HÔN NHÂN, ĐỨC TIN VÀ T̀NH TÊU

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

marriage

 

Bản Việt ngữ của
Vincent Vũ Văn An
Sydney NSW, tháng Chín năm 1999

 

 

CHƯƠNG MƯỜI BẨY

 

PHỤNG VỤ HÔN NHÂN

 

Chương trước đă bàn về những đường hướng và phương thế qua đó vợ chồng được trợ giúp về phương diện mục vụ. Cách tiếp cận trên gỉa thiết rằng tâm điểm đời sống hôn nhân là chính kinh nghiệm hàng ngày của vợ chồng và thực tại này được biến đổi hoặc được hội nhập vào chiều kích thần linh. Trong cộng đồng Kitô giáo, điều quan trọng là vợ chồng phải hiểu, phải cảm nhận và phải sống thực tại hôn nhân của họ trong Chúa. Điều này có nghĩa là họ phải nhận ra cuộc đời chung của họ do Chúa mà có và cần được dâng lại cho Ngài.

Đại đa số các cặp vợ chồng Kitô hữu không liên hệ được đời họ với những biến cố trong Thánh Kinh ngoại trừ những trường hợp đặc biệt trong đó họ phải đối diện với những vấn đề luân lư trầm trọng như ly dị chẳng hạn. Cứ như thế, họ chỉ biết đến Lời Chúa khi chúng có nguy cơ bị vi phạm mà thôi. Họ không lượng giá được rằng đến 99% cuộc đời họ không can dự chi đến việc vi phạm luật Chúa mà là can dự vào những kinh nghiệm tích cực, khẳng nhận trong việc sống và cố gắng yêu thương. Thánh Kinh chứa rất nhiều giáo huấn và biến cố liên quan đến cuộc sống vợ chồng và một cách giúp các cặp vợ chồng là cho họ thấy kinh nghiệm của họ được Lời Chúa nhắc đến. Qua Cựu và Tân ước, Lời ấy cho ta thấy rằng hôn nhân là phương thế cứu rỗi đối với tuyệt đại đa số con người ta. Cho nên cần giúp các cặp vợ chồng nhận thấy rằng kinh nghiệm của họ thực sự là ở trong Chúa và hơn nữa họ có thể dâng cuộc sống phu thê của họ cho Chúa qua phụng vụ. Chúng ta nên hiểu phụng vụ đây như là việc thờ phượng mà Giáo hội dâng lên Thiên Chúa qua tay các cặp vợ chồng. Ta cần đưa vào cuộc sống Kitô hữu một cuộc trao đổi hai chiều qua đó các cặp vợ chồng nhận ra cuộc sống chung của họ là phương cách Chúa dùng để cứu vớt họ và đến lượt họ, họ có thể dâng cuộc đời ấy lên Thiên Chúa như một hành vi cảm tạ hồng ân và đồng thời như lời khấn nguyện xin ơn phù tŕ hàng ngày để họ có thể duy tŕ cuộc sống ấy được nguyên tuyền trong Chúa.

Hiện nay, phụng vụ hôn nhân chủ yếu chỉ quanh quẩn xoay quanh nghi thức hôn phối và thánh lễ kèm theo. Đây là lúc hai người phối ngẫu thực hiện các lời nguyện ước với nhau và những lời nguyện ước này thỉnh thoảng được lặp lại trong một vài dịp đặc biệt. Tuyệt nhiên không có một phụng vụ bao trùm qua đó những biến cố hàng ngày của hai vợ chồng được nhắc đến trong một chu kỳ phụng vụ hôn nhân.

An b́nh

 

CHU KỲ PHỤNG VỤ HÔN NHÂN

Điều chúng tôi đề nghị trong chương này là khả năng có một chu kỳ phụng vụ hôn nhân tương hợp với chu kỳ của cuộc sống hôn nhân. Thời gian hẹn ḥ, những năm đầu, những năm giữa và những năm sau cùng được dùng làm căn bản để diễn tả phụng vụ hàng năm, trong đó vợ chồng có thể nh́n thấy cuộc sống họ được diễn tả trong Thánh Kinh và có cơ hội dâng kinh nghiệm đặc thù của ḿnh cho Chúa. Những khả năng để thực hiện được điều này th́ rất nhiều và chúng tôi không hề cho rằng chu kỳ được tŕnh bày ở đây là chu kỳ lư tưởng không cần bàn căi thêm. Tuy nhiên, có thể lấy bốn chúa nhật một năm, hoặc, nếu thấy không thích hợp, th́ bốn ngày một năm để mời gọi các cặp vợ chồng lắng nghe và dùng kinh nghiệm của chính họ mà đáp lại lời Chúa nói về hôn nhân trong các giai đoạn khác nhau. Bốn ngày này có thể trùng hợp với Mùa Vọng, Mùa Chay, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và ngày kết thúc năm phụng vụ của Giáo hội, hay những dịp khác. Điều quan trọng là dần dần thiết lập được một chu kỳ phụng vụ hàng năm đặt trọng tâm vào bậc sống hôn nhân. Truyền thống Công giáo La-mă ngày nay thường có bốn bài đọc trong thánh lễ, nên bốn bài đọc đă được chọn cho mỗi giai đoạn. Những đoạn Thánh Kinh được chọn ở đây có thể được thay thế bằng những đoạn văn khác đă trích trong sách này hoặc những đoạn văn khác nữa.

 

GIAI ĐOẠN HẸN H̉ QUEN NHAU

Trong các xă hội Tây phương, thời gian quen nhau đă gây ra nhiều tranh luận v́ trong một số hoàn cảnh, người trẻ đă quyết định giao hợp tính dục trước khi cưới nhau và một số nhỏ khác lại thích sống chung với nhau một thời gian mà không chịu chính thức kết hôn với nhau.

Đă đành đây là những vấn đề quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn là biết nhận thức rằng thời gian quen nhau là thời gian trong đó sự lôi cuốn về thể xác đóng một vai tṛ trội yếu theo nghĩa tích cực. Kitô giáo vốn có truyền thống đánh giá cao tầm quan trọng của thân xác nhưng lại tỏ ra sợ sệt nó. Thời ta, người ta quan tâm chứng tỏ rằng trong thân xác có vẻ đẹp và niềm vui vô cùng nhân bản và gây thích thú. Các cặp yêu nhau khắp nơi trên thế giới đều hân hoan về các đường nét của thân xác ḿnh và sự lôi cuốn lẫn nhau của họ. Thánh Kinh cũng chứng thực điều đó cách tích cực.

 

1. CỰU ƯỚC

Các đoạn trong Diễm Ca của Cựu Ước đă chào mừng sự lôi cuốn, thứ t́nh yêu mà ta gọi là thơ mộng, và ḷng thủy chung giữa nguời đàn ông và đàn bà. Đây là cách chàng rể diễn tả về cô dâu:

Nàng đẹp quá, bạn t́nh ơi, đẹp quá!
Sau tấm mạng the, đôi mắt nàng, cặp bồ câu xinh đẹp.
Tóc nàng gợn sóng như đàn sơn dương
Tự trên ngàn Ga-la-át tủa xuống.
Răng nàng trắng tựa đàn vật sắp xén lông,
Đàn vật vừa lên từ suối tắm,
Hai hàng sao đều đặn, không chiếc nào lẻ đôi!
Môi thắm chỉ hồng, miệng xinh duyên dáng,
Má đỏ hây hây một mầu thạch lựu
Thấp thoáng sau tấm mạng the.
Cổ nàng đẹp như tháp ngà Đa-vit
Xây lên để trưng bầy chiến lợi phẩm:
Nơi treo ngàn vạn mộc khiên
Toàn là của anh hùng dũng sĩ.
Ngực nàng khác nào cặp nai tơ,
Cặp nai sinh đôi của nai mẹ,
Gặm cỏ non giữa vườn huệ thắm
. (Dc 4:1-5)

Một đoạn khác có thể được dùng để nói lên niềm vui của chàng rể:

Đẹp chừng nào, công nương hỡi,
Gót sen thả nhẹ, đôi hài xinh xinh!
Lưng ong uốn mềm như chiếc ṿng trang sức
Bàn tay nghệ sĩ khéo tạc nên.
Rốn em tựa chung rượu tṛn chẳng bao giờ cạn.
Bụng em như lúa ḿ vun lên đầy ắp, hoa huệ bao quanh.
Bộ ngực khác nào cặp nai tơ, cặp nai sinh đôi của nai mẹ.
Cổ em giống như ngọn tháp ngà.
Đôi mắt như mặt hồ Khét-bôn
Bên cạnh cổng thành Bát Rap-bim.
Mũi em tựa Li-băng, ngọn tháp nh́n về hướng Đa-mát.
Trên thân ḿnh,
Đầu em đỉnh núi Các-men, tóc em một giải lụa hồng,
Bồng bềnh sóng nước, xiềng xích quân vương.
Em xinh đẹp biết bao, kiều diễm biết chừng nào,
T́nh yêu ơi, em làm anh say đắm!
(Dc 7:2-7)

Có những đoạn khác, trong đó cô dâu đối đáp lại bằng lời tán dương chàng rể đầy yêu thương cảm mến. Thật là hiếm họa t́m thấy trong Thánh Kinh một nét bộc phát, cởi mở và thoải mái trong cách diễn đạt của môi miệng đàn bà đến như vậy. Sách Diễm Ca cho thấy các phụ nữ xưa cũng có cơ hội ca tụng những nét đẹp phái tính không chút e dè như các chị em hiện nay của họ.

