Câu Chuyện Phụng Vụ (18)

Choir

 

 

 

Những kinh cầu trong Thánh lễ

 

 

Phụng vụ là cuộc sống chung của toàn thể dân Chúa cùng nhau đến nhà Chúa để thờ phượng tôn vinh, cảm tạ tri ân và thông hiệp với Chúa và với nhau. Việt Nam thường dùng từ ‘đi lễ’ như đi lễ hội, đi lễ chùa, đi lễ nhà thờ để nói chung về sinh hoạt tôn giáo này. Phụng vụ là từ chuyển ngữ bởi danh từ Hy Lạp ‘liturgia’ hành động chung của dân.

Phụng vụ công giáo gồm có phụng vụ các giờ kinh (liturgia horarum) là những lời kinh câu hát cầu nguyện theo từng giờ giấc trong ngày như ban sáng, ban ngày, ban trưa, ban chiều, ban tối, và phụng vụ Tạ ơn/Thánh lễ (liturgia eucharistica) v́ toàn thể cộng đồng dân Chúa cùng nhau tạ ơn Chúa đă ban ơn cứu độ qua Đức Giêsu Kitô, nhờ Ḿnh Máu Thánh vẫn tiếp tục đổ ra trên bàn thờ một cách vô h́nh.

Phụng vụ trải qua nhiều thay đổi của các thế hệ và thích ứng với đủ mọi văn hoá. Đa số thế hệ chúng ta chỉ quen thuộc với nghi lễ la-tinh Rôma và đôi khi cảm thấy dị ứng với bất cứ h́nh thức hoặc chi tiết nào hơi khác một chút. Vấn đề quan trọng nhất là t́m về lịch sử của diễn tiến để hiểu ư nghĩa, mục đích và phương thức của những việc ḿnh làm những lời ḿnh nói.

Người La-mă nói: “Historia est magistra vitae” (lịch sử là thầy dậy đời). Không t́m hiểu ngọn ngành, chúng ta dễ vấp phải lầm lỗi.

Chúng ta thử dẫn chứng qua mấy lời kinh cầu thật đơn giản trong Thánh lễ mà h́nh như chúng ta vấp phải thói ‘quen quá hoá nhàm’ nên không thực sự có được tâm t́nh cầu nguyện. Ca đoàn cũng như cộng đoàn ít khi thực sự đáp ứng tích cực linh động và hữu hiệu bao nhiêu.

Kinh cầu (litaniae) theo lịch sử và nguyên ngữ Hy-lạp là chuỗi những lời cầu nguyện do phó tế hoặc chủ tế xướng lên để hướng dẫn cộng đoàn cùng cầu nguyện qua lời thưa ngắn gọn như ‘eleison’ (xin thương xót) hoặc ‘te rogamus audi nos’ (xin Chúa nghe lời chúng con), ‘miserere’ (xin động ḷng thương), ‘parce’ (xin tha thứ).

Lư do chỉ một người lĩnh xướng có thể được hiểu v́ vai tṛ phó tế chủ tế trong việc thờ phượng, hoặc cũng v́ thực tế ngày xưa không có sách vở chỉ dẫn như ngày nay.

1.- kinh cầu Xin Chúa thương xót (Kyrie eleison)

Sách phụng vụ c̣n để lại và sách hát chính thức c̣n giữ lại những chữ đầu của các lời kinh cầu đó như Kyrie de angelis, Kyrie orbis factor . . . lúc đầu có thể người lĩnh xướng đă hát hết mọi chữ nhưng rồi đa số không thuộc nên chỉ ngân nga theo cung điệu mà thôi.

Các L.m. Thành Tâm, Nguyễn văn Trinh và Vũ hùng Tôn đă viết Kinh Thương xót theo ư hướng này. Thế nhưng có người lại cho rằng như thế là không đúng phụng vụ và không nên sử dụng bởi lẽ không theo y như bản dịch chính thức của Việt Nam. Trong khi đó, lần nào cũng chỉ lặp đi lặp lại những lời y như nhau th́ tâm tính con người dễ nhàm chán, không cảm thấy linh động tích cực nữa. Dĩ nhiên người lĩnh xướng phải được chuẩn bị, chứ không thể đột xuất hát nên những lời cầu nguyện này.

