HÔN NHÂN, ĐỨC TIN VÀ T̀NH TÊU

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

marriage

 

Bản Việt ngữ của
Vincent Vũ Văn An
Sydney NSW, tháng Chín năm 1999

 

 

 

 

CHƯƠNG TÁM

 

TÍNH DỤC TRONG HÔN NHÂN

Liên hệ bền vững của hôn nhân, thể hiện qua tính liên tục, đáng tin cậy và có thể dự đoán được nhằm nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng, được cảm nghiệm một cách chủ yếu trong và qua tính dục, chính nó hiệp nhất hai vợ chồng nên một với nhau. Thực thế, cuộc hội ngộ giữa chồng và vợ là cuộc hội ngộ của những con người có xác thân. Thân xác họ với nam tính và nữ tính là những hằng số trong các trao đổi qua lại giữa họ với nhau. Tính dục không chỉ giới hạn trong việc giao hợp giới tính mà là cái luôn luôn đi theo mối liên hệ vợ chồng. Lịch sử dục tính không bắt đầu với tuổi dậy th́ khi cơ quan sinh dục đă sẵn sàng. Gốc rễ của nó bắt đầu ngay từ lúc khởi đầu sự sống nghĩa là lúc đứa con trai hay con gái được tượng thai trong ḷng mẹ. Sự tăng trưởng về giới tính nơi một con người với những thủ đắc xă hội được coi như thích hợp với từng phái tính, sẽ xác định rơ phần lớn sinh hoạt dục tính của ta sau này. Đặt dục tính vào ngay cái lúc khởi đầu sự sống là một bước quan trọng đối với lối suy nghĩ của Do thái và Kitô giáo, là lối suy nghĩ phần lớn chỉ quan tâm đến dục tính lúc trưởng thành mà thôi.

Phái tính của đứa trẻ được xác định do những yếu tố di truyền. Các yếu tố này dần dần khuôn định các phần của năo bộ tạo cơ sở hormones chính xác cho việc tăng trưởng các cơ quan trong và ngoài thích hợp theo từng phái tính. Đến lúc sinh ra đời, th́ phái tính của đứa trẻ đă được thiết dựng rơ rệt và, chỉ trừ những ngoại lệ hết sức hiếm hoi, ít ai có thể lầm trong việc xác nhận một đứa bé là trai hay gái.

Trong các năm thiếu thời, có hai diễn tŕnh quan trọng sẽ khai triển tính dục con người xa hơn nữa. Diễn tŕnh thứ nhất chính là việc xă hội hóa đứa trẻ về phái tính tính dục của nó. Các xă hội đều gán cho mỗi phái tính những đặc điểm văn hóa giúp tách biệt trẻ trai ra khỏi trẻ gái ngay từ thuở đầu cuộc sống của chúng. Cách ăn mặc của mỗi phái tính, các tṛ chúng chơi, tác phong người ta chờ mong ở chúng sẽ từ từ dị biệt hóa các thái độ và hoài mong.

Chính ở phạm vi này, mà cuộc cách mạng lớn về xă hội đang xẩy ra. Phụ nữ ngày nay khẳng định rằng việc giáo dục con gái sẽ không được nông cạn và chỉ g̣ bó trong các vai tṛ nội tướng, đẻ con, và một cách tổng quát, là phụ tá cho nam giới mà thôi. Người ta đ̣i hỏi trong việc dưỡng dục phải có sự b́nh đẳng về giá trị dù các vai tṛ có tính cách bổ túc cho nhau. Đi đến chỗ cực đoan, th́ thái độ này tin rằng đàn bà có thể làm bất cứ điều ǵ đàn ông đang làm, duy chỉ có việc đẻ con là chức năng đặc thù của họ mà thôi. Ngay cả ở phạm vi này, các nghiên cứu khoa học về thụ thai trong ống nghiệm (test-tube babies) cũng có thể biến tử cung thành không cần thiết nữa. Dĩ nhiên c̣n xa mới xẩy ra chuyện đó, nhưng ư thức hệ về b́nh đẳng hiện nay rất mạnh.

Truyền thống Do thái và Kitô giáo, xưa nay vốn rất bảo thủ, cũng không cần phải sợ sệt trước các phát triển như trên. Thánh Kinh có đầy đủ chứng cớ cho thấy sự b́nh đẳng về giá trị vốn là ư định của Chúa dành cho nhân loại. Trong tŕnh thuật đầu tiên của Sách Sáng thế, việc tạo dựng con người đă được miêu tả như sau: "Thiên Chúa tạo nên con người giống h́nh ảnh Ngài; theo họa ảnh ḿnh Ngài tạo nên họ, Ngài tạo nên họ có nam có nữ" (St 1:27).

Trong công bố Sáng thế ấy, đàn ông và đàn bà đă được tạo dựng giống h́nh ảnh Thiên Chúa, không có sự khác biệt nào về giá trị giữa họ với nhau. Cả hai phái đều được tác tạo theo h́nh ảnh của Ngài, do đó, ngay từ thuở ban đầu, sự b́nh đẳng căn bản về giá trị đă được thiết lập. Trong Tân Ước, Thánh Phaolô tuyên bố như thế này: "Được rửa tội trong Chúa Kitô, anh em hết thẩy được mặc lấy Chúa Kitô, và không c̣n phân biệt giữa Do thái và Hy lạp, giữa nô lệ và tự do, giữa nam và nữ, nhưng tất cả anh em đều là một trong Đức Giêsu Kitô" (Gl 3 :27-28).

An b́nh

Thực không ngoa khi nói rằng dù có những nhận xét khá tranh luận về phụ nữ, Thánh Phaolô thực sự đă hiểu rất rơ sự b́nh đẳng và giá trị của phụ nữ trong Chúa Kitô và, như đă nhắc ở trên, Ngài xứng đáng được coi là Thánh Quan thầy của phong trào Kitô giáo giải phóng phụ nữ. Đă đành chỉ đến thời đại ta, các điều kiện mới chín mùi để nhận ra chân lư ấy, nhưng chân lư ấy không do thế giới hiện đại khám phá ra. Nó đă nằm sâu trong kho tàng tư tưởng Do thái và Kitô giáo, nhưng thời hiện đại là thời thích hợp để thực hiện chân lư ấy.