Người yêu của tôi: khuôn mặt tươi sáng, nước da hồng hào,
Nổi bật giữa muôn ngàn trai tráng.
Đầu chàng: khối vàng ṛng tinh luyện,
Mái tóc chàng gợn sóng nhánh cọ non,
Đen huyền chim ô thước.
Mắt chàng nằm gọn giữa bờ mi,
Như đôi bồ câu tắm bên ḍng suối sữa.
Đôi má chàng tựa luống hoa thơm,
Như vầng phương thảo.
Cặp môi chàng là đoá huệ thắm tươi,
Chứa chan tươm mộc dược.
Đôi nắm tay như những trái cầu vàng
Dát kim châu bảo thạch.
Thân ḿnh chàng tựa ngọc ngà nguyên khối
Nạm đá quí xanh lam.
Đôi chân chàng như đôi trụ bạch ngọc
Dựng trên đế vàng ṛng.
Tướng mạo chàng tựa núi Li-băng,
Kiêu hùng như ngàn cây hương bá.
Miệng chàng êm ái ngọt ngào,
Cả con người những dạt dào hương yêu.
Người tôi yêu là như thế, t́nh quân tôi là như vậy,
Hỡi thiếu nữ Giêrusalem!
(Dc 5: 10-16).

An b́nh

Sau cùng, ở một đoạn khác, người đàn ông diễn tả một cách hết sức thơ mộng ḷng thủy chung trường cửu của ḿnh. Chàng xin Cô Dâu đặt chàng thành ấn tín trên trái tim nàng. Cặp t́nh nhân nào cũng ước mơ cuộc t́nh của họ trong thời gian quen nhau sẽ tiếp tục sống măi và trở thành phần thường tại trong nhau.

Anh đă đánh thức nàng dưới gốc cây táo.
Chính nơi đây, thân mẫu sinh ra nàng,
Chính nơi đây, nàng đă lọt ḷng mẹ.
Xin đặt anh như chiếc ấn trên trái tim em,
Như chiếc ấn trên cánh tay em.
Phải, t́nh yêu mănh liệt như tử thần,
Cơn đam mê dữ dội như âm phủ.
Lửa t́nh là ngọn lửa bừng cháy,
Một ngọn lửa thần thiêng.
Nước lũ không dập tắt nổi t́nh yêu,
Sóng cồn chẳng tài nào vùi lấp.
(Dc 8:5-7)

 

2. THÁNH VỊNH

Trong đoạn văn kết thúc bản Diễm Ca của Salômôn trên, người đàn ông nhắc đến sức mạnh của t́nh yêu được chàng ví như ngọn lửa của chính Giavê. T́nh yêu, ḷng thủy chung và Thiên Chúa có tương quan mật thiết với nhau. Thực vậy, Chúa là nguồn mọi thủy chung, và muốn cho t́nh yêu măi măi lớn mạnh, nó phải nuôi dưỡng bằng ḷng chung thủy. Thánh Vịnh 89 là một ca khúc và lớ kinh cầu xin ḷng thủy chung của Chúa:

T́nh thương Chúa, đời đời con ca tụng,
Qua muôn ngàn thế hệ
Miệng con rao giảng ḷng thành tín của Ngài.
Vâng con nói: T́nh thương ấy được xây dựng tới thiên thu,
Ḷng thành tín Chúa được thiết lập trên trời.
Xin Chúa phán: Ta đă giao ước với người Ta tuyển chọn,
Đă thề cùng Đa-vit, nghĩa bộc Ta,
Rằng: ḍng dơi ngươi, Ta thiết lập cho đến ngàn đời,
Ngai vàng ngươi, Ta xây dựng qua muôn thế hệ.
Lạy Chúa, thiên đ́nh xưng tụng những kỳ công của Chúa,
Cộng đoàn chư thánh ca ngợi ḷng thành tín của Ngài.
Trên cơi trời cao, nào có ai sánh tầy Đức Chúa?
Trong hàng thần thánh, hỏi có ai giống Chúa được chăng?
Thiên Chúa oai phong giữa triều thần thánh,
Vô cùng lẫm liệt trên hết cả quần thần
. (Tv 89: 1-8).

Đáp ca cho Thánh vịnh này sẽ là: Lạy Chúa, cộng đoàn chư thánh ca ngợi ḷng thành tín của Ngài!

 

3. THÁNH THƯ

Trong thời gian quen nhau, giao hợp tính dục là một vấn đề quan trọng. Truyền thống Kitô giáo, tiếp nối truyền thống Do thái trong Cựu Ước, luôn đặt việc giao hợp tính dục trong một mối liên hệ vừa gồm tín thác yêu thương vừa chứa đựng một thực thể vững bền được nuôi dưỡng bằng ḷng thủy chung như nhất. Những cuộc làm t́nh tạm bợ trong đó hai thể xác gặp nhau để mua vui cho nhau mà không hề có trao đổi bản thân để hướng tới một t́nh yêu vững bền là một việc nằm bên ngoài mạc khải của Chúa. Thánh Phao lô làm nổi bật chân lư ấy trong Thư gửi tín hữu Côrintô. Dân thành này tin rằng người ta có quyền làm bất cứ chuyện ǵ kể cả việc chơi điếm. Thánh Phaolô nhắc họ nhớ rằng giao hợp là việc kết hiệp của hai thể xác, nhưng thể xác ta đă được Chúa Kitô giải thoát trong thân thể Người; nó là đền thờ Chúa Thánh Thần và do đó, sự trao ban thân xác ấy cho người khác chỉ có thể thực hiện trong bối cảnh một t́nh yêu bền vững. Liên hệ nào thiếu điều đó là làm cho thân xác ḿnh mất hết ư nghĩa và tầm quan trọng của nó, là phá hủy t́nh yêu và không thích đáng với Chúa Kitô là Đấng sống trong thân xác ta cũng như trong cả con người của ta:

Tôi được phép làm mọi sự; nhưng không phải mọi sự đều có ích. Tôi được phép làm mọi sự; nhưng tôi sẽ không để sự ǵ làm chủ được tôi. Thức ăn dành cho bụng, và bụng dành cho thức ăn. Thiên Chúa sẽ hủy diệt cả cái này và cái kia. Nhưng thân xác con người không phải để gian dâm, mà để phụng sự Chúa, v́ Chúa làm chủ thân xác. Thiên Chúa đă làm cho Chúa Kitô sống lại; chính Người cũng sẽ dùng quyền năng của ḿnh mà làm cho chúng ta sống lại.

Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Chúa Kitô sao? Tôi lại lấy phần thân thể của Chúa Kitô mà làm phần thân thể của người kỹ nữ sao? Không đời nào! Anh em chẳng biết rằng ăn ở với người kỹ nữ là nên một thân xác với người ấy sao? Thật thế, có lời chép rằng cả hai sẽ thành một xương một thịt. Ai đă kết hợp với Chúa, th́ nên một tinh thần với Người.

Anh em hăy tránh xa tội gian dâm. Mọi tội người ta phạm đều ở ngoài thân xác ḿnh, c̣n kẻ gian dâm th́ phạm đến chính thân xác mńnh.

Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đă ban cho anh em. Như thế anh em đâu c̣n thuộc về ḿnh nữa, v́ Thiên Chúa đă trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hăy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em. (1 Cor 6: 12-20).

An b́nh

 

4. PHÚC ÂM

Thời gian quen nhau là thời gian của những dự ước hân hoan về mối liên hệ. Nhưng là mối liên hệ nào? Tạm bợ hay vĩnh viễn? Mặc dù Cựu ước cho phép ly dị, nhưng điều đó không hẳn đẹp ḷng Giavê. Đó là điều Chúa Kitô đă bị phái Pharisiêu chất vấn.

