉ là một sản phẩm của những định luật tự nhiên. Con người là một thụ tạo có trí khôn, có thể tự do quyết định về vận mạng của ḿnh. Tự bản chất, con người có thể biết sự thật và tự do chọn lựa điều thiện. Với ư thức sáng tạo, con người có thể tự tạo lấy cho ḿnh một cuôc sống của chính ḿnh. Nếu con người thành tâm t́m kiếm chân lư và lấy đó làm chân lư cho cuộc đời ḿnh, nếu nó quyết tâm chọn điều thiện và sống v́ điều thiện, nó sẽ trở thành một con người được tạo dựng theo h́nh ảnh và giống Thiên Chúa. Nếu ngược lại, con người t́m kiếm tư lợi hơn là chân lư, nếu con người chỉ đeo đuổi lợi ích riêng tư hơn là làm điều thiện, nó đi ngược lại với vận mệnh thâm sâu của nó và phá hủy h́nh ảnh của Thiên Chúa Chân Thực và Thiện Hảo nơi chính nó. Giáo huấn của Đức Ki-tô, mẫu gương của Ngài, cuộc sống của Ngài, cái chết và sự phục sinh của Ngài, cùng với Thánh Thần và sự tác động của Ngài: tất cả những điều đó đều chỉ nhắm đến một mục đích là giúp con người, nhờ đức tin và t́nh yêu, đạt đến chân lư (1 Tm 2,4) và thực thi điều thiện. T́nh yêu không thể bị cưỡng bách. Đức tin và t́nh yêu là kết quả của một sự lựa chọn căn bản của con người. Sự lựa chọn này diễn ra trong thâm cung tâm hồn chúng ta. Dù vậy, toàn thể cuộc sống của con người đều được quyết định bởi sự lựa chọn này: hoặc là t́nh yêu, tự do và Thiên Chúa, hoặc là ích kỷ, đam mê và tự phụ. Trong cuộc sống tại thế, dường như những kẻ chọn lựa sống cho điều thiện thường phải gặp đau khổ, trong khi những con người gian trá, quỷ quyệt, tham quyền th́ lại thành công. Nhưng đó chỉ là bề mặt của sự vật. Bởi v́ Thiên Chúa vẫn có đó.

Con người không chỉ là một sản phẩm của những định luật tự nhiên. Con người là một thụ tạo có trí khôn, có thể tự do quyết định về vận mạng của ḿnh. Tự bản chất, con người có thể biết sự thật và tự do chọn lựa điều thiện. Với ư thức sáng tạo, con người có thể tự tạo lấy cho ḿnh một cuôc sống của chính ḿnh.

Cuộc sống con người không chấm dứt với cái chết. Khi đă chết rồi, con người sẽ không c̣n thay đổi được thái độ sống cơ bản của ḿnh nữa. Nó sẽ măi măi là con người mà chính nó đă chọn lựa và xây dựng khi c̣n sống; nghĩa là hoặc nó là đứa con ngoan của Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Con và Chúa Thánh Thần, hoặc nó sẽ măi măi là một con người ích kỷ, tự đặt ḿnh làm trung tâm của mọi sự. T́nh trạng ấy được gọi là hỏa ngục : đáng lẽ ra chỉ có hạnh phúc với t́nh yêu, với Thiên Chúa, con người đă chối bỏ t́nh yêu và Thiên Chúa để rồi măi măi trở thành nạn nhân của chính sự bất hạnh muôn đời mà nó đă tự chọn lấy. Là “Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6), Chúa Giê-su đă không ngừng cảnh cáo chúng ta về nguy cơ ấy (Mt 24,36-51). Ngài đă chết bằng một cái chết nhục nhă là để bày tỏ cho chúng ta thấy sức mạnh hủy hoại của tội lỗi và cứu chúng ta khỏi sức mạnh ấy.

