HÔN NHÂN, ĐỨC TIN VÀ T̀NH TÊU

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

marriage

 

Bản Việt ngữ của
Vincent Vũ Văn An
Sydney NSW, tháng Chín năm 1999

 

 

PHẦN I

BẢN CHẤT CỦA HÔN NHÂN HIỆN ĐẠI

 

 

CHƯƠNG NHẤT

BỐI CẢNH DO THÁI GIÁO VÀ KITÔ GIÁO

 

CỰU ƯỚC

SỰ TẠO THÀNH

Trong Cựu Ước, việc Thiên Chúa mặc khải cho dân Ngài về tính dục và hôn nhân đă được kể lại ngay ở phần đầu sách Sáng thế, qua tŕnh thuật sáng thế. Có hai tŕnh thuật: tŕnh thuật thứ hai, c̣n gọi là tŕnh thuật Giavê, là tŕnh thuật có trước và có thể đă có từ thế kỷ thứ 10 trước Chúa giáng sinh.

"Giavê Thiên Chúa nói: Con người ở một ḿnh không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ thủ đương đối. Bởi thế Thiên Chúa đă dùng đất mà làm nên đủ mọi loài dă thú và chim trời. Ngài đem đến cho con người, xem nó sẽ đặt tên cho chúng ra sao; mỗi con vật sẽ mang tên do con người đặt cho. Và con người đă đặt tên cho mọi gia súc, chim trời và dă thú. Nhưng nó không kiếm được người trợ thủ đương đối. Thế là Giavê Thiên Chúa làm cho nó ngủ say. Và trong khi nó ngủ, Ngài lấy một sương sườn của nó rồi lấy thịt lấp lại. Và từ cái sương sườn đă lấy từ con người, Giavê Thiên Chúa đă làm ra người đàn bà, và Ngài dẫn đến cho con người. Nó hớn hở kêu lên; Có thế chứ ! Đây là sương bởi sương tôi, và thịt bởi thịt tôi! Người này sẽ được gọi là đàn bà v́ từ đàn ông mà ra. Đó là lư do người đàn ông sẽ rời khỏi cha mẹ ḿnh để kết hợp với vợ ḿnh, và cả hai sẽ nên một thân thể. Lúc ấy, cả người đàn ông lẫn người đàn bà đều trần truồng, nhưng họ không cảm thấy hổ thẹn trước mặt nhau "(St 2:18-25).

Vậy là ngay từ khởi thủy Thánh Kinh, ta đă thấy đầu hết có nguyên tắc tương quan. Rơ rệt, con người không hiện hữu một ḿnh, tương quan nam nữ là bản nhiên nơi con người. Tương quan này có đặc tính đồng giá trị. Người đàn bà tuy được rút ra từ người đàn ông, nhưng nàng lại có cùng một gía trị trong tư cách nhân vị như người đàn ông. Người đàn ông nh́n nhận sự đương đối của nàng đối với ḿnh và mừng vui hân hoan về sự tương đồng giá trị ấỵ

Mối tương quan trên hướng tới sự kết hợp nên một. Họ có thể trở thành chỉ một thân xác và quả không c̣n cách nào diễn tả cái cảm nghiệm có nhau và thân mật với nhau hay hơn thế được. Thực vậy, mối tương quan này đ̣i hai vợ chồng phải rời bỏ gia đ́nh họ để thiết lập ra một đơn vị xă hội và tâm lư mới. Họ chỉ có thể thực sự tạo được mối dây ràng buộc mới này, khi họ dứt ra khỏi mối dây ràng buộc cho đến lúc đó được kể là thân thiết nhất đối với họ, tức mối ràng buộc với cha mẹ.

Quả là tuyệt diệu khi ở ngay phần đầu sách Sáng thế, ta đă t́m ra một chân lư và chân lư ấy không hề mất đi chút giá trị ǵ sau cả ba ngàn năm lịch sử. Ngày nay hơn bao giờ hết, truyền thống phương Tây luôn luôn đ̣i để các cặp vợ chồng mới cưới tạo lập lấy cuộc sống hôn nhân độc lập của họ mà không có sự trói buộc hạn chế của cha mẹ. Cái lư tưởng này không luôn luôn được thực hiện, nhưng xă hội luôn coi điều đó là điều đáng ước mong trong các cuộc hôn nhân hiện đại. Người ta biết rơ rằng khi cha mẹ can thiệp vào, thường họ chỉ tổ chất thêm vấn đề cho cuộc hôn nhân của con cái mà thôi.

Tŕnh thuật thứ hai, được kể trong chương đầu sách Sáng thế, được gọi là tŕnh thuật tư tế, đă được trước tác sau tŕnh thuật trên có đến năm trăm năm.

"Chúa nói: Ta hăy làm nên con người giống h́nh ảnh Ta, theo họa ảnh Ta và hăy để chúng làm chủ cá biển, chim trời, dă thú và mọi loài ḅ sát trên đất. Và Chúa đă tạo nên con người giống h́nh ảnh ḿnh, Ngài tạo ra nó giống hoạ ảnh ḿnh, Ngài tạo nên chúng có nam có nữ. Chúa chúc lành cho chúng mà nói: Hăy sinh sôi nẩy nở, hăy tràn đầy mặt đất và hăy thống trị nó" (St 1:26-28).

Những lời trên cho thấy một chân lư căn bản này là cả đàn ông lẫn đàn bà đều đă được tạo thành theo h́nh ảnh Thiên Chúa và do đó cả hai đều mang trong ḿnh sự tốt lành nội tại bao lâu họ c̣n phản chiếu h́nh ảnh Thiên Chúa trong họ. Ở đây ta t́m thấy chứng cớ nữa vễ sự đồng giá trị giữa hai phái tính. Sau này, Thánh Phaolo sẽ nhấn mạnh đến cùng một nguyên tắc b́nh đẳng ấy trong Chúa Kitô khi Ngài viết cho giáo dân thành Galát: "Được rửa tội trong Chúa Kitô, các bạn đă mặc lấy Chúa Kitô, và không c̣n phân biệt giữa Do thái và Hy lạp, giữa nô lệ và tự do, giữa nam và nữ, nhưng tất cả các bạn đều là một trong Chúa Kitô Giêsu" (Gl 3:27-28).