Có mấy người Pharisiêu đến gần Đức Giêsu để thử Người. Họ nói: thưa Thầy, có được phép rẫy vợ ḿnh v́ bất cứ lư do nào không? Người đáp: Các ông không đọc thấy điều này sao: thuở ban đầu, Đấng Tạo hóa đă làm ra con người có nam có nữ và Người đă phán: v́ thế người ta sẽ ĺa cha mẹ mà gắn bó với vợ ḿnh, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy họ không c̣n là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy sự ǵ Thiên Chúa đă phối hợp, loài người không được phân ly. Họ thưa với Người: Thế sao ông Môsen lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ? Người bảo họ: V́ các ông ḷng chai dạ đá, nên ông Môsen đă cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu. Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp dâm bôn, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại t́nh (Mt 19:3-9).

Đó là một trong những giáo huấn rơ rệt nhất của Chúa Kitô, và thời gian quen nhau là thời gian để trắc nghiệm xem mối liên hệ này liệu có tồn tại bao xa, đến bốn mươi, năm mươi năm hay không. Không phải chỉ trắc nghiệm xem có xứng đôi vừa lứa hay không mà thôi, mà c̣n phải xét cái động cơ khiến người ta đính kết với nhau trong hôn nhân nữa. Liệu hai người có hoàn toàn tự do về phương diện xă hội và t́nh cảm để có thể tín thác với nhau hay bị thúc đẩy bởi những áp lực mà họ không thể cưỡng lại được?

Thời gian quen nhau là thời gian của những dự ước hân hoan về mối tương quan yêu đương bền vững, nhưng cũng là thời gian thích hợp để nh́n vào chiều sâu xem hai người có đủ khả năng và ư chí bước vào một cam kết vĩnh viễn hay không. Trong lời nguyện giáo dân, nên có những lời cầu xin thích đáng để xin Chúa ban sức mạnh và ḷng khích lệ.

Những năm đầu mới lấy nhau

Trong truyền thống Giáo hội Phương Tây, hôn nhân khởi đầu khi hai vợ chồng trao đổi lời thề hứa hiến thân trọn vẹn cho nhau như những con người toàn diện và hoàn hợp sự dâng hiến ấy về phương diện tính dục. Công đồng Vatican 2 tuyên bố sự kết hợp ấy là do Đấng Tạo Hóa thiết lập và điều hoà bằng luật lệ của Ngài. Nó được đâm rễ trong giao ước phu phụ dựa trên sự thoả thuận bản thân không thể phản hồi được. Nhờ thế, qua cái hành vi nhân bản trong đó vợ chồng hiến dâng và chấp nhận lẫn nhau, một liên hệ được thiết lập, liên hệ ấy, do ư Chúa và dưới con mắt xă hội, có tính cách trường cửu (1).

Trong đoạn văn trên, Giáo hội quan tâm vạch cho ta thấy sự khởi đầu của một liên hệ có tính trường cửu. Tuy nhiên ta biết rằng vợ chồng cảm nghiệm cuộc hôn nhân của họ từng giai đoạn một, mỗi giai đoạn có những thách đố riêng mà họ phải vượt qua. Trong sách này, giai đoạn đầu bao gồm năm năm đầu tiên, là những năm rất chủ yếu đối với cuộc hôn nhân. Khoảng 30 đến 40 phần trăm các đổ vỡ hôn nhân đă xẩy ra trong giai đoạn này, hoặc ít nhất những vấn nạn khởi diễn từ giai đoạn này sẽ dẫn đến những đổ vỡ trong tương lai. Cho nên khi hôn nhân được quan niệm như một liên hệ không ngừng khai mở, th́ giai đoạn này rất quan trọng. Thánh Kinh có rất nhiều đoạn có thể ứng đáp cho giai đoạn này. Hôn nhân để làm chi? Ư nghĩa của những năm đầu này là ǵ? Giao hợp tính dục mang ư nghĩa ǵ? Đó là một vài vấn đề có thể đem ra suy niệm trong dịp này. Vợ chồng có thể lắng nghe các đoạn văn Thánh Kinh thích hợp, và trong diễn tŕnh thánh lễ dùng lời cầu nguyện mà suy gẫm và dâng lên Chúa những cảm nghiệm của chính ḿnh.

 

1. CỰU ƯỚC

Có hai tŕnh thuật về Sáng thế. Tŕnh thuật thứ hai, thực ra, lại là tŕnh thuật có trước và là tŕnh thuật làm nổi bật khía cạnh liên hệ trong hôn nhân một cách rơ ràng hơn cả:

Chúa là Thiên Chúa phán: con người ở một ḿnh không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó. Chúa là Thiên Chúa lấy đất nặn ra mọi dă thú, mọi chim trời và dẫn đến với con người, xem con người gọi chúng là ǵ: hễ con người gọi mỗi sinh vật là ǵ , th́ tên nó sẽ là thế. Con người đặt tên cho mọi súc vật, mọi chim trời và mọi dă thú, nhưng con người không t́m được cho ḿnh một trợ tá tương xứng.

Chúa là Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra, và lấp thịt thế vào. Chúa là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đă rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người.

Con người nói: Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, v́ đă được rút từ đàn ông ra. (St 2: 18-23).

Rơ ràng, Chúa muốn đàn ông và đàn bà có tương quan với nhau. Bản chất họ đ̣i họ phải bổ túc lẫn nhau. Theo cái nh́n của Thánh Kinh, việc người phụ nữ ngày nay đi t́m sự b́nh đẳng về giá trị giữa các phái tính là điều chẳng có chi phải sợ sệt. V́ trong đoạn Sách Thánh này, rơ ràng yếu tính của người đàn bà cũng tương tự như yếu tính của người đàn ông.

Một điểm khác được đoạn văn trên nêu rơ là nhu cầu đ̣i vợ chồng, muốn kết hôn, phải rời bỏ cha mẹ ḿnh. Điểm này vẫn c̣n đúng cho cả xă hội ngày nay nữa. Khi kết hôn, hai vợ chồng phải thấy ḿnh được tự do thoát khỏi uy quyền của bố mẹ để có thể coi nhau như những nhân vật chính trong cuộc sống của ḿnh. Khi bố mẹ pha ḿnh vào hoặc khi đôi vợ chồng trẻ không thể nào tách khỏi bố mẹ, th́ mối liên hệ vợ chồng của họ không thể nào điều hành hữu hiệu và cuộc hôn nhân của họ thực chất chưa bắt đầu.

Điểm thứ ba cần ghi chú là bản chất hoàn toàn trong sáng của giao hợp tính dục. Đă đành đây là bức tranh trước cuộc Sa Ngă, nhưng việc Chúa Kitô giao ḥa cái bản tính nhân loại đă sa đoạ với Thiên Chúa Ngôi Cha đă khôi phục mọi sự trở lại với cái khả thể tinh ṛng của chúng. Cuộc Sa Ngă là chuyện có thực và tính dục bị thiệt hại cùng với toàn thể nhân loại. Nhưng hôn nhân, khi được sống bằng đời sống ơn thánh, đă khôi phục được cái khả thể tươi đẹp, hân hoan và yêu thương mà Thiên Chúa đă muốn vạch cho con người. Trong thân mật xuồng xă của cuộc sống lứa đôi, vợ chồng sẽ mặt đối mặt trần truồng. Không phải chỉ trần truồng thể xác mà c̣n trần truồng xă hội và tâm lư nữa. Hai vợ chồng sẽ học biết chiều sâu của nhau, và t́nh yêu của họ luôn luôn theo đuổi một hoài mong được đáp ứng toàn diện, chính xác và thích đáng.

Tŕnh thuật thứ nhất về Sáng thế thực ra là tŕnh thuật có sau. Nó giống với tŕnh thuật thứ hai ở nhiều điểm, nhưng cũng có điểm khác. Trong khi tŕnh thuật thứ hai nhấn mạnh đến khía cạnh liên hệ, th́ tŕnh thuật thứ nhất này nhấn mạnh đến khía cạnh phụ tạo (procreation).

Thiên Chúa phán: Chúng ta hăy làm ra con người theo h́nh ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dă thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật ḅ dưới đất. Thiên Chúa sáng tạo con người theo h́nh ảnh ḿnh. Thiên Chúa sáng tạo NÓ theo h́nh ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa sáng tạo CHÚNG có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho chúng và Thiên Chúa phán với chúng: Hăy sinh sôi nẩy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hăy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật ḅ trên mặt đất. (St 1: 26-28).

