Câu Chuyện Phụng Vụ (17)

Choir

 

Đối với người công giáo, Thánh lễ Misa luôn là trung tâm điểm của phụngvụ với hy vọng trở nên trung tâm điểm của cuộc sống. Do đó chúng ta hăy cùng nhau nh́n vào từng phần qua lời nói cử chỉ để t́m hiểu ư nghĩa, mục đích và cách thức. Đây là những cái nh́n nhỏ bé căn cứ vào nhận định thực tế, chứ không phải những trích dẫn từ các huấn thị như trong các văn kiện chính thức. Thiết nghĩ thỉnh thoảng chúng ta nên đọc các văn kiện và so sánh với những nhận định thực tế để t́m hiểu lại ư nghĩa, mục đích và cách thức ḿnh hành động ngơ hầu việc ḿnh làm đem lại thành quả tốt đẹp hơn, lời ḿnh nói tạo nên thông cảm hơn, ư tưởng ḿnh suy nghĩ trưởng thành hơn.

Trong một số bài trước, chúng ta có nhấn mạnh tới việc chuẩn bị bằng cách huấn luyện tập dượt. Linh mục đă được huấn luyện và tập dượt khá nhiều khi c̣n ở chủng viện. H́nh như linh mục nào cũng nhớ lời khuyên: "Con hăy cử hành Thánh lễ này như Thánh lễ đầu tay, như Thánh lễ cuối đời và như Thánh lễ độc nhất trong đời". Chúng ta thường nô nức đi tham dự Thánh lễ mở tay của các cha mới với tâm t́nh thật sốt sắng thánh thiện. Chúng ta cũng ao ước nhận được phép lành từ bàn tay của cha mới. Gần đây giám mục chủ lễ phong chức cũng quỳ xuống trước cha mới mà xin phép lành như vậy. Đây là những thói tục tốt đẹp, nhưng chúng ta nên luôn nhớ rằng chính Chúa Giêsu mới thực sự chủ tế mỗi Thánh lễ, chính Chúa Cha mới là đấng tối cao ban phép và chúc lành.

Có một người ao ước được làm linh mục và trải qua bao thăng trầm của cuộc sống với nhiều bệnh tật, người đó đă thụ phong linh mục, nhưng lại phải vào bệnh viện điều trị tiếp. Cuối cùng vị tân chức này đă chỉ khoẻ đủ để cử hành Thánh lễ độc nhất mở tay và cuối đời. Đây chính là h́nh ảnh của Chúa Giêsu dâng lễ hiến tế ḿnh trên Thập giá dù chỉ một lần cũng đă đủ sức cửu độ nhân loại.

Việc chuẩn bị xa là huấn luyện tập dượt các thừa tác viên phục vụ bàn thánh và Lời Chúa. Mỗi giáo xứ, mỗi linh mục đều có chương tŕnh và cách thức huấn luyện riêng. Tôi muốn nói tới một thói tục thật tốt đẹp là chủ tế và các thừa tác viên, kể cả ca đoàn, cùng họp nhau lại cầu nguyện ít giây phút trước khi bắt đầu. Có nơi in sẵn một mẫu kinh để cùng đọc hoặc chính chủ tế đọc, có nơi thay phiên để dâng lời cầu nguyện. Rồi sau thánh lễ, có vị chủ tế ban phép lành hoặc cám ơn các thừa tác viên xong đă mới chào mừng và cám ơn giáo dân ra về. Có người cho rằng làm như vậy là không cần thiết v́ chúng ta có chuẩn bị chung cho mọi người, kể cả chủ tế và các thừa tác viên, vào lúc đầu lễ, cũng như phép lành lúc cuối lễ. Thực ra có cũng tốt mà không có cũng không sao, tuỳ vị chủ tế, tuỳ cộng đoàn, tuỳ hoàn cảnh mỗi lần.

Như trong một bài trước (bài 6), chúng ta nhấn mạnh tới điểm khi đi rước đầu lễ là nghi đoàn thay mặt cho toàn thể cộng đoàn, suy tôn vinh quang Thánh giá và cung nghinh sách Lời Chúa, chứ không phải chào vị chủ tế hoặc cô dâu chú rể hoặc bất cứ ai khác. Đồng thời cũng là nhắc lại ư nghĩa dân Do Thái bước đi trong sa mạc 40 năm trường, và một cách nào đó chúng ta là những người hành hương đi trên con đường đức tin. Đây là một cuộc rước, chứ không phải đi biểu diễn thời trang. Đôi khi người đi trước kẻ chạy theo sau, mất vẻ nghiêm trang, hoặc x́ xầm với nhau không đúng cung cách thờ phượng. Theo ư kiến và nhận xét cá nhân, mọi người nên đi từ từ thong thả nhịp nhàng với tâm t́nh vui tươi và cầu nguyện, cách khoảng nhau theo chức vụ. Nơi nào cũng thấy các em giúp lễ có lẽ v́ trẻ tuổi hăng say nên đi nhanh như chạy, như ăn cướp vậy, c̣n các vị lăo thành lại đi uể oải, chậm như rùa. Dĩ nhiên ‘trung dung chi đạo’ là hơn cả. Nếu đi như cô dâu đi theo nhịp điệu ‘wedding march’ (hành khúc tân hôn) của đám cưới cũng không đúng v́ đây là thờ phượng chứ không phải tŕnh diễn và tŕnh diện, nhưng nếu có đi như các ca sĩ nhạc kích động đảo bên này lượn bên kia càng không đúng hơn nữa, và cũng không nên đi như mấy người phụ khiêng quan tài (ḥm) vào nhà thờ: quá chậm răi và thiếu nghị lực.

Thánh lễ có 4 cuộc rước:

1.- nghi đoàn với chủ tế rước vào đầu lễ: suy tôn Thánh giá và cung nghinh Sách thánh Lời Chúa,
2.- đại diện cộng đoàn rước lễ vật tiến dâng lên bàn thờ: bánh rượu, với hoa nến tiền bạc phụ hoạ,
3.- cộng đoàn đi lănh nhận của ăn thiêng liêng: Ḿnh Máu Thánh Chúa,
4.- nghi đoàn cùng với cộng đoàn ra đi rao giảng Tin Mừng vào cuối lễ.

V́ không gian giới hạn không cho phép, mỗi người tới dự lễ không thể cùng nghi đoàn đi rước, nhưng xin mỗi người cũng tự kiểm điểm xem ḿnh đi vào và đi ra nhà thờ với thái độ và cung cách nào? Phải chăng là những người con đi vào nhà cha ḿnh để gia đ́nh xum họp, cùng ăn cùng uống cùng nói chuyện chia sẻ vui vẻ, hay là những người hành khách lạ bị bắt ép vào ‘ăn cơm tù’, hoặc như bạn bè bị ép v́ nể mà đi coi một vở tuồng/một cuốn phim không mấy hấp dẫn, hoặc phải nghe những lời giảng dạy miễn cưỡng hoặc bị tuyên truyền quảng cáo? Rồi khi đi ra có vui mừng thoải mái v́ cuộc hội ngộ gặp gỡ hay bực ḿnh khó chịu v́ không được như ư?

Hy vọng mỗi người chúng ta luôn nhắc cho nhau nghe:

“Vui làm sao khi có người bảo tôi:
Chúng ta đi vào nhà Thiên Chúa ta.”
(TV 122: 1)

 

L.m. Anthony Vũ Hùng Tôn
vuhungton@hotmail.com
281-458-4558.

 


 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.