Mục vụ Hôn nhân (21)

Water Ripples

 


 

 

Mục đích hôn phối

Gần đây tôi có dịp trọ nhà một cặp ông bà già. Con cái cháu chắt gửi tôi ở đây v́ nghĩ rằng nếu có ‘ông cha’ ở trong nhà, ông bà sẽ bớt căi nhau. Tôi nhận thấy hai ông bà đều tốt lành thánh thiện, siêng năng đọc kinh dự lễ, và rất dễ thương đáng mến, chỉ lo vị khách quư của ḿnh không đủ ăn hoặc thiếu tiện nghi. Có điều là hai người ‘khắc khẩu’ (không hợp ‘dơ’ với nhau): hầu như bất cứ người này nói một lời ǵ th́ người kia cũng căi hoặc nói ngược lại. Dĩ nhiên khi tôi ở đó th́ ông bà vui vẻ hơn và cũng ít tranh căi và giọng điệu lời nó cũng bớt gay gắt. Rồi một lần kia ông đưa ra nhận xét thế này: “Chúng con bất đồng (ư kiến/lời nói) chứ không bất hoà (t́nh yêu hiệp nhất)”. Nghe nhận xét trên, tôi thấy cũng hơi giống như kiểu người Mỹ thường nói ‘agree to disagreee’ (đồng ư để không đồng ư). Câu nói đó có nghĩa là hai bên tôn trọng ư kiến của nhau và đồng ư để cho khác biệt như vậy mà không khó chịu giận ghét nhau. T.d. người Nam thích ăn khổ qua lá dấp cá th́ cũng thông cảm cho người Bắc thích ăn rau muống thịt cầy. Phải có tinh thần hài hoà và thái độ tích cực, chứ không phải chỉ là thế chẳng đặng đừng v́ không thể làm thế khác được nên phải gắng mà chịu cho qua.

Khi nói tới ly dị, toà án thường đưa ra lư do là những khác biệt không thể hoá/hoà giải được (irreconciliable differences). Nhưng chính những khác biệt đó là nguồn gốc của cuộc sống hôn nhân như người Pháp có câu ‘vive la différence’ (hoan hô sự khác biệt). Khác biệt chính yếu là nam nữ, rồi văn hoá, kinh nghiệm, năng khiếu, gia đ́nh, công ăn việc làm v.v… Làm sao có thể t́m gặp được một đôi t́nh nhân hoặc vợ chồng lư tưởng hoàn toàn giống nhau về mọi phương diện? Mục sư Charlie W. Shedd tựa đầu cuốn Thư Gửi Kim Loan (Letters to Karen) viết: Hôn phối không phải là t́m cho được người lư tưởng nhưng là chính ḿnh trở nên người lư tưởng.

Trong nhiều năm tiếp cận với các cô cậu chuẩn bị hôn nhân, tôi thấy ai cũng chỉ nói tới những điểm giống nhau, những cái hay cái tốt của nhau, và t́m đủ mọi cách để hiểu tốt cho người yêu khi có ai phản bác chống đối. Thế nhưng rồi vể tuổi già nhất là khi có chuyện nhàm chán và muốn ly dị th́ lại chỉ thấy toàn là ‘khắc khẩu’, không hợp, khác nhau quá.

Tại sao vậy?

Sách tài liệu tôi biên soạn với tựa đề ‘Chuẩn bị sống đời hôn nhân Công giáo’ bắt đầu với chuơng 1: tại sao phải chuẩn bị? rồi chương 2: mục đích hôn phối, chương 3: bản chất hôn phối, chương 4: t́nh yêu là ǵ? Thỉnh thoảng tôi vẫn thử hỏi các bạn trẻ và nhận thấy các bạn không nắm vững vấn đề về mục đích và bản chất của hôn phối cũng như ư nghĩa đích thực của t́nh yêu. Tôi xin được tŕnh bầy sơ qua.