Những nguyên tắc đă được rút ra từ Thiên Chúa này cần nhiều thời gian sau đó mới trở thành các thực tại xă hội. V́ trong suốt bốn ngàn năm, người đàn bà luôn đóng vai tṛ lệ thuộc người đàn ông. Chỉ đến thời đại ta, các chân lư trường cửu trên mới từ từ được thực hiện. Phong trào hiện nay đ̣i b́nh đẳng gía trị cho phụ nữ hoàn ṭan nhất quán với Mặc Khải, và các phụ nữ Kitô giáo có thể nên hiểu ra rằng Thánh Phaolô, ở một b́nh diện xâu hơn, chính là quán quân và người đi tiên phong của họ trong phong trào giải phóng phụ nữ. Dù có những nghiêm nhặt về phương diện xă hội đối với phụ nữ, những nghiêm nhặt mà quy phạm xă hội thời bấy giờ chấp nhận, cái nh́n xâu sắc về Kitô giáo của Ngài đă dẫn Ngài đến các chân lư tối hậu và một trong các chân lư ấy là sự tương đồng giá trị trong nhân phẩm nam và nữ mặc dù họ có những khác biệt sinh học.

Trong tŕnh thuật đầu, Giavê đă kết hợp để họ trở nên một thân xác, nghĩa là để họ giao hợp tính dục, nhờ thế, t́nh trạng trần truồng đầy gợi t́nh háo hức đă không gây nên chút mặc cảm xấu hổ nào.

Một nét khác trong tŕnh thuật thứ hai là việc thiết lập ra một trong các mục đích của hôn nhân. Trong tŕnh thuật đầu, Giavê đă kết hợp để họ trở nên một thân xác, nghĩa là để họ giao hợp tính dục, nhờ thế, t́nh trạng trần truồng đầy gợi t́nh háo hức đă không gây nên chút mặc cảm xấu hổ nào. Giờ đây, việc giao hợp được liên kết với việc tạo sinh, nhưng cần phải lưu ư rằng có con là một chúc phúc, hơn là một lệnh truyền hoặc một đ̣i hỏi. Trong việc sáng thế, Thiên Chúa ban sự sống và sự sống này là quà tặng có thể được đời đời truyền nối do hai giới tính đảm nhiệm.

Trong cả hai tŕnh thuật, việc giao hợp thể xác và việc tạo sinh vừa được liên kết với nhau vừa được đứng rời ra với nhau. Trong tŕnh thuật thứ hai, giao hợp được liên hợp với quà tặng và sự chúc lành có con. Hai thực tại ấy riêng biệt hẳn nhau, và giữa chúng, liên hệ giữa một người đàn ông và một người đàn bà có những khả thể thích đáng trong hôn nhân.

Sau khi sa ngă, "mắt của cả hai mở ra, và họ nhận ra ḿnh trần truồng" (St 3:7). Trong câu văn ngắn ngủi này, ta thấy nổi bật lên sự kiện rối loạn đă bước vào dục tính của con người. Tuy nó vẫn là thành phần của những điều "Thiên Chúa thấy ḿnh đă làm và quả thật đều là những điều tốt "(St 1:31), nhưng kể từ đấy, cái lư tưởng, cái hoàn hảo đă trở thành điều khó thực hiện. Những vấn đề quen thuộc trong các khó khăn tính dục cả về phương diện tác phong lẫn chức năng đă trở thành những chướng ngại phải vượt qua. Tuy vậy, cái tốt nền tảng của quà tặng tính dục vẫn c̣n đó và là điều có thể thực hiện được. Khúc hát Diễm Ca, một thành phần đầy ngạc nhiên thích thú của Thánh Kinh, đă cho thấy, qua một văn phong cởi mở, niềm vui và vẻ đẹp của sự gợi t́nh, được miêu tả sống động qua mối liên hệ đàn ông đàn bà.

 

SỰ PHỤ TẠO

Hai tŕnh thuật, khi kết hợp lại, đă ủng hộ một tương quan đơn hôn hướng tới việc phụ tạo (procreation) tức sinh sản con cái. Cựu ước có khá nhiều đọan ca tụng việc có con. Chúng được miêu tả như là sao trên trời (St 15:5), triều thiên của người (Cn 17:6) và như mũi tên trong tay người anh hùng (Tv 127: 3-5).

Việc không có con được coi như một thứ thất sủng, như lời kêu xé ḷng của Ra-khen ngỏ cùng Gia-cóp: "Anh phải cho em con, không em chết mất!" (St 30:2). Chính cái thôi thúc gần như tuyệt đối phải có con, nhất là con trai, đă khiến người chồng được phép ngủ với tớ gái, và do đó, Gia-cóp đă có hai người con trai.

Lập gia đ́nh, và là gia đ́nh ổn định, quả là việc tối quan hệ đối với Israel. Tuy vậy, đơn hôn không luôn luôn được tuân giữ, đa hôn đă được cho phép, đặc biệt trong trường hợp không con. Nhưng đây chỉ là ngoại lệ, và đơn hôn vẫn được coi là lư tưởng.

 

LY DỊ

Ly dị cũng vậy. Nó đă được cho phép như thế này: "Giả dụ một người đàn ông đă lấy vợ và hoàn hợp với nàng; nhưng sau đó, nàng không làm anh ta hài ḷng v́ anh ta thấy nàng có điều bất xứng hợp nào đó, th́ anh ta có thể làm một tờ ly hôn trao cho nàng và đuổi nàng ra khỏi nhà ḿnh; nàng sẽ ra khỏi nhà anh ta và ra đi lấy người đàn ông khác" (ĐNL 24:1-2). Lư do nêu ra để ly dị th́ đă có nhiều tranh luận. Phái Hillel chấp nhận các lư do nhỏ nhặt, và thực tế là bất cứ lư do nào, c̣n phái Shammai, cũng cho phép ly dị, nhưng đ̣i phải có những lư do trầm trọng như ngoại t́nh hoặc lăng loàn mất nết. (Sau này, khi Đức Kitô được thỉnh ư, Ngài đă làm cho cử tọa phải ngạc nhiên về câu trả lời đầy thách thức và tuyệt đối rằng không có căn bản nào cho phép ly dị cả). Thủ tục ly dị khá rơ rệt và đơn giản, người chồng chỉ cần tuyên bố: Cô ấy không c̣n là vợ tôi nữa và tôi không c̣n là chồng cô ấy nữa (Hs 2:4). Mặc dầu có các điều khoản như thế, cái lư tưởng bất khả phân ly vẫn c̣n đó và ta thấy Tiên Tri Malachi tuyên phán: "Ta ghét ly dị, Yahweh, Thiên Chúa Israel, nói như thế "(Mk. 2:16).

