BỐN SỨC SỐNG CON NGƯỜI
Qua 9 TRUYỀN KỲ VIỆT

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 HolyFamily

  

BỐN SỨC SỐNG CON NGƯỜI
Qua 9 TRUYỀN KỲ VIỆT

 

2205. BỐN SỨC SỐNG CON NGƯỜI Qua 9 TRUYỀN KỲ VIỆT

1. DẪN NHẬP

2. SỨC SỐNG THÂN LỰC

3. SỨC SỐNG TRÍ TÀI

4. SỨC SỐNG TÂM T̀NH

5. SỨC SỐNG TUỆ LINH

6. CÁC NGUYÊN TẮC TƯƠNG QUAN Và SINH HOẠT với BỐN SỨC SỐNG

7. TIÊN RỒNG VÀ BỐN SỨC SỐNG

8. BIỂU ĐỒ 4 SỨC SỐNG

9. Một Số VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

 

1. DẪN NHẬP

Trong cuộc sống luôn biến chuyển, Con Người bộc lộ chính ḿnh dưới nhiều dạng thức và biến hóa như vô cùng.

Tuy nhiên, những đặc tính nền tảng của Con Người lại đồng nhất. Hễ đâu có cuộc sống đích thực là Người, th́ ở đó con người luôn bộc lộ một số đặc tính không đổi.

Theo Bộ Truyền Kỳ Việt, các đặc tính đó có thể qui thành bốn nhóm chính, thể hiện bốn Sức Sống của Con Người.

Mỗi Sức Sống cũng tự bộc lộ khác nhau qua các Tương Quan và các Sinh Hoạt.

*     *     *     *

2. SỨC SỐNG THÂN LỰC

2.1 Hiển Nhiên.

Sức Sống đầu tiên, có thể được nhận biết dễ dàng nhất, là Sức sống Thân Lực. Tất cả các Truyền kỳ đều đề cập tới thân thể, hoặc phần vật chất, của cải, môi trường, hay những trạng huống thực tại ngoài con người.

Sức sống nầy đă hiển nhiên đối với mọi người.

Tuy nhiên, trong nhiều học thuyết, cũng như nơi nhiều Lề Lối Sống, Sức sống nầy hoặc đă được độc tôn, hoặc trái lại, bị khinh rẻ, chối bỏ, và do đó, gây tai hại cho con người.

V́ vậy, nhận diện Sức sống Thân Lực cũng góp phần minh định tính cách đích xác và toàn vẹn của Văn hóa Việt.

*     *

2.2 Ở các Truyền Kỳ.

a. Các Truyền kỳ về Tương Quan : Thân lực.

Truyền kỳ Trầu Cau có Chị Trầu lẫn lộn h́nh dáng người Em với người Anh, và thân xác người Em hóa thành tảng đá vôi.*1

    *1 - Đọc bài 2103. Tiêu Chuẩn Để Sống T́nh Người - Truyền kỳ Trầu Cau.

Truyền kỳ Chử Đồng có Tiên Dung và Chử Đồng trần truồng, gặp nhau.*2

    *2 - Đọc bài 2104. Tiêu Chuẩn Để Sống B́nh Đẳng - Truyền kỳ Chử Đồng.

Ở Truyền kỳ Vọng Phu, thể xác nàng Vọng Phu hóa thành núi.*3

    *3 - Đọc bài 2107. Đời Sống Gia Đ́nh - Truyền kỳ Vọng Phu.

Truyền kỳ Trương Chi có Mỵ Nương nhan sắc và trái tim Trương Chi thành ngọc.*4

    *4 - Đọc bài 2108. T́nh Yêu Nam Nữ - Truyền kỳ Trương Chi.

Truyền kỳ Mỵ Châu có Mỵ Châu bị chém đầu, và có giọt máu hóa ngọc.*5

    *5 - Đọc bài 2109. Việc Giữ Dân Giữ Nước - Truyền kỳ Mỵ Châu.

* Tất cả đều nhắc nhớ phần thân thể của con người, dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Đây chính là phần Thân Lực của con người.

b. Các Truyền kỳ về Sinh Hoạt : vật thể.

Ở Truyền kỳ Chử Đồng, Tiên Dung đem của cải mở phố xá, phát triển đời sống vật chất, giúp thăng tiến cuộc sống con người.

