HÔN NHÂN, ĐỨC TIN VÀ T̀NH TÊU

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

marriage

 

Bản Việt ngữ của
Vincent Vũ Văn An
Sydney NSW, tháng Chín năm 1999

 

 

 

CHƯƠNG MƯỜI MỘT

 

NHỮNG NĂM GIỮA CỦA HÔN NHÂN

 

Giai đoạn hai của cuộc sống hôn nhân kéo dài hơn giai đoạn đầu nhiều, nó bắt đầu khoảng tuổi 30 và chấm dứt khoảng tuổi 50. Đây là những năm trong đó các con đă học xong và bắt đầu rời gia đ́nh. Cũng trong thời gian này, vợ chồng kinh qua nhiều thay đổi quan trọng về xă hội và tâm lư, mà nổi bật nhất là thay đổi nhân cách. Đối với truyền thống Do thái và Kitô giáo vốn trọng tính vĩnh viễn của hôn nhân, những năm này rất quan trọng, v́ ngay cả đối với những cuộc hôn nhân bề ngoài xem ra bền vững và thoả măn, những hiểu lầm và tranh chấp rất có thể sẽ xẩy ra trong giai đoạn này, đôi khi dẫn hôn nhân đến tan vỡ. Những cuộc hôn nhân này rất khó phạm trù hóa. Có phải đă có vấn đề ngay từ lúc đầu hay những khó khăn ấy chỉ xuất hiện sau này trong cuộc sống hôn nhân? Có thể cả hai, v́ khi khảo sát các cuộc hôn nhân trong giai đoạn hai này, ta thường thấy chúng có những vấn đề tiếp diễn từ giai đoạn đầu chuyển qua nhưng cũng có những vấn đề mới trồi lên nữa.

Một lần nữa, giai đọan hai này cũng được miêu tả dựa vào các chiều kích xă hội, thể lư, xúc cảm, tri thức và tâm linh.

 

CHIỀU KÍCH XĂ HỘI

Trong hai mươi năm này, vợ chồng thường có khuynh hướng ổn định nơi ăn chốn ở. Họ có thể bắt buộc phải di đi nơi khác v́ lư do công ăn việc làm, nhưng hai vợ chồng luôn cố gắng để giảm thiểu đến mức tối đa, tùy theo việc làm hoặc nghề nghiệp của họ. Thay nơi ăn chốn ở hoài, tự nó, đă có vấn đề rồi, đặc biệt đối với người vợ, v́ bà cứ phải kết bạn thân rồi lại phải chia tay họ.Việc đổi nhà đôi lúc khá đau buồn v́ người ta mất đi sự thân thuộc vốn có đối với nhà cửa, khu vực và bạn bè.

Sự sắp xếp việc nhà đến lúc này kể như đă thành nếp và việc đóng góp của chồng con vào việc quán xuyến gia đ́nh một phần tùy thuộc vào công ăn việc làm của người vợ và cấu trúc xă hội của chính gia đ́nh họ. Có ông chồng giúp nhiều, có ông giúp ít. Nhưng nếu người vợ đi làm, và điều này càng ngày càng xẩy ra nhiều trong hai thập niên này, th́ chắc chắn bà cần được giúp nếu không muốn bị mệt mỏi quá sức. Đôi khi có trường hợp ngược lại, nghĩa là người vợ đi làm c̣n người chồng ở nhà trông nom việc nhà và con cái. Sự đảo ngược này khá hiếm nhưng cho thấy tính cách uyển chuyển được xă hội ngày nay chấp nhận.

Một nét đặc biệt của hai thập niên này là di động tính về phương diện xă hội, cả đi lên lẫn đi xuống. Đi xuống do bệnh nặng (thể lư hay tâm thần), cờ bạc, say sưa hay làm ăn thất thường. Đi lên do công việc làm ăn thành công. Nếu thành công này do buôn bán, rất có thể do đó mà người chồng có nhiều bạn bè cũng như sở thích mới trong đó người vợ bị loại ra ngoài; đôi khi, cũng có thể ngược lại. Kết quả là sở thích hai bên đă ra xa lạ. Đặc biệt nếu người vợ đă cố gắng nhiều trong việc hy sinh để cổ động cho lợi ích của chồng mà giờ đây thấy ḿnh trở thành thừa thăi trong cuộc sống của ông, th́ hẳn nhiên điều ấy quá đau đớn đối với bà.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người thuộc giai cấp III (không làm việc tay chân) dễ đi đến li dị hơn là các giai cấp I, II và IV (1). Một trong những lư do của hiện tượng này là sự bất ổn qua đó sự thăng tiến đi lên tạo ra sự chia rẽ giữa vợ chồng; sự thăng tiến này cũng có thể tạo nên sự bất ổn về t́nh bạn ở chỗ những người bạn xưa của cả hai người nay có thể bị loại trừ, hoặc ở chỗ những bạn bè mới lại chỉ là bạn của một trong hai người mà thôi. Sự bất thường trong mạng lưới xă hội mang lại bất lợi cho sự bền vững của hôn nhân.