 

· NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA

Ư nghĩ về sự trầm luân đời đời có thể làm cho chúng ta sợ hăi. Chính Đức Giê-su đă khuyên chúng ta “hăy sợ Đấng có thể hủy diệt thân xác và linh hồn chúng ta trong hỏa ngục” (Mt 10,28). Tuy nhiên cuộc sống của hàng triệu triệu Ki-tô hữu trong 2000 năm qua chứng tỏ rằng tâm t́nh cơ bản của người Ki-tô hữu không phải là sợ hăi mà là hân hoan, cảm mến và hy vọng. Thánh Phao-lô đă thốt lên: “Nếu Chúa ở về phía chúng ta, th́ ai dám chống lại chúng ta?” “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi t́nh yêu của Đức Ki-tô?” (Rm 8,31-39). Thánh Gio-an cũng nói với chúng ta: “Trong t́nh yêu không có sợ hăi, trái lại, t́nh yêu hoàn hảo tiêu diệt sợ hăi” (1 Ga 4,18-19). Chúa Giê-su đă để lại cho chúng ta chính B́nh An của Ngài (Ga 14,27). Ngài ban cho chúng ta niềm vui của Ngài (Ga 16,22). Không ai có thể cất được sự b́nh an và niềm vui ấy khỏi chúng ta. Chúng ta đă lên đường đi về với Chúa. Chúng ta đă là gia đ́nh của Ngài, chúng ta đă được ngồi vào bàn tiệc của Ngài. Chúng ta cũng đang sống ngay cả bằng sự sống Ngài. Với con mắt đức tin, chúng ta cũng đang thấy bằng chính con mắt của Ngài. Chúng ta ôm trọn lấy thế giới bằng quả tim của Ngài, quả tim của Yêu Thương. “Không phải tôi sống mà chính Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20). Thiên Chúa sống trong chúng ta và chúng ta sống trong Ngài, bây giờ và măi măi. Cũng có lúc ḷng tin và niềm hy vọng của chúng ta lung lay. Cũng có lúc t́nh yêu của chúng ta phai nhạt. Nhưng chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Cha yêu thương “Đấng đă khởi sự công việc tốt trong chúng ta, Ngài sẽ hoàn tất trong ngày của Đức Giê-su Ki-tô” (Pl 1,6), tức ngày phán xét cuối cùng. Lắm lúc, công tŕnh ấy chưa hoàn tất khi cái chết xẩy đến. Do đó, cần phải có một sự “thanh luyện”. Luyện ngục thực ra không phải là một nơi chốn cho bằng một tiến tŕnh hay một t́nh trạng trong đó Thiên Chúa tẩy rửa những vết nhơ trong tâm hồn mà chúng ta đă không thể loại trừ được trong cuộc sống tại thế. Hạnh phúc thiết yếu trên thiên đàng chính là t́nh yêu. Ai đă không lấy t́nh yêu làm trọng tâm của cuộc sống, người đó sẽ không được chuẩn bị hoàn toàn để hưởng trọn vẹn Thiên Đàng, hay đúng hơn, để cảm thấy thoải mái và tự nhiên trên Thiên Đàng. Trái tim của người đó c̣n cần phải được thanh tẩy để được chín mùi. Dĩ nhiên, không có sự thanh tẩy nào mà không gây đớn đau. Nhưng những kẻ chết đang chịu thanh tẩy không hoàn toàn mất liên lạc với Giáo hội của Đức Ki-tô. Chúng ta có thể trợ giúp họ bằng lời cầu nguyện, bằng thánh lễ và hy sinh của chúng ta. Trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin các thánh thông công”. Các thánh trên Thiên Đàng, những phần tử của Giáo hội đang lữ hành và các linh hồn đang chịu thanh luyện tạo thành một cộng đồng rộng lớn trong đó trung tâm chính là Đức Ki-tô. Sợi dây liên kết của cộng đồng là Chúa Thánh Thần. Các phần tử của cùng một cộng đồng tay trong tay cầu nguyện cho nhau, giúp đỡ nhau để tiến về hạnh phúc tương lai của cả thế giới.

