MỤC VỤ VĂN HÓA
GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Paris

   

CHƯƠNG 12

 

 

TỔNG KẾT MỤC VỤ VĂN HÓA

 

 

Loạt bài « Mục Vụ Văn Hoá » mà chúng ta vừa xem qua gồm 11 chương. Một chương tổng quát tr ́nh bày « Chính sách Mục vụ Văn hoá ». Năm chương về năm hoạt động tiêu biểu dùng dụng cụ văn hoá để làm mục vụ. Năm dụng cụ đó là : 1- Hội học thuyết tŕnh ; 2- Báo chí ; 3- Thư viện ; 4- Tu thư, ấn loát, xuất bản ; 5- Mạng lưới tin học. Và năm chương giới thiệu tiêu biểu 5 cuốn sách (trong toàn bộ 22 cuốn) đă được biên soạn và xuất bản ở giáo xứ : Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris; Đường vào t́nh yêu ; Văn hoá và Đức Tin ; Văn hoá gia đ́nh ; Tân lịch sử Giáo Hội, (cuốn IA, trong toàn bộ 10 cuốn).

 

1. Mục vụ Văn hóa

Đọc vội tên những bài này, người ta có thể hiệu lầm rằng làm mục vụ văn hoá là diễn thuyết, là làm báo, là viết sách, là trữ sách, là mở mạng lưới tin học. Và muốn làm mục vụ văn hoá chỉ cần dùng những dụng cụ văn hoá vừa nói. Những dụng cụ, dẫu là dụng cụ văn hoá, cũng chỉ là những dụng cụ, có thể được xử dụng để làm việc tốt mà cũng có thể được xử dụng để làm việc xấu ; có thể được xử dụng cho khoa học, kỹ thuật, chính trị, kinh tế, hay tôn giáo, văn hoá, xă hội.

Cái hiểu lầm này c̣n một khuyết điểm thứ hai là mới chỉ nói đến một số dụng cụ mà bỏ quên một số dụng cụ khác, như văn nghệ, ca nhạc, hát xướng, kịch ảnh,…

Khuyết điểm thứ ba là mới chỉ nói đến dụng cụ mà chưa nói đến chất liệu, tức là cái nội dung mà những dụng cụ ấy chuyên chở và phổ biến.

Khuyết điểm thứ tư là cái hiểu lầm này không rơ rệt nhận ra được những mục tiêu, là yếu tố căn bản để định nghĩa, phân loại và định giá mục vụ văn hoá.

Nói như vậy, tôi có ư minh định lại những điều đă được tŕnh bày tóm kết trong bài « Chính sách mục vụ văn hoá ». Mục vụ văn hoá trước nhất là một hành động có mục tiêu mục vụ, mà mục đích là thực hiện « Lời Chúa truyền cho các môn đệ phải đi rao truyền Phúc Âm cho muôn dân (Mt, 28, 19-20), Lời giáo huấn của Giáo Hội khuyên xử dụng những kho tàng văn hoá để phổ biến và giải thích cho muôn dân sứ điệp của Chúa Kitô ( Gaudium et Spes, 58, Ad Gentes, 12-34), đặc biệt là truyền thống tâm linh Á châu (Acclesia in Asia, 6), qua mọi lănh vực và h́nh thái của văn hoá : văn học, nghệ thuật cũng như xă hội, giáo dục ; bác học văn tự cũng như b́nh dân truyền khẩu ».

Trong một cuộc trao đổi điện thư với Cha Trần Cao Tường, chủ nhiệm Mạng Lưới Dũng Lạc, tôi có hỏi Ngài xem thế nào là Mục Vụ Văn hoá. Ngài trả lời tôi « Anh hỏi muc vụ văn hoá này là ǵ th́ anh đă trả lời rồi. Đây là mục quan trọng nhất của MLDL, góp tư liệu xây nhà Niềm Tin và Văn Hóa Việt ». Trong thơ trước đă biên cho Ngài, tôi đă xác nhận rằng : « Mục vụ văn hoá là :

1- Dùng văn hóa để giới thiệu CHÚA cho dân tộc Việt Nam và để đưa dân tộc Việt Nam về với CHÚA ;

2- Ngiên cứu, phổ biến và làm nổi những đóng góp của GIÁO HỘI VIỆT NAM vào VĂN HÓA VIỆT NAM ;

3- T́m ra những nét rung cảm của VĂN HÓA VIỆT NAM dẫn lối vào ĐỨC TIN CÔNG GIÁO ».