Trong đoạn văn trên, việc con người giống Chúa đă được xác định một cách không chút mơ hồ. Đàn ông và đàn bà đă được dựng nên theo h́nh ảnh của Ngài và do đó, một lần nữa, Thánh Kinh xác nhận sự b́nh đẳng về vị thế và phẩm giá giữa các phái tính dù họ có những chức năng khác nhau. Nhưng đoạn văn trên khi nhấn mạnh đến NÓ và CHÚNG đă chỉ rơ rằng ta chỉ có thể hiểu nhân loại trong tương quan đàn ông đàn bà. Sự phân chia phái tính là điều căn bản và, dù ta không hiểu được mầu nhiệm chung quanh bản tính Thiên Chúa mà đoạn văn nhắc đến, nhưng ta có thể an tâm nói rằng cả hai phái tính đều có mặt trong Thiên Chúa. Ta cũng có thể nói rằng sự kết hợp giới tính của họ dính liền với bản nhiên của họ và sự kết hợp ấy không chỉ tốt mà thôi mà c̣n rất tốt nữa. Sau cùng, cái phần yếu tính làm nên cái tốt của nó chính là đặc tính trao ban sự sống. Nhưng như ta đă biết quá rơ, cái đặc tính trao ban sự sống này chỉ có tính phụ tạo ở một số dịp hiếm hoi, phần đại đa số là sự hiệp thông của yêu thương. Và t́nh yêu chính là ch́a khóa mở cửa đi vào bản tính Thiên Chúa, là đặc điểm yếu tính trong liên hệ giữa các phái tính và sự kết hợp dục tính giữa các phái tính ấy.

Như thế, hai đoạn văn trên thiết lập ra hai khía cạnh căn bản trong cuộc gặp gỡ đàn ông đàn bà, một liên hệ với mọi khía cạnh và tính sáng tạo của nó. Cựu Ước c̣n cho thấy nhiều cái nh́n thông suốt khác về mối liên hệ này. Thí dụ, một trong những lời chỉ trích cho rằng đối với truyền thống Kitô giáo, giao hợp tính dục bị coi là bất hợp pháp trước hôn nhân đă trở thành hợp pháp sau hôn nhân. Khi người ta nói đến giao hợp tính dục theo ngôn từ thô trực (crude) của được phép hoặc không được phép, Kitô giáo quả chỉ là một tôn giáo vụ luật lệ (legalistic religion) mà không quan tâm chi đến chính bản chất của tính dục. Nó chỉ quan tâm đến đúng sai, chứ không nhắc chi đến các tính chất bản thân của tính dục. Lời chỉ trích này không hẳn sai, nhưng nói như thế là chưa phản ảnh được những cái nh́n thông suốt của Thánh Kinh, truyện Tô-bi-a sẽ cho ta thấy điều khác hẳn. Ta đă được biết về người vợ tương lai của Tô-bi-a và những khó khăn cô đang gặp phải. Không ai không biết cô đă kết hôn bẩy lần và tên quỉ tồi tệ nhất trong hàng ngũ quỉ là tên Asmodeus đă lần lượt giết hết bẩy người chồng của cô trước khi họ có thể ăn nằm với cô theo nghĩa vợ chồng (Tb 3:8). (Bản Vulgate dịch rằng họ bị giết khi đang “đi vào trong nàng”: mox ut ingressi fuissent ad eam)

Thực ra chưa có lởi giải thích thỏa đáng nào về việc điều ǵ đă xẩy đến cho Sa-ra và bẩy người chồng của cô. Theo lối giải thích phỏng đoán của chúng tôi đó có thể là v́ Sa-ra không có khả năng hoàn hợp cuộc hôn nhân của cô. Tâm lư học hiện đại gọi đó là lối đáp ứng quá lo âu đối với việc giao hợp tính dục. Dù sao, thực tế đă rơ là cô rất buồn khổ v́ sự thất bại của ḿnh, buồn khổ đến độ toan bề tự vận. Sách Tôbia thuật lại như sau:

Vậy ngày hôm ấy, ḷng cô Sa-ra ưu phiền và cô kêu khóc. Rồi lên lầu trên ở nhà cha cô, cô định thắt cổ tự tử. Nhưng nghĩ lại, cô tự nhủ: sẽ không bao giờ người ta nhục mạ được cha tôi và nói với người: ông chỉ có một cô con gái yêu quí, thế mà v́ bạc phận, cô đă thắt cổ tự tử! Như vậy tôi sẽ làm cho tuổi già của cha tôi phải buồn phiền đi xuống âm phủ. Nên tốt hơn là tôi đừng thắt cổ tự tử, mà phải cầu xin Chúa cho tôi chết đi, để đời tôi không c̣n phải nghe những lời nhục mạ nữa. (Tb 3: 10).

Từ ngữ nhục mạ có thể ám chỉ việc cô thiếu khả năng giao hợp tính dục. Thế nhưng Tô-bi-a lại yêu cô, và dù đă nghe biết những tai họa giáng xuống các người chồng trước của cô, vẫn quyết định xin cưới cô làm vợ. Đêm tân hôn, Tô-bi-a và Sa-ra cùng cầu nguyện với nhau trước khi hoàn hợp cuộc hôn nhân của ḿnh và lời cầu nguyện của họ đă trở thành lời kinh tân hôn cổ điển. Họ cầu nguyện như thế này: Lạy Thiên Chúa của tổ tiên chúng con. Xin chúc trụng Chúa, xin chúc tụng Thánh Danh đến muôn thuở muôn đời! Các tầng trời và công tŕnh của Chúa phải chúc tụng Chúa đến muôn thuở muôn đời! Chính Chúa đă dựng nên ông A-đam, dựng nên cho ông một người trợ thủ và nâng đỡ là bà Evà, vợ ông. Và loài người đă sinh ra từ hai ông bà. Chính Chúa đă nói: Con người ở một ḿnh không tốt. Ta sẽ làm cho nó một người trợ thủ giống như nó. Giờ đây không phải v́ ḷng dục, mà con lấy em con đây, nhưng v́ ḷng chân thành. Xin Chúa đoái thương con và em con, cho chúng con được chung sống bên nhau đến tuổi già (Tb 8:5-7).

Đó là điều thực sự đă xẩy ra. C̣n sau đây chúng tôi xin đưa ra một giả thuyết nhằm giải thích rằng chính thái độ nhă nhặn và đầy âu yếm của Tô-bi-a đă khắc phục được các khó khăn của Sa-ra giúp nàng hoàn hợp được cuộc hôn nhân của ḿnh.

Dầu vậy điều quan trọng là phải t́m hiểu thêm lời tuyên bố của Tô-bi-a cho rằng chàng không cưới Sa-ra v́ lư do sắc dục. Trong bối cảnh trắng đen của hợp pháp tính, việc giao hợp đương nhiên là được phép sau khi đă cưới nhau. Và Tô-bi-a đă ân ái với Sa-ra nhiều lần. Điều Tô-bi-a muốn làm sáng tỏ ở đây là chàng quan tâm đến vợ trước các khóai cảm tính dục của ḿnh. Động lực của chàng phát xuất từ trái tim, và trái tim tất nhiên liên hệ mật thiết đến t́nh yêu.

T́nh yêu trong giao hợp không những đ̣i hai vợ chồng phải sẵn sàng làm t́nh khi được người bạn đời yêu cầu, nó c̣n có ư nghĩa hơn thế nữa. Nghĩa là, người khởi xướng lời yêu cầu ấy phải bảo đảm là ḿnh sẽ không đ̣i hỏi nếu người bạn đời chưa sẵn sàng. Sự hy sinh ấy là một thành phần trong t́nh yêu vợ chồng, và do đó, vợ chồng nào biết quan tâm đến nhau đều phải luôn ư thức về sự sẵn sàng của nhau. Nhiều người chỉ trích các phương pháp tiết dục định kỳ (chỉ làm t́nh trong những thời kỳ không thể thụ thai) như là quá đ̣i hỏi hy sinh nơi cặp vợ chồng. Nhưng thực ra, hy sinh hiện diện khắp cùng trong cuộc sống vợ chồng khi một người muốn làm t́nh nhưng người kia chưa sẵn sàng.

Một khi hai người cùng thỏa thuận giao hợp, th́ người khởi xướng phải đảm bảo là người bạn đời của ḿnh được chuẩn bị một cách thích đáng để đáp ứng, là cực khóai phải được cả hai cùng đạt tới và sự trao đổi được thăng hoa thành trao đổi săn sóc và yêu đương, một trao đổi phải tiếp diễn sau khi đă đạt cực khoái, đặc biệt khi cực khoái ấy chỉ xẩy ra một chiều. Bởi thế, lư do sắc dục mà Tô-bi-a nhắc đến có nghĩa là chỉ biết quan tâm đến khoái cảm một chiều, cho riêng ḿnh, mà quên tŕu mến quan tâm đến người bạn đời của ḿnh. Tính dục trong những năm đầu tiên phải là một phương thế mạnh mẽ nhằm chuyên chở khóai cảm, niềm vui và quan tâm kính trọng nhau.