Việc giáo dục con trai và con gái trong phái tính nam nữ của chúng không được hàm chứa yếu tố phụ thuộc có tính phẩm trật. Tính cách bổ túc cho nhau giữa hai phái tính chỉ là vấn đề chức năng, chứ không phải là vấn đề phân bổ giá trị đệ nhất và đệ nhị đẳng.

Thánh Phaolô thực sự đă hiểu rất rơ sự b́nh đẳng và giá trị của phụ nữ trong Chúa Kitô và, như đă nhắc ở trên, Ngài xứng đáng được coi là Thánh Quan thầy của phong trào Kitô giáo giải phóng phụ nữ.

Thành ra, tuổi thơ là thời kỳ quan trọng để chuẩn bị đứa trẻ nhận lănh các vai tṛ theo phái tính của chúng, và ở lănh vực này, gia đ́nh đóng vai tṛ chủ yếu. V́ chính nơi đó, trẻ em tiếp nhận những mẫu mực đầu tiên qua cách thức cha mẹ sống cuộc sống của họ, và tất nhiên chúng sẽ hấp thụ được cách thức cha mẹ thi hành các vai tṛ phái tính của ḿnh. Nhưng điều ấy không có nghĩa là đời sống trưởng thành trong tương lai của đứa trẻ chỉ là bản sao tác phong của cha mẹ. V́ các ảnh hưởng khác như bạn bè, thân thuộc, thầy cô, truyền thông và xă hội như một toàn thể cũng sẽ tác động trên tâm lư đứa trẻ.

Việc tăng trưởng về phái tính sẽ diễn biến trong suốt thập niên thứ nhất và thứ hai. Theo Freud, độc lập với hiện tượng xă hội này, c̣n có một thứ dục tính trẻ thơ cũng diễn ra đồng thời với việc phát triển phái tính nêu trên. Freud cho rằng nhân cách chịu ảnh hưởng và được khuôn định dưới các ảnh hưởng của tính dục và sự gây hấn. Cả hai đặc tính đó đều không phải là những thủ đắc của người lớn. Chúng đă có mặt ngay ở đầu tuổi thơ và ḍng phát triển các bản năng này có liên hệ mật thiết với việc tăng trưởng về t́nh cảm và tính dục của cá nhân.

Chương Ba trên đây đă nhắc đến sự phát triển của tính dục trẻ thơ này rồi (1). Freud chủ trương rằng tính dục trẻ thơ hay dục năng (libido) là một bản năng được tập trung ở nhiều phần khác nhau của cơ thể. Các phần đó được ông gọi là các vùng gợi dục (erotogenic zones). Trước nhất có giai đoạn miệng: miệng là vùng chủ yếu của khoái cảm. Dọc theo miệng và môi, ta thấy có lớp da mịn đem lại một cảm giác khoan khoái khi được đụng đến. Năm đầu tiên, đứa trẻ tập trung chú ư vào miệng. Rồi sau đó, nó chuyển qua hậu môn và việc bài tiết trở thành khoan khoái v́ dọc hậu môn, giống như miệng, cũng có một lớp da mịn bao bọc. Sau cùng, dục năng chuyển qua vùng ngọc hành và đứa trẻ trai sẽ phải giải quyết cái gọi là mặc cảm Oedipus, tức là, nó sẽ phải từ bỏ sự t́m kiếm dục tính nơi mẹ và để tránh bị thiến (tuởng tượng) nó hướng về cha và bắt đầu mô phỏng những đặc điểm nam tính của ông.

Sự gắn bó gần gũi giữa con trai với mẹ thường dẫn đến việc nó học được nhiều ư nghĩa của nữ tính và một vài hiện tượng bất thường về dục tính có liên hệ trực tiếp với việc đứa trẻ trai tự đồng hóa với mẹ. Đời sống t́nh cảm cũng như cuộc sống hằng ngày của bà trở thành những kinh nghiệm thủ đắc của đứa trẻ, nó sẽ tiếp tục sống bằng những kinh nghiệm ấy thay v́ xích lại gần cha. Thuật ngữ "con trai của má" đă trở thành quen thuộc trong ngôn từ hàng ngày của ta và quả thực đă có những trẻ trai tự đồng hóa với mẹ và do đó phát triển những phẩm tính nữ tính khiến sau này gặp nhiều trở ngại liên quan đến đồng tính luyến ái, thờ vật thần (fetishes), thích ăn mặc quần áo phụ nữ và đổi giống (2,3). Ngoại trừ đồng tính luyến ái, các h́nh thức kia rất họa hiếm. Trong khi đó, các trẻ gái sẽ phải tách ḿnh ra khỏi sự lôi cuốn từng làm chúng gắn bó với cha để đồng hóa với mẹ. Sự gần gũi hằng ngày giữa mẹ và con gái làm cho việc chuyển dịch gắn bó này dễ dàng hơn nhiều. Freud chủ trương rằng sau tuổi lên năm, sẽ là thời kỳ ngủ yên (latent) cho đến lúc tuổi dậy th́ xuất hiện. Trong thời kỳ ngủ yên này sẽ không c̣n sự phát triển nào về dục tính nữa. Nhưng ta thấy rơ, v́ tính dục là sự phát triển có tính thân xác của một con người, nên thời gian đi học là thời gian chủ yếu đối với các gặp gỡ bản thân. Trong suốt thời gian này cho đến trước tuổi dậy th́, phát triển tính dục hệ ở chỗ càng ngày càng ư thức hơn về thân xác và liên hệ con trai con gái.

Tuổi dậy th́ đem lại các đặc điểm đệ nhị đẳng cho tính dục. Đối với con gái, đó là hiện tượng phát triển nhũ hoa và hiện tượng có kinh. Đối với con trai, đó là việc tăng trưởng cơ quan sinh dục, mọc lông, kể cả ria mép, đổi tiếng và việc xuất tinh tự phát hoặc do kích thích khoái cảm.