 

TRUYỀN THỐNG GIAO ƯỚC TIÊN TRI

Hôn nhân, con cái và gia đ́nh đă có chỗ đứng cao trong dân Israel. Nhưng với tiên tri Hôsê, một chiều kích mới, một ư nghĩa mới cho hôn nhân đă xuất hiện. Cái thực tại trần tục của hôn nhân được dùng như một biểu tượng cho giao ước ân sủng giữa Giavê và Israel.

Trước nhất, Giavê truyền lệnh cho Hôsê cưới một người đàn bà hành nghề măi dâm, tên là Gomer. Hôsê làm theo lời truyền. Ở đây ta thấy biểu tượng về khuynh hướng của Israel đi trệch ra ngoài tôn giáo đích thực và đánh điếm bản thân ḿnh với việc thờ ngẫu tượng Baal.

"Trong việc thờ ngẫu tượng Baal, ta thấy trổi vượt huyền thoại về một cuộc phối hiệp giữa nữ thần đất và thần trời, và từ cuộc hôn nhân đó mà có con người. Từ đó, đĩ điếm có tính tôn giáo được thực hiện nơi đền thờ" (1). Hôsê ư thức được sự thoái hóa của niềm tin đó và Chúa Giavê sử dụng cuộc hôn nhân của ông để miêu tả các vấn đề trong cuộc hôn nhân cá nhân như là phản ảnh những vấn đề bao quát hơn của dân Thiên Chúa trong việc họ lạc đường đi vào những tôn giáo lân cận và đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa Giavê. Cảnh ra xa lạ giữa Thiên Chúa và dân Người đă được chỉ rơ hơn trong tên của hai người con: một được gọi là Kẻ không được Thương và Kẻ không thuộc Dân Ta. Gomer sau đó trở lại với sự bất trung tính dục của nàng và tác phong của nàng được diễn tả như là sự bất trung của Israel. Sau đây là đoạn văn vừa cùng một lúc diễn tả cơn giận của Chúa đối với Israel và cơn giận của Hôsê đối với vợ ông:

An b́nh

"Hăy tố cáo mẹ các ngươi, hăy tố cáo nó đi! V́ nó không c̣n phải là vợ Ta, và Ta không c̣n là chồng nó nữa. Nó hăy dứt đĩ điếm ra khỏi mặt, và ngoại t́nh ra khỏi vú, kẻo ta sẽ lột nó trần truồng, phô nó ra như ngày nó mới sinh ra; Ta sẽ làm nó ra hoang dại, biến nó thành đất khô cằn, và để mặc nó chết khát. Ta sẽ không thương xót con cái nó, v́ chúng là con cái đĩ điếm. Đúng thế, mẹ chúng đă chơi tṛ điếm nhục, người cưu mang chúng đă tự hạ nhục ḿnh. Nó nói: ta sẽ đi ve văn t́nh nhân của ta, họ sẽ cho ta bánh và nước, len, sáp, dầu và thức uống. Nó đă không nhận ra rằng chính Ta đă ban tặng nó đủ cả khoai bắp, rượu nho cùng dầu nấu; Ta đă cho nó thỏa thuê vàng bạc, để chúng làm ra các thần Baal "(Hs 2:4-10).

Quả vậy, Gomer đă ĺa chồng và phạm tội ngoại t́nh, đă ly dị với chính ông và đă trở thành sở hữu của một người đàn ông khác. Theo luật, Hôsê bị cấm không được nhận lại nàng. Nhưng Giavê lại đă truyền cho ông phải nhận lại nàng và yêu nàng đằm thắm. Thế là Hôsê dự tính sẽ ve văn nàng như mới giống như Chúa Giavê đă yêu thương Dân Ngài khi họ ra khỏi Aicập để vào hoang địa và bắt đầu đi vào giao ước Ân sủng đặc biệt với Ngài.

"Đó là lư do Ta sẽ ve văn nàng, sẽ dẫn nàng vào nơi hoang vắng và nói với trái tim nàng... Khi ngày ấy đến...Ta sẽ đính ước với em đến muôn thuở, đính ước với em trong chính trực và công lư, trong âu yếm và yêu đương" (Hs 2: 16, 18, 21).

Hôsê đă nhận lại vợ ḿnh, tha thứ cho nàng và thiết lập với nàng như mới t́nh nghĩa vợ chồng đă bị chính nàng phá vỡ. Bởi thế, hôn nhân, một thực tại thế tục, đă trở thành biểu tượng của liên hệ giữa Thiên Chúa và dân Người. Nó diễn tả một sự kiện là tuy dân Chúa hay bất trung, Ngài vẫn sẵn sàng tha thứ và sửa chữa lại những đổ vỡ trong mối liên hệ với họ. Theo nghĩa đó, phương thức tiên tri đối với hôn nhân dự ứng trước cái mẫu mực bền vững mà Chúa Kitô sẽ thiết lập sau này khi Ngài không cho phép ly dị v́ bất cứ lư do ǵ. Mặt khác, liên hệ đặc biệt của t́nh yêu giữa hai vợ chồng do các tiên tri tuyên phán sau này sẽ được thánh Phaolô kiện toàn trong thư gửi tín hữu Êphêsô, trong đó Ngài nói đến hôn nhân và liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo hội của Ngài.

Bởi thế, hôn nhân, một thực tại thế tục, đă trở thành biểu tượng của liên hệ giữa Thiên Chúa và dân Người. Nó diễn tả một sự kiện là tuy dân Chúa hay bất trung, Ngài vẫn sẵn sàng tha thứ và sửa chữa lại những đổ vỡ trong mối liên hệ với họ. Theo nghĩa đó, phương thức tiên tri đối với hôn nhân dự ứng trước cái mẫu mực bền vững mà Chúa Kitô sẽ thiết lập sau này khi Ngài không cho phép ly dị v́ bất cứ lư do ǵ.

Dự kiến về hôn nhân của Hôsê được Giêrêmia (3:13), Êdêkien (16:8) và Isaia (54) lập lại. Do đó, t́nh yêu chung thủy phu phụ là một trong những phương thế căn bản để biểu tỏ và làm vững giao ước ân sủng giữa Thiên Chúa và Dân Người.