Ở Truyền kỳ Tiết Liêu, của cải đó chính là lễ vật dâng cúng Tổ Tiên, là gạo để làm bánh mà tăng triển cuộc sống ấm no của toàn dân.*6

    *6 - Đọc bài 2105. Tiêu Chuẩn Làm Việc Nước - Truyền kỳ Tiết Liêu.

Ở Truyền kỳ An Tiêm, khi có hột dưa, sức sống tươi mát bùng lên nơi đảo hoang khô cằn.*7

    *7 - Đọc bài 2106. Nếp Sống Làng Thôn - Truyền kỳ An Tiêm.

Ở Truyền kỳ Mỵ Châu, đó là thành ốc, chiếc nỏ, là chiếc áo, là mảnh đất quê hương...

Truyền kỳ Phù Đổnggạo, vải, ngựaroi sắt, tre, là những phương tiện để sức mạnh dân tộc vùng lên đuổi giặc, cứu lại quê hương đất nước.*8

    *8 - Đọc bài 2110. Công Cuộc Cứu Nước Cứu Dân - Truyền kỳ Phù Đổng.

* Các Truyền kỳ về Sinh Hoạt chú ư tới các vật thể ngoài con người.

*     *

2.3 Ở phần nhận định : Thực trạng.

a. Các Truyền kỳ về Tương Quan.

Các Truyền kỳ về Tương Quan là những Truyền kỳ bộc lộ chính cá thể ḿnh cho người khác.

Ở Truyền kỳ Trầu Cau, hai anh em ‘Giống nhau như đúc’.

Ở Truyền kỳ Chử Đồng, dầu Tiên Tiên Dung bỏ đất xuống thuyền và Rồng Chử Đồng bỏ nước lên sống trên bờ, th́ khi sắp gặp nhau, Tiên lại bỏ thuyền lên bờ, và Rồng moi cát xuống nước. Mỗi người ‘Nhận thực chính ḿnh’, nguyên vẹn là ḿnh, không bị tha hóa.

Ở Truyền kỳ Vọng Phu, hai vợ chồng có chung đứa con, và ‘Chung nhau cuộc sống’, dầu người chồng phải ra đi v́ việc nước.

Ở Truyền kỳ Trương Chi, Mỵ Nương và Trương Chi tự đóng khung trong cuộc sống riêng, không ‘T́m nhau tận t́nh’, nên tương quan không thành.

Ở Truyền kỳ Mỵ Châu, tương quan giữa Mỵ Châu và Trọng Thủy trở thành tai hại, chỉ v́ Mỵ Châu không thấy ‘con người thực’ của ten giặc Trọng Thủy.

* Tất cả đều căn cứ trên thực trạng của chính con người hiện thực.

b. Các Truyền kỳ về Sinh Hoạt.

Ở Truyền kỳ Tiết Liêu, để Sinh hoạt được hoàn hảo, trước tiên phải nhận biết ‘Thân phận thừa hành’ của ḿnh.

Ở Truyền kỳ An Tiêm, An Tiêm cố công khai khẩn đảo hoang, biến đảo khô cằn thành đất sống, ‘Khai khởi việc chung’.

Ở Truyền kỳ Mỵ Châu, An Dương ĺa xa thực trạng, sống trong ‘Ảo tưởng thần thánh’, nên làm mất nước.

Ở Truyền kỳ Phù Đổng, vua Hùng ‘Nhận chân thực trạng’ nước mất nhà tan, nên đă có thể khởi đầu việc cứu nước.

* Tất cả đều đặt nền tảng trên Thực trạng của cuộc sống con người, và ứng dụng thành các tiêu chuẩn về Phẩm cách của người hành động.

*     *

2.4 Thân Lực Thực Tại.

Như vậy, những Truyền kỳ về Tương quan xác định phần quan trọng của Thân thể (Thân) và sức lực (Lực) của con người. Các Truyền kỳ Sinh hoạt xác định Thực trạng (Thực) liên hệ của con người với mọi vật thể, mọi thực tại (Tại) ngoài con người.

Đây là Sức sống Thân Lực Thực Tại của con người.

Con người chỉ có thể có cuộc sống trọn vẹn, nếu thực sự bộc lộ và thể hiện sức sống qua chính thân thể ḿnh, đồng thời chấp nhận sự hiện hữu và ảnh hưởng của thế giới vật chất, của những trạng huống thực tại.