Đối với các giai cấp quản trị và chuyên nghiệp, tuổi bốn mươi là tuổi quan trọng. Đây là lúc một số người thấy ḿnh đă đạt tới điểm cao nhất trong nghề nghiệp của ḿnh, có điều điểm cao này một là thấp hơn ḷng chờ mong, hai là vượt quá khả năng đến nỗi không đương đầu được. Trong cả hai trường hợp, họ đều lâm vào một căng thẳng có tính xă hội và tâm lư. Tuy nhiên, đại đa số người ta, cả đàn bà lẫn đàn ông, đều biết sáng suốt chấp nhận các giới hạn trong việc thăng tiến nghề nghiệp của ḿnh đủ để không rơi vào một trong hai trạng huống trên. Biến động duy nhất trong những hoàn cảnh này là việc mất việc do t́nh cảnh dư người thiếu việc (redundancy).

An b́nh

 

CHIỀU KÍCH THỂ LƯ

Sức khỏe cuả tuyệt đại đa số các cặp vợ chồng đều vẫn khả quan trong suốt hai thập niên này. Tuy nhiên, một vài chứng ung thư hay đau tim có thể xuất hiện; đàn bà dễ mắc ung thư trong khi đàn ông dễ mắc đau tim hơn. Hội chứng buồn sầu sau khi sinh nở có thể xẩy ra, làm cản trở khá nhiều sinh hoạt dục tính, cũng như đời sống thân mật và nghỉ ngơi giải trí. Các hội chứng này tiếp diễn từ giai đoạn đầu của hôn nhân, có thể gặm nhấm mạnh mẽ sự bền vững và hạnh phúc của hôn nhân.

Hạnh phúc lứa đôi liên hệ khá chặt chẽ với việc thỏa măn tính dục. Trong một cuộc nghiên cứu tại Mỹ về 100,000 phụ nữ, người ta thấy 94% các bà vợ tự cho ḿnh là những người 'thường rất được hạnh phúc' đă cho hay cuộc sống tính dục của họ thoả đáng hoặc rất thỏa đáng, và ngược lại có đến 54% cho hay các liên hệ tính dục của họ nghèo nàn th́ đều là những người rất bất hạnh trong hôn nhân (2). Một cuộc nghiên cứu tại Anh (3) cho thấy trong số những cuộc hôn nhân ổn định, 96 đàn bà và 98 đàn ông cho rằng khía cạnh tính dục trong cuộc sống họ đă bắt đầu có và tiếp diễn thỏa đáng hoặc những khó khăn lúc ban đầu nay đă được giải quyết tốt đẹp. Mặt khác, 38% những người đàn bà ly dị và 30% những người đàn ông ly dị cho hay khởi đầu cuộc sống tính dục của họ khả quan, nhưng sau đó th́ trên đà xuống dốc.

Những khó khăn về tính dục trong giai đoạn này có thể là những khó khăn đă có từ giai đoạn đầu vốn chưa được cải thiện và nay không c̣n chịu đựng nổi. Lời phàn nàn có thể liên quan đến những trục trặc liên tiếp trên b́nh diện cơ phận sinh dục nhưng phần lớn là thái độ không thoả đáng đối với việc giao hợp. Các bà vợ thường phàn nàn rằng người chồng chỉ biết đến ḿnh, không chút quan tâm, và c̣n vũ phu nữa. Chỉ biết đến ḿnh và vũ phu có ư nói đến việc thiếu biểu lộ âu yếm trước lúc giao hợp, đạt tới khóai ngất nhanh quá, không giúp vợ cơ hội được khoái ngất như ḿnh, làm t́nh trong lúc say khướt, bắt vợ làm t́nh khi vợ không muốn, bạo hành vợ trước khi giao hợp và cứ nằng nặc đ̣i làm t́nh kiểu này kiểu nọ. C̣n người chồng th́ hay than phiền là vợ ḿnh lạnh nhạt, hay khước từ hoặc chẳng quan tâm ǵ đến chuyện gối chăn.

