MỤC VỤ VĂN HÓA
GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

 

   

CHƯƠNG 10

 

 

GIỚI THIỆU SÁCH
« TÂN LỊCH SỬ GIÁO HỘI »

Tân Lịch Sử Giáo Hội, cuốn 1A,
Tác giả : Jean Daniélou
Dịch giả : Ks Phạm Phúc Khánh, Đô Mai Đức Vinh
Giáo Xứ Việt Nam xuất bản
Paris : 2002 ; khổ 14x20, ; 364, I-III trang

gxvnparis

  Nhiều khám phá độc giả sẽ t́m ra khi đọc cuốn 1A bộ « Tân Lịch sử Giáo Hội »

1. « Tân Lịch Sử Giáo Hội », cuốn 1A, « Từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ III » trước nhất sẽ giúp độc giả kháp phá ra những bước đi đầu tiên của Giáo hội, qua cách viết uyên thâm của một ng̣i bút lỗi lạc là Jean Daniélou (Paris). 14 chương từ từ vạch ra những sự kiện lịch sử khách quan của Giáo Hội trong ba thế kỷ đầu tiên :
1. Giáo Hội Nguyên Thủy
2. Giáo Hội ngoài thành Jerusalem
3. Cuộc khủng hoảng Do Thái Kitô
4. Ephése, Edesse, Roma
5. Những xuất xứ của Thuyết Ngộ Đạo
6. Những phong tục và h́nh ảnh Do Thái Kitô
7. Giáo Hội và Đế quốc
8. Tà Giáo và Chính Giáo
9. Cộng Đồng Kitô
10. Thành phố Alexandrie
11. Tây phương duới đời nhà Sévère
12. Xă hội Kitô ở thế kỷ III
13. Origène, Mani, Cyprien
14. Giai đoạn cuối thế kỷ III

2. Qua bài « Lời mở » của linh mục Mai Đức Vinh, Độc giả cũng sẽ khám phá ra nội dung rộng lớn tổng hợp của Bộ « Tân Lịch Sử Giáo Hội », được dịch từ bộ sách tiếng pháp « Nouvelle Histoire de l’Eglise », được biên soạn do những tác giả nổi danh thế giới, xuất thân từ nhiều nước khác nhau : Pháp, Đức, Anh, Bỉ, Mỹ,.. và được các nhà xuất bản uy tín Anh, Mỹ, Pháp, Đức ấn hành và bản quyền. Ấn bản tiếng pháp do nhà Editions du Seuil S.A., Paris, thực hiện. Bộ sách tiếng pháp gồm 5 cuốn. Cuốn I ấn hành năm 1963, cuốn II và III năm 1968 ; cuốn IV ( ?) và cuốn V năm 1975.

Sáng kiến dịch bộ sách này đầu tiên là do cha Phạm Phúc Khánh đă xin được phép nhà xuất bản cho dịch sang tiếng việt vào năm 1969. Năm 1991 Hội Liên Tu Sĩ Việt Nam tại Pháp chính thức nhận tiếp tục. Nhưng việc tiến hành không kết quả. Rút cục công việc mấy năm sau được trao lại cho cha Mai Đức. Từ đó, cha Mai Đức Vinh đă điều động một nhóm linh mục, tu sĩ và giáo dân, khoảng 20 người, để tiếp tục và hoàn tất công việc. Ấn bản tiếng việt được Giáo Xứ Việt Nam xuất bản và phát hành, cuốn 1, năm 2002, cuốn II năm 2003, cuốn III năm 2004, cuốn IV năm 2005, cuốn V dụ trù năm 2008. Mỗi cuốn bản tiếng pháp dài trung b́nh 620 trang khổ 14x20, dịch sang bản tiếng việt, nều cũng in khổ 14x20, sẽ dài hơn 800 trang. Ban chủ trương đă quyết định in mỗi cuốn tiếng pháp thành hai cuốn tiếng việt : cuốn 1A và IB, I I A và I I B.,,,.Như vậy bản tiếng việt có 10 cuốn. Tất cả dài khoảng 4000 trang.

 

Cuốn 1, « Từ nguồn gốc cho đến Thánh Grégoire cả »,


IA, « Từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ III » gồm 14 chương, do Jean Daniélou (Paris) soạn.
IB, « Từ cuộc bách hại thời Dioclétien đến ngày tả thế của Đức Grégoire cả » với 11 chương về thế kỷ IV và 14 chương về thế kỷ V, do Henri Marroi (Paris) soạn.