Không có Sức sống Thân Lực Thực Tại nầy, không c̣n là con người sống. Tuy nhiên, giảm thiểu hoặc đặc tôn Sức sống nầy, cũng đều làm cho cuộc sống con người thành khiếm khuyết.

*     *     *     *

3. SỨC SỐNG TRÍ TÀI

3.1 Các Truyền kỳ về Tương Quan.

Ở Truyền kỳ Trầu Cau, dầu hoàn cảnh ác nghiệt, hai Anh Em và hai Vợ Chồng cũng không để bất cứ ǵ có thể phân rẻ t́nh thân. Họ quyết t́m nhau và t́m mọi cách để luôn ở bên nhau. Họ ‘Quyết chẳng ĺa nhau’.

Truyền kỳ Chử Đồng có Chử Đồng và Tiên Dung nhận định chính xác về con người của ḿnh, ‘Chỉ thấy con người’, không để áo quần, son phấn, cát bụi, không để bất cứ ǵ, chen vào, nên t́nh họ bền vững.

Truyền kỳ Vọng Phu căn cứ trên nhận định về chức năng và cơ cấu cuộc sống, mà hai vợ chồng ‘Chia nhau công tác’. Mỗi người một việc, nhưng bổ túc nhau trong toàn bộ.

Ở Truyền kỳ Trương Chi, Trương Chi, Mỵ Nương chỉ thấy tài và sắc, nên t́nh không thành. Do đó, nêu lên nguyên tắc sáng suốt nhận định trong t́nh yêu, để hai người có thể ‘Gặp nhau trọn vẹn’.

Ở Truyền kỳ Mỵ Châu, v́ Trọng Thủy bị mưu đồ xâm lăng ám ảnh và Mỵ Châu không nhận ra ác ư của chồng, nên t́nh họ oan nghiệt. Họ đă không ‘T́m nhau tận t́nh’.

* Các Truyền kỳ về Tương Quan lấy việc vận dụng khả năng nhận định, căn cứ trên trí và tài, làm nền tảng thích đáng cho liên hệ giữa người với người.

*     *

3.2 Các Truyền kỳ về Sinh Hoạt.

Ở Truyền kỳ Chử Đồng, Chử Đồng và Tiên Dung đă sáng suốt ‘Chỉ thấy con người’ giữa những cách biệt của một nàng công chúa và một chàng không khố.

Ở Truyền kỳ Tiết Liêu, Tiết Liêu đem hết tài trí để cải tiến đời sống thực tế của người dân, thực hiện việc an dân thịnh nước.

Ở Truyền kỳ An Tiêm, An Tiêm lại biết theo thời tiết và môi trường mà chăm sóc cho cây được xanh tươi và sinh hoa kết quả.

Truyền kỳ Mỵ Châu đề cập tới việc cần xử dụng mọi yếu tố của cuộc sống thành sức mạnh để giữ nước.

Truyền kỳ Phù Đổng th́ nêu cao gương vua Hùng quyền biến, sống động hiện thực, vận dụngđiều hợp mọi sức mạnh của toàn dân, kết tinh thành Cậu Bé Phù Đổng vươn vai.

* Các Truyền kỳ về Sinh hoạt lại vận dụng trí tài vào việc thực thi công tác, trong mọi trạng huống của cuộc sống.

*     *

3.3 Trí Tài Tinh Biến.

Như vậy, những Truyền kỳ về Tương quan chú trọng tới phần trí khôn (Trí) và tài khéo (Tài) của con người. Những Truyền kỳ về Sinh hoạt vận dụng tài trí, khả năng trừu tượng hóa (Tinh), nhận định, suy luận, tưởng tượng, sáng tạo (Biến), ứng dụng... (Tài khéo kết hợp trí khôn với cấu trúc và tập luyện của thân xác).

Đây là Sức sống Trí Tài Tinh Biến của con người.

Sức sống nầy thường dễ được nhận ra và thể hiện trong cuộc sống. Thành quả tiêu biểu của việc tận dụng Sức sống nầy là những học thuyết và những khám phá, những phát minh, những ứng dụng khoa học và kỹ thuật tinh xảo, đa dụng.

