CHỦ TÂM VÀ THÀNH QUẢ
CỦA CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
QUA 9 TRUYỀN KỲ VIỆT

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 HolyFamily

  

CHỦ TÂM và THÀNH QUẢ
của CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
Qua 9 TRUYỀN KỲ VIỆT

 

2206. CHỦ TÂM và THÀNH QUẢ của CUỘC SỐNG CON NGƯỜI Qua 9 TRUYỀN KỲ VIỆT

1. CHỦ TÂM CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

2. THÀNH QUẢ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

3. CHỦ TÂM VÀ THÀNH QUẢ trong VĂN HÓA VIỆT

4. CUỘC SỐNG VẸN TOÀN

1. CHỦ TÂM CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

1.1 Chủ tâm Cuộc Sống Mỗi Người.

Cuộc sống Con người là một hành tŕnh. Dầu dài hay ngắn, con người luôn t́m kiếm chủ đích và ư nghĩa cuộc sống của ḿnh, để sống đời đáng sống.

V́ con người bẩm sinh vừa là Cá thể tự tại vừa là thành phần của Xă hội loài người, nên chủ tâm cuộc sống của mỗi người cũng là bộc lộ và phát triển toàn vẹn chính Cá thể của ḿnh trong cuộc sống Xă hội.

Trong Bộ Truyền kỳ, ngoài Truyên kỳ Tiên Rồng, nền tảng và tóm kết mọi Truyền kỳ, 8 Truyền kỳ c̣n lại gồm tóm Cuộc sống Con người trong việc Sống T́nh Tương Thân, và cùng nhau Sinh Hoạt Phát Triển.

Điều kỳ diệu là, trong Bộ Truyền Kỳ, Tổ tiên đă ghi lại Chủ tâm của Cuộc sống Con người ở câu cuối cùng của mỗi Truyền kỳ.

*     *

1.2 Chủ tâm của Cuộc Sống Tương Thân.

a. Câu Kết.

Truyền kỳ Trầu Cau kết với ‘tục ăn trầu’, với việc 3 người, hai anh em và hai vợ chồng, luôn ở bên nhau, và khi được nhai chung, Vôi Cau Trầu ḥa tan vào nhau, để hiệp chung thành gịng máu đỏ.

Ở Truyền kỳ Vọng Phu, người Vợ lo trọn việc nhà và ngóng chờ Chồng đang lo việc nước. Rồi nàng cũng ‘hóa thành núi đá sừng sững ngàn năm’, để hợp cùng chồng phát triển đất nước, non sông.

Ở Truyền kỳ Trương Chi, khi Mỵ Nương ‘để rơi một giọt nước mắt vào chén’ cũng là lần đầu tiên trái tim ngọc của Trương Chi hưởng nhận một xúc động ân t́nh. ‘Chén ngọc liền tan ra thành nước’, để ḥa tan với giọt nước mắt, để ḥa hiệp hai tâm hồn.

Truyền kỳ Mỵ Châu kết thúc với câu ‘lấy nước giếng Trọng Thủy để rửa th́ viên ngọc máu của Mỵ Châu thành sáng đẹp hơn’. Dầu cuộc t́nh của Mỵ Châu và Trọng Thủy chỉ c̣n là giọt máu và giọt nước, khi gặp nhau, họ cũng tươi sáng hơn.

Cuộc sống toàn vẹn của Tiên Dung và Chử Đồng sau khi kết duyên, ở Truyền kỳ Chử Đồng, đưa tới việc hai người cùng nhau hóa phép đưa mọi người và phố xá về trời’, sống đời hạnh phúc trọn vẹn.

b. Hiệp Chung Cuộc Sống.

Như thế, các Truyền kỳ về Tương Quan kết thúc bằng việc các nhân vật quyện lẫn vào nhau trong cuộc sống và hiệp nhất cả sau khi chết.