Nhưng tính dục chỉ là một phần cuộc sống của hai người mới cưới nhau. Họ cần có đủ th́ giờ để hiểu nhau, để chia sẻ và tạo dựng cuộc sống chung. Người đàn ông rất thường khi cưới vợ nhưng vẫn tiếp tục sống cái cuộc sống như hồi c̣n độc thân, dành th́ giờ cho đủ thứ công việc cũng như bạn bè hơn là cho vợ. Ngược lại cũng có những bà vợ chuyên tiêu phí th́ giờ với thân nhân hơn là với chồng.

Cựu Ước nhấn mạnh đến nhu cầu vợ chồng phải dành th́ giờ cho nhau: Một thanh niên mới cưới vợ sẽ khỏi phải nhập ngũ, và người ta sẽ không bắt anh ta sung vào bất cứ nghĩa vụ nào, anh ta sẽ được miễn dịch một năm để ở nhà mà mua vui cho vợ mới cưới (Đnl 24:5). Ngày nay, không quân đội nào dễ dăi như thế. Nhưng nhu cầu phải có giờ để tạo nên nếp sống mới chung với nhau là điều tối quan hệ.

 

2. THÁNH VỊNH

Cũng như mọi người khác, Tô-bi-a đă hướng về Chúa để t́m ra căn bản vững bền cho t́nh yêu của ḿnh. Chúa là t́nh yêu và từ t́nh yêu này nẩy sinh ra t́nh yêu vợ chồng. Những năm đầu của hôn nhân phải được dùng làm chứng tá cho t́nh yêu ấy, và Thánh vịnh 103 đă diễn tả điều này cách thâm thúy.

Đáp ca xin thưa: Hồn tôi hỡi, chúc tụng Chúa đi!

Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
Toàn thân tôi, hăy chúc tụng Thánh Danh!
Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
Chớ khá quên mọi ân huệ của người...
Chúa là đấng từ bi nhân hậu,
Người chậm giận và giầu t́nh thương,
Chẳng trách cứ luôn luôn, không oán hờn măi măi.
Người không cứ tội ta mà xét xử,
Không trả báo ta xứng với lỗi lầm....
Kiếp phù sinh, tháng ngày vắn vỏi,
Tươi thắm như cỏ nội hoa đồng,
Một cơn gió thoảng là xong,
Chốn xưa ḿnh ở cũng không biết ḿnh.
Nhưng ân t́nh Chúa thiên thu vạn đại,
Dành cho kẻ nào hết dạ kính tôn.
Người xử công minh cả với đời con cháu,
Cả những ai giữ giao ước của Người,
Và nhớ tuân hành mệnh lệnh Người ban
. (Tv 103: 1-2, 8-10, 15-18)

An b́nh

 

3. THÁNH THƯ

Hai vợ chồng khơi màn cuộc sống hôn nhân của họ bằng cam kết yêu nhau cả thể xác lẫn tâm hồn. Thánh Phaolô có những lời khôn ngoan cả về hai phương diện ấy. Thánh nhân chuộng đời sống độc thân, điều ấy đă hiển nhiên. Nhưng Ngài rất thực tế về tính dục. Tính dục ấy nếu không được biểu lộ trong tuơng quan yêu thương th́ nó sẽ t́m ngơ khác, mà Thánh nhân th́ không bao giờ muốn khích lệ dâm đăng. Do đó, liên hệ yêu đương trong hôn nhân là chuyện thích đáng, và trong mối liên hệ ấy, tính dục đóng một vai tṛ quan trọng. Nhiều người cho rằng dù có quan điểm tích cực như thế, Thánh Phalô thực ra nh́n nhận bậc vợ chồng một cách khá miễn cưỡng. Tuy nhiên sự miễn cưỡng này phải được nh́n theo cái hậu cảnh trong đó Thánh nhân đang mong chờ việc Chúa đến lần thứ hai. Ngày ấy chẳng c̣n bao xa nữa, nên Ngài muốn ai ai cũng phải sẵn sàng. Thành thử ra, mặc dù Ngài không phản đối hôn nhân hoặc tính dục, nhưng v́ Ngài có cái viễn tượng lớn hơn, nên Ngài không muốn khích lệ bất cứ điều ǵ có thể làm mất chú tâm vào những đối tượng đời đời. Tuy nhiên, ở bên trong những giới hạn ấy, th́ Ngài tỏ ra tích cực cả trong vấn đề hôn nhân lẫn vấn đề tính dục.

Trong Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô trả lời các câu hỏi của họ liên quan đến tính dục và hôn nhân (1Cor 7:1-7). Nên nhớ rằng thánh Phaolô coi việc sống độc thân như một ơn phúc và bậc vợ chồng cũng vậy; Ngài không coi trọng cái nào hơn cái nào.

Nhưng sau cùng, Thánh Phaolô vượt lên trên những vấn đề thực tế ấy để dẫn ta vào cái nh́n sâu sắc về hôn nhân. Chúa đă tự mặc khải đầy đủ nơi Chúa Giêsu Kitô. Đến lượt ḿnh, Chúa Kitô đă trở thành đầu của Giáo hội, là Nàng dâu của Người. Cũng như Chúa Kitô đă liên hệ mật thiết với Giáo hội thể nào, th́ vợ chồng cũng liên hệ thân thiết với nhau như thế. Việc hiển linh của Thiên Chúa trong Chúa Kitô ấy sẽ tiếp diễn qua sự hiện diện của Chúa Kitô trong hai vợ chồng. Như thế, đối với Thánh Phaolô, giữa việc Thiên Chúa tự tỏ ḿnh ra đầy đủ nơi Chúa Kitô, với việc Chúa Kitô kết hiệp hoàn toàn với Giáo hội và hôn nhân như một giáo hội nhỏ trong đó Chúa Kitô chủ tŕ mối liên hệ vợ chồng, có một sợi dây nối kết rơ ràng, v́ trong tất cả những mối liên hệ ấy ta đều thấy bóng dáng yêu thương. Tất cả những điều này sẽ được t́m thấy trong cái nh́n sâu sắc của Thánh Phaolô qua Thư gửi Tín hữu Êphêsô 5:21-32 đă được trích trong Chương Một. Một lối giải thích về đoạn văn thời danh này là: như Chúa Kitô và Giáo hội đă kết hiệp nên một với nhau về phương diện thể lư trong tương quan đầu ḿnh và thân thể như thế nào, vợ chồng cũng kết hiệp nên một với nhau về phương diện thể lư như thế chủ yếu qua giao hợp tính dục. Nhưng liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo hội, dù có tính thể lư (bodily), c̣n đi xa hơn thế. V́ trọn vẹn hữu thể thần linh đă được liên kết không thể tháo gỡ với Giáo hội, nên hai vợ chồng cũng phải kết hợp với nhau một cách thâm thiết không những chỉ về phương diện thể lư mà thôi, mà c̣n cả về phương diện xă hội, t́nh cảm và tri thức nữa. Tuy nhiên, thể lư là hạ tầng cơ sở cho tất cả các chiều kích kia. Các hành vi xă hội cần có xác thân mới thực hiện được, các trao đổi xúc cảm và tri thức cũng thế.

 

4. PHÚC ÂM

Biến cố Phúc âm thích hợp nhất chính là sự hiện diện của Chúa Kitô trong tiệc cưới Cana, là dịp để Ngài làm phép lạ đầu tiên.

Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Cana miền Galilê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Chúa Giêsu. Chúa Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Chúa Giêsu nói với Người: Họ hết rượu rồi! Chúa Giêsu đáp: Thưa bà, chuyện đó can ǵ đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến. Thân mẫu Người nói với gia nhân: Người bảo ǵ, các anh cứ việc làm theo.

Ở đó, có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. Chúa Giêsu bảo họ: Các anh đổ đầy nước vào chum đi. Và họ đổ đầy đến miệng. Rồi Người nói với họ: Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc. Họ liền đem cho ông. Khi người quản tiệc nếm thử nước đă hóa thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, c̣n gia nhân múc nuớc th́ đă biết), ông mới gọi tân lang lại và nói: Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đă ngà ngà mới đăi rượu xoàng hơn. C̣n anh, anh lại giữ rượu ngon măi cho đến bây giờ. Chúa Giêsu đă làm dấu lạ đầu tiên này tại Cana miền Galilê (Ga 2:1-11).

 

NHỮNG NĂM GIỮA (GIAI ĐOẠN HAI)

Những năm này là những năm các con ra đời và lớn lên. Ngày nay, đôi khi người ta hoăn cho đến những năm này mới bắt đầu có con. Đây cũng là những năm khi những đợt sóng hân hoan của thuở ban đầu mới lấy nhau lùi bước dần để nhường chỗ cho tỉnh mộng, ḱnh chồng, bất trung, thất vọng, nghi hoặc liệu có nên tiếp tục nữa không đây. Tất cả những tâm t́nh này đều t́m thấy qua nhiều đoạn Sách Thánh khác nhau.