Những kinh nghiệm hằng ngày của hôn nhân cũng đă không bị làm ngơ, và trong sách Khôn Ngoan, người vợ được ca tụng nhưng khi lăng loàn cũng đă bị khiển trách nặng lời. Theo cảm quan của bầu khí xă hội đương thời, phần lớn những trắc nết là do người vợ, nên các lời cảnh cáo đă được đặc biệt soạn ra để bảo vệ người chồng chống lại những dữ dằn của vợ. Tuy nhiên, nổi bật vẫn là nhu cầu người đàn ông phải có vợ:

" Đàn ông có vợ như có cả kho tàng, một ngươi trợ giúp đương đối, và một trụ cột tựa nương. Tài sản không có dậu ngăn sẽ bị đánh cướp. Đàn ông không vợ như người không đích vật vưỡng "(Huấn Ca 36: 24-25).

Sắc đẹp trong hôn nhân là điều vững ổn, nhưng cũng nên lưu ư: "Sắc đẹp đàn bà từng dẫn nhiều người đi lạc lối" (Huấn Ca 9:9). Người đàn bà biết lo liệu và khôn ngoan được nhấn mạnh nhiều hơn là sắc đẹp, và sách Châm ngôn cho thấy một cách tổng quát quan niệm về một người vợ tốt. Nàng là người đáng tin tưởng, cần cù, quản trị giỏi, biết quán xuyến việc gia đ́nh, có khả năng cung ứng các nhu cầu của gia đ́nh, biết nói năng khôn ngoan. Sách kết luận như sau: "Duyên dáng phỉnh gạt, và sắc đẹp th́ trống rỗng; Người đàn bà khôn ngoan mới là người đáng ca ngợi" (Cn 31:38)

 

TÂN ƯỚC

 

ĐỨC GIÊSU KITÔ

Trong Tân Ước, ta thấy có sự liên tục với Cựu Ước, nhưng cũng có những đ̣i hỏi mới gây ngạc nhiên. Lời giáo huấn của Chúa Kitô nhấn mạnh đến tầm quan yếu của t́nh yêu - yêu Chúa và yêu người lân cận. V́ hôn nhân là một cộng đồng của t́nh yêu, hiển nhiên nó trực tiếp nhận được lời công bố ban sự thiện tuyệt hảo. Sự thiện hảo ấy hệ ở ḷng thuỷ chung và tính bền vững.

Ḷng chung thủy không chỉ ở việc tránh giao hợp trước và ngoài hôn nhân; nó là một lư tưởng cần thấm nhiễm trọn mối liên hệ đàn ông đàn bà. Bất cứ cuộc gặp gỡ nào giữa hai phái tính cũng đ̣i hỏi một mức độ cao trong nguyên tuyền tính dục. Tác phong bên ngoài phải đi đôi với ư định bên trong.

"Các con đă học từ sách rằng chớ phạm tội ngoại t́nh. Nhưng Thày bảo các con: Hễ ai nh́n người đàn bà một cách thèm muốn, th́ anh ta đă phạm tội ngoại t́nh với nàng trong tâm hồn rồi "(Mt 5:27-28). Giáo huấn này không có nghiă là không được phép thưởng ngoạn nét đẹp thể xác ở trong cả hai giới tính. Nó có nghĩa: sự nguyên tuyền của nhân vị phải được bảo tồn. Điều cấm có hai mặt: trước nhất không được coi nhân vị chỉ là đối tượng tính dục, hai là không được sử dụng con người về phương diện tính dục mà thiếu tương quan yêu thương.Việc giao hợp thể xác thực ra chỉ thuộc trong bối cảnh yêu thương mà tính viên măn chỉ t́m thấy bên trong mối liên hệ bền bỉ mà ta gọi là hôn nhân.

Tính bền vững này, thực ra, đă bị chất vấn trong Cựu Ước, như đă đề cập: mặc dù ly dị không được ưa chuộng, nhưng đă được cho phép. Chúa Kitô đă được hỏi về ly dị và câu trả lời của Ngài đă làm ngạc nhiên cử tọa nghe Ngài, kể cả các môn đệ.

"Một vài Biệt Phái tiến lại gần Ngài, và để thử Ngài, họ nói: có phải là lỗi luật khi một người đàn ông ly dị vợ ḿnh v́ bất cứ lư do ǵ chăng? Ngài trả lời: Các ông lại không đọc rằng từ khởi thủy, Đấng Tạo Hóa đă dựng nên họ có nam và có nữ và Ngài đă nói: v́ vậy, người đàn ông phải rời bỏ cha mẹ mà đính kết với vợ ḿnh, và cả hai nên một thân xác ư? Bởi thế, họ không c̣n phải là hai, mà chỉ là một thân xác. Vậy sự ǵ Thiên Chúa đă kết hiệp, con người không được phân lỵ

Họ nói với Ngài: vậy sao Môsen lại truyền lệnh phải trao ly hôn trong trường hợp ly dị? Ngài nói: chính v́ sự khó dạy của các ông mà Môsen đă cho phép các ông được ly dị vợ, nhưng không như thế từ khởi thủy đâu. Nay tôi nói để các ông hay: người đàn ông nào ly dị vợ - tôi không nói đến trường hợp dâm bôn - và cưới người đàn bà khác, là phạm tội ngoại t́nh.

Các môn đệ thưa Ngài rằng: nếu giữa chồng và vợ mà như thế, th́ chẳng thà không lấy nhau! Ngài trả lời: không phải ai cũng chấp nhận được điều Thày vừa nói, nhưng chỉ những ai được ban ơn mà thôi. Có những hoạn quan từ lúc mới sinh từ ḷng mẹ, lại có những hoạn quan v́ con người làm ra như thế, nhưng cũng có những hoạn quan tự làm cho ḿnh ra như thế v́ Nước Trời. Ai chấp nhận được, th́ hăy làm như vậy" (Mt 19:3-12)

Trước nhất, Chúa Kitô loại bỏ ly dị và trở về với ư định nguyên thủy của Tạo Hóa theo đó, một khi sự kết hợp vợ chồng đă được thiết dựng trong một hôn phối đích thực, th́ bản chất của nó là bản chất của sự bền vững. Sự kết hợp thể xác bao trùm trọn bản thân hai người.

Có ba điểm có ư nghĩa quan trọng trong đoạn văn trên. Trước nhất, Chúa Kitô loại bỏ ly dị và trở về với ư định nguyên thủy của Tạo Hóa theo đó, một khi sự kết hợp vợ chồng đă được thiết dựng trong một hôn phối đích thực, th́ bản chất của nó là bản chất của sự bền vững. Sự kết hợp thể xác bao trùm trọn bản thân hai người.