Bởi v́ thế giới có một tương lai và bởi v́ tương lai này là một tương lai vĩnh cửu, cho nên con đường của thế giới cũng nằm trong sự sống của Thiên Chúa. Chúa Giê-su đă hứa: “Ta sẽ trở lại” (Ga 14,3). Ngài trở lại từng phút từng giây bằng những ơn vô h́nh của Ngài. Ngài trở lại trong các bí tích. Ngài trở lại qua những người anh em đang chờ đợi sự giúp đỡ của chúng ta. Nhưng sẽ có một sự trở lại khác của Đức Ki-tô và sự trở lại này sẽ kết thúc cuộc lữ hành của nhân loại xuyên qua hằng bao thế kỷ. Sự trở lại ấy cũng sẽ là ngày tận cùng thế giới, ngày chung thẩm (Mt 25,31-46). Ngoại trừ Chúa Cha, không ai có thể biết ngày giờ của cuộc chung thẩm ấy (Mt 24,36). Tuy nhiên, chúng ta vẫn hy vọng chờ đợi ngày trở lại trong vinh quang của Đức Ki-tô, Chúa Cứu Chuộc chúng ta. Sẽ có một trời mới và một đất mới (Kh 21,1). Ngay cả thiên nhiên vạn vật cũng sẽ được chia sẻ sự tự do vinh hiển của con cái Chúa (Rm 8,20-21). Nhờ ơn Chúa, chúng ta sẽ cùng với Chúa Con nh́n thấy tận mặt Chúa Cha. Kết hợp với Thánh Thần, chúng ta sẽ yêu thương Chúa Cha và mọi sự trong Ngài. Như thế, Thiên Chúa sẽ trở nên Tất cả trong mọi người. T́nh yêu sẽ trở nên tất cả trong mọi người.

 

· MẸ MA-RI-A, NGÔI SAO CỦA NIỀM HY VỌNG CHÚNG TA

Thiên Chúa đă ban cho chúng ta Đức Ma-ri-a, Mẹ của Con Một Ngài. Ngài đă ban cho chúng ta Đức Ma-ri-a như tấm gương kỳ diệu của niềm hy vọng vĩnh cửu của chúng ta, như đóa hoa đẹp nhất của nhân loại. Đức Ma-ri-a là người thiếu nữ đă được Thiên Chúa tuyển chọn. Ngài đă đổ tràn ơn của Ngài trên Mẹ ngay từ giây phút đầu tiên khi Mẹ được thụ thai và đă chọn Mẹ làm Mẹ của Ngôi Hai Nhập Thể làm người. Chúa Giê-su không có một người cha trần thế. Thiên Chúa muốn cho chúng ta thấy rằng, cho dẫu Chúa Giê-su là một con người thực sự, việc nhập thể của Ngài không phải là một công việc của con người, mà là một ân ban của T́nh yêu Thiên Chúa. Chúa Giê-su đă gọi Thiên Chúa, Cha trên trời là “Cha yêu dấu” : đó là điều chí lư. Bởi v́ “không có ǵ mà Thiên Chúa không làm được” (Lc 1,36), cho nên quyền lực của Thánh Thần đă làm cho Đức Ma-ri-a Trinh Nữ trở thành Mẹ của Chúa Giê-su. Đóa hoa Trinh Nữ của Mẹ chỉ nở ra cho Thiên Chúa. Mẹ đă trở thành một người Mẹ, một người Mẹ yêu thương dạt dào với ḷng hiền mẫu của một người Mẹ. Hai thực tại cao đẹp đă nên một trong Đức Trinh Nữ làm Mẹ. Mẹ Ma-ri-a tin “những ǵ Chúa đă nói với Mẹ” (Lc 1,45) và đáp trả với sứ thần như sau: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa. Tôi xin vâng như lời ngài truyền” (Lc 1,38).

Mẹ đă đứng dưới chân thập gía của Con Mẹ. Ngay cả trong giờ phút ấy, Mẹ là người đă tin lời Ngài (Ga 19,25-27). Mẹ đă hiện diện với các tông đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần khi Thánh Thần đổ tràn trên họ một ngọn lửa mới (Cv 1,14; 2,1). Và khi cuộc sống thinh lặng, khiêm tốn trên trần gian của Mẹ chấm dứt, Mẹ được Con Mẹ cất nhắc về Thiên Quốc để cùng được tham dự vào sự Phục sinh của Ngài. Những mầu nhiệm này được tóm gọn trong lời kinh muôn thuở “Kinh Mừng Ma-ri-a” mà chúng ta suy gẫm khi lần chuỗi Mân Côi.