 

1. CỰU ƯỚC

Có rất nhiều đoạn ca tụng niềm vui có con, đặc biệt là con trai:

Con trai là phần thưởng của Giavê,
Người thưởng cho hậu duệ.
Những con trai ngươi đẻ ra lúc tráng thời,
Như mũi tên trong tay người dũng sĩ.
Phúc thay kẻ chứa đầy bao,
Những mũi tên như thế;
Họ sẽ không nhục nhă lúc đến cổng thành,
Tranh tụng với địch thủ.
(Tv 127: 3-5)


Ngược lại, son sẻ không con được coi như biểu hiệu thất sủng. Ra-khen gào khóc với Gia-cóp, chồng ḿnh: Cho em con đi không em chết mất! Điều này làm Gia-cóp nổi giận trả lời: Anh đâu phải Chúa! Chính Ngài không cho em làm mẹ (St 30:1-2).


Tuy nhiên, con cái phải lớn lên và trong những năm tháng này, cha mẹ thường gặp hàng loạt những vấn đề do chúng đem lại. Một mặt, chúng muốn độc lập, trong khi cha mẹ lại muốn bảo đảm là chúng có thể tự lo liệu được trước khi có thể tự quyết định lấy đời sống. T́nh thế ấy thường gây nên căng thẳng. Thánh thư và Phúc âm không quên nhắc đến những điều ấy ở nhiều đoạn.


Trong khi ấy, cuộc sống của hai vợ chồng vẫn phải tiếp tục. Và trong những năm này, ta thấy có nhiều tranh chấp. Cựu Ước đă đă nhắc đến điều này. Trong bất cứ tranh chấp nào, ta cũng thấy có sự góp phần của cả hai vợ chồng. Cái khuynh hướng trọng nam (andro-centric) của Cựu Ước phần nào nghiêng về phiá người chồng, như cho phép họ được bất b́nh. Phụ nữ có thể nóng giận khi mang thai, nhưng đàn ông có lợi thế hơn khi có căng thẳng giữa vợ chồng. Ngày nay, đàn ông đàn bà đều có quyền cằn nhằn lẩm bẩm như nhau, nhưng trong trường hợp sau đây, đàn bà là người bị chê trách. Việc chê trách này, tuy nhiên, cho ta thấy một điều: mặc dù đối với xă hội, đàn bà có tư thế thấp hơn, nhưng trong gia đ́nh, tiếng nói của họ chưa chắc đă bị lép vế.


Không vết thương nào sánh nổi vết thương ḷng,
(không sự dữ nào bằng sự dữ do đàn bà gây nên)
không độc ác nào bằng độc ác của người phụ nữ.
Không cái khổ nào bằng cái khổ do kẻ ghét ta gây nên.
Không sự báo thù nào như sự báo thù của kẻ địch.
Không nọc độc nào như nọc độc của loài rắn.
Không cơn giận nào bằng cơn giận của kẻ thù.
Tôi thà ở chung với sư tử hay rắn rết
C̣n hơn chung sống với người đàn bà xấu xa
. (Hc 26:13-16)

Giọng điệu oán trách đó tiếp tục trong những câu sau đây và kết thúc bằng luận điệu quá trớn trong đó người đàn ông được khuyến cáo nên thoát ly khỏi nàng. Chúa Kitô đă chấm dứt t́nh trạng ấy.

Tội bắt đầu có là do đàn bà,
Và cũng tại đàn bà mà tất cả chúng ta phải chết.
Đừng khai mương cho nước chẩy,
Cũng đừng để cho đàn bà độc dữ tự do ăn nói.
Nếu con đưa tay làm hiệu mà nó chẳng theo
Th́ con hăy đoạn tuyệt với nó.
(Hc 25: 24-26)

Nhưng cũng có những lời ca tụng điều tạo nên người vợ tốt và quyến rũ.

Vợ có duyên th́ chồng hạnh phúc,
Vợ khôn khéo th́ chồng được nở mặt nở mày.
Phụ nữ ít nói là quà Thiên Chúa ban,
Không chi sánh bằng người có giáo dục.
Phụ nữ nết na là ân phúc tuyệt vời;
Không chi quí giá bằng người tiết hạnh.
Người vợ hiền trong cửa nhà ngăn nắp
Đẹp như vầng hồng trên chốn cao xanh Đức Chúa.
Khuôn mặt diễm kiều với thân h́nh cân đối
Ví như ngọn đèn tỏa sáng trên giá đền thờ.
Đôi chân thon thả với gót chân vững chắc
Khác chi trụ vàng trên đế bạc
. (Hc 26:13-18)

Đoạn văn trên có vẻ mâu thuẫn. Người chồng muốn có một người vợ ít nói. Ngày nay trái lại, người vợ không đ̣i buộc phải im lặng nữa, họ được yêu cầu góp phần xây dựng mối tương quan vợ chồng. Có điều hay là đoạn văn trên nh́n nhận giá trị của vẻ đẹp thân xác. Đây là điều cần làm nổi bật trong giai đoạn hôn nhân này. Con cái là điều quan trọng, nhưng phúc lợi của chúng tùy thuộc ở sự vững ổn và hạnh phúc của cha mẹ. Muốn được như thế, hai vợ chồng phải biết đánh giá lẫn nhau trong mọi chiều kích kể cả chiều kích thể lư.

 

2. THÁNH VỊNH

Cuộc chiến đấu để bảo tồn t́nh yêu phu phụ trong những năm này khá quyết liệt. V́ vợ chồng nào cũng thay đổi, sự tăng trưởng của họ đôi khi làm họ ra xa lạ với nhau, các cam kết của họ loăng dần do hiệu quả của thất vọng cũng như thất bại. Dân Chúa trong Cựu Ước luôn ư thức họ thiếu khả năng yêu thương và tuân giữ Lề Luật. Cho nên họ luôn hướng về Chúa để được nâng đỡ trong cơn hiểm nguy. Ư thức về Chúa và về tấm t́nh trọn hảo và ḷng trung tín của Ngài là điều cần thiết để nhắc nhở hai vợ chồng kiên tŕ trong t́nh yêu dành cho nhau và cho con cái trong khoảng hai mươi năm, vốn là thời gian kéo dài của giai đoạn này. Vợ chồng đôi lúc lạc đường, nên họ cần Chúa giúp đỡ để t́m lại đường ngay nẻo chính.

Trong Thánh vịnh 107, là Thánh vịnh diễn tả cảnh con người mất hướng, Chúa đuợc cầu xin vẽ mới lại đường ta đi.

Đáp ca sẽ là câu: Hăy tạ ơn Chúa v́ Ngài nhân từ.

Hăy tạ ơn Chúa v́ Chúa nhân từ,
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn t́nh thương.
Họ sẽ cùng nói lên như vậy,
Những người đuợc Chúa thương giải thoát;
Giải thoát cho khỏi tay địch thù,
Tŕệu tập về từ bao viễn xứ,
Khắp miền Nam Bắc, khắp ngả Đông Tây.
Họ lạc bước trong vùng sa mạc, nơi đất cơi cằn,
Không thấy đường về chốn thành thị định cư,
Vừa đói vừa khát, mạng sống hầu tàn.
Khi gặp buớc ngặt nghèo, họ kêu lên cùng Chúa,
Người đưa tay kéo họ ra khỏi cảnh gian truân,
Dắt họ đi thẳng đường ngay lối,
Về chốn thị thành định cư.
Ước chi họ dâng lời cảm tạ v́ t́nh thương của Chúa,
và v́ những kỳ công Chúa đă thực hiện cho người trần.
Họng ráo khô, Chúa cho uống phỉ t́nh,
Bụng đói lả Người cho ăn thỏa thích.
(Tv 107, 1-9)

An b́nh

 

3. THÁNH THƯ

Thánh Phaolô không chú mục đến việc truyền sinh cũng như hôn nhân. Với truyền thống Do thái, Ngài coi nhũng chuyện đó là chuyện đương nhiên. Nhưng thánh nhân biết rơ sự căng thẳng giữa cha mẹ và con cái và Ngài đưa ra khá nhiều lời khuyên có giá trị:

Kẻ làm con, hăy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, v́ đó là điều phải đạo. Hăy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này. Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hăy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy.

