Câu Chuyện Phụng Vụ (16)

Choir

 

Phụng vụ trong Hội Thánh Công giáo là tất cả những ǵ giúp cho cộng đồng chúng ta là dân của Chúa liên hệ tiếp xúc với Chúa: lời nói, h́nh ảnh, âm thanh, mầu sắc, môi trường. Thánh lễ là trọng tâm và trung tâm nhưng chưa phải là tất cả. Qua bao nhiêu thế kỷ dài và đi tới nhiều văn hoá ngôn ngữ khác biệt, Hội Thánh đă thích ứng và thay đổi h́nh thức nhưng cốt lơi chính yếu vẫn là một: loan truyền Tin Mừng t́nh yêu của Chúa cho nhân loại qua mầu nhiệm Vượt qua/Phục sinh.

Tuy nhiên qua chiều dài lịch sử, cũng có những khó khăn trở ngại đáng kể và những thay đổi gây hiểu lầm và hoang mang không ít. Lư do là v́ vào mỗi ngày chủ nhật, ngày của Chúa, tấ cả chúng ta, Tin lành, Công giáo cũng như Chính thống giáo, cùng tuyên xưng đức tin (theo lời tuyên xưng của công đồng Nikêa) có một ‘Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền’, nhưng thực tế lại hiểu khác nhau. Thay v́ ‘duy nhất’ (unity), lại bắt phải đồng nhất (uniformity), thay v́ thánh thiện nền tảng (holiness in essence), lại đ̣i phải thánh thiện cá nhân hiện thực (real holy people), thay v́ lư tưởng & mục đích công giáo (catholic ideal & purpose), lại chỉ muốn quyền lợi riêng tư độc nhất (monopoly of individual rights), thay v́ tông truyền theo lịch sử (history of apostolic succession), lại chỉ coi ngành của ḿnh là chính thống (orthodox branch) và loại bỏ các ngành khác (exclusion of others).

Trường hợp điển h́nh nhất là nghi thức cử hành Thánh lễ. Đức Kitô chỉ nói: “Hăy làm việc này mà tưởng nhớ Thầy” (Lc 22: 19), rồi các Tông đồ tiếp tục làm như ngài đă làm: cùng ăn bữa Tiệc ly (the Lord’s supper). Sau đó tuỳ văn hoá ngôn ngữ địa phương, đă có rất nhiều nghi thức khác biệt. Với công đồng Trentô (thế kỷ XVI), Hội Thánh muốn dùng Thánh lễ như dấu chỉ hiệp nhất nên quy định nghi thức Rôma là chính thức và phổ thông, ngoài ra c̣n có trên 10 nghi thức phương Đông, nghi thức hội ḍng như Đaminh. Với công đồng Vaticanô II (thế kỷ XX), Hội Thánh canh tân phụng vụ toàn bộ nên đă bỏ nghi thức Trentô, thậm chí đă ra vạ tuyệt thông cho những ai c̣n duy tŕ nghi thức đó, đặc biệt là hội nhóm Thánh Piô X của Tổng Giám mục Marcel Lefèbvre (1905-1991). Sau 40 năm với những thăng trầm lịch sử và những phản ứng khác nhau, Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI lại cho phép sử dụng cả hai nghi thức Trentô (Piô V) và Vaticanô (Phaolô VI) gần như nhau.

Đây có lẽ không phải chỉ có là đúng hay sai, tốt hay xấu, nhưng là thế nào để giúp mọi người cùng cầu nguyện, hiệp thông với nhau trong hiệp nhất với Chúa. Người thích nghi thức này không được phép chê bai nghi thức kia, người ưa nghi thức kia không được dèm pha nghi thức này. Hiệp nhất và duy nhất chứ không phải đồng nhất và độc nhất.

Phụng vụ là do Hội Thánh và của Hội Thánh, nên Hội Thánh có quyền thay đổi canh tân. V́ Hội Thánh gồm nhiều sắc dân, văn hoá và ngôn ngữ, phong tục dị biệt nên thật nhiều phức tạp rắc rối.

Viết tới đây, tôi liên tưởng đến trường hợp Phụng vụ của Việt Nam: bản dịch nghi thức Thánh lễ. Bản dịch đầu tiên năm 1972 v́ hoàn cảnh vội vă cần có ngay, nên ai cũng thông cảm sử dụng cho dù không hài ḷng lắm. Bản dịch 1992 của nhóm Giờ Kinh Phụng Vụ được coi là do nhóm chuyên viên, nhưng cũng không thoát khỏi búa ŕu dư luận và quần chúng. Rồi đến bản dịch mới nhất năm 2005. Trong các nước nói tiếng Anh có tổ chức ICEL với nhiều chuyên viên làm việc cặm cụi, vậy mà qua 40 năm cũng chỉ sửa đổi có mấy chữ, như “The Word of the Lord”, “And also with your spirit” v.v... C̣n 3 bản dịch của Việt Nam th́ khác nhau khá nhiều. Mỗi lần tới đâu chủ tế, tôi thường hỏi xem cộng đoàn đang dùng bản dịch nào, v́ chính các cha xứ hoặc quản nhiệm cũng không hoàn toàn đồng ư với nhau. Nguyên một câu “Đó là Lời Chúa” thôi mà cũng không thấy thống nhất. Đa số các nơi dùng cả 3 lần “Đó là Lời Chúa” theo bản văn chính thức. Một số nơi theo bản văn Anh ngữ để tự động đọc là “Lời của Chúa” hoặc vỏn vẹn “Lời Chúa” nghe cụt lủn.

Theo thiển kiến, các cha xứ hoặc quản nhiệm không phải là giám mục, nên không có quyền quyết định thay đổi ǵ theo sở thích của riêng ḿnh. Hội đồng giám mục địa phương như Hoa kỳ, Pháp, Đức, Úc v.v… chỉ có quyền trên bản văn tiếng nước ḿnh, chứ làm sao có quyền trên bản văn phụng vụ của nước khác? Tôi cũng không phải là chuyên viên phụng vụ, nên càng không có quyền phê phán chỉ trích. Tôi chỉ là một linh mục b́nh thường nay đă về hưu, muốn bầy tỏ cảm tưởng của ḿnh khi tham dự Thánh lễ đó đây. Xin các đấng cứ sử dụng bản văn chính thức, dù thích dù không: đây thực sự là dấu chỉ hiệp nhất và duy nhất. V́ nếu mỗi cha mỗi cộng đoàn ưa một kiểu th́ sẽ tạo nên ‘thượng bất chính hạ tắc loạn’ (trên mà không đàng hoàng th́ dưới sẽ lộn xộn).

Tựa đề của loạt bài này là ‘câu chuyện Phụng vụ’ v́ cá nhân tôi chỉ muốn kể chuyện của ḿnh, chia sẻ kinh nghiệm của người đây đó, để tất cả chúng ta cùng nhau học hỏi và cải tiến, để vinh danh Chúa và giúp cho dân Chúa biết cầu nguyện. Quư vị cần giáo huấn, chỉ thị, luật lệ th́ đă có không ít sách vở tài liệu đây đó bằng đủ mọi thứ ngôn ngữ rồi.

 

L.m. Anthony Vũ Hùng Tôn
vuhungton@hotmail.com
281-458-4558.

 


 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.