Tuy nhiên, lịch sử cận đại đă cho thấy tai hại khủng khiếp khi có nhóm người cuồng say trước khả năng biến hóa thực dụng của Sức sống nầy.

độc tôn Sức sống Trí Tài Tinh Biến thành thần thánh, và giảm thiểu hoặc chối bỏ các Sức sống khác, nên trào lưu ‘khoa học’ đă và đang làm tê liệt cuộc sống đích thực của con người, biến con người thành thụ động, máy móc.

Thực ra, Sức sống nầy cũng chỉ là một trong bốn Sức Sống của con người. Cần trả nó về lại đúng vị trí của nó.

*     *     *     *

4. SỨC SỐNG TÂM T̀NH

4.1 Các Truyền kỳ về Tương Quan.

Ở Truyền kỳ Trầu Cau, v́ t́nh gia đ́nh, 3 người đă sống chết cho nhau. Người Em v́ hạnh phúc vợ chồng người Anh, người Anh v́ Em, người Vợ v́ Chồng.

Ở Truyền kỳ Vọng Phu, dầu xa cách chồng, nàng Vọng Phu vẫn ngày ngày bồng con ngóng chồng. Nàng vẫn có chồng từng ngày trong tâm tưởng, trong cuộc sống của nàng.

Ở Truyền kỳ Trương Chi, tuy đă chết v́ mối t́nh câm, nhưng Trương Chi vẫn sống trong trái tim, để chờ một giọt nước mắt của người t́nh. Sống chết v́ t́nh.

Ở Truyền kỳ Chử Đồng, Tiên Dung và Chử Đồng trọn đời chung sống hạnh phúc.

Ở Truyền kỳ Mỵ Châu, nàng Mỵ Châu gây tổn hại cho nước, v́ chỉ biết thương chồng một cách mù quáng.

* Như vậy, việc thể hiện Tương quan trong cuộc sống hiện tại chính là sống từng ngày Tâm T́nh của con người. Con người sống bằng Tâm T́nh và cũng sẵn sàng chết v́ Tâm T́nh.

*     *

4.2 Các Truyền kỳ về Sinh Hoạt.

Để Sinh Hoạt, để làm Việc Chung, Truyền kỳ Chử Đồng nêu nguyên tắc mở rộng tâm t́nh để đem Tài trí và Của cải giúp đở người khác.

Truyền kỳ Tiết Liêu căn cứ trên người dân, biết rơ nhu cầu của người dân, tận tâm tận lực lo lắng cho dân. Tất cả cho dân và v́ dân.

Truyền kỳ An Tiêm chuyên tâm chăm sóc dưa, thả dưa xuống biển, để giúp phát triển cuộc sống địa phương và đóng góp cho nước, (tụ họp thành làng, gởi dưa về nước).

Ở Truyền kỳ Mỵ Châu, vua An Dương lại v́ vị kỷ, không c̣n chăm lo cho dân, bỏ dân, hành hạ dân... nên mất nước.

Vua Hùng của Truyền kỳ Phù Đổng th́ gởi sứ đến với toàn dân, giải cứu dân nước. Nhờ vậy, phát triển được cuộc sống trọn vẹn, đem hạnh phúc đến cho mọi người.

* Trong nhóm các Truyền kỳ về Sinh Hoạt, bộc lộ và thể hiện Tâm T́nh thích đáng lại là động lực thúc đẩy cho Việc chung.

*     *

4.3 Tâm T́nh Thông Hiến.

Như vậy, Con người sống cuộc sống Tương quan mỗi ngày bằng tấm ḷng, tâm hồn (Tâm), và bằng t́nh cảm (T́nh). Tâm T́nh c̣n là động lực thúc đẩy con người Sinh hoạt chung, thông hiệp (Thông) và chia sẻ (Hiến) cuộc sống, giúp nhau phát triển hạnh phúc của nhau.

Đây chính là Sức sống Tâm T́nh Thông Hiến của con người.

Sức sống Tâm T́nh Thông Hiến là đặc tính nổi bật của cuộc sống con người, luôn được sống thực nơi mọi con người thuần phác, và cũng là tiêu chuẩn của mọi Lề Lối Sống thực sự giúp ích cho con người.