Thánh Phaolô không ngừng giảng dạy về tầm quan trọng của t́nh yêu. Vợ chồng tất nhiên luôn cố gắng làm cho t́nh yêu của họ có ư nghĩa đối với nhau. Trong đoạn trích thời danh sau đây, thánh Phaolô miêu tả các phẩm tính của t́nh yêu, mà nội dung của nó cần được các cặp vợ chồng học hỏi và nghiền ngẫm:

T́nh yêu th́ nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không t́m tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. T́nh yêu tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả (1 Cor 13:4-7).

Mấy câu vắn vỏi trên đây mở cửa cho ta đi vào mọi thứ t́nh yêu được diễn tả qua một liên hệ nhưng đặc biệt áp dụng cho các cặp vợ chồng là những người phải xử lư mọi trao đổi của họ trong yêu thương. Các quan niệm được thánh Phaolô nhắc đến rất lư tưởng và ít khi đạt tới được trong mọi phương diện. Nhưng chúng được duy tŕ như những đích nhắm, những mục tiêu, những tiêu chuẩn để qua đó, các cặp vợ chồng có thể lượng giá được sự tiến triển của họ trên đường nẻo yêu thương của Chúa. Trong những năm giữa đường này, họ có rất nhiều cơ hội để không ngừng tái thẩm định t́nh họ dành cho nhau, một mối t́nh luôn bị áp lực đè nặng. Trong thời gian này, việc nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng chỉ có thể diễn ra khi t́nh yêu của họ tiếp cận cái lư tưởng kia, mặc dù không bao giờ đạt tới nó.

Một đoạn văn thời danh khác về t́nh yêu là phần chính trong chương bốn Thư thứ nhất của Thánh Gioan. Đoạn văn này có thể dùng thay đổi với đoạn văn trên (1 Ga 4:7-21).

 

4. PHÚC ÂM

Trong Kitô giáo, vị thế độc đáo của Đức Maria vừa phát xuất từ sự kiện Ngài sinh ra Chúa Kitô vừa phát xuất từ việc Ngài hoàn toàn tín thác vào Chúa. Cái đức tin sâu xa và hoàn toàn ấy hẳn đă gặp thách thức lớn lao khi thiên sứ Gabriel truyền tin cho Ngài (Lc 1:34-35).

Đức Mẹ hiển nhiên là người có phúc, nhưng Phúc âm này khi cho ta một mô tả sống động về sự nhẩy mừng của đứa con trong ḷng bà Elizabeth, một cảm nghiệm mà bà mẹ mang thai nào cũng có thể nhận ra, cũng đưa ra một t́nh tiết mà thời nay cha mẹ nào cũng có thể nhận thấy. Việc tăng trưởng của đứa nhỏ hướng tới trưởng thành là một diễn tŕnh tự lập dần dần, một diễn tŕnh đem lại sự căng thẳng giữa cha mẹ và đứa trẻ chung quanh vấn nạn nên để nó độc lập đến đâu và bắt đầu từ lúc nào. Đức Mẹ cũng đă giáp mặt với vấn đề ấy (Lc 2:41-50).

Chồng con cần được săn sóc và điều này làm người vợ c̣n rất ít th́ giờ để cầu nguyện và suy niệm. Tuy người đàn ông càng ngày càng giúp vợ nhiều hơn trong công việc nhà, nhưng c̣n lâu lắm sự chia sẻ ấy mới hoàn toàn được. Trong khi ấy, người vợ và nói chung bất cứ người đàn bà nào, là những người phải gánh vác phần lớn công việc trong nhà, thường phải vật lộn giữa việc bận bịu với công ciệc nhà và ư muốn làm việc tư riêng theo sở thích. Trong t́nh tiết rất nhân bản về Maria và Martha, ta thấy Martha rất bận rộn, lo lắng đủ thứ, trong khi Maria th́ ngồi không, lắng nghe Chúa Kitô nói. Ai cũng có thể h́nh dung ra những hoàn cảnh tương tự trong đó một thành viên của gia hộ cảm thấy ḿnh phải làm nhiều hơn cái phần ḿnh phải làm nên đă phải thở than. Câu Chúa trả lời Martha tuy đầy quan tâm và thiện cảm nhưng rơ ràng Ngài đứng về phía cô em Maria. Thực vậy, ở đây cũng như ở nhiều chỗ khác, Chúa muốn cho ta thấy ta cần đặt thứ tự ưu tiên cho đúng, tức cần dành th́ giờ cho Chúa để những công việc nhân bản của ta thấm nhiễm sự hiện diện của Ngài (Lc 10:38-42).

 

NHỮNG NĂM SAU CÙNG (GIAI ĐOẠN BA)

Giai đoạn ba trong hôn nhân, bắt đầu với việc con cái rời gia đ́nh và tiếp diễn cho đến lúc một trong hai vợ chồng qua đời, thường lâu chừng 20 năm hoặc hơn. Trong dịp thứ tư hoặc sau cùng này của chu kỳ hàng năm, Thánh Kinh cho ta nhiều cái nh́n sâu sắc về những vấn đề muôn thuở như hạnh phúc trong hôn nhân, sự bất trung và nhu cầu tha thứ và kiên vững, cũng như những nét phác thảo về sự sống đời sau trong đó hôn nhân như ta hiểu hiện nay không c̣n hiện hữu nữa.

 

1. CỰU ƯỚC

Trong giai đoạn này, hạnh phúc có nhiều nhưng sầu đau không hẳn thiếu khi hôn nhân gặp sự bất trung. Tất nhiên, bất trung không phải chỉ giai đoạn này mới có, nhưng đến lúc này, người đàn ông và người đàn bà không c̣n phải bận bịu với con cái nữa, nên có nhiều th́ giờ và năng lực để tự khám phá về chính ḿnh. Việc khám phá này thường diễn ra ngay trong hôn nhân nhưng đôi khi cũng xẩy ra ở bên ngoài cuộc hôn nhân nữa. Các đoạn văn được chọn ở đây cho thấy niềm sảng khoái và nỗi thống khổ của cuộc sống vợ chồng.

Đây là đoạn văn khích lệ ḷng chung thủy trong mối liên hệ hân hoan:

Hăy hưởng thú vui bên người vợ thời son trẻ. Nàng là nai vàng đáng yêu, là sơn dương kiều diễm. Ước chi tấm thân nàng luôn làm con vui sướng thoả thuê, và t́nh yêu của nàng măi làm con say sưa ngây ngất (Cn 5:19).

Và cũng chính Sách Châm ngôn cho ta một mô tả về người vợ hoàn hảo và qua đó một h́nh ảnh về hôn nhân từng trổi vượt ba ngàn năm nay: T́m đâu ra một người vợ đảm đang? Nàng quí giá vượt xa châu ngọc. Chồng nàng hết dạ tin tưởng nàng, chàng chẳng thiếu chi lợi lộc. Suốt đời nàng đem lại hạnh phúc chứ không gây tai hoạ cho chồng. Nàng t́m kiếm len và vải gai, rồi vui vẻ ra tay làm việc. Giống như những thương thuyền, nàng đem lương thực về từ tận phương xa. Nàng thức dậy khi trời c̣n tối, cung cấp phần ăn cho cả nhà, và sai bảo con ăn đứa ở.

Sách tiếp tục nhắc đến các thành quả của nàng và kết luận:

Có nhiều cô đảm đang, nhưng em c̣n trổi trang gấp bội. Duyên dáng là giả trá, sắc đẹp là phù vân. Người phụ nữ kính sợ Đức Chúa mới đáng cho người đời ca tụng. Hăy để cho nàng hưởng thành quả tay nàng làm ra. Ước chi nơi cổng thành, nàng luôn dược tán dương ca tụng do những việc nàng làm (Cn 31: 10-15, 29-31).

Các chi tiết trên vẫn c̣n đúng đối với nhiều nơi trên thế giới nhưng càng ngày càng ít đúng hơn đối với các xă hội kỹ nghệ phát triển. Tuy thế, ngay cả trong các xă hội này, người vợ vẫn phải trông coi gia đ́nh và là nguồn cung cấp an toàn thể chất và là chất xúc tác của t́nh âu yếm thân thương.