 

TUỔI THIẾU NIÊN

Tuổi dậy th́ và tuổi thiếu niên trùng lắp lên nhau. V́ tuổi thiếu niên kéo dài khoảng 10 năm, từ năm 12 hoặc 14 đến năm 20. Những năm này được đánh dấu bằng việc học lên cao, bước ra đi làm, rời gia đ́nh và thiết lập liên hệ với người khác phái. Việc thiết lập các mối liên hệ dị tính dục thường gây ra nỗi lo sợ có thể xẩy ra giao hợp tiền hôn nhân. Truyền thống Do thái và Kitô giáo thường lên án tà dâm (fornication), tức các giao hợp tiền hôn nhân vừa nói. Căn bản của việc lên án đó là để bảo vệ sự sống và phúc lợi của đứa con, là chủ thể vốn cần đến cơ cấu gia đ́nh. Mặt khác, việc giao hợp bừa băi như thế sẽ làm người con gái mất trinh, một việc mà ngày xưa cũng như một số xă hội ngày nay coi như một mất mát lớn.

Những nguyên tắc tính dục này, chủ yếu dựa trên nhu cầu đứa con và phẩm giá của người vợ, đă thay đổi nhiều trong các năm gần đây. Việc phổ biến rộng răi các phương tiện ngừa thai đă giúp người ta kiểm soát được việc sinh nở, và chữ trinh không c̣n được coi như một giá trị lớn lao nữa. Đứng trước các thay đổi này, Kitô giáo thấy khó có thể thuyết phục người ta chịu hăm ḿnh tránh giao hợp trước khi kết hôn. Tuy nhiên, việc săn sóc con cái vẫn là điều tối quan trọng và việc sử dụng thuốc ngừa thai chưa hẳn là đồng nhất. Thanh niên thiếu nữ vẫn c̣n làm t́nh bừa băi không e dè. Tuy nhiên, tại Anh, con số các phụ nữ từng ăn nằm với chồng tương lai trước khi cưới (4) và sử dụng thuốc ngừa thai đă giảm từ 38% trong các năm 1956 và 1960 xuống 15% trong các năm 1971 và 1975. Thành ra, càng ngày người ta càng thận trọng trong việc giao hợp để tránh thai nghén. Từ đó ta cần xem sét lại cẩn thận giá trị của việc tiết chế tính dục tiền hôn nhân.

Trước nhất, không nên vơ đũa cả nắm mà cho rằng bất cứ giao hợp tiền hôn nhân nào cũng là ở ngoài khuôn khổ hôn nhân. Chúng tôi nghĩ nên dựa vào mối liên hệ hiện có giữa hai đương sự để xếp loại. Tác phong dâm đật (promiscuous) được định nghĩa như giao hợp mà không hề có mối liên hệ nào cả. Nó đơn thuần chỉ là việc gặp gỡ giữa hai thân xác. Lại có những liên hệ có tính tạm bợ, trong đó hai người chỉ mới quen nhau có hai ba bữa hoặc hai ba tuần đă giao hợp với nhau rồi. Ở đây, cuộc gặp gỡ có chiều sâu hơn một chút. Tuy nhiên nó vẫn c̣n quá xa ư nghĩa của một gặp gỡ toàn diện. Những cuộc hôn nhân thử (trial marriages), tuy dựa trên một liên hệ gần gũi hơn, vẫn cho người ta sống trong ư thức rằng họ có thể "anh đi đường anh, tôi đi đường tôi" bất cứ lúc nào, và do đó không giúp họ cơ hội cởi mở hết tâm hồn cho nhau. Sau cùng có những liên hệ bền vững nhưng lại không chịu làm nghi lễ hôn phối. Ở đây ta thấy chiều kích công (public dimension) đă bị bác khước. Một cách nào đó, tất cả các mối liên hệ nêu trên đều không hoàn hảo.

Bất cứ hành vi tính dục nào cũng có những thành tố sinh học, xă hội và tâm lư. Về phương diện sinh học, hành vi ấy đem lại khóai cảm và khả năng dẫn khởi sự sống. Về phương diện xă hội, nó công bố sự hiện diện của một thứ liên hệ. C̣n về phương diện tâm lư, nó là cuộc hội ngộ của tâm của thể và của cảm quan. 'Điều cần là phải có một hệ thống giá trị về t́nh yêu biết quan niệm các mối liên hệ nhân bản như là thế tương hành giữa những con người trọn vẹn đi gặp gỡ tâm, thể và cảm quan nơi nhau. Khi tâm và cảm và đặc biệt là cảm bị bỏ rơi, cái trọn vẹn của cả hai người bạn đời sẽ giảm thiểu và tất yếu chỉ c̣n lại việc làm mất tính người (dehumanisation) nơi nhau' (5).

Lư tưởng luân lư đ̣i hỏi t́nh yêu phải được diễn tả một cách trọn vẹn và sự trọn vẹn này chỉ có thể đạt được khi người ta chịu công bố, một cách tư riêng hay công cộng, lời cam kết (kết hôn) của ḿnh trong đó, thân xác, trí khôn và cảm quan kết hợp với nhau trong một gặp gỡ bản thân đích thực, và cuộc gặp gỡ này phải được mở ra để sẵn sàng đón nhận sự sống mới. Lư do khiến phải giới hạn tính dục trong hôn nhân là để đưa lại cho nó những điều kiện thích hợp để trọn vẹn con người có thể bước vào diễn tŕnh trao đổi hiến thân khởi từ yếu tố sinh học, qua yếu tố xă hội, tri thức và tâm lư. Sự thiếu sót của tất cả các mối liên hệ khác hệ ở chỗ chúng không cam kết được trọn vẹn con người. Nhưng ngay cả trong hôn nhân, thử hỏi có được bao nhiêu hành vi tính dục có thể cam kết trọn vẹn con người? Đây là một phê b́nh có lư, tuy nhiên không nên biến sự yếu đuối của con người thành qui phạm (norm). Qui phạm phong phú đến độ ta chỉ có thể nắm được mức độ nào đó mà thôi. Giáo huấn truyền thống bảo vệ được sự phong phú này, nhưng ngày nay việc bảo vệ ấy có những lư do hoàn toàn khác hẳn. Những lư do này không được chế ra để duy tŕ giáo huấn; đúng hơn chúng được dùng như chính những khả thể nhân bản vốn can dự vào con người trọn vẹn, chứ không phải chỉ một phần của họ.