Tuy nhiên, nơi nhiều nền văn hóa hiện đại, nếp sống chủ nô, hoặc rập khuôn thú vật, đang chủ trương bóp nghẹt và thủ tiêu Sức sống nền tảng nầy, biến con người thành vị kỷ, vô tâm, tàn bạo hơn ác thú.

*     *     *     *

5. SỨC SỐNG TUỆ LINH

5.1 Các Truyền kỳ về Tương Quan.

Ở Truyền kỳ Trầu Cau, sau khi v́ thương nhau mà chết cho nhau, ba người đă hóa thành vôi, cau và trầu, rồi được nhai chung, kết hiệp thành máu mủ. Họ ‘có nhau măi măi’.

Nàng Vọng Phu ngóng chồng vươn cao thành núi sừng sững ngàn năm. Hai vợ chồng trở thành trường tồn trong t́nh nghĩa và trong việc phát triển đất nước. Họ có nhau măi măi trong quê hương gấm vóc và trong t́nh nghĩa dân tộc.

Sau khi chết v́ tương tư, Trương Chi vẫn sống trong t́nh yêu, trong trái tim ngọc, và ḥa tan, hiệp nhất, với giọt nước mắt xúc động chân thành của người t́nh.

* Như vậy, các Truyền kỳ về Tương Quan bộc lộ bằng h́nh ảnh những người yêu nhau luôn kết hiệp sau khi chết.

Tất cả không những là biểu tượng làm tiêu chuẩn cho cuộc sống, mà c̣n bộc lộ niềm xác tín sự kết hiệptrường tồn của tâm hồn con người.

*     *

5.2 Các Truyền kỳ về Sinh Hoạt.

Sự kết hiệp và trường tồn đó c̣n được các Truyền kỳ về Sinh Hoạt nhấn mạnh rơ ràng hơn, cả về ư nghĩa và cả trong thực tại.

Sau cuộc sống toàn vẹn về tất cả mọi phương diện, Tiên Dung và Chử Đồng cùng về trời và được thờ kính.

Sau cuộc sống dấn thân trọn vẹn để cứu giúp mọi người, Phù Đổng cũng về trờiđược tôn phong là Thần Trời.

Việc thờ kính nầy không những thể hiện trong thực tế, mà c̣n là một thực tại nền tảng của cuộc sống con người.

Truyền kỳ Tiết Liêu đặt việc Thờ cúng Tổ Tiên làm điều kiện tiên quyết cho cuộc sống của những người ảnh hưởng trên nhiều con người khác (làm vua). Chính Tiết Liêu cũng được Cụ Tổ về trong mơ để chỉ dạy phương thức giúp ích cho mọi người.

Ở Truyền kỳ Phù Đổng, Cụ Tổ c̣n về, để đem tinh thần, đem sức sống dân tộc, giúp thể hiện công cuộc cứu nước cứu dân.

* Tất cả đều nói lên Sức sống tinh thần, và xác định niềm tin vào Sức sống của con người sau khi chết, vào khả năng của con người đang sống thông hiệp với Thế giới Siêu linh, và vào sự độ tŕ linh hiển của Tổ Tiên Ông Bà.

*     *

5.3 Tuệ Linh Vĩnh Hiệp.

Như vậy, những Truyền kỳ về Tương quan bộc lộ đặc tính sự kết hiệp (Hiệp) và trường tồn (Vĩnh) của tâm hồn con người. Những Truyền kỳ về Sinh hoạt bộc lộ sức sống của con người sau khi chết, vào khả năng của con người đang sống thông hiệp với Thế giới Siêu linh (Tuệ), và vào sự linh hiển độ tŕ (Linh) của Tổ Tiên Ông Bà đă qua đời.

Đây là Sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp của con người.

Như với mọi Sức sống khác, Văn hóa Việt nhận diện Sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp nầy qua kinh nghiệm cuộc sống hiện thực của con người.

Sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp nầy bộc lộ và được nhận biết trong đời sống thuần hậu của mọi Con Người, ở mọi nơi và mọi thời đại. Chỉ có những kẻ bị ám ảnh đến hạn hẹp cuộc sống vào vật chất, vào khuôn mẫu thú vật và vào suy luận thuần lư, th́ mới nghi ngờ hoặc chối bỏ.