Thứ hai, Mátthêu là tác giả Phúc Âm duy nhất dường như đă đưa ra một lối thoát có thể cho phép người ta ly dị, đó là trờng hợp dâm dật (fornication). Những từ ngữ này đă được khảo sát một cách chăm chú suốt trong thời đại Kitô giáo và đă được giải thích một cách khác nhau (2). Một cách tóm tắt, ta thấy có vài truyền thống thấy đó như là căn bản cho phép miễn trừ, trong khi một vài truyền thống khác, như truyền thống Công Giáo La-mă, lại giải thích các từ ngữ ấy như là không chứa đựng bất cứ trường hợp miễn trừ nào đối với luật chung đă được Chúa Kitô long trọng công bố. Tuy tất cả đều nhất trí về ư định rơ rệt của Chúa Kitô trong việc loại trừ ly dị, nhưng một vài giáo hội khác nhau về tính cách tuyệt đối của lệnh truyền.

Thứ ba, Chúa Kitô đă giải thích riêng cho các môn đệ là những người tỏ ra hết sức bối rối về lời tuyên bố như đinh đóng cột của Ngài, và cho họ thấy rằng sự tiết dục v́ nước Trời là điều có thể thực hiện được và đáng ước ao cho những ai có thể chấp nhận hy sinh. Như thế, Chúa Kitô đă đem vào đây một ư niệm mới sẽ trở thành nét độc đáo trong truyền thống Kitô giáo. Sự tiết dục này không hề tấn công đả phá quà tặng tính dục, nhưng là t́nh yêu được vươn dài, báo trước t́nh trạng bên kia hôn nhân. "V́ khi phục sinh, đàn ông đàn bà không lấy nhau nữa; không, họ sẽ như các thiên thần trên trời" (Mt 22:30).

 

THÁNH PHAOLÔ

Không như Chúa Kitô, Thánh Phaolô đề cập nhiều đến tính dục và hôn nhân. Riêng về hôn nhân, chủ trương của Ngài có nhiều điểm không đi đôi với nhau. Ngài hoàn toàn thực tiễn về những thúc bách của con người và nhu cầu phải kết hôn, và quả t́nh Ngài đă cho chúng ta thấy cái ư nghĩa chưa từng có về hôn nhân. Nhưng trên quan điểm bản thân, Ngài lại thích cuộc sống độc thân hơn. Cũng như Chúa Kitô, thánh nhân nhấn mạnh đến tính cách tối thượng của t́nh yêu trong tất cả các giáo huấn của ḿnh, và chính trong cái đồng văn này, mà ta phải giải thích các lời Ngài viết. Trong thư gửi Tín Hữu Côrintô, thánh nhân viết:

"Giờ đây, tôi xin đề cập đến điều qúy vị đă viết cho tôi. Vâng, thật là điều tốt nếu một người đàn ông không vương vấn đến phụ nữ. Nhưng v́ tính dục luôn là một nguy hiểm, nên mỗi người đàn ông hăy có vợ và mỗi người đàn bà hăy có chồng...Đừng từ chối lẫn nhau, ngoại trừ khi cả hai cùng thỏa thuận, và chỉ cho một thời gian ngắn thôi, để anh chị em chuyên chăm cầu nguyện; nhưng rồi lại phải trở lại xum họp với nhau kẻo Satan, nhân sự yếu đuối của anh em mà cám dỗ... Tôi muốn anh chị em cũng giống như tôi, nhưng mỗi người có ơn gọi riêng từ nơi Chúa..."(1Cor. 7:1-2, 5-7).

An b́nh

Tính cách hai chiều đối với bậc độc thân và bậc vợ chồng của thánh Phaolô đă không hề cản trở Ngài đánh giá cao ư nghĩa của giao ước hôn nhân. Ngài đă tiếp nhận chủ đề tiên tri của Cựu Ước từng coi hôn nhân như biểu tượng của giao ước và cho thấy sự tương đồng căn bản với liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Ở đây, Ngài diễn tả sự kết hợp, t́nh yêu, ḷng chung thủy và tính cách bền vững của hôn nhân như là phản chiếu cùng những đặc tính ấy trong sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo hội Người. Nói cách khác, t́nh yêu cứu chuộc của Chúa Kitô trở thành hiện thực và hiện diện trong mối liên hệ bản ngă của hôn nhân (3).

"Hăy tùng phục nhau trong Chúa Kitô. Vợ hăy tùng phục chồng như thể với Chúa, v́ như Chúa Kitô là đầu của Giáo hội và cứu chúa của toàn thân ḿnh, người chồng cũng vậy, là đầu của vợ. Và cũng như Giáo hội tùng phục Chúa Kitô thế nào, th́ người vợ cũng phục tùng chồng như vậy, trong mọi sự. Chồng hăy yêu vợ, như Chúa Kitô đă yêu Giáo hội và tự hy sinh ḿnh để làm cho Giáo hội nên thánh thiện... Cũng cách ấy, chồng hăy yêu thương vợ như yêu chính thân xác ḿnh; v́ khi người chồng yêu vợ ḿnh là yêu chính thân ḿnh. Người ta không bao giờ ghét thân xác ḿnh, nhưng nuôi sống và săn sóc nó. Đó cũng là cách Chúa Kitô cư sử với Giáo hội, v́ Giáo hội là thân xác của Ngài, c̣n chúng ta là các chi thể sống động. Chính v́ lẽ đó, người đàn ông phải ĺa bỏ cha mẹ và kết hợp với vợ ḿnh và cả hai sẽ nên một thân xác. Màu nhiệm này thật là cao cả; tôi hiểu là nó chỉ về Chúa Kitô và Giáo hội. Nói tóm lại, anh em mỗi người hăy yêu vợ như chính ḿnh, c̣n vợ th́ hăy phục tùng chồng "(Eph. 5:21-25, 28-33).

Thời đại ta bây giờ ít có thiện cảm khi nghe đến việc vợ phải phục tùng chồng trong mọi vấn đề. Người ta từng tranh luận nhiều về vấn đề phải chăng việc tùng phục ấy là một nét thường hằng phải có trong tác phong mọi thời. Nhiều nhà chú giải ngày nay cho rằng trong khi nhấn mạnh đến tính cách đồng nhất giữa sự nên một toàn diện của vợ chồng và sự liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, thánh Phaolô đă chỉ dùng những ước lệ xă hội và trật tự của thời Ngài sống (4).