 

TÍNH DỤC TRONG HÔN NHÂN

Hôn nhân được định nghĩa là sự cam kết tư riêng hay công khai nhằm đặt bản thân con người vào một liên hệ hướng tới việc trao ban sự sống. Sự sống nơi con cái và trong việc nâng cao giá trị cuộc hiên sinh của hai người phối ngẫu. Hai vợ chồng gặp gỡ nhau liên tục như những hữu thể có xác thân tính dục, họ hành động hỗ tương theo phái tính, vai tṛ và dưỡng dục, và đôi lúc hiệp nhất với nhau bằng dục quan (genitally). Rơ ràng giao hợp tính dục có ư nghĩa đặc biệt khi người ta muốn có sự sống mới. Nhưng nếu sự sống mới không được dẫn khởi, và người ta sử dụng đến kỹ thuật điều ḥa sinh đẻ th́ sao? Đàng khác, khi người ta vẫn tiếp tục giao hợp sau thời gian bặt kinh hoặc khi họ son sẻ không thể có con, th́ đâu là ư nghĩa của chính hành vi giao hợp? Ở đây ta thấy lối giải thích cổ truyền tỏ ra quá yếu. Người ta nhắc đến giá trị yêu thương trong hành vi giao hợp, giá trị của việc trở nên một, của việc kết hợp các nhân vị, nhưng những điều ấy quá rộng không thể xác định ra ư nghĩa của giao hợp như việc sinh sản đă có được trong dĩ văng.

Trong khi giao hợp tính dục, vợ chồng giảm thiểu biên giới của họ cho đến lúc hoà lẫn vào nhau và cuối cùng nên một với nhau. Sự thân mật này nhắc ta nhớ đến sự gần gũi tuyệt đối giữa đứa trẻ sơ sinh và người mẹ, trong đó thân xác chở theo cả một trời ư nghĩa. Cái bầu trời ư nghĩa này không bị mất hoàn toàn trong giao hợp người lớn. Sự quan tâm cao độ đến các dục quan trong lúc giao hợp có làm ta sao lăng phần nào, nhưng vẫn không làm ta quên rằng giao hợp ấy làm tươi mát lại sự tin tưởng, sự an toàn và cảm thức được nh́n nhận, được ước muốn và được đánh giá.

Như thế, giao hợp tính dục là một thứ ngôn ngữ thân xác. Ngôn ngữ này bao hàm phái tính và sinh dục tính của mỗi người phối ngẫu. Trong tư cách phái nam và phái nữ, hai vợ chồng đến với nhau để chuẩn bị cho nhau giao hợp. Thân xác được mơn trớn và hôn hít, cảm quan đánh giá được phát biểu và kích thích tăng dần đ̣i hỏi sự kết hợp dục quan và sau cùng là giải tỏa khóai ngất. Sự quan tâm trong giao hợp là một phần của diễn tŕnh trao hiến cuộc đời cho nhau. Đă từng có nhiều than phiền về những hấp tấp, những thiếu chuẩn bị, thiếu quan tâm và do đó thiếu yêu đương. Và đây là cơ hội phe chống hôn nhân đă nắm lấy để đả kích. Họ chủ trương rằng Kitô giáo chỉ quan tâm đến việc hạn chế giao hợp mà không chú tâm ǵ đến giá trị tích cực của nó. Xét bề mặt, lời chỉ trích ấy có phần đúng. V́ thực ra, song song với truyền thống nhất mực chống lại tà dâm và ngoại t́nh, ta không có được một truyền thống nhấn mạnh đến giá trị của giao hợp tính dục.

Tính dục là một trong những phương thế mạnh mẽ nhất để trao hiến sự sống. Trong một số ít trường hợp, nó được sử dụng một cách cố ư để tạo ra sự sống mới. Nhưng phần lớn, nó được sử dụng để làm mới lại cuộc sống của hai vợ chồng và qua họ, cuộc sống của gia đ́nh. Hôn nhân bảo vệ việc phát biểu cái tiềm năng kia c̣n tính dục th́ bảo vệ bản chất vững bền của t́nh yêu.

Bên cạnh ư nghĩa coi giao hợp như một gặp gỡ trao hiến sự sống, một gặp gỡ đ̣i được thực hiện một cách đầy quan tâm để chuẩn bị cho nhau và cùng d́u nhau vào khoái ngất, liệu c̣n có ư nghĩa nào khác nữa không? Thực ra, với tư cách một ngôn ngữ thân xác, nó có những khả thể sau đây:

(i) Nó là phương thế để cám ơn. Vợ chồng cám ơn nhau không những v́ hành vi ân ái vừa được hưởng, nhưng c̣n v́ sự hiện diện bên nhau. Họ muốn nói với nhau (bằng lời hoặc không): "cám ơn em đă ở đây; anh biết ơn em đă hiện diện ở đây hôm qua, hôm kia và mỗi lúc ḿnh sống bên nhau"

(ii) Nó là ngôn ngữ của hy vọng. Qua giao hợp, vợ chồng có thể đoan chắc với nhau rằng họ được ước muốn và được đánh giá và nhất định sẽ có nhau măi măi trong tương lai.

(iii) Nó là phương thế hoà giải. Vợ chồng nào cũng biết rằng nhiều cuộc căi vă và tranh chấp sẽ được giải quyết một phần hoặc cuối cùng được ḥa giải trong cử chỉ yêu đương.

(iv) Nó là phương thế thuận lợi để dục tính của vợ chồng được tăng cường một cách độc đáo. Hai vợ chồng nh́n nhận nam tính và nữ tính của nhau nhờ một trong những phương thế mạnh mẽ nhất làm kiên vững bản sắc tính dục của ḿnh.

(v) Giao hợp không ngừng xác nhận tư cách nhân vị của mỗi người.

(vi) Nó là phương tiện để xác nhận việc nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng.

An b́nh

(vii) Nó là phương tiện củng cố sự bền vững và qua đó sự bền vững trong hôn nhân t́m ra ư nghĩa mạnh mẽ nhất.

Truyền thống Do thái và Kitô giáo chủ trương rằng ư nghĩa chính của giao hợp là sự sống mới. Hiển nhiên, con cái là phát biểu kỳ diệu qua đó Thiên Chúa mời gọi hai vợ chồng tham dự vào công tŕnh sáng tạo của Ngài. Tuy nhiên một sự kiện cũng rơ ràng là đa số các hành vi tính dục đă được thực hiện mà không đưa đến sinh sản, dù có sử dụng thuốc ngừa thai hay không. Thành ra, ta cần lượng giá ư nghĩa của giao hợp khi nó không mang âm hưởng truyền sinh.