Chủ tâm của Sống T́nh Tương Thân là hiệp chung cuộc sống, sống chết cho nhau, kết hiệp với người ḿnh thương, Có Nhau Măi Măi.

*     *

1.3 Chủ tâm của Cuộc Sống Sinh Hoạt.

a. Câu Cuối Cùng.

Các câu cuối cùng của nhóm Truyền kỳ về Sinh Hoạt cũng nói lên chủ tâm của cuộc sống Sinh hoạt Phát triển.

Truyền kỳ An Tiêm kết với việc ‘thành lập làng và gởi dưa về nước’. Công tác Việc Làng là khai phá đất hoang, tụ tập dân chúng, phát triển thành làng thôn thịnh vượng, và đóng góp cho nước.

Sau cuộc sống đem của cải và tài trí giúp mọi người phát triển, Truyền kỳ Chử Đồng kết bằng việc Chử Đồng và Tiên Dung ‘đem dân chúng và phố xá về trời’. ‘Về trời’ cũng biểu trưng cho cuộc sống phát triển toàn diện, mọi người chung hưởng thịnh vượng hạnh phúc.

Truyền kỳ Tiết Liêu, với cuộc thi t́m lễ vật dâng cúng Tổ Tiên, chứng tỏ Tiết Liêu đủ điều kiện thích đáng, nên kết thúc bằng việc Tiết Liêu ‘được làm vua’, để phát triển Nước, giúp toàn dân sống an vui thịnh vượng.

Truyền kỳ Mỵ Châu có gương ích kỷ mù quáng của vua An Dương và Mỵ Châu, trái ngược với việc chung nhau phát triển, nên đưa tới ‘nước mất nhà tan’.

Truyền kỳ Phù Đổng lại có Phù Đổng, biểu tượng của toàn dân, sau khi hoàn thành Công cuộc Cứu nước, cỡi ngựa lên núi mà về trời và được phong làm Thần Trời’. Toàn dân đă được giải cứu, bắt đầu cuộc sống thanh b́nh, thịnh vượng, và hạnh phúc, như thần, như thánh.

b. Chung Hưởng Cuộc Sống.

Như vậy, tất cả các Truyền Kỳ về Sinh Hoạt đều kết với việc mọi người cùng nhau vui hưởng Việc Phát Triển.

Con người phát triển trọn vẹn chính ḿnh bằng việc phát triển cuộc sống chung. Cuộc sống chung phát triển trọn vẹn bằng việc phát triển cuộc sống của mỗi một con người.

Chủ tâm của Sống Việc Phát Triển là mọi ngưởi cùng nhau sinh hoạt để Mọi Người Cùng Hưởng Cuộc Sống vui tươi an thịnh, xứng với Con người, xứng với Niềm Hănh Diện Làm Người.

*     *

1.4. Chủ tâm của mọi Cuộc sống.

Như vậy, Chủ tâm của Sống T́nh Tương Thân là hiệp chung cuộc sống, sống chết cho nhau, kết hiệp với người ḿnh thương.

Chủ tâm của Sống Việc Phát Triển là mọi ngưởi cùng nhau sinh hoạt để Mọi Người Cùng Hưởng Cuộc Sống vui tươi an thịnh.

Chủ tâm tối hậu của Cuộc sống Con người là mọi người Sống Chết Cho Nhau, chung nhau Phát Triển trọn vẹn Cuộc sống, và mọi người cùng chung hưởng Hạnh Phúc Làm Người.

*     *     *     *

2. THÀNH QUẢ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

Trong Bộ Truyền Kỳ, ngoài Truyền kỳ nền tảng Tiên Rồng, 8 Truyền kỳ c̣n lại cũng chia làm 2 nhóm : những Truyền kỳ về Cuộc sống Cá nhân, và những Truyền kỳ về Xă hội.

2.1 Thành quả Cuộc sống Cá nhân.

a. Cuộc sống Cá nhân Tiêu biểu.