Truyền thống Do-thái nhấn mạnh đến việc sinh sản thấm nhiễm khá xâu trong bầu khí xă hội thời bấy giờ. Nhưng thời gian quá ngắn ngủi và việc Tái Lâm của Chúa đang được mọi người mong chờ.

Nhưng nếu việc vợ phục tùng chồng là quy phạm của thời bấy giờ, th́ điều làm ta ngạc nhiên là Tân Ước khá im lặng về việc con cái. V́ quan điểm Kitô giáo vốn nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa giao hợp và sinh con, nên ta càng ngạc nhiên khi không thấy đề cập đến một giáo huấn nào liên quan đến vấn đề nàỵ

Thánh Phaolô khuyên con cái vâng lời cha mẹ trong Chúa, và cha mẹ được khuyến cáo tránh làm thất vọng con cái và làm chúng giận dữ (Eph. 6:1-4), một lời khuyến cáo khá có tiếng vang trong xă hội ngày nay. Trong thư thứ nhất gửi cho Timôtê, người vợ được hứa sự cứu rỗi qua việc sinh con (2:15), nhưng tuyệt nhiên không nói ǵ đến việc sinh sản. Lư do tạo ra sự bỏ sót này vốn là đầu đề cho nhiều suy đoán. Truyền thống Do-thái nhấn mạnh đến việc sinh sản thấm nhiễm khá xâu trong bầu khí xă hội thời bấy giờ. Nhưng thời gian quá ngắn ngủi và việc Tái Lâm của Chúa đang được mọi người mong chờ.

"Anh em thân mến, đây là điều tôi muốn nói: th́ giờ của chúng ta không c̣n nhiều. Ai có vợ hăy sống như không có vợ; ai đang khóc than hăy sống như thể không khóc than; ai đang sống vui hăy sống như thể không vui; ai đang mua sắm hăy sống như thể không mua sắm; ai đang tận hưởng thế gian hăy sống như không tận hưởng. Tôi nói điều này, v́ thế gian sắp sửa qua đi" (1 Cor. 7:29-31)

Tuy nhiên, điều mong chờ trên đă không xẩy ra. Thế gian đă không qua đi và do đó thời kỳ giáo phụ sẽ là thời kỳ phải khai triển những ư niệm xa hơn về hôn nhân. Như thực tế cho thấy đă có nhiều ảnh hưởng gây áp lực đối với việc triển khai này. Kitô giáo sẽ đưa đức đồng trinh vào phục vụ Thiên Chúa. Điều ấy phần nào chịu ảnh hưởng của phái Khắc Kỷ, là phái muốn đi t́m sự yên tịnh nội tâm thoát khỏi những thôi thúc của bản năng. Kitô giáo thuở ban đầu bị vây quanh bởi các trường phái triết học Ngộ đạo thuyết và Ma-ni-kê vốn coi thân xác như là cạm bẫy của tâm hồn và do đó việc sinh sản như là phương tiện kéo dài cảnh ngồi tù của nguyên lư tâm linh nơi con người. Mặc dù một vài giáo phụ có cái nh́n tiêu cực về hôn nhân (5), Giáo Hội vẫn coi hôn nhân là điều tốt lành và tính dục phục vụ việc sinh sản. Tuy tính dục bị coi là đă ra xú uế với tội, nhưng quan điểm này không đứng vững với thời gian và sẽ được thời Trung Cổ điều chỉnh lại.

 

THỜI CÁC GIÁO PHỤ

Có lẽ khuôn mặt quan trọng nhất trong thời Giáo phụ là Thánh Augustinô. Học thuyết của Ngài về hôn nhân có một tầm ảnh hưởng lớn trong Kitô giáo cho đến tận ngày nay. Thánh nhân kể ra ba điều tốt lành của hôn nhân, đó là: CON CÁI, L̉NG CHUNG THỦY, và BÍ TÍCH (mà thời của Ngài, người ta hiểu là bất khả phân ly, một biểu tượng thánh về sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo hội) .

"Ḷng chung thủy có nghĩa là ngoài giao ước hôn nhân, sẽ không được giao hợp thể xác; Con cái, v́ con cái phải được yêu thương đón nhận, âu yếm nuôi nấng và giáo dục theo ḷng đạo; Bí tích, v́ giây ràng buộc hôn nhân sẽ không bao giờ được bẻ găy, và không bên nào, dù đă ly thân, được phép tái kết hôn, dù cho là v́ con cái đi chăng nữa. Đó chính là luật hôn nhân đem lại vẻ sáng cho hoa trái thiên nhiên và hạn chế cái khuynh hướng tư dục xấu xa" (6).

Những nguyên tắc này hiện vẫn c̣n đang điều hướng hôn nhân Kitô giáo. Và trong thời Trung cổ, thánh Tôma Aquinô sẽ diễn dịch ba điều tốt lành đó thành mục đích đệ nhất và đệ nhị đẳng cho hôn nhân. Mục đích đệ nhất đẳng là sinh sản và giáo dục con cái. Mục đích đệ nhị đẳng là sự thủy chung và ơn bí tích. Thuật ngữ mục đích đệ nhất và đệ nhị đẳng đă gây khá nhiều tranh luận (7) và do đó ngày nay, chúng đă biến mất với công bố của Công Đồng Vatican II về hôn nhân và gia đ́nh (8).

 

TRUNG CỔ CHO ĐẾN NGÀY NAY

Tiến bộ quan trọng nhất trong thần học thời Trung cổ về hôn nhân là việc đem nó vào nội dung thánh sủng bí tích. Cuộc tranh luận đă kéo dài mấy thế kỷ trước đó, cho đến lúc lời tuyên bố của Công đồng Triđentinô được thực hiện. Để chống lại phe Luther và Calvin vốn chống đối quan điểm coi hôn nhân như bí tích và do đó ban ơn thánh sủng, Công Đồng Triđentinô đă long trọng tuyên bố: "Nếu ai nói rằng hôn nhân thực sự và đúng ra không phải là một trong bảy Bí tích của luật Phúc Âm do Chúa Kitô, Chúa chúng ta, thiết lập, nhưng đă được đưa vào Giáo hội do người phàm hoặc là nó không đưa lại ơn thánh sủng, th́ người ấy hăy bị vạ tuyệt thông". Ơn thánh của bí tích hôn phối hoàn tất t́nh yêu tự nhiên của hai vợ chồng, giáo huấn này sẽ là hậu cảnh nền tảng cho cuốn sách này.