Ở đây, xă hội ngày nay có một quan điểm sai lầm là coi tính dục chỉ là nguồn cung cấp khóai cảm, và việc đi t́m khóai cảm được đồng nghĩa với t́nh yêu. Không c̣n sai lầm nào nghiêm trọng hơn thế, bởi v́, như ta đă thấy, tính dục đ̣i phải có cam kết con người trong một liên hệ liên tục. Hiện đang có sự phát triển phân cực giữa một bên là những người bênh vực quan điểm coi tính dục như chỉ để gây khóai cảm và những người lên án khoái cảm và khăng khăng nhấn mạnh rằng con cái mới là biện minh chính. Cả hai đều lầm. V́ chỉ đi t́m khoái cảm mà thôi sẽ làm con người mất phẩm giá; tuy nhiên nếu làm t́nh chủ yếu chỉ để có con quả đă giảm thiểu cái ư nghĩa hiện sinh (existential) của nó. Chính ư nghĩa này nay cần được xem sét, bởi v́ tính dục đă tiến tới giai đoạn trong đó sự sống mới có thể được tạo nên trong một số hoàn cảnh được dự liệu trước, trong khi những khoảng thời gian c̣n lại, có khi kéo dài cả 50 năm, nó không có tính truyền sinh, th́ thiết tưởng ta cần đi t́m cái ư nghĩa nội tại của nó. Để đạt được ư nghĩa trọn vẹn của nó, việc làm t́nh phải được thực hiện với sự quan tâm và với ư thức cao độ về giá trị của người bạn đời.

Giao hợp là giây phút phản ảnh sự phân cực giữa sự gần gũi và xa cách của vợ chồng. Nó nhắc ta nhớ đến mối liên hệ của Thiên Chúa Ba Ngôi: Ba Ngôi vừa là một vừa hoàn toàn tự lập. Cũng thế, vợ chồng đạt tới tận cùng của kết hợp rồi lại rời nhau ra và trở về với vai tṛ tách biệt nhau trong bổ túc (separate complimentarity).

Tính dục là một trong những phương thế mạnh mẽ nhất để trao hiến sự sống. Trong một số ít trường hợp, nó được sử dụng một cách cố ư để tạo ra sự sống mới. Nhưng phần lớn, nó được sử dụng để làm mới lại cuộc sống của hai vợ chồng và qua họ, cuộc sống của gia đ́nh. Hôn nhân bảo vệ việc phát biểu cái tiềm năng kia c̣n tính dục th́ bảo vệ bản chất vững bền của t́nh yêu.

 

L̉NG CHUNG THỦY

Một công kích khác về hôn nhân hiện đại cho rằng nếu phải duy tŕ h́nh thức đơn hôn, th́ liên hệ ấy không thể có tính độc chiếm (exclusive). Họ lấy đủ lư do để bênh vực cho những liên hệ ngoài hôn nhân, mà lư do chính là vợ chồng cần những tiếp xúc khác để phong phú hóa cuộc sống cá nhân cũng như cuộc sống tính dục của họ. Đây là quan điểm của một nhà phân tâm học nổi tiếng của Mỹ: "Trong suốt 38 năm hành nghề phân tâm học, tôi đă thấy nhiều người được hưởng ích lợi nhờ những cuộc t́nh vụng trộm, và những cuộc t́nh này đă giúp hôn nhân của họ rất nhiều. Kết luận, sau nhiều năm quan sát, tôi đă ủng hộ các cuộc t́nh vụng trộm ấy v́ những kết quả tích cực của chúng; rất ít trường hợp đưa đến đau buồn" (6). Thực ra, quan điểm này có nhiều nghi vấn v́ rất nhiều cuộc hôn nhân gặp đau buồn và bất hạnh sau các cuộc t́nh vụng trộm kiểu đó. Và ở một số trường hợp, chúng c̣n là lư do trực tiếp hoặc gián tiếp đưa đến đổ vỡ hôn nhân.

Quan điểm truyền thống Do thái và Kitô giáo vốn chống lại ngoại t́nh. Quả thế, Cựu Ước c̣n dự liệu việc ném đá kẻ ngoại t́nh cho đến chết, dù trên thực tế rất ít khi áp dụng biện pháp này. "Người đàn ông phạm tội ngoại t́nh với người đàn bà đă có chồng: người đàn ông ngoại t́nh với vợ người khác sẽ phải chết, hắn và kẻ đồng loă với hắn" (Lêvi 20:10).

Tại sao lại nghiêm khắc quá vậy? Cũng giống như việc ngăn cấm tà dâm, lư do là phụ quyền, săn sóc và bảo vệ sự sống mới. C̣n người vợ, bà vốn được coi là một phần trong các sở hữu của chồng. Trên b́nh diện thiêng liêng, hôn nhân được coi như là biểu tượng của liên hệ giao ước giữa Thiên Chúa và con người. Đó là liên hệ tuyệt hảo của ḷng trung trinh và Israel luôn bị khiển trách v́ đă ngoại t́nh đi lạc vào những thực hành và những tôn giáo ngoại đạo lân cận. Liên hệ giao ước cho thấy bản chất đích thực của t́nh yêu bao giờ cũng đ̣i hỏi một liên hệ chung thủy.

Trên b́nh diện hiện sinh, b́nh diện chúng ta đang khảo sát, sự bất trung là một hành vi phản bội khiến người phối ngẫu phải lo âu xao xuyến trước một mất mát sẽ xẩy tới. Họ thấy họ bị rẫy bỏ và từ khước, bị so sánh một cách không thuận lợi với người khác, bất lực không thể thoả măn các đ̣i hỏi của bạn ḿnh. Những người ca tụng sự tự do bất trung cho rằng tự do ấy tốt về mọi mặt, chỉ trừ có ghen tuông thôi. Kết luận là phải loại trừ ghen tuông, chứ không nên lọai trừ sự bất trung kia.