Những Truyền kỳ về Cuộc sống Cá nhân gồm Truyền kỳ Trương Chi với T́nh yêu nam nữ, Truyền kỳ Trầu Cau về T́nh Gia đ́nh, Truyền kỳ Vọng Phu về cuộc sống Gia đ́nh và với Làng Nước, và Truyền kỳ Chử Đồng.

Truyền kỳ Chử Đồng là tiêu biểu của Cuộc sống Cá nhân toàn vẹn, gồm cả T́nh yêu nam nữ (Truyền kỳ Trương Chi), cuộc sống Gia đ́nh, (Truyền kỳ Trầu Cau) và cuộc sống giữa Gia đ́nh với những người chung quanh (Truyền kỳ Vọng Phu). Tất cả đều tốt đẹp trong cuộc sống của cô công chúa Tiên Dung và chàng không khố Chử Đồng.

Tiên Dung và Chử Đồng đi t́m nhau, và gặp nhau trọn vẹn, như là 2 con người tinh tuyền, không ǵ che đậy. Họ kết hiệp thành gia đ́nh và cùng nhau đem của cải tài trí giúp phát triển cuộc sống của những người chung quanh... Họ là tiêu biểu cuộc sống toàn vẹn, vừa của mỗi người, vừa của gia đ́nh, và vừa với làng, nước.

b. Thành quả Cuộc sống Cá nhân Toàn vẹn.

Thành quả của cuộc sống Cá nhân toàn vẹn nầy là Tiên Dung và Chử Đồng đem mọi người và phố xá làng thôn Về Trời.

Về Trời là h́nh ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tốt đẹp, phát triển, thanh b́nh, hạnh phúc toàn vẹn.

Về Trời cũng là niềm tin của Văn hóa Việt. Văn hóa Việt xác tín những người có cuộc sống toàn vẹn đều thành Thần thành Thánh, và đáng được tôn thờ. Các Vị Thần Thánh nầy lại cũng có thể độ tŕ, gia ân giáng phúc, cho mỗi người, cho gia đ́nh, cho làng thôn.

Trước đây, hơn 95% làng thôn đă tôn những người sống cuộc sống giúp ích đặc biệt, thành Thần Làng, Thành Hoàng. Ngày lễ quan trọng nhất của làng cũng là Lễ Hội Tế Thần Làng.

c. Thành quả mọi Cuộc sống Cá nhân.

Truyền kỳ Chử Đồng là tiêu biểu của mọi Cuộc sống Cá nhân toàn vẹn. V́ vậy, thành quả ‘Về Trời’ của Truyền kỳ Chử Đồng cũng là tiêu biểu cho Thành quả của mọi Cuộc sống Cá nhân.

Mọi Cuộc sống Cá nhân của Con người, như ở các Truyền kỳ khác, đều tùy tầm độ thích đáng, mà chung hưởng thành quả ‘Về Trời’, mà hưởng Hạnh Phúc Làm Người, mà được tôn kính.

*     *

2.2 Thành quả Cuộc sống Xă hội.

a. Cuộc sống Xă hội Tiêu biểu.

Cuộc sống Xă hội được diễn đạt qua các Truyền kỳ An Tiêm, Tiết Liêu, Mỵ Châu, và Phù Đổng, tức là các Truyền kỳ về Việc Làng, Việc Nước.

Truyền kỳ An Tiêm khai phá đảo hoang thành làng thôn trù phú.

Truyền kỳ Tiết Liêu chứng tỏ người đủ tiêu chuẩn Làm Việc Nước, làm vua, an dân thịnh nước.

Truyền kỳ Mỵ Châu nêu tấm gương vua An Dương và Mỵ Châu vị kỷ, xao lăng công tác lo cho toàn dân nước, mà chỉ lo cho cái làng vua ở, (khi xây thành), rồi bỏ làng để lo cho nhà, (khi đón Trọng Thủy vào cung), và bỏ nhà để lo cho bản thân, (khi chạy trốn và chém Mỵ Châu). Qua đó, Truyền kỳ nêu lên những nguyên tắc để Giữ Dân Giữ Nước.