Hàng năm, trung b́nh mỗi năm có trung b́nh vài ba chục tân ṭng người lớn nhận phép rửa gia nhập Giáo Hội tại Giáo Xứ. Đó là kết quả của tất cả những hoạt động mục vụ, trong đó có mục vụ văn hóa.

Mục Vụ văn hoá thứ đến, v́ là những hoạt động, muốn làm tốt, cần phải được quản trị tốt, nghĩa là phải có một quản trị mục vụ. Nếu có một quản trị tài chánh, một quản trị kỹ nghệ, một quản trị thương mại, một quản trị nhân viên, để quản trị các hoạt động tài chánh, kỹ nghệ, thương mại, nhân viên… th́ cũng phải có một quản trị mục vụ để quản trị các hoạt động mục vụ. Quản trị là một ngành nghiên cứu giúp quản trị gia có những phương pháp và dụng cụ để làm tốt việc ḿnh phải làm.

Trước nhất là bảo đảm được đường hướng ḿnh đưa ra là chính đáng, là đúng đường ; để từ đó, suy xét theo thiên thời và địa lợi, để xác định được mục tiêu và kết quả muốn đạt, chọn lựa được những hoạt động văn hoá thích đáng, dựa theo những dụng cụ và chất liệu văn hóa thích ứng. Những hoạt động mục vụ văn hoá có thể chọn lựa theo tiêu chuẩn dụng cụ. Và dụng cụ có thề lấy từ những dụng cụ văn hoá (hội học thuyết tŕnh, báo chí, sách vở, thư liệu, mạng lưới tin học,..) những dụng cụ giáo dục (trường học, đào tạo, dậy nghề, khoá tŕnh tiên khởi, khóa tŕnh liên tục, …), những dụng cụ xă hội (gặp gỡ, giúp đỡ, liên đới,…). Những hoạt động mục vụ văn hóa cũng có thể chọn lựa theo tiêu chuẩn chất liệu văn hoá, như những t́nh cảm, những suy tư, những ư tưởng, những phong tục, những kiêng kỵ, cấm đoán, bổn phận, trách nhiệm, những cảnh và cách sống, những công ăn việc làm, những lễ giỗ, cúng bái, những tôn giáo, những lư thuyết triết lư, những kỷ vật, dấu tích văn hóa, những nghệ thuật mà các công tŕnh văn hoá đă để lại, như văn chương, ca kịch, kiến trúc, hội hoạ…

Sau nữa là bảo đảm được chất lượng cao của việc ḿnh làm, hầu đạt được một kết quả hữu hiệu, theo và trên mục tiêu dự tính. Để được vậy, những hoạt động mục vụ cần có những phương pháp tối thiểu, giúp quản trị gia cũng như các cộng tác viên chuẩn bị tốt, làm việc tốt, kiểm tra tốt và cải tiến tốt (Phương pháp PDCA, P như « Plan », D như « Do», C như « Check » và A như « Act »), . Những phương pháp này có nhiều điểm chung giống như những phương pháp của các ngành quản trị khác. Xin nhắc lại năm nguyên tắc quản trị nhân viên mà Tôn Tử đă đưa ra : trí, tín, nhân, dũng, nghĩ. Cũng xin nhắc lại tám nguyên tắc phương pháp đă được tŕnh bày trong bài « Chính sách Mục vụ văn hóa » : 1- v́ nhu cầu mục vụ, 2- gương lănh đạo của ban giám đốc, 3- sự cộng tác của toàn giáo dân, 4- qui tắc tiến tŕnh, 5- tổ chức hệ thống, 6- cải thiện và cầu tiến liên tục, 7- quyết định theo dữ kiện khách quan, 8- chia phần kết quả cho mọi người tham gia.