Ghen tuông được định nghĩa như một nỗi sợ, một nỗi canh cánh bên ḷng về một mất mát lớn. Sự đe doạ mất mát này là nét bất biến trong cơi nhân sinh, và nếu ráng làm nó mất đi, ta sẽ thấy ḿnh như không c̣n phải là người nữa. Không có cách nào có thể loại trừ được ghen tuông cho đến khi và chỉ trừ khi cái con người liên hệ kia không c̣n quan trọng đối với ta nữa.

Nhưng chính trong ghen tuông, ta thấy mọi người đều có nỗi sợ chung phải mất người thân yêu. Ghen tuông được định nghĩa như một nỗi sợ, một nỗi canh cánh bên ḷng về một mất mát lớn. Sự đe doạ mất mát này là nét bất biến trong cơi nhân sinh, và nếu ráng làm nó mất đi, ta sẽ thấy ḿnh như không c̣n phải là người nữa. Không có cách nào có thể loại trừ được ghen tuông cho đến khi và chỉ trừ khi cái con người liên hệ kia không c̣n quan trọng đối với ta nữa. V́ lúc đó làm ǵ c̣n ghen với tức bởi người ấy đă mất hết ư nghĩa đối với ta rồi. Trong hôn nhân, sẽ có lúc hết ghen v́ người phối ngẫu chẳng c̣n chi ăn nhậu với ta.

Nhưng nếu ta vẫn c̣n yêu họ mà họ lại phản bội ta th́ sao? Truyền thống thường làm cho người ngoại t́nh phải chịu trách nhiệm và có mặc cảm tội lỗi về hành vi ngoại t́nh, xét về phương diện "kỹ thuật". Tuy nhiên càng khảo sát kỹ các cơ hội khiến người ta ngoại t́nh, ta càng nhận ra rằng đó không luôn luôn là hành vi đơn phương và cố ư bất trung. Người phối ngẫu được coi là "vô tội" thực ra có thể đă góp phần khá lớn vào tác phong của người bạn đời ḿnh. Không chịu giao hợp, không chịu biểu lộ cữ chỉ yêu đương, từ từ làm cho người kia tê liệt một cách có hệ thống, tất cả tựu trung sẽ đem lại thất vọng khiến người kia phải đi t́m mối liên hệ khác thay thế. Bất cứ khi nào có chuyện bất trung xẩy ra, điều quan trọng là cả hai người phối ngẫu đều phải duyệt lại cuộc sống tâm t́nh của ḿnh. Không phải lúc nào ta cũng t́m ra lời giải thích thoả đáng từ những duyệt xét ấy, tuy nhiên sự lượng giá về mối liên hệ như thế chắc chắn sẽ làm cho hoàn cảnh được sáng tỏ và giúp ích cho tương lai rất nhiều.

 

T̀NH BẠN

Phe ủng hộ ngoại t́nh nắm được một phần sự thực, đó là việc vợ chồng cần có bạn bè riêng cũng như họ cần đến nhau. Trong xă hội ta, t́nh bạn giữa những người cùng một phái bị người ta nh́n bằng con mắt ngờ vực và cau mày. Tuy nhiên, một phần trong diễn tŕnh giải phóng các mối liên hệ nhân bản hiện nay là việc nới rộng t́nh bằng hữu. Đàn ông cũng như đàn bà làm việc bên cạnh nhau tại sở, và từ những gặp gỡ đó, t́nh bạn nẩy sinh đem theo nhiều ư nghĩa sâu đậm. Những t́nh bạn này nới rộng các giao tiếp tại gia của ta và làm cho cuộc sống của những người liên hệ thêm phong phú.

Nhưng phải sống t́nh bạn ấy như thế nào để nó khỏi kết thúc trên một chiếc giường? Muốn vậy cần phải tâm niệm rằng t́nh bạn khác t́nh vợ chồng. Hôn nhân đ̣i vợ chồng phải hoàn toàn sẵn sàng hiến thân cho nhau và cho gia đ́nh. Thành ra rất khó có thể hoàn toàn sẵn sàng cho hai con người khác nhau cùng một lúc được. T́nh bạn do đó cần phải có giới hạn, với ư thức rơ rệt rằng ta phải chú tâm đến người bạn đời và con cái trước. Đặc biệt, t́nh bạn phải tránh các giao hợp tính dục là thứ chỉ thuộc về liên hệ thân mật vợ chồng mà thôi. Một số người cố gắng tiến hành cùng một lúc cả hôn nhân lẫn những cuộc t́nh vụng trộm. Kết quả là họ thiếu công b́nh đối với cả hai. Nhưng nếu cuộc hôn nhân chỉ đă được duy tŕ nhờ những vụ phá rào th́ sao? Hoàn cảnh như vậy rất có thể có, và thực ra đă có từ những ngày xa xưa. Chúng cho thấy con đường nửa vời giữa ly thân, ly dị và tiếp tục sống đời đôi lứa. Chúng được duy tŕ như những mảnh vụn của những liên hệ trọn vẹn.

Tuy nhiên, t́nh bạn cho phép các nhân cách hành động hỗ tương với nhau, đem các ư tưởng ra thử nghiệm, tin tưởng trao đổi cảm nghĩ và quan điểm. Cho nên t́nh bạn chân chính nào cũng làm cho nhau thêm phong phú. Nhưng trong t́nh bạn, ta thấy cả lợi lộc lẫn nhiệm vụ. Vợ chồng do đó cần biết bạn bè của người kia, nhất là bạn bè khác phái, và phải bảo đảm rằng nhửng t́nh bạn ấy không được gây nên lo âu xao xuyến thái quá cho người bạn đời. Người phối ngẫu của người bạn cần biết đến sự hiện hữu của t́nh bạn và nếu có thể th́ cả bốn người đều trở thành bạn hữu của nhau. T́nh bạn càng gần gũi th́ càng cần phải quan tâm để đừng biến nó thành liên hệ vợ chồng. Một cách đặc biệt, không nên sử dụng t́nh bạn như những chiếc màn hướng âm (sounding boards) để lượm lặt những lời chỉ trích thường xuyên chống người phối ngẫu. Các khó khăn trong hôn nhân cần được giải quyết giữa hai vợ chồng với nhau, nếu không, người bạn rất dễ trở thành người thay thế cho vợ hoặc chồng ḿnh.