Ở Truyền kỳ Phù Đổng, khi nước bị xâm lăng, vua Hùng đă cứu lại Dân, cứu lại Nước.

- Vua Hùng đă cầu Tổ, đă t́m về Tổ, đă nghe Lời Tổ Dạy, nên cứu được ḿnh. - Vua Hùng truyền Lời của Tổ cho các sứ nhân, tức là cứu được người nhà, - các Sứ nhân đem Lời của Tổ tới các làng, giúp mọi người dân ư thức và dấn thân chung phần vào việc Cứu Nước, nên đă cứu được làng, - và rồi, mọi người vùng lên, qua biểu tượng Phù Đổng, cứu được Nước.

Chính tiến tŕnh cứu nước đă chỉnh sửa cuộc sống của mọi người Dân Nước, gồm cả từ tinh thần và cuộc sống dân làng của Truyền kỳ An Tiêm, tới việc giữ dân giữ nước của Truyền kỳ Mỵ Châu, và việc an dân thịnh nước của Truyền kỳ Tiết Liêu. Tất cả đều đúc kết thành biểu tượng Phù Đổng, và qua Phù Đổng, toàn dân vươn vai đánh tan giặc xâm lăng.

Như vậy, Truyền kỳ Phù Đổng tập trung trọn vẹn những Truyền kỳ Việc Làng Việc Nước, và là tiêu biểu tuyệt hảo cho cuộc sống của những người lo Việc Làng, Việt Nước, tức là Cuộc sống Xă hội.

b. Thành quả Cuộc sống Xă hội Toàn vẹn.

Sau khi hoàn thành Công cuộc Cứu Nước Cứu Dân, Phù Đổng, biểu tượng của Toàn Dân, cởi Ngựa thần lên núi, Về Trời, và được phong là Thần Trời.

Cũng như thành quả của cuộc sống Cá nhân toàn vẹn ở Truyền kỳ Chử Đồng, Phù Đổng cũng Về Trời. Nhưng Tiên Dung Chử Đồng phải tự ḿnh hóa phép, c̣n Phù Đổng vừa được Ngựa thần đưa, vừa được phong tước.

Đây là cách diễn tả Thành quả của cuộc sống Xă hội vượt trên thành quả của cuộc sống Cá nhân.

Trên thực tế, các Vị có cuộc sống V́ Dân V́ Nước, đă được toàn dân Việt thờ kính và cầu khẩn cách đặc biệt. Đền thờ các Ngài nhan nhản khắp mọi miền Đất Nước. Ngày Lễ của các Ngài cũng được toàn dân kính nhớ.

c. Thành quả của mọi Cuộc sống Xă hội.

Cũng vậy, thành quả của Truyền kỳ Phù Đổng cũng là thành quả của những Cuộc sống Xă hội.

Những người sống lo việc làng, những người sống lo giữ dân giữ nước, sống lo an dân thịnh nước (không nhất thiết phải là vua), đều dự phần vào Thành quả của Phù Đổng. Dĩ nhiên theo tầm độ khác nhau của từng cuộc sống.

*     *     *     *

3. CHỦ TÂM VÀ THÀNH QUẢ trong VĂN HÓA VIỆT

Đặc điểm của Văn hóa Việt là tất cả mọi Truyền kỳ, mỗi Truyền kỳ, chỉ chú trọng tới Chủ tâm hiện thực của Cuộc sống của Con người. Chỉ ở hai Truyền kỳ tiêu biểu, Chử Đồng và Phù Đổng, mới nêu lên Thành quả, dầu đó là Thành quả đương nhiên, tùy tầm độ, của mọi cuộc sống.