2.- kinh cầu nguyện cho mọi người (Oratio universalis pro populo)

Các cộng đoàn Việt Nam thường gọi đây là lời nguyện giáo dân, có lẽ v́ do giáo dân đọc hoặc có thể viết. Thánh lễ là phụng vụ chung, nên tất cả cùng đến cùng cầu nguyện và cùng lănh nhận ơn Chúa. Do đó không nhất thiết phải chỉ ư riêng cho ai y như thể chỉ có người đó được độc quyền. Có nơi rao các ư lễ trong ngày vào lời nguyện cuối cùng thay v́ rao vào đầu lễ, nhưng tại những cộng đoàn đông người với nhiều ư lễ đây là một chia trí và kéo dài không mấy thích hợp cho việc cầu nguyện. Có nơi để sẵn một cuốn sách giấy trắng để ai nấy tùy nghi muốn ghi ư cầu nguyện rồi đem lên cùng dâng với lễ vật. Cũng không nên viết những lời nguyện này như những bài giảng ngắn, mặc dầu các lời cầu nguyện nên dựa theo một ít ư tưởng các bài đọc hoặc bài giảng, và càng không nên dùng đây như là diễn đàn riêng của ḿnh.

Một điểm tế nhị nữa là người đọc lời nguyện chung này nên ở gần bục đọc sách/toà giảng để bắt đầu ngay sau khi chủ tế dẫn nhập, đừng đủng đỉnh dơng dạc từ từ đi lên bắt mọi người nghển cổ chờ đợi, và hăy chờ đợi cho đến khi chủ tế kết thúc và mọi người thưa ‘Amen’ xong mới nên đi về chỗ.

3.- kinh cầu mời Chúa đến (Agnus Dei).

Theo huấn thị phụng vụ, đây là kinh cầu khi chủ tế bẻ bánh, và cộng đoàn cứ tiếp tục hát nhiều lời cầu mời thay đổi khác nhau hoặc lặp đi lặp lại cho đến khi bẻ bánh thánh và chia rót rượu thánh xong.

Trong vấn đề sáng tác bộ lễ, h́nh như không mấy nhạc sĩ chú ư tới kinh cầu này và cũng ít có bài giá trị vể nghệ thuật thánh. Ngay ở Hoa Kỳ cũng chỉ có ít bài giá trị, chứ không như các kinh hát khác của bộ lễ.

Tại một giáo xứ Hoa Kỳ tôi phụ trách, chúng tôi thử hát kinh cầu và đáp lại cùng một lời “xin thương xót chúng con” cho đến khi bẻ bánh xong, rồi chủ tế giới thiệu “Đây chiên Thiên Chúa . . .” trong khi nhạc công chơi đàn nhè nhẹ, rồi giáo dân thưa “Lạy Chúa, con chẳng đáng . . .” bấy giờ tất cả mới hát/đáp tiếp “xin ban b́nh an cho chúng con”, v́ như vậy nghe có vẻ hợp lư hơn. Chúng ta kêu mời chiên Thiên Chúa, và chủ tế giới thiệu cho chúng ta, sau đó chúng hoan hỉ xin được ơn b́nh an.

Như trong bài 5 trước đă nói, cha sở kế tiếp không nghĩ như vậy nên ngài đă chấm dứt.

Dĩ nhiên cha sở có quyền quyết định trong một giáo xứ cũng như giám mục trong một giáo phận và giáo hoàng cho toàn thể Hội thánh, đối với những ǵ thích hợp cho công ích. Thiết nghĩ chúng ta không nên có thái độ phê b́nh chỉ trích khi chưa t́m hiểu ngọn ngành, và cũng không nên để cho dễ bị dị ứng khi có một làn gió mới hoặc mùi hương khác. Kyrie eleison: xin Chúa thương xót (chúng con).

 

L.m. Anthony Vũ Hùng Tôn
vuhungton@hotmail.com
281-458-4558.

 


 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.