Trên hết, dấu hiệu chân chính của t́nh bạn là phải bảo đảm rằng không được từ khước bất cứ điều ǵ thuộc về hôn nhân. Như thế, không được rút gọn có hại cho người bạn đời của ḿnh những thứ như th́ giờ, sự sẵn sàng hiến thân, các cảm nghiệm mới, sự quan tâm và âu yếm, những thứ vốn thuộc về liên hệ thân mật của hôn nhân. Điều có thể xẩy ra với người bạn là một số khía cạnh trong việc nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng mà ta không thể chia sẻ với người bạn đời một cách dễ dàng được, và ở đây, t́nh bạn đóng một vai tṛ vô giá khi cơ sở của hành động hỗ tương được nới rộng ra.

Các lợi ích của t́nh bạn th́ có nhiều nhưng cũng không thiếu những nguy hại. Khi việc trà trộn giữa các phái và những t́nh bạn giữa những người khác phái mỗi ngày một trở nên thông thường hơn, th́ phần nào ta càng cần phải trông chừng, biết tự chủ và thận trọng đến tính trung thực của bạn bè.

 

CON CÁI

Các sách viết trong thế hệ trước thường đặt con cái vào đầu chương nói về tính dục. Ở đây, chủ trương của họ không hẳn nói lên sự dửng dưng hoặc hạ giá. Con cái vẫn luôn là những thực tại sống động quí giá nói lên t́nh yêu của hai người phối ngẫu dành cho nhau và cho hậu duệ của họ. Việc tạo ra chúng, dưỡng dục và chăm sóc chúng vẫn luôn là ưu tiên cao trong mọi gia đ́nh.

Các kết quả nghiên cứu tâm lư học cho thấy phúc lợi của con cái có liên quan mật thiết với sự ổn định và hạnh phúc của cha mẹ. Và ngược lại, mối liên hệ của cha mẹ giữ vai tṛ sinh tử đối với phúc lợi của con cái. Tuy thế, cho đến măi gần đây, người ta thường nói nhiều về chuyện sinh con mà ít đề cập đến vấn đề hạnh phúc của cha mẹ. Thực ra cái hạnh phúc ấy vô cùng quan hệ đối với việc chuyển giao các đặc điểm và giá trị mà con cái cần. Các đặc điểm và giá trị đó chính là sự ổn định, sự chăm sóc, sự an toàn, ḷng yêu thương, nam tính và nữ tính. Ngày nay, một cách tiệm tiến nhưng chắc chắn, người ta càng ngày càng nhấn mạnh hơn đến phẩm chất hơn là số lượng trong việc dưỡng dục con cái.

An b́nh

Nhiều cuộc hôn nhân, khoảng 10%, không có con do yếu tố hiếm muộn của một trong hai vợ chồng (7). Các tiến bộ khoa học đang liên tiếp đạt được trong phạm vi này khiến cho con số những trường hợp hiếm muộn ngoài ư muốn hy vọng sẽ giảm đi trong tương lai.

C̣n lại một số ít các cặp vợ chồng tự ư chọn hiếm muộn. Người ta thường chỉ trích những cặp vợ chồng này là ích kỷ và tôn thờ vật chất. Chắc chắn có những người như vậy, nhưng cũng có những người, sau khi cân nhắc kỹ luỡng, thấy họ không có ơn gọi về đàng con cái. Họ có thể hăi sợ con nít, không có bản năng làm mẹ, sợ mất tự do, hoặc đơn giản cảm thấy họ không có khiếu làm cha làm mẹ. Mỗi cặp vợ chồng phải lượng giá cẩn thận những lư do của ḿnh từ ích kỷ tới những lư do chính đáng. Không phải ai cũng thích hợp hoặc sẵn sàng trở thành cha mẹ, và những gia đ́nh có con trên khắp thế giới chính là những nhắc nhở sống động cho thấy nhiều cha mẹ chỉ là cha mẹ cho có tên mà thôi. Sự quá quan tâm đến việc truyền sinh mà không đồng thời lượng giá những phức tạp của việc làm cha làm mẹ đă chỉ nhấn mạnh đến việc ra đời của những sự sống mới mà không đưa ra những nhận định thông sáng toàn bộ về những điều kiện xứng đáng của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái. V́ con cái ngày nay càng ngày tăng giá trị, nên xă hội phương tây hiện đang thay đổi lập trường từ việc sinh sản bừa băi qua việc làm cha mẹ có trách nhiệm (responsible parenthood), theo đó, cha mẹ, và chỉ có cha mẹ mà thôi, mới có thể lượng giá được khả năng của họ liên quan đến kích thước gia đ́nh từ không con đến nhiều con tùy theo các tài nguyên của họ.

 

ĐIỀU H̉A SINH SẢN

Các nguyên tắc điều hoà sinh đẻ đều được tất cả các giáo hội Kitô giáo công nhận. Nói cách khác, vợ chồng có trách nhiệm phải lượng giá mức độ đồng sáng tạo với Đấng Tối Cao. Họ sẽ sai lầm khi không quảng đại lẫn khi không sinh đẻ có trách nhiệm. Tuy nhiên vấn đề được sử dụng phương pháp nào th́ vẫn c̣n tranh luận. Các giáo hội ngoài Công giáo La-mă đă đi đến kết luận cho phép dùng các phương tiện ngừa thai thuộc cơ khí lẫn hóa học và nếu kể cả việc triệt sản th́ có đến 80% các phụ nữ kết hôn đă sử dụng các phương tiện ngừa thai này (8). Luận chứng căn bản của thần học Công giáo là: mọi hành vi tính dục phải mở ra sẵn sàng đón nhận sự sống mới. Theo lời Đức Phaolô VI, "Giáo hội, khi thúc giục con người tuân giữ các định thức của luật tự nhiên, mà ḿnh không ngừng giải thích bằng các học thuyết, đă truyền dạy như một đ̣i hỏi tuyệt đối rằng bất cứ sử dụng hôn nhân ra sao cũng phải duy tŕ tiềm năng tự nhiên của nó là sinh sản ra sự sống con người" (9). Đối với người Công giáo, đó là giáo huấn của Giáo hội và họ không thể và không nên làm ngơ giáo huấn ấy ngoại trừ sau khi đă nghiêm chỉnh xem sét vấn đề và đạt tới những kết luận khác theo lương tâm của ḿnh. Sự xem sét này không hẳn là chuyện thông thường và có nhiều bằng chứng cho thấy khá nhiều người công giáo đành làm ngơ giáo huấn ấy.