Cuộc tranh luận về bản chất bí tích của hôn phối đă kéo dài khoảng năm thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ 11 cho đến ngày có công bố của Công Đồng Triđentinô. Kể từ lúc Giáo hội ngày càng đi theo chiều hướng coi hôn nhân như bí tích, một câu hỏi quan trọng đă được nêu ra về thời điểm hôn phối bắt đầu lúc nào. Ta thấy có hai khuynh hướng, một cho là lúc hai vợ chồng tỏ ư ưng thuận nhau, một cho là lúc hai vợ chồng hoàn hợp thể xác. Cuộc tranh luận ấy đă được giải quyết nghiêng về phía ưng thuận: việc ưng thuận là cần thiết cho hôn phối, nhưng giao hợp thể xác làm cho hôn nhân đầy đủ ư nghĩa và làm cho nó trở thành bất khả tiêu, hệt như sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo hội. Do đó, từ đó đến nay, Giáo hội có quyền tiêu hủy hôn nhân chưa hoàn hợp bằng sắc lệnh của Giáo Hoàng.

Một trong những hậu quả không may của giải pháp trên là các vấn đề hôn nhân đă dần rơi tọt vào tay các luật gia giáo luật là những người chỉ quan tâm tới những đ̣i hỏi luật pháp chung quanh vấn đề làm thế nào để việc cưới nhau trở thành hợp lệ mà thôi. Từ đó, người ta chỉ nhấn mạnh đến những biến cố quanh đám cưới và ngày lễ cưới. Giáo luật chú trọng đến tự do của hai vợ chồng trong việc tỏ lời ưng thuận, việc có hay không có các ngăn trở họ hàng hoặc các ngăn trở khác, và việc cử hành nghi lễ theo luật Giáo hội trước sự hiện diện của cha xứ và hai nhân chứng. Luật lệ sau đó được khai triển thêm qua Sắc lệnh Ne Temere vào năm 1908 mục đích để ngăn ngừa những đám cưới lén lút. Những đám cưới này, dù bất hợp pháp, đă được nhận là thành nhận trong những hoàn cảnh trong đó hai vợ chồng tỏ ư ưng thuận một cách không công khai. Bất hạnh thay, bản chất con người vốn dĩ như thế, đặc biệt là đàn ông, họ thường hay hứa hẹn với hơn một người đàn bà, thành thử cuối cùng chẳng c̣n biết ai là vợ chính thức của anh ta. H́nh thức mới của hôn phối khởi đầu đă được thi hành ở những xứ mà sắc lệnh được chính thức công bố. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đă được áp dụng cho mọi người công giáo, kể cả những ai muốn cử hành hôn phối khác đạo, và điều này đă gây nhiều trở ngại cho các giáo hội khác.

Ngoài khó khăn trên, một vấn đề nghiêm trọng hơn cho tất cả Kitô hữu là sự kiện v́ những lư do lịch sử trên mà ngày cưới đă trở thành mối quan tâm chính của các cộng đồng Kitô hữu. Liên hệ hôn nhân được khởi đầu từ ngày cưới, nên tất cả quan tâm mục vụ mà đôi vợ chồng rất cần trong suốt hành tŕnh hôn nhân của họ đă bị lăng quên một cách trầm trọng.

Người ta vẫn c̣n nhấn mạnh đến sinh sản và giáo dục con cái, trong khi mục đích đệ nhị đẳng tức giúp đỡ nhau và giúp nhau tránh tư dục theo điều 1013 của giáo luật (cũ) th́ ít được chú ư. Điều đó không có nghĩa là liên tục không có những giáo huấn về những vấn đề thiết thân ấy qua các tông thư trong thế kỷ 19 và 20. Đức Lêô XIII chẳng hạn, trong tông thư Arcanum Divinae năm 1880 đă viết như sau: "Sự thật ra, hôn nhân không những chỉ được thiết lập để lưu truyền ṇi giống nhân loại mà thôi, nhưng, nhờ nó, cuộc sống cuả vợ chồng cũng được tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn. Điều đó được thực hiện nhiều cách: qua việc làm nhẹ gánh nặng của nhau bằng việc giúp đỡ lẫn nhau, qua việc yêu thương bền bỉ và trung thành, qua việc góp chung sở hữu và qua ơn thánh Chúa tuôn trào qua bí tích" (9).

Trong tông thư Casti Connubii, Đức Piô XI tuy vẫn nhắc đến mục đích đệ nhất và đệ nhị đẳng, nhưng ư niệm liên hệ đă thấy xuất hiện: "Sự tương tạo nội tâm của chồng và vợ, cái cố gắng bền bỉ đưa nhau đến trọn hảo này, xét cho đúng, được gọi, như sách Giáo Lư Roma đă từng gọi, là nguyên do và lư lẽ đầu hết của hôn nhân, bao lâu hôn nhân được xét không phải theo nghĩa hẹp, như là định chế nhằm sinh sản và giáo dục con cái; nhưng theo nghĩa rộng, như là một tương ước tay đôi hoặc một liên hợp có tính toàn diện và thân mật suốt đời" (10).

Trong các thập niên ba mươi, bốn mươi và năm mươi, cuộc tranh luận tiếp tục trong ḷng Giáo hội Công Giáo do Doms (11) lănh đạo xoay quanh vấn đề ư nghĩa của hôn nhân, trong đó, người ta bênh vực mạnh cho quan điểm coi hôn nhân là cái ǵ trong chính nó trước khi là cái ǵ cho điều khác. Doms viết như sau: "Đúng hơn, nó (hôn nhân) là sự thực hiện đầy đủ t́nh yêu trong một cộng đồng sự sống của hai con người nay đă trở nên một ". Ông tiếp tục bằng cách yêu cầu băi bỏ thuật ngữ mục đích đệ nhất và đệ nhị đẳng. Quan điểm của Doms đă bị chỉ trích nhiều, tuy nhiên đó chính lại là điều đă xảy ra trong một tuyên bố tuy ngắn nhưng rất quan trọng của Công Đồng Vatican II về hôn nhân và gia đ́nh (12). Với Công Đồng này, hôn nhân và gia đ́nh được gọi là cộng đồng t́nh yêu:" Tương ước thân mật song phương của đời sống hôn nhân và t́nh yêu đă được Tạo Hóa thiết lập và được phẩm chất hóa bằng lề luật của Ngài. Nó bén rễ trong giao ước phu phụ xây trên sự ưng thuận bản thân không thu hồi được. Từ đó, do hành vi nhân linh qua đó hai vợ chồng hiến thân và chấp nhận nhau, một liên hệ đă xuất hiện; liên hệ ấy, do ư Chúa và dưới con mắt xă hội, sẽ kéo dài măi măi " (13).