Thêm vào đó, cuộc sống chăn gối cũng có thể chịu ảnh hưởng do hậu quả những vụ lăng nhăng t́nh ái ngoài hôn nhân. Kinsey ước tính có đến 26% đàn bà và 50% đàn ông ngoại t́nh ở tuổi 40 (4). Những con số này được đưa ra tại Mỹ trong những năm 1950 nên cần được cập nhật hóa.

Có nhiều chứng cớ cho thấy nhiều cuộc hôn nhân vẫn vượt qua được một hoặc hai vụ ngoại t́nh mà không thiệt hại nặng nề đến vô phương cứu chữa. Sau cú sốc đầu tiên, vợ chồng có thể hiểu ra nhu cầu cần phải thay đổi bản thân để thích ứng tốt hơn. Tuy nhiên cũng có những hoàn cảnh v́ cơ sở hạ tầng của mối nhân duyên đă quá mỏng ḍn sẵn rồi, nên chỉ cần một vụ ngoại t́nh thôi cũng đủ mang lại một đổ vỡ vô phương hàn gắn. Chuyện này thường xẩy ra khi mối nhân duyên đă tồi đi trong nhiều năm và người ta muốn dùng vụ ngoại t́nh như dấu chỉ cho thấy họ muốn đi t́m một ư trung nhân khác. Câu truyện trong Phúc âm Thánh Gioan (Jn 8:1-11) cho thấy rơ ngọai t́nh là vấn đề nghiêm trọng nhưng đấy không phải là lư do để giết người phạm tội. Trái lại nó là dịp để tha thứ và bắt đầu lại.

Ngoại t́nh buộc ta phải khảo sát những nguyên cớ ở đàng sau nó. Một trong các nguyên cớ ấy đă được nhắc đến trên đây, tức là mối liên hệ đang tồi tệ đi không c̣n thỏa măn các nhu cầu tối thiểu của vợ chồng nữa. Trong trường hợp này, vợ chồng cần phải nghiêm chỉnh sét xem đâu là vấn đề và nếu cần nhờ người khác giúp ư kiến. Ngoại t́nh trong hoàn cảnh ấy là lời cảnh cáo nghiêm khắc đ̣i ta phải chú tâm đến.

Có những người đàn ông và đàn bà tự cho phép ḿnh có những mối t́nh vụng trộm ngoài hôn nhân khi cuộc sống tính dục của họ không được thoả măn hoặc thiếu vắng hẳn. Một lần nữa đây cũng là một cảnh cáo đ̣i phải chỉnh đốn lại chức năng dục tính, và ngày nay hơn lúc nào khác người ta thấy có rất nhiều trợ giúp trong phạm vi này.

Chúa Kitô đă tránh việc kết án, nhưng chỉ thị của Ngài phải đi và đừng phạm tội nữa, hoặc phải thắng vượt các khó khăn nhân bản là điều có thể thực hiện được cách dễ dàng hơn nếu ta chịu t́m hiểu nhân cách một cách sâu sắc hơn.

Tuy nhiên lại có những người thường xuyên ngoại t́nh dù cuộc sống tính dục cũng như cuộc sống t́nh cảm trong hôn nhân của họ rất thỏa đáng. Đó là những người đàn ông đàn bà vừa vẫn làm t́nh với vợ hoặc chồng ḿnh vừa vẫn đi kiếm những cuộc t́nh bên ngoài. Rơ ràng họ là những người ích kỷ, lấy ḿnh làm trung tâm, quá buông thả về tính dục, khó mà bào chữa chi được. Họ không bao giờ biết no đủ về tính dục, ngay cả khi những cuộc t́nh kia chỉ thoáng qua và vô mục đích.

An b́nh

Các nghiên cứu gần đây càng ngày càng cho thấy tác phong tính dục có quan hệ mật thiết với nhân cách (5). Những người hướng ngoại với ham muốn tính dục cao thường khoái giao hợp quá độ. Nhưng cũng giống như các tác phong hướng ngoại khác, việc giao hợp này khá thường xuyên nhưng nông cạn và không can dự ǵ nhiều vào chính những tầng sâu của nhân cách người bạn t́nh. Những người như vậy cần có mức kích thích cao về giác quan và cần rất nhiều cảm kích xúc cảm mới ảnh hưởng đuợc họ. Bề ngoài, người hướng ngoại xem ra có vẻ sung sức lắm, nhưng thực ra họ cần được kích thích thường xuyên và cao độ mới có thể có hứng, và cái hứng này không giữ được lâu, cho nên cần được lặp đi lặp lại hoài. Chính v́ thế, người hướng ngoại có vô số những cuộc t́nh vụng trộm, nhưng chả cuộc t́nh nào sâu sắc cả v́ họ bị thúc đẩy bởi một bản chất luôn cần được kích thích. Điều này không có nghĩa là người hướng ngọai không thể tự chế được tác phong của họ, nhưng việc ấy khá khó khăn và cái ham vui tức thời khiến họ không ngừng đi t́m một kinh nghiệm đáng tin cậy và bền bỉ.