Có nhiều lư do khiến người ta chấp nhận giải pháp khác. Nhưng không lư do nào được Giáo hội ủng hộ và vấn đề này hiện là vết thương sâu xa đang chia rẽ Giáo hội Công giáo La-mă.

"Giáo hội, khi thúc giục con người tuân giữ các định thức của luật tự nhiên, mà ḿnh không ngừng giải thích bằng các học thuyết, đă truyền dạy như một đ̣i hỏi tuyệt đối rằng bất cứ sử dụng hôn nhân ra sao cũng phải duy tŕ tiềm năng tự nhiên của nó là sinh sản ra sự sống con người"

Có điều cần phải thêm rằng trong hai mươi năm trở lại đây, việc sử dụng thời kỳ trứng không rụng (infertile period) đă có nhiều tiến bộ quan trọng và việc sử dụng các phương pháp lấy nhiệt độ và thử chất nhờn âm đạo (cervical mucus) đă đưa lại những kết quả hết sức thoả đáng. Như thế, ta cần phân biệt một bên là các căn bản thần học đối với giáo huấn của Giáo hội và một bên là những hậu quả thực tế của việc dùng các h́nh thức khác nhau trong việc điều hoà sinh đẻ. Rất có thể một ngày kia thời kỳ trứng không rụng sẽ dần dần đem lại được những tiến bộ đáng kể đến nỗi nó được mọi người dùng đến v́ giá trị riêng của nó. Hiện nay, điều đó chưa xẩy ra, nhưng mặt khác không có phương pháp ngừa thai hiện có nào có được đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn và hữu hiệu. Cho nên vẫn c̣n trách nhiệm hai mặt: vừa tuân giữ nền thần học chống ngừa thai vừa phải ráng t́m ra những phương thế vừa kính trọng bản nhiên con người mà lại an toàn và hữu hiệu. Tựu chung, qua việc khảo sát tường tận về t́nh yêu và dục tính nhân bản, ta sẽ t́m ra nền thần học về ư nghĩa của giao hợp. Điều này mới chỉ bắt đầu xẩy ra trong mấy năm gần đây, nên cần được mọi người nhất trí trước khi gặp được lúc thuận tiện cho việc thay đổi căn bản. Trong khi chờ đợi, vẫn c̣n nhiều căng thẳng giữa điều được tiếp nhận và điều đang xẩy ra. Điều chủ yếu là phải vâng lời Giáo hội, nhưng mặt khác những cuộc tranh luận căn bản có tính tiên tri cần được tiếp tục. Chủ yếu cũng cần phải tránh việc kết tội lẫn nhau và tỏ ra ngờ vực những người đang khảo sát bản chất của tính dục một cách sâu sắc hơn. Việc khai triển suy nghĩ cũng cần thiết như việc vâng lời, và sự căng thẳng giữa lề luật và t́nh yêu vốn cũng xưa như việc khởi đầu của Kitô giáo và các trước tác của Thánh Phaolô.

Người ta cũng sợ rằng nếu giáo huấn của Giáo hội thay đổi về vấn đề ngừa thai, th́ đó sẽ là một bước chuyển tiếp dẫn đến việc chấp thuận cho phá thai. Nhưng không có chứng cớ nào cho thấy cái trước bắt buộc sẽ dẫn đến cái sau. Những vấn đề nằm ở bên dưới hoàn toàn khác và việc chống phá thai thực ra vô cùng mạnh mẽ trong mọi cộng đoàn. Gom tất cả các vấn đề tính dục vào một rọ xét ra hoàn toàn không thể chấp nhận được. Thủ dâm, tà dâm, ngoại t́nh, ngừa thai, phá thai, ly dị, đồng tính luyến ái, hiếp dâm... đều là những vấn đề riêng rẽ, và trong quá khứ việc gom chúng thành một đă gây hại nhiều hơn lợi.

 

TÓM LƯỢC

Tính dục con người là một diễn tŕnh phát triển cùng với nhân cách. Có hai h́nh thức: tính dục trẻ thơ và tính dục trưởng thành, cả hai đều đóng vai tṛ quan trọng trong kinh nghiệm người lớn. Giao hợp là kinh nghiệm người lớn, và là sức mạnh trao hiến sự sống: sự sống mới chỉ được nhằm trong một số hoàn cảnh, c̣n các hoàn cảnh khác, nó có khả năng đem lại sự sống cho hai vợ chồng. Sự sống này được cảm nghiệm một cách đầy đủ nhất trong hôn nhân vốn là liên hệ có mục đích làm dễ dàng hơn cả diễn tŕnh trao hiến sự sống. Khi việc giao hợp tính dục có tính truyền sinh, cha mẹ có trách nhiệm về kích thước của gia đ́nh ḿnh cũng như việc sử dụng những phương pháp hạn chế gia đ́nh phù hợp với các phán đoán của một lương tâm hiểu biết. Mọi hành vi tính dục bên ngoài hôn nhân tuy có ư nghĩa nhưng chỉ là ư nghĩa phiến diện, không đầy đủ.

 

Vinc. Vũ Văn An

 


 

Tài Liệu Tham Khảo:

 

1. Xem Chương 3

2. Allen, C., A Textbook of Psychosexual Disorders. Oxford University Press, 1962.

3. Masserman, J.H. (ed.), Dynamics of Deviant Sexuality. Grune and Stratton, 1969.

4. Dunnell, K., Family Formation 1976. Office of PopulationCensus anf Surveys, 1979.

5. Dominian, J., Proposals for a New Sexual Ethic. Darton, Longman and Todd, 1977.

6. Spurgeon English, O. And Heller, M.S., 'Is Marital Fidelity Justified' in Sexual Issues in Marriage, ed. L. Gross. Spectrum Publications, New York, 1975.

7. Glick, P., 'Updating the Life Cycle of the Family'. Tham luận đọc tại kỳ họp thường niên của Hiệp Hội Dân số Mỹ Châu, Montreal, 1976.

8. Dunnell, Family Formation, p. 42.

9. Paul VI, Humanae Vitae.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22


Xem các bài viết khác trong Vũ Văn An , Khoá 3 GHHV Đà Lạt Việt Nam.