Truyền thống Thiên Chúa giáo (Do Thái, Công Giáo, Chính thống, Tin Lành) giảng dạy qua câu chuyện 1: Thượng Đế tạo dựng con người theo h́nh ảnh của Ngài (Sáng thế kư 1: 26-27): đây chính là phẩm giá con người cả nam và nữ, và câu chuyện 2: tạo dựng E-và cho A-đam (Sáng thế kư 2: 23-24) để ‘trở nên một’v́ nguồn gốc họ là một (xương một thịt). Kết luận của chương 1 câu 28: sau đó Ngài chúc phúc cho họ và khuyên họ sinh sản đầy mặt đất, nên chi con cái là thành quả của lời chúc phúc hôn nhân, như Thánh vịnh 127 ca tụng; “con cái là hồng ân của Chúa” (câu 3).

Kết luận của chương 2 ‘Trở nên một’ hiểu theo nghĩa hiện thời là ‘hiệp nhất’ và ‘duy nhất’: trước khi cưới th́ hai người nam nữ khác biệt cùng hiệp nhất lại thành một, và sau khi thành hôn rồi th́ vợ chồng cùng sống cùng ăn cùng làm cùng sinh hoạt duy nhất, tuy hai mà là một: ‘con chí cũng cắn làm đôi’. Tôi thiết nghĩ rằng chúng ta phải nắm vững mục đích của hôn phối để hiểu đời sống vợ chồng như thế nào.

Chúng ta hăy phân tích t́m hiểu thêm về câu chuyện trong sách Sáng thế kư. Trước khi tạo dựng E-và để dẫn tới giới thiệu với A-đam, Thượng Đế nhận định: “Con người (đàn ông) ở một ḿnh không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó.” (Sáng thế kư 2: 18-19). Chương 1 chỉ thuật lại việc Thượng Đế tạo dựng con người có nam có nữ theo h́nh ảnh của Ngài, rồi Ngài chúc phúc cho họ và bảo họ sinh sản cho đầy mặt đất. Trong chương 2, Thượng Đế không nghĩ rằng phải tạo dựng nên người nữ v́ A-đam một ḿnh không có khả năng sinh sản. Với quyền phép toàn năng, Ngài rất có thể cho A-đam khả năng đó như một số sinh vật trước kia. Ngài chỉ thấy A-đam ở một ḿnh không tốt, nên đă tạo dựng cho A-đam một trợ tá tương xứng để hai người trở nên một v́ phát xuất từ một Thượng Đế là đấng Tạo hoá và từ con người đầu tiên. Có người nói đùa rằng ngay Thượng Đế cũng c̣n cải tiến tân trang tác phẩm đầu tay của Ngài cho nên hoàn hảo hơn: E-và là tác phẩm cải biên (revised/updated version) của A-đam. Sau khi Thượng Đế đóng vai tṛ ông Tơ bà Nguyệt giới thiệu và phối hợp hai người rồi th́ tác giả câu chuyện kết luận: do đó người đàn ông sẽ ĺa bỏ cha mẹ ḿnh mà phối hợp với vợ và cả hai trở nên một. Trường hợp A-đam E-và thật quá dễ v́ đâu có cha mẹ mà ĺa bỏ, đâu có ai khác mà phối hiệp? Chương 2 không nói tới việc sinh sản, và câu 25 hơi tối nghĩa v́ thực ra lúc bấy giờ chỉ có 2 ông bà ở trong vườn địa đàng th́ làm sao có vấn đề ‘ở trần truồng mà không xấu hổ’ đuợc?

Như vậy chúng ta có lư để đi đến kết luận rằng mục đích của hôn phối chính là giao ước hiệp nhất (unity covenant) chứ không phải là tính dục và sinh sản (sex & children) như quan niệm Á-đông, hoặc theo luật các tôn giáo từ bao thế kỷ qua.

Tuy nhiên hiệp nhất (unity) không phải là đồng nhất (uniformity), và duy nhất (unicity) chứ không phải độc nhất (monopoly).