 

Cuốn II, « Thời Trung Cổ » (600-1500),

do hai soạn giả người anh : M.D. Knowles (Cambridge) và D. Obolensky (Cambridge), dầy 616 trang, khổ 14x20. Từ tiếng anh, cuốn này đă được dịch ra tiếnh pháp bởi Laurent Jéréquel và André Crépin, gồm 4 phần.
IIA, Phần I, « Từ năm 604 đến năm 1048 » với 13 chương. Phần II, « Từ năm 1049 đến năm 1198 » với 10 chương.
IIB, Phần III, « Từ năm 1198 đến năm 1303 » với 12 chương. Phần IV, « Từ năm 1304 đến năm 1500 »

 

Cuốn III, « Cải cách và chống cải cách » (1500-1715),

do ba soạn giả : Hermann Tuchle (Munich), C.A. Bouman (Nimègue) và Jacques le Brun (Paris), dầy 624 trang, khổ 14x20. Nguyên bản tiếng anh, cuốn này đă được dịch sang tiếng pháp bởi Maurice Barth O.P., Yaymond Barthe, André Tintant và Nelly Weinstein. Cuốn này không được chia thành phầm, mà chỉ gồm 12 chuơng dài.
IIIA, « Chung quanh phong trào cải cách »
IIIB, « Các luồng tư tưởng nảy sinh từ phong trào Cải Cách »

 

Cuốn IV, « Thế kỷ Ánh Sáng, Cách Mạng và Phục Hưng » (1715-1848),

do ba soạn giả : L.J. Rogier (Nimègue), G. de Bertier de Sauvigny (Paris) và J. Hajjar (Damas), dầy 590 trang, khổ 14x20, chia thành 2 phần :
IVA, « Kỷ nguyên ánh sáng và các cuộc cách mạng 1715-1888 », gồm 9 chương, do L. J. Rogier và J. Hajjar (chương 9) biên soạn bằng tiếng hoà lan và Fr. Van Groenendael dịch sang tiếng pháp
IVB, « Công việc Phục Hưng » với 8 chương do G. De Berthier De Sauvigny và J. Hajjar (chương 8) biên soạn.

 

Cuốn V, « Giáo Hội trong thế giới hiện đại » (1848-Ngày nay),

gồm 6 phần, do 6 soạn giả biên soạn, dầy 928 trang, khổ 14x20.
VA, Phần I, « Giáo Hội Công Giáo từ cuộc khủng hoảng 1848 đến đệ I thế chiến », do Roger Aubert soạn, với 5 chương. Phần II, « Công goáo tại Mỹ châu Latinh », do P.E. Crunican và John Tracy Ellis soạn, gồm 4 chương.
VB, Phần III, « Công việc truyền giáo tại các Giáo Hội trẻ », do F.B. Pike soạn, gồm 5 chương. Phần IV, « Các Giáo Hội Đông phương Công giáo », do J. Hajjar soạn, gồm 3 chương.

3. Và qua bài « Dẫn nhập đại cương » của Roger Aubert, độc giả sẽ dần dà khám phá ra khía cạnh độc đáo khoa học của khoa « Lịch Sử giáo Hội » : « Nhà sử học về Giáo Hội th́ diễn tả các cuộc thăng trầm cụ thể của Giáo Hội, đặt chúng vào khung cảnh chung hơn giữa các biến cố trần thế, không ngụ ư biện hộ hay xây dựng, mà chỉ có một mối lo ngại là diễn tả và giải thích, theo kiểu nói của Ranke, Was geschehen ist : ‘sự kiện đă xảy ra’.

Độc giả cũng sẽ khám phá ra « những hoài vọng của bộ « Tân Lịch Sử Giáo Hội » :

1. Là lịch sử Giáo Hội duy nhất của Đức Kitô, nó không quên thế đứng mà các Giáo hội khác đă có và sẽ c̣n tiếp tục duy tŕ trong Giáo Hội này.
2. Là lịch sử của Giáo Hội thánh thiện, nó không che đậy những khuyết điểm rất nhiều tức là phần sản nghiệp của các phần tử và của các vị chăn chiên trong Giáo Hội
3. Là lịch sử Giáo Hội công giáo, nó quan niện về công giáo tính một cách đứng đắn và muốn thúc đẩy việc học hỏi về toàn thể Giáo Hội hoàn vũ
4. Là lịch sử Giáo Hội được xây trên nền tảng các Tông đồ, nhưng nó biết rằng lư do tồn tại của các Tông đồ và những vị kế nghiệp các ngài là để phục vụ toàn thể dân kitô ; sụ sống của dân này là đối tượng phục vụ của các ngài
5. Lịch sử của một qui chế nhân loại đồng thời cũng là Thân thể của Chúa Giêsu Kiyô và là Đền thờ của Chúa Thánh Thần, bởi vậy người ta phải đề cập đến với ḷng kính cẩn y như lúc giẫm chân lên Thánh địa
6. Nhưng bộ lịch sử này, v́ là một lịch sử dụng tâm muốn trung thành với các luật của việc khảo sát chân lư lịch sử, không sợ lấy cảm hứng trong câu ngạn ngữ của Cicéron mà đức Léon XIII đă nêu lên như phương châm cho các sử gia công giáo : ‘Ne quid falsi dicere audeat, ne quid veri non audeat’ Đừng nói điều ǵ man trá, cũng đừng sợ nói lên sự thật »

 

Paris, ngày 31.05.2007
Trần Văn Cảnh

 


Ghi Chú

 

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.