 

2. Người làm mục vụ văn hóa

Trong thực tế, bất luận một hành động mục vụ nào cũng phải được thực hiện trong một không gian và thời gian nhất định, do một người hay nhóm người nhất định. Nghĩa là phải có người làm mục vụ, mục vụ văn hóa cũng như bất cứ mục vụ nào khác. Đường vào làm mục vụ có trăm ngàn nẻo và lối khác nhau. Nhưng lối chính và chung hết cho mọi người vẫn là « Tiếng gọi ». Tiếng gọi có thể đến qua lời cầu nguyện, đến qua ơn Chúa Thánh Thần, hay qua lời gọi của một chủ chăn, qua lời mời hay chia sẻ của một đồng bạn tín hữu, qua một thúc đẩy sâu xa không biết nguyên nhân từ đâu,… Sau đây là một kinh nghiệm cá nhân ghi nhận những tiếng gọi khác nhau đưa lối vào làm mục vụ, trong đó có mục vụ văn hóa

« Sáng chủ nhật 17.10.1999 tôi đến dự buổi họp đầu tiên chuẩn bi lập nhóm LIÊN ĐỚI CHUYÊN GIA tại Giáo Xứ, do cha Sách triệu tập. Tan họp, chị nữ giáo sư trẻ bên cạnh hỏi tôi “Tại sao bác vào Liên Đới Chuyên Gia ?”. Không ngần ngại, tôi trả lời ngay : “Để đáp lời cha gọi.” Chị ấy mở mắt to nh́n tôi rồi nói “Cháu cũng vậy.” Rồi chúng tôi cùng cười một cách thích thú, tự nhiên và hạnh phúc.

Bốn năm sau, tối thứ ba 22.04.2003, tôi được dịp điện đàm với ông luật gia Bùi Trọng Khang. Trong câu truyện, ông ấy có hỏi tôi “Đường nào đă dẫn bác vào Liên Đới Chuyên Gia ?”Lúng túng chưa t́m được câu trả lời, tôi bèn hỏi lại ông ta “Thế c̣n ông ?”. Ông ấy điềm tĩnh trả lời : “Em th́ do sự tham gia việc cộng đoàn đă dẫn em làm Liên Đới Chuyên Gia”. Tôi vẫn chưa trả lời được câu hỏi của ông Khang. Ông ấy liền tăng sức ép, nói với tôi “Bác suy nghĩ đi, rồi viết dùm em một bài về đề tài ấy.” Bị bắt bí, tôi chỉ kịp trả lời : “Gớm ! Miệng lưỡi luật gia có khác.” Từ bữa ấy, câu hỏi của ông Khang ám ảnh tôi. Tôi nghĩ, có lẽ con đường đă đưa tôi tới Liên Đới Chuyên Gia đă bắt đầu từ những năm bảy mươi.

Không phải chỉ có lẽ, mà là chắc chắn rằng con đường liên đới chuyên gia của tôi đă bắt đầu bằng những tối cầu nguyện thầm lặng vào những năm 75-80. Cầu nguyện lúc đầu có tính cách cá nhân, rồi “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, vài người lẻ tẻ, rồi dăm ba bảy người. Dần dần những người đến cầu nguyện có vẻ đông hơn và đều đặn hơn, từ đó, bắt đầu khoảng 79/80, một nhóm nhỏ đă được thành h́nh. Cầu nguyện thành ra lớn tiếng hơn, để cùng chia sẻ những ưu tư của tâm hồn, những hiểu biết của trí tuệ, những cảm xúc trước những thực tại trần thế hàng ngày, những ao ước, mơ tưởng và hy vọng về một cơi lư tưởng, trường sinh bất diệt. Trong vắng vẻ và thinh lặng nhưng có khi cùng một nhịp rung chuyển, những con tim đă liên đới qua và trong lời cầu nguyện. Một số người cùng sống tinh thần liên đới cầu nguyện ấy hiện nay vẫn c̣n tích cực trong cộng đoàn giáo xứ : cha Sách, soeur Phú, anh chị Lan-Bằng, anh chị Khiêm, anh Trứ, anh chị Triển-Lan, anh chị Tuấn-Thảo,...