* Ngoài ra, Văn hóa Việt chỉ xác định sức sống trường cửukhả năng của con người thông hiệp với thế giới linh thiêng. Văn hóa Việt không đề cập tới những phương diện thuộc phạm vi tôn giáo, như cuộc sống của con người sau khi chết, hoặc cuộc sống của thế giới siêu linh...

V́ chỉ căn cứ trên kinh nghiệm của cuộc sống thực tại của con người, nên Văn hóa Việt chỉ là đạo sống, không phải là tôn giáo.

*     *     *     *

6. CÁC NGUYÊN TẮC TƯƠNG QUAN Và SINH HOẠT với BỐN SỨC SỐNG

6.1 Kết Tinh Kinh Nghiệm.

Mọi Nguyên tắc, nội dung, của toàn bộ Truyền kỳ Việt đều là kết tinh Kinh Nghiệm từ Đời Sống Con người hiện thực. V́ vậy, những nguyên tắc nầy cũng là những bộc lộ của các Sức Sống con người.

*     *

6.2 Kinh Nghiệm Đời Sống Tương Quan : Truyền kỳ Trầu Cau.

a. Bốn Nguyên tắc Tương quan và 4 Sức sống.

Trong Truyền kỳ Trầu Cau, trong Đời sống Tương Quan giữa Người và Người, kinh nghiệm sống kết tinh thành nguyên tắc ‘Giống Nhau Như Đúc’ cũng chính là tóm kết Sức sống Thân Lực.

Kinh nghiệm sống trở thành nguyên tắc ‘Quyết Chẳng Ĺa Nhau’ bộc lộ Sức sống Trí Tài.

Kinh nghiệm sống được kết tinh thành nguyên tắc ‘Sống Chết Cho Nhau’ bộc lộ Sức sống Tâm T́nh.

Kinh nghiệm sống trở thành nguyên tắc ‘Có nhau Măi Măi’ bộc lộ Sức sống Tuệ Linh.

b. Nền tảng và Thể hiện Tương Quan.

Như vậy, kinh nghiệm sống trở thành Nền tảng để sống Đời sống Tương quan đă bộc lộ 2 Sức sống Thân Lực và Trí Tài.

Kinh nghiệm sống đă trở thành những nguyên tắc để Con người Thể hiện T́nh Thân Thương và Hiệp Nhất cũng bộc lộ 2 Sức sống Tâm T́nh và Tuệ Linh.

 

*     *

6.3 Kinh Nghiệm Đời Sống Sinh Hoạt : Truyền kỳ Chử Đồng.

a. Bốn Nguyên tắc Sinh hoạt và 4 Sức sống.

Trong Đời sống Sinh Hoạt, kinh nghiệm kết thành nguyên tắc ‘Nhận Thực Chính Ḿnh’, là con người sống giữa vạn vật, chứ không phải là thần thánh, đă bộc lộ Sức sống Thân Lực.

Kinh nghiệm sống trở thành nguyên tắc ‘Chỉ Thấy Con Người’, nhận rơ những yếu tố của cuộc sống, là bộc lộ của Sức sống Trí Tài.

Kinh nghiệm sống giúp nhận ra nguyên tắc ‘Tài Của Giúp Người’, dùng Tài năng và Của cải để giúp người khác, là bộc lộ của Sức sống Tâm T́nh.

Kinh nghiệm kết thành nguyên tắc ‘Mọi Người Cùng Hưởng’, cho mọi người, bộc lộ Sức sống Tuệ Linh của con người.

b. Thể Hiện và Động lực Sinh Hoạt.

Như vậy, kinh nghiệm sống 2 nguyên tắc thể hiện Sinh Hoạt đă bộc lộ 2 Sức sống Thân Lực và Trí Tài.

 Kinh nghiệm sống những động lực thúc đẩy Sinh Hoạt Chung đă bộc lộ 2 Sức sống Tâm T́nh và Tuệ Linh.

Tất cả được tóm kết trong Truyền kỳ Chử Đồng.

 

*     *     *     *

7. TIÊN RỒNG VÀ BỐN SỨC SỐNG

7.1 Bốn Sức Sống kết tinh thành Tiên Rồng.

Bốn Sức sống Thân Lực, Trí Tài, Tâm T́nh và Tuệ Linh, là bộc lộ của những nhóm đặc tính nền tảng của Con Người trong cuộc sống thực tế.