Tuy vậy, vẫn có những cuộc hôn nhân tan nát v́ bất trung và ngoại t́nh, và do đó, gia đ́nh chịu nhiều thống khổ buồn đau. Thánh Kinh có đoạn diễn tả thật sinh động một cuộc hôn nhân như thế và đưa ra giải pháp cho cái khuynh hướng khoái ly dị của xă hội ngày nay. Không có giới hạn cho việc giảng ḥa và tha thứ, và tiên tri Hôsê đă chứng minh điều ấy. Câu truyện của ông là một tŕnh thuật thật cảm động về sự quyết tâm của một người đàn ông trong cố gắng duy tŕ cuộc hôn nhân của ḿnh dù phải đối diện với sự tan vỡ toàn diện của nó. Hôsê cưới một người đàn bà trước đây hành nghề măi dâm. Sau khi lấy ông, người đàn bà ấy vẫn tiếp tục thất trung với ông. Biểu tượng ở đây là việc người chồng tiếp tục duy tŕ mối liên hệ hôn nhân y hệt việc cam kết giữa Thiên Chúa và Israel, kẻ luôn bất trung với Ngài. Dù đă bế tắc hoàn toàn và có thể ly dị, người chồng vẫn không ngừng cố gắng t́m cách lấy lại t́nh yêu của vợ. Sau đây là những trao đổi đầy giận dữ:

Hăy đưa mẹ các ngươi ra toà, đưa nó ra ṭa đi!
V́ nó không phài là vợ của ta, và ta không phải là chồng của nó.
Những vật đĩ thóa trên mặt nó,
Và những dấu ngoại t́nh trên ngực, nó đều phải vứt bỏ.
Nếu không ta sẽ lột trần nó ra,
Và để nó như ngày mới lọt ḷng mẹ
(Hs 2:4-5).

Người vợ nhiếc mắng chồng không cung cấp nổi điều mà những người khác sẵn sàng dâng hiến:

Tôi đi theo các t́nh nhân của tôi,
Chính họ cho tôi bánh và nước,
Cho len, cho vải, cho dầu ăn, thức uống.

Người chồng căi lại:

Nó đâu biết rằng chính ta đă ban cho nó,
Lúa ḿ, rượu mới với dầu tươi,
Cũng chính ta đă tặng cho nó bạc vàng nhiều vô kể,
Vậy mà chúng lại đem chế tạo đồ dâng kính Ba-an...
Bởi thế ta sẽ trừng phạt nó v́ những ngày của Ba-an,
Những ngày chúng đốt hương thờ kính chúng,
Những ngày nó đeo nhẫn đeo kiềng
Chạy theo đám t́nh nhân của nó,
C̣n ta th́ nó nỡ bỏ quên
(Hs 2:7-10, 15)

Nhưng sau cơn giận lôi đ́nh, sau khi những t́nh cảm giận hờn đă được thổ lộ ra, Ông t́m cách giảng ḥa: ông sẵn sàng tha thứ và muốn bắt đầu lại, ông muốn vợ ông trở về. Và quả t́nh nàng đă trở về thật.

Tôi phải trở về với người chồng đầu tiên của tôi,
V́ hồi ấy tôi sướng hơn bây giờ.
(Hs 2:9)

Sự trở về ấy làm ông sung sướng và ông mở tiệc ăn mừng hân hoan.

 

2. THÁNH VỊNH:

Giữa khi vợ chồng căng thẳng, hôn nhân tan vỡ, bỏ bê, ly dị, người c̣n yêu và thấy ḿnh bị người bạn đời phụ bạc cảm nhận như chính Chúa đă bỏ rơi họ. Thánh vịnh 6 và những thánh vịnh khác đă nói lên điều ấy.

Đáp ca là câu: Lạy Chúa, xin đoái thương, này con đang kiệt sức.

Lạy Chúa xin đừng trách mắng con khi thịnh nộ,
Đừng sửa trị con lúc nổi lôi đ́nh.
Lạy Chúa, xin đoái thương, này con đang kiệt sức,
Chữa lành cho v́ gân cốt ră rời.
Toàn thân con ră rời quá đỗi,
Mà lạy Chúa, Chúa c̣n tŕ hoăn đến bao giờ?
Lạy Chúa, xin trở lại mà giải thoát con,
Cứu độ con, bởi v́ Ngài nhân hậu.
Chốn tử vong, ai nào nhớ Chúa,
Nơi âm phủ, ai ngợi khen Ngài?
Rên siết đă nhiều nên con mệt mỏi,
Trên giừơng ngủ, những thổn thức năm canh,
Từng giọt vắn dài, lệ tuôn đẫm gối,
Mắt hoen mờ v́ quá khổ đau,
Thêm suy nhược bởi quân thù vây hăm.
Đi cho khuất, hỡi bọn làm điều ác,
V́ Chúa đă nghe tiếng nức nở ta rồi,
Chúa đă nghe tiếng ta cầu khẩn,
Chúa đón nhận lời ta nguyện xin.
Ước ǵ hết mọi kẻ thù tôi
phải nhục nhă, rụng rời kinh khiếp,
vội tháo lui nhục nhă ê chề.
(Tv 6:1-10)

An b́nh

 

3. THÁNH THƯ

Có lẽ không có đoạn thánh thư nào nói nhiều về t́nh yêu hơn là thư thứ nhất của Thánh Gioan. Trong trích đoạn sau đây, Thánh Gioan một lần nữa nhắc cho ta nhớ rằng ta phải yêu thương nhau (ở đây có nghĩa là vợ chồng phải thương yêu nhau sau khi các con đă rời bỏ gia đ́nh), v́ Chúa Kitô đă yêu ta trước:

Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được t́nh yêu là ǵ: đó là Chúa Kitô đă thí mạng v́ chúng ta. Như vậy cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng v́ anh em. Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em ḿnh lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động ḷng thương, th́ làm sao t́nh yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được? Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm. Căn cứ vào điều đó, chúng ta sẽ biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật (1 Ga 3:16-19).

 

4.PHÚC ÂM

Trong ngày kết thúc năm hôn nhân này, ta thấy trong câu trả lời của Chúa Kitô cho người đàn bà quả tang ngoại t́nh một tiếng vang của đối kháng và ḥa giải, vốn được coi như một trong những dấu ấn của cuộc hôn nhân bền vững. Người Do thái biết rằng h́nh phạt cho tội ngoại t́nh là bị ném đá cho đến chết, nên họ muốn thử Chúa Giêsu xem sao. Câu trả lời của Ngài làm nổi bật lên ḷng xót thương và tha thứ. Khi khuyên người đàn bà đừng phạm tôi nữa, Ngài muốn mời gọi nàng hăy trở nên nhân bản đầy đủ hơn (Ga 8:1-11).

Nhưng dù hôn nhân là một thực tại nhân bản được Chúa thánh hoá, nó lại không phải là một bậc sống sẽ c̣n tồn tại sau khi chết. Nó vẫn là một h́nh thức yêu thương, và chính cái t́nh yêu thương trong liên hệ này nối kết thế giới hiện tại với thế giới đời sau.

Hôm đó, có những người thuộc nhóm Xa-đốc, đến gặp Chúa Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. Họ hỏi Ngài: Thưa thầy, ông Mô-sê có nói: nếu ai chết mà không có con, th́ anh hay em của nguời ấy phải cưới lấy người vợ góa, để sinh coi nối ḍng cho anh hay em ḿnh. Mà, trong chúng tôi, nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ rồi chết, và v́ không có con nối ḍng, nên để vợ lại cho em. Người thứ hai, rồi người thứ ba, cho đến hết bảy người, người nào cũng vậy. Sau hết, người đàn bà ấy cũng chết. Vậy, trong ngày sống lại, bà ấy sẽ là vợ ai trong số bảy người, v́ tất cả đều đă lấy bà? Chúa Giêsu trả lời họ: Các ông lầm v́ không biết Thánh Kinh, cũng chẳng biết quyền năng Thiên Chúa. Quả thế, trong ngày sống lại, người ta chẳng lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời (Mt 22:23-31).

 

TÓM LƯỢC

Trong chương này, chúng tôi đề nghị nên có một chu kỳ phụng vụ hàng năm chia thành bốn dịp để đề cập đến các giai đoạn liên tiếp của cuộc sống phu thê. Các bài đọc thích hợp đă được chọn cho một chu kỳ như thế dù vẫn c̣n rất nhiều những đoạn văn tương tự có thể được chọn để thay thế cho các đoạn văn trên này hoặc để tạo nên một chu kỳ khác. Điều quan trọng là phải có một chu kỳ hàng năm bao trùm được mối liên hệ hôn nhân từ thuở đầu cho đến lúc kết thúc, và phải tạo được cơ hội để vợ chồng có thể nghe được Lời Chúa liên quan đến kinh nghiệm hôn nhân của họ, để đến lượt họ, họ có thể dâng cuộc hôn nhân lên cho Ngài. Các bản văn minh hoạ nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng người chủ tŕ nghi lễ cần biết liên hệ những điều căn bản trên vào thực tại của kinh nghiệm hiện nay.

 

Vinc. Vũ Văn An

 


 

Tài Liệu Tham Khảo:

 

1. Kasper, W., Theology of Christian Marriage, P. 35 Burns and Oates, 1980.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22


Xem các bài viết khác trong Vũ Văn An , Khoá 3 GHHV Đà Lạt Việt Nam.