Sự chia sẻ tâm tư, ư tưởng trong thầm lặng đă định tâm và tĩnh thần tôi rất nhiều. Nhất nữa, nhiều tư tưởng đă được ghi lại trong những trang nhật kư và, đôi khi, đă được chép ra và phổ biến trong một vài trang báo.

Từ những năm 80, sự chia sẻ và tham dự đi vào một chặng đường có chuyên môn và có tổ chức hơn. Ư muốn cùng t́m hiểu, cùng trao đổi về các đề tài chuyên biệt, qua ánh sáng thánh kinh, đă dần dà thành h́nh. Sự chia sẻ này rơ rệt có vẻ tương thân tương trợ hơn, có vẻ liên đới hơn. Mỗi người một cá tính, mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một chuyên môn, nhưng không ai là một ḥn đảo, không ai tự đủ cho ḿnh. Mỗi người đều cần dến người khác, ngay cả trong lănh vực tư tưởng. Trong công ăn việc làm, trong đời sống hàng ngày, sự liên đới và tương thân tương trợ này c̣n càng hữu ích và cần thiết hơn nữa.

Sự liên đới giữa các thành phần khác nhau này được nh́n thấy một cách rơ rệt khi nh́n mặt những người đă tham dự đều đặn. Có khoảng 8 linh mục và tu sĩ : cha Tín, cha Sơn, cha Lượng, cha Vinh, cha Định, cha Thiết, sư huynh Nghiêm, soeur Na. Bốn nha y dược với các bác sỹ Hoàn, Minh, Vương, Anh. Ba giáo sư là chị Minh Khánh, chị Lan và tôi. Về các chuyên gia bên kỹ thuật và chuyên nghề có ông Hộ, ông Trần Louis, ông Dũng và ông bà Nguyễn Veaux.

Các đề tài t́m hiểu, chia sẻ, thảo luận và trao đổi phản ánh rơ rệt nguồn gốc và chuyên môn của những người tham dự. Có những đề tài rất tôn giáo như “Thượng Hội Đồng giám mục 80”, “Thánh kinh trong gia đ́nh”, “Tội”, “Quan niệm trời của người Việt Nam”, “Đạo nào cũng giống đạo nào”. Có những đề tài rất xă hội và y dược như “Điều hoà sinh sản”, “Vấn đề gia đ́nh”, “Hôn nhân dị giáo”, “Giáo dục Việt Nam xưa”, “Giáo dục Việt Nam qua cuốn Đoạn Tuyệt”. Có những đề tài rất thực tế cho cuộc sống hàng ngày như “Đi vào hôn nhân”, “Các ngành học và nghề làm có tương lai”, “Di học được trả lương”,....

Các buổi gặp gỡ ấy đều được lồng trong một khuôn khổ học hỏi Thánh Kinh, hay dùng từ có vẻ kêu hơn là Thần Học Giáo Dân. Tất cả các buổi họp đều bắt đầu bằng việc chia sẻ Phúc Âm. Rồi hết thảy các suy nghĩ, các thảo luận, các trao đổi đều được thể hiện qua ánh sáng Thánh Kinh, cái nh́n Thần Học.