Từ kinh nghiệm sống thực các Sức sống nầy trong cuộc sống từng ngày, Tổ Tiên ta tóm kết thành nội dung chính yếu của biểu tượng Tiên và Rồng, ở Truyền kỳ Tiên Rồng.*9

    *9 - Đọc bài 2102. Nền Tảng Cuộc Sống Con Người và Xă Hội - Truyền kỳ Tiên Rồng.

Sức sống Thân Lực Thực Tại được diễn tả thành Đặc tính Cha Rồng hùng mạnh, trỗi vượt, oai dũng vô song... Sức sống Trí Tài Tinh Biến được ghi nhận thành Đặc tính biến hóa không lường, như linh như hiển... của Cha Rồng.

Cũng vậy, Sức sống Tâm T́nh Thông Hiến được biểu tượng hóa thành Mẹ Tiên tràn đầy yêu thương, khoan ái, từ tâm... Sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp được biểu trưng bằng Mẹ Tiên thoát tục, trường cửu, siêu phàm, trường sinh bất tử.

*     *

 

*     *

7.3 Đặc tính Bất Khả Phân của 4 Sức  Sống.

Tuy con người được nhận diện gồm bốn Sức Sống và được diễn tả bằng hai biểu tượng Tiên và Rồng, nhưng con người là một hiệp thể tự tại, thuần nhất, bất khả phân.

V́ vậy, dầu việc bộc lộ có nhiều tầm độ, và dầu có thể được nhận diện và thích dụng riêng rẻ, các Sức sống vẫn luôn luôn hiện diện đầy đủ trong mỗi con người. Không hề có con người nào thiếu một Sức sống, cũng như không hề có một Sức sống riêng rẻ nào ngoài con người toàn vẹn.

Đặc tính nầy được nhấn mạnh ở Truyền kỳ Tiên Rồng, khi Cha Rồng nói : ‘Khi cần th́ gọi, Ta về ngay’. Không hiển lộ, nhưng luôn hiện diện.

*     *     *     *

8. BIỂU ĐỒ 4 SỨC SỐNG

8.1 Biểu trưng 4 Sức sống : Hoa Tiên Rồng.

V́ tầm quan trọng và thực tiễn tột bực của việc nhận diện bốn Sức Sống, ta có một biểu đồ để luôn nhắc nhớứng dụng mọi Sức Sống đó vào cuộc sống hằng ngày.

Biểu đồ có bốn ṿng tṛn bằng nhau tượng trưng cho bốn Sức Sống.

V́ bốn Sức Sống chia làm hai cặp : cặp Thân, Trí của biểu tượng Rồng, và cặp Tâm, Tuệ của biểu tượng Tiên, nên bốn ṿng cũng chia thành hai cặp, và mỗi cặp cắt nhau tại tâm, như ở Hoa Song Hiệp.

 

Cặp nằm ngang chỉ phần Tiên, yêu thương và trường cửu, kéo dài với thời gian. Cặp ṿng đứng dọc chỉ phần Rồng, hùng mạnh và biến hóa, từ thủy phủ lên tầng mây.  

 

Theo thứ tự, ṿng 1 chỉ Thân, ṿng 2 chỉ Trí, ṿng 3 chỉ Tâm, ṿng 4 chỉ Tuệ.

Phần Nhụy, chính giữa, biểu trưng cho Con Người toàn vẹn. Các phần ngoài lần lượt diễn đạt các tương quan giữa 4 Sức Sống.

Ṿng thứ năm, phần ngoài cùng, biểu trưng cho mọi hữu thể ngoài con người.

Tô đậm các phần, Hoa thêm rơ nét.

* V́ biểu trưng cho bốn Sức Sống của mỗi một Con người, và căn cứ trên hai biểu tượng Tiên Rồng, nên biểu đồ có tên là Hoa Tiên Rồng.

*     *

8.2 Biểu trưng Thực Tại Nhân Sinh.

Hoa Tiên Rồng biểu trưng cho các Sức Sống sống động hiện thực của Con Người, nên cũng biểu trưng cho mọi thực thể nhân sinh, và có nhiều tầm độ thực tại như Tiên và Rồng.

Do đó, Hoa Tiên Rồng cũng giúp nhận diệnsống thực mọi thực tại nhân sinh, với mọi ứng dụng cũng biến hóa thần diệu như Tiên Rồng.