Xin được giải thích thêm mấy từ trên. Hiệp nhất giả thiết là từ hai khác biệt t.d. ôxy và hydrô hiệp nhất thành nước. Nếu không khác biệt cách này cách khác th́ là đồng nhất (uniformity) mất rồi. Hôn nhân đồng tính là chủ trương đồng nhất chứ không phải hiệp nhất. Nhận xét b́nh thường cũng cho thấy ngay cả trong đời sống hôn nhân đồng tính th́ người này cũng hơi khác với người kia: hai con trai th́ có người hướng nữ tính hơn, và hai con gái th́ có người hướng nam tính hơn.

Duy nhất nhằm tới tương lai trong tư tưởng lời nói và việc làm.

Việt Nam có câu “Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.”

Đó chính là duy nhất chứ không phải độc nhất như một số vợ chồng khi xung khắc mâu thuẫn thường nại cớ đưa ra: phải nghe tôi, chỉ có tôi đúng nó sai.

Tôi nhớ lại một lần cử hành thánh lễ kỷ niệm 50 năm một cặp vợ chồng Mỹ. Sau khi đọc Phúc âm, tôi xin ông bà cho ít lời chia sẻ về bí quyết hạnh phúc gia đ́nh. Trong khi bà đang phát biểu th́ ông ngắt lời và nói: “Em à, em có nhớ không? Trước khi cưới anh đă xin em dành cho anh quyền quyết định những chuyện lớn, những việc hệ trọng, c̣n em cứ việc quyết định những chuyện nhỏ, những việc tầm thường. Bây giờ sau 50 năm anh chỉ thấy những chuyện nhỏ không à, vẫn chưa t́m thấy được việc nào quan trọng cần anh phải quyết định ngoài việc cưới em và yêu em.” Một cách nào đó, đây cũng là duy nhất nhưng không phải là cùng góp phần hành động nhưng là chia phần hành động, đặt giới hạn chia sẻ trách nhiệm, vạch lằn ranh quyền lợi. Miễn sao hai người cùng đồng ư.

Trong khoá tĩnh tâm Hội ngộ Phu Thê (Marriage Encounter), có một câu hỏi đáng suy nghĩ: How can I make my spouse number one? Có cách nào tôi có thể làm để giúp người phối ngẫu của tôi trở nên ưu tiên số một? Trên thực tế những khó khăn trở ngại đă xẩy đến v́ ḿnh bắt người phối ngẫu phải làm để ḿnh trở nên ưu tiên số một hoặc bắt người khác phải trở nên giống y như ḿnh v́ nghĩ rằng ḿnh là số một.

Mục đích hôn phối mà chúng tôi vừa tŕnh bầy nghe có vẻ lạ tai, nhưng thực sự được đặt nền tảng từ Sách Thánh như chúng ta vừa t́m hiểu. Mục đích đó khác hẳn với mục đích của hôn phối nơi một số bộ lạc miền núi: nam nữ đến tuổi cứ rủ rê vui vẻ với nhau đến khi có bầu (thai) là được quyền cưới. Mục đích đó cũng hơi khác với điều chúng ta thường được nghe: sinh dưỡng giáo dục con cái, v́ đây là thành quả của giao ước hiệp nhất. Hiệp nhất thể xác để sinh dưỡng, hiệp nhất tâm hồn để giáo dục.

Nếu mục đích của hôn phối là sinh dưỡng th́ các cặp v́ lư do này lư do khác không thể sinh con sẽ không được thành hôn sao?

Antoine de St.-Exupéry nói một câu thật chí lư: “Aimer, ce n’est pas se regarder l’un l’autre, c’est regarder ensemble dans la même direction” (yêu nhau không phải là nh́n nhau nhưng là cùng nh́n trong một hướng). Dĩ nhiên người công giáo giải thích thêm rằng hướng đó phải là Thượng Đế.

 

 

L.m. Anthony Vũ Hùng Tôn
vuhungton@hotmail.com

 

 


 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.