Chủ tâm là chủ lực thúc đẩy và hướng dẫn toàn thể mọi hành vi trong Cuộc sống Con người. C̣n Thành quả là kết quả đương nhiên của cuộc sống đạt chủ tâm.

Điều quan trọng là không để Thành quả ám ảnh, không biến Thành quả thành Chủ tâm Cuộc sống hiện thực.

Nếu lấy Thành quả làm Chủ tâm, nếu sống với chủ tâm để được tôn sùng, hoặc để thành công trong một phương diện nào đó, thay v́ sống chết cho nhau và chung nhau phát triển cuộc sống trọn vẹn... sẽ đưa tới việc áp dụng những phương cách không thích đáng, h́nh thức... đưa cuộc sống xa hiện thực, không sống trọn vẹn cuộc sống con người.

*     *     *     *

4. CUỘC SỐNG VẸN TOÀN

4.1 Sống Trọn Vẹn Con Người.

Cùng với Nội dung cuộc sống và với bốn Sức Sống con người, Sống T́nh Tương Thân chính là bộc lộ và phát triển Sức sống Tâm T́nh và Tuệ Linh, phần Tiên, trong cuộc sống hằng ngày. Sống Việc Phát Triển là bộc lộ và phát triển Sức sống Thân Lực và Trí Tài, phần Rồng.

Để Sống T́nh Tương Thân, tức là để thực hiện và phát triển Sức sống Tâm T́nh và Sức sống Tuệ Linh, Kinh nghiệm Việt lại dùng hai Sức sống Thân Lực và Trí Tài làm nền tảng bảo đảm cho cuộc sống Thân Thương an vững và sáng suốt.

Đồng thời, để Sống Việc Phát Triển, sống phần Rồng, tức là để thực hiện và phát triển Sức sống Thân Lực và Sức sống Trí Tài trong cuộc sống hằng ngày, Văn hóa Việt lại dùng hai Sức sống Tâm T́nh và Tuệ Linh, phần Tiên, làm động cơ thúc đẩy và hướng dẫn thể hiện Cuộc Sống Chung.

*     *

4.2 Hưởng Sinh thú Làm Người.

Như thế, theo Văn hóa Việt, trong Cuộc Sống Con Người, ở mọi thời mọi lúc, trong bất cứ tương quan hay sinh hoạt nào, bất kể trong đời sống riêng tư hay xă hội, bốn Sức sống Thân Trí Tâm Tuệ, cuộc sống Tương Thân Phát Triển, hai phần Tiên Rồng, luôn quyện lẫn vào nhau. Hiệp.

Để có cuộc sống đích thực là Người, không thể sống một Sức sống mà không sống những Sức sống kia, không thể sống phần Tiên mà không sống phần Rồng, không thể sống Tương Thân mà không sống Phát Triển, không thể sống riêng tư mà không sống xă hội... Tất cả đều 50/50. Song.

Bất cứ cuộc sống nào cũng phải sống trọn vẹn Bốn Sức Sống, trọn vẹn Tiên Rồng, vừa riêng tư vừa xă hội, vừa Thân Thương vừa B́nh Đẳng, vừa Tương Thân vừa Phát Triển... th́ mới thực sự sống Cuộc Sống Làm Người trọn vẹn, th́ mới hưởng trọn vẹn Hạnh Phúc Làm Người.

Thực vậy, mọi Người đều sống 50% Tiên 50% Rồng, đều trọn Thân Trí Tâm Tuệ, đều thể hiện 100% trong Một Bọc, đều sống B́nh Đẳng và Thân Thương tột cùng, th́ cuộc sống là ǵ nếu không là cùng nhau Sống Tương Thân Phát Triển, và chung nhau tận hưởng SINH THÚ LÀM NGƯỜI ?

*     *

  

 

Nguyễn Thanh Đức 2013.

Trở về Đầu bài

 

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Xem các bài viết khác trong Paul Nguyễn Đức Sách , Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.