*     *     *     *

9. Một Số VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

9.1 Cơn Say Khoa học Vật chất.

Khoa học thực nghiệm đă giúp con người trổi vượt ở nhiều ngành, đặc biệt ở những ngành dựa trên vật thể, trên vật lư và hóa học. Có thời, nhiều người đă cuồng say với những tiến bộ đột ngột của nền kỹ thuật mới.

Tuy nhiên, khi chỉ căn cứ trên vật thể vô thức vô t́nh, trên vật lư và hóa học, khoa học làm sao có thể nhận biết thế giới ngoài vật chất ?

Càng thiển cận khi cố quyết rằng chỉ có vật chất là nền tảng và là cương vực của Con Người và vũ trụ.

*     *

9.2. Cơn say Khảo Cổ.

Khoa khảo cổ nghiên cứu những di tích vật chất c̣n sót lại từ thời xa xưa. Người ta dựa vào xương hoặc dụng cụ, vết tích c̣n sót lại, mà suy đoán về con người và nếp sống đương thời.

Việc khảo cứu đă giúp phát hiện nhiều di sản đáng giá.

Tuy nhiên, khi chỉ căn cứ trên những di tích không hồn, không tiếng nói, chúng ta không thể nào thấu hiểu tâm t́nhtuệ linh của tổ tiên.

*     *

9.3 Vấn đề Phát Triển.

a. Phát Triển.

Phát Triển là h́nh thức bộc lộ tiềm năng và tăng trưởng Sức sống của Con Người.

Phát Triển mang mọi h́nh thái, mọi phương diện của cuộc sống con người, từ an lành, mạnh khỏe, sống lâu, kiến thức, khôn ngoan, tài giỏi, t́nh nghĩa, đạo đức... đến lợi lộc, tiện nghi, uy tín, danh vọng, quyền hành, chức tước... hoặc lập đức, lập ngôn, lập công, lập duệ (ḍng dơi đông đúc)... hoặc với những khảo cứu và khám phá khoa học, kỹ thuật, y tế... hoặc trong những sáng tạo nghệ thuật, thơ nhạc, đánh cờ... hoặc tu tâm dưỡng tính, từ thiện... phát triển tâm linh, linh ứng...

Tất cả đều giúp phát triển Con Người, đều tốt đẹp, miễn là được thể hiện trên nền tảng Tài của giúp ngườiMọi người cùng hưởng.

Nguy hại không do phát triển, mà do không thể hiện thích đáng hai nguyên tắc nền tảng, B́nh Đẳng căn cơ và Thân Thương toàn tâm, của Cuộc sống Xă hội.

b. Phát Triển và Đấu Tranh.

Để sinh tồn, con người, toàn thể Loài Người, phải hợp tác để Phát Triển, chứ không phải đấu tranh, giành giựt.

Văn hóa Việt không loại bỏ đấu tranh. Trong bộ chín Truyền kỳ, có đến hai Truyền kỳ, Mỵ ChâuPhù Đổng, phân định và hướng dẫn đấu tranh. Nhưng đấu tranh là để bảo vệ và giải cứu Con Người khỏi ác nhân, khỏi bạo quyền.

Do đó, đấu tranh chỉ là một công tác của phát triển. Đấu tranh không thể là ‘định luật sống c̣n’ của những con người thực sự Chung nhau Sống Cuộc Sống Làm Người.

Khi đấu tranh trở thành định luật sinh tồn, mạnh được yếu thua, th́ dầu dưới chiêu bài hay danh nghĩa ǵ, dầu là bảo hộ, đồng minh, yểm trợ... dầu là tài phiệt, đầu cơ... hay phát triển kinh tế, định giá dịch vụ, nghiệp đoàn… dầu là bầu cử ứng cử, chế tác luật, hay thi hành luật... dầu là tranh đấu cho nhân quyền, tự do, dân chủ... cũng chỉ là những bộ mặt khác nhau của quyền lợi kẻ mạnh, của tranh quyền đoạt lợi, của cường quyền áp bức. Con người có khác ǵ ác thú ?

 

Nguyễn Thanh Đức 2013.

Trở về Đầu Bài

 

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Xem các bài viết khác trong Paul Nguyễn Đức Sách , Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.