Ngay cả trên trời, Mẹ cũng không ngồi yên bất động. Mẹ không chỉ ôm trọn vào ḷng ḿnh Chúa Giê-su, mà tất cả mọi người anh em của Chúa Giê-su. Tất cả chúng ta là con cái của Mẹ. Mẹ không ngừng cầu cho chúng ta “bây giờ và trong giờ lâm tử”

Mẹ Ma-ri-a là mẫu người hoàn toàn đă được tắm gội bằng T́nh yêu của Chúa, được cứu độ bởi Đức Ki-tô và đầy tràn Thánh Thần. Mẹ là phần tử trọn hảo nhất của Giáo hội và là kiểu mẫu của chính Giáo hội. Ngay cả trên trời, Mẹ cũng không ngồi yên bất động. Mẹ không chỉ ôm trọn vào ḷng ḿnh Chúa Giê-su, mà tất cả mọi người anh em của Chúa Giê-su. Tất cả chúng ta là con cái của Mẹ. Mẹ không ngừng cầu cho chúng ta “bây giờ và trong giờ lâm tử”.

Mẹ của Thiên Chúa Cứu Độ chúng ta, Đức Giê-su Ki-tô cũng là Mẹ và Quan Thày của chúng ta, là tấm gương phản chiếu T́nh Yêu của Thiên Chúa, và là quả tim của Chúa Giê-su. Trái tim hiền mẫu của Mẹ cũng dạy chúng ta chính Chân Lư mà Chúa Giê-su đă công bố qua cuộc đời, cái chết và sự phục sinh của Ngài. Chân lư đó là: “Thiên Chúa là Đấng Thiện Hảo. Ḷng Nhân Từ của Ngài tồn tại đến muôn đời” (Tv 118). Làm Ki-tô hữu có nghĩa là tin nhận và sống điều đó bây giờ và măi măi.

 


 

SUY TƯ VÀ THẢO LUẬN

1. Người ta nghĩ ǵ về tương lai? với hy vọng? với sợ hăi? với thất vọng? Có nhiều hy vọng khác nhau không? Những người tín hữu Ki-tô hy vọng điều ǵ? Niềm hy vọng Ki-tô có mang lại cho tôi niềm vui và lẽ sống không?

2. T́nh yêu và những việc làm v́ yêu thương tồn tại đến muôn đời: Đó là niềm tin Ki-tô giáo. Niềm tin này ảnh hưởng trên tư tưởng và hành động của tôi như thế nào? Cuộc sống của tôi có giống như cuộc sống của những người tôi tớ luôn tỉnh thức chờ đợi chủ về với đèn cháy sáng trong tay không?

3. Nói về tương lai vĩnh cửu của thế giới, Thánh Phao-lô viết như sau: “Thiên Chúa sẽ là tất cả trong mọi sự” (1 Cr 15,28). Đâu là ư nghĩa của câu nói này? Tôi có thể làm ǵ để cho thế giới và chính tôi được đến gần hơn với cùng đích này?

4. Đâu là mối quan hệ của Đức Ma-ri-a đối với Chúa Cha, đối với Chúa Giê-su Ki-tô và đối với chúng ta? Mầu nhiệm “được làm Mẹ” của Đức Ma-ri-a mang lại ḷng Nhân Từ của Chúa cho chúng ta như thế nào? Chính Mẹ đă báo trước rằng muôn thế hệ về sau sẽ ca ngợi Mẹ là “người có phúc”. Tôi có nghĩ rằng Mẹ thực là “người có phúc” không? Tôi có chia sẻ niềm tin và sự vâng phục của Mẹ để cũng được gọi là “người có phúc” như Mẹ không? Tôi có hân hoan lắng nghe những lời khôn ngoan mà Mẹ Ma-ri-a đă nói với tôi: “xin vâng” không?

  (Hết sách)

 

Tác giả: Lm Phêrô Nemeshegyi, S.J.

Người dịch: Lm Gioakim Đoàn Sĩ Thục.

Người hiệu đính và giới thiệu: Ông Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.