 "Tương ước thân mật song phương của đời sống hôn nhân và t́nh yêu đă được Tạo Hóa thiết lập và được phẩm chất hóa bằng lề luật của Ngài. Nó bén rễ trong giao ước phu phụ xây trên sự ưng thuận bản thân không thu hồi được. Từ đó, do hành vi nhân linh qua đó hai vợ chồng hiến thân và chấp nhận nhau, một liên hệ đă xuất hiện; liên hệ ấy, do ư Chúa và dưới con mắt xă hội, sẽ kéo dài măi măi ."

Như thế, cả một chu kỳ đă hoàn tất và liên hệ có tính giao ước, từng được các tiên tri trong Cựu ước loan báo một cách đầy đủ, nay đă được tái xác nhận như là đặc tính thần học chủ yếu của hôn nhân. Tất cả các khía cạnh khác - sinh sản, ḷng chung thủy và sự bền vững trong một giây liên kết độc hôn - vẫn c̣n đó, nhưng như Atkinson (14) đă trích trong tác phẩm của ông "Karl Barth chắc chắn đă đúng khi tŕnh bày ḷng chung thủy giao ước như là ư nghĩa nội tại và mục đích của việc sáng tạo ra chúng ta như những con người theo h́nh ảnh Thiên Chúa, và trọn bộ trật tự thụ tạo như cái khung bên ngoài và điều kiện để khả dĩ duy tŕ được giao ước ấy".

Giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo La-mă là một trong nhiều công bố của các Giáo hội Kitô giáo. Giáo hội Anh giáo chủ yếu quan tâm đến kỷ luật trong việc giải quyết các vụ ly dị của tín hữu ḿnh. Hai phúc tŕnh đă được công bố trong những năm 1970 và 1978. Phúc tŕnh đầu (15) dành trọn chương hai cho chủ đề hôn nhân như là một liên hệ. Phúc tŕnh sau (16) diễn tả hôn nhân như là "một liên hệ chia sẻ tín thác và yêu thương. Đó là một tín thác không c̣n ǵ được tự ư giữ lại. Với tư cách như thế, nó là một chia sẻ sâu sắc kinh nghiệm hiện tại. Cũng với tư cách ấy, nó báo trước sự chia sẻ kinh nghiệm trong tương lai. Nó là một tín thác qua suốt gịng thời gian. Nó ôm lấy tương lai cũng như hiện tại. Nó đặt chủ điểm và hứa hẹn sự bền vững" Đó quả là ngôn từ của giao ước và toàn diện bản Phúc Tŕnh nhấn mạnh đến khía cạnh liên hệ trong yêu thương.

Bản Phúc tŕnh đệ nạp tại Hội Nghị Methodist năm 1979 cũng đề cập đến hôn nhân như sau: "Kitô hữu tin rằng hôn nhân đă được kư kết bằng sự ưng thuận tự do của hai người trưởng thành muốn sống chung vĩnh viễn với nhau như chồng và vợ. Sự ưng thuận này cần được Nhà Nước nh́n nhận như dấu chỉ hôn nhân ấy được cả xă hội như một toàn thể nâng đỡ trợ giúp. Trong khi hôn nhân ấy chỉ được thực hiện hoàn bị nếu nó được đặc tính hóa bởi t́nh yêu trọn vẹn của hai người phối ngẫu, th́ căn bản của nó lại hiện diện trong sự tín thác lẫn nhau. Nó được đánh dấu bằng sự hỗ tương, t́nh thân mật và sự bền vững. Hoa trái của nó là việc cả hai cùng lớn mạnh trong chín chắn, trong sáng tạo và liên lập và thường là trong hồng ân con cái" (17).

Như thế, trong ít năm qua, tất cả các Giáo hội được nhắc đến và cả các Giáo hội khác đều đă có những thay đổi đáng kể trong việc diễn tả hôn nhân như một giao ước, một tín thác, một liên hệ, và nhờ thế, đă đạt tới cốt lơi trung tâm của kinh nghiệm nhân bản và mầu nhiệm linh thiêng trong tương ước song phương này. Học thuyết của Thánh Augustinô về con cái, ḷng chung thủy và sự bền vững vẫn c̣n đó trong khung cảnh yêu đương được biểu hiện bằng sự hỗ tương trung tín giữa hai vợ chồng, giữa vợ chồng và con cái, và giữa gia đ́nh và cộng đoàn. Sự hỗ tương này tuỳ thuộc mối liên hệ không ngừng tỏ hiện và được lên khuôn do các yếu tố xă hội và tâm lư. Các yếu tố này sẽ được bàn trong hai chương kế tiếp.

 

Vinc. Vũ Văn An

 


 

Tài Liệu Tham Khảo:

 

1. Schillebeeckx, E. , Marriage: Human Reality and Saving Mysterỵ Sheed and Ward, 1965.

2. Ibid. Ch.5

3. Ibid. Ch.4

4.Ibid. Ch.5

5. Bailey, D. S., The Man-Woman Relationship in Christian Thought. Longmans, 1959

6. Augustine, De Gen ad litt, IX, 7 n12.

7.Dominian, J., Christian Marriage, ch.10. Darton, Longman and Todd 1967

8. Gaudium et Spes, Part II Ch.1

9."Arcanum Divinae" in the Pope and the People. Catholic Truth Society, 1939

10. Casti Connubii. Catholic Truth Society, 1930

11. Doms, H. The Meaning of Marriage. Sheed and Ward,1939

12. Gaudium et Spes

13. Ibid.

14. Atkinson, D., To Have and to Hold. Collins, 1979

15. Marriage, Divorce and the Church. SPCK, 1971

16. Marriage, Divorce and the Church’s Task. p.33. Church Information Office, 1978

17. Methodist Conference, Statement on the Christian Understanding of Human Sexuality, 1979.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22


Xem các bài viết khác trong Vũ Văn An , Khoá 3 GHHV Đà Lạt Việt Nam.