Sự chia sẻ trong lời cầu nguyện cũng như sự trao đổi về kiến thức chuyên môn đă như những mănh lực thúc đẩy một sự liên đới trách nhiệm trong việc làm, bằng cách hoặc sống đạo theo bậc ḿnh, hoặc làm việc tông đồ theo sở thích của ḿnh, hoặc tham gia các công việc của Cộng Đoàn theo hoàn cảnh của ḿnh. Từ những năm 83-85, nhiều người đă từng ở trong nhóm Cầu Nguyện hoặc Thần Học Giáo Dân đều góp phần tạo lập hay tham gia vào các tổ chức Công Giáo Tiến Hành của Giáo Xứ một cách hăng say. Người th́ viết báo Emmau (1980), tham gia Nhóm Bữa Cơm Chúa Nhật (1982), kẻ th́ góp công lập Hội Đồng Mục Vụ (1983), giúp giới trẻ sinh hoạt (1983), tục bản lại tờ thông tin Giáo Xứ Việt Nam (1984). Người th́ lo dậy tiếng việt cho trẻ em (1985), dậy giáo lư cho trẻ em (1985), tham gia Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể (1986), kẻ th́ tham dự các ca đoàn, như Ban Phụng Ca Lê Bảo Tịnh (1990), Lớp Đàn Tranh (1994),..

………

Hôm nay LIÊN ĐỚI CHUYÊN GIA được thành lập kể đă được bốn năm. Các chuyên gia, trên dưới 100 người đă ghi danh vào các tiểu ban : nha-y-dược-tâm sinh lư, luật-quản trị-xă hội, kỹ sư-điện toán-kỹ nghệ. Một số việc làm cụ thể đă và đang được thực hiện qua các buổi thuyết tŕnh, các phiên trực hàng tuần, các buổi gặp gỡ văn hóa, văn nghệ, buổi họp hằng năm của nhóm vào lễ Ba Vua. Cùng bắt tay với bốn nhóm liên đới khác là Thân Hữu Taxi, Xây Dựng, Doanh Thương và Dịch Vụ, LIÊN ĐỚI CHUYÊN GIA biểu hiện « sức sống và tinh thần hiệp nhất của Giáo Xứ », đồng thời « tạo điều kiện biết nhau, làm quen, trao đổi, tương trợ, cầu nguyện chung » trong tinh thần bác ái, theo gương thánh cả Giuse.

Nói cho cùng, th́ « Đường vào Liên Đới Chuyên Gia » có trăm ngàn lối khác nhau. Nó đưa từ các nẻo khác nhau, nhưng tất cả đều có cùng một chữ cùng : v́ cùng là đồng bào, v́ cùng ngôn ngữ, v́ cùng đồng hương, v́ cùng niềm tin, v́ cùng số phận, v́ cùng những sở thích, v́ cùng những ước mơ, v́ cùng một cộng đoàn. Nó dẫn về các ngơ khác nhau, nhưng tất cả đều có cùng một chữ cùng (với) nhau : để cùng gặp gỡ nhau, để cùng cầu nguyện với nhau, để cùng trao đổi với nhau, để cùng giúp đỡ lẫn nhau, để cùng làm việc với nhau, để cùng xây dựng Cộng Đoàn với nhau, để cùnh nhau đáp lời chủ chăn ».

 

Lời kết

Trong lịch sử hiện hữu của Giáo Xứ Việt Nam Paris từ 60 năm qua, dưới khía cạnh tổ chức và phát triển các sinh hoạt mục vụ, hai giai đoạn rơ rệt có thể nhận ra :

Giai đoạn sơ khai từ 1947 đến 1980. Chỉ có một hội đoàn chính là Đoàn Sinh Viên Công giáo (1947), rồi từ đó, nảy sinh hai hội đoàn mới : Đạo Binh Đức Mẹ (1970) và Hội Các Bà Mẹ Công Giáo (1971). Hai hoạt động mục vụ văn hoá tiên khởi đă được thành h́nh : Báo chí (từ1945) và Thuyết tŕnh Hội học (từ 1949).

Giai đoạn phát triển từ 1980 đến 2007 hôm nay. Có Hội Đồng Mục Vụ (1983) cộng tác với Ban Giám Đốc điều khiển trung ương với 7 địa điểm mục vụ và 36 hội đoàn mục vụ. Có ba lănh vực mục vụ chuyên biệt do 3 phó chủ tịch hoặc ủy viên trách nhiệm : Mục vụ thiêng liêng Phụng tự, Mục vụ Văn Hóa Giáo dục và Mục vụ Xă Hội Liên đới Gia đ́nh. Trong việc thực hiện mục vụ, một chính sách đă được ấn định với những chương tŕnh rơ rệt. Năm chương tŕnh đă được đua ra. 1- 1980-1983 : xây dựng cơ cấu tổ chức ; 2- 1984-1989 : phát triển văn hóa giáo dục ; 3- 1990-1996 : phát triển đời sống thiêng liêng ; 4- 1997-2001 : phát triển đời sống văn hóa, cơ sở vật chất và liên đới xă hội ; 5- 2002-2007 : phát triển và tự lập tài chánh. Trong năm chương tŕnh ấy, mỗi chương tŕnh đều thiết lập một hoạt động văn hóa mới. Lần lượt là 1- Tổ chức lại Thuyết tŕnh hội học vào 1981, 2- Tái bản Báo Giáo xứ vào 1984, 3- Khai trương Thư Viện giáo xứ 1990, 4- Khai sinh việc Tu thư tập thể 1997, 5- Lập Mạng lưới Giáo Xứ 2002.

Qua loạt bài vừa qua về Văn Hóa Mục Vụ ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, chúng ta đă giới hạn sự tŕnh bày vào giai đoạn hai, nhiệm kỳ của cha Mai Đức Vinh, từ 1980 đến 2007 hôm nay. Với sự hợp tác của các linh mục, thầy sáu và các nữ tu trong Ban Giám Đốc, cùng với sự cộng tác của rất nhiều giáo dân đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi, linh mục Mai Đức Vinh, tiến sĩ Giáo luật và tiến sĩ mục vụ, đă có một thời gian đủ dài, 27 năm, để thực hiện được những hoạt động mục vụ đa phương và đă tổ chức được một cơ cấu với những chức năng hữu hiệu. Mỗi lần nói chuyện với một nhân vật trên Toà Tổng Giám Mục, tôi chỉ nghe họ nói « C’est un curé capable (một cha sở có khả năng)». Mỗi lần nói chuyện với các giáo dân khác, ai cũng nói « Giáo Xứ ḿnh sinh hoạt tốt là nhờ cha Vinh khéo léo, biết chịu khó và nhẫn nhục ».

Dĩ nhiên tôi cũng nghĩ như vậy, nhưng thêm vào « Nhờ Chúa soi sáng ». Theo chỗ tôi nh́n thấy, không chỉ cha Vinh, mà cả các cộng sự viên của Ngài trong Ban Giám Đốc, đều có một đời sống cầu nguyện phong phú. Nhờ cầu nguyện mà các ngài được Chúa soi sáng, chỉ bảo cho đường đi, lấy quyết định tốt, thực hiện việc làm có chất lượng, t́m được những cộng tác viên có khả năng. Trong tương lai, nhiều thách đố đang đặt ra : thách đố về đức tin, thách đố về hội nhập văn hóa, thách đố về sự tự tồn và phát triển của cộng đoàn, thách đố về sự bảo tồn văn hóa việt nam, thách đố về sứ mệnh tông đồ, truyền bá đức tin, thách đố về sống đạo, thách đố về vấn đề dấn thân trong xă hội ḿnh đang sống hôm nay và ở đây. Sự cầu nguy&73;n có lẽ sẽ phải được tăng thêm theo cường độ cao của các thách đố !

 

Paris, ngày 14.06.2007
Trần Văn Cảnh

 


Ghi Chú

1-Trần Văn Cảnh ; Đường vào Liên đới chuyên gia ; trong : Niên Giám Liên Đới Nghề Nghiệp 2003 ; Paris, Giáo Xứ Việt Nam ; 2003 ; tr. 52-57

 

 


Mời đọc :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.