T́nh trạng bất ổn của người hướng ngoại cũng có thể áp dụng cho những người hướng nội với ham muốn tính dục thấp, nhiều gượng ép mạnh, nhiều mặc cảm tội lỗi và nhiều khó khăn khi gặp gỡ người khác phái. Những người này cũng có khuynh hướng hay đi thử những giao du tính dục phất phơ mau qua. Sau cùng ta thấy sinh hoạt tính dục của những người vốn đă chôn chặt cuộc sống t́nh cảm, bề ngoài tỏ ra lạnh lùng, tính toán và không thể duy tŕ được bất cứ liên hệ gần gũi nào. Những người như thế thường dùng giao hợp như những cố gắng tuyệt vọng để phá vỡ sự kềm kẹp của t́nh trạng tha hóa làm họ xa cách người khác. Những người đàn ông này đặc biệt chỉ chiụ được những giao tiếp ấm áp cho một thời gian rất hạn chế và tính dục chỉ là phương thế cho họ phá tan sự cô lập.

Những cuộc t́nh vụng trộm ngoài hôn nhân kiểu trên làm ta khó mà xếp tất cả các vụ ngoại t́nh vào một nhóm. Chúa Kitô đă tránh việc kết án, nhưng chỉ thị của Ngài phải đi và đừng phạm tội nữa, hoặc phải thắng vượt các khó khăn nhân bản là điều có thể thực hiện được cách dễ dàng hơn nếu ta chịu t́m hiểu nhân cách một cách sâu sắc hơn.

 

CHIỀU KÍCH XÚC CẢM

Cũng như các khó khăn tính dục, những vấn đề xúc cảm như không thông đạt với nhau, ít th́ giờ dành cho nhau hoặc những tranh chấp tồn đọng không giải quyết đă có từ giai đoạn đầu nay có thể tiếp diễn qua giai đoạn hai. Và v́ những vấn đề ấy được xem như dai dẳng măi, nên liên hệ vợ chồng không tránh khỏi việc bắt đầu thoái hóa. Tuy nhiên, phần đông các cuộc hôn nhân đă thích ứng và đương đầu được với các khó khăn này. Những khó khăn đặc biệt thuộc phạm vi xúc cảm trong giai đoạn này là những khó khăn liên quan đến những thay đổi về nhân cách.

 

ĐỘC LẬP - LỆ THUỘC

Điểm đầu tiên có cơ thay đổi là mức độ lệ thuộc về xúc cảm của người này đối với người kia. Lệ thuộc về xúc cảm là một người phối ngẫu, tỷ dụ người vợ, luôn luôn hướng về chồng để được chỉ dẫn, soi sáng và quyết định. Theo một nghĩa nào đó, người chồng chỉ là khuôn mặt nối dài của người cha. Tuy nhiên, dần dà, sự lệ thuộc này sẽ giảm đi. Càng ngày bà càng muốn thử sống cuộc sống ḿnh theo những lượng giá và những quyết định của chính ḿnh. Khi thấy sự tăng trưởng này, người chồng cần khuyến khích vợ và thích ứng theo tŕnh độ tự lập mới nơi vợ ḿnh. Phần lớn các ông chồng làm được điều ấy và nhờ thế phát sinh được một tŕnh độ tự lập hỗ tương. Điều này không có nghĩa là nay không cần đến sự lệ thuộc nữa, nhưng sự lệ thuộc này nay trở thành chín chắn, nó giúp người vợ tuy vẫn trông cậy nơi chồng, nhưng sẽ không c̣n hoảng sợ đến rụng rời nếu chồng không có đó hoặc không có câu trả lời cụ thể. Sự lệ thuộc chín chắn nói lên sự nâng đỡ nhau nhưng không làm mất tự do của nhau trong việc tự điều khiển lấy cuộc sống của ḿnh.

Một số ông chồng hoặc bà vợ ngược lại không chấp nhận sự thay đổi trên. Họ đă quá quen với việc thi thố quyền hành rồi nên nay không thể chịu được việc phải chia sẻ quyền hành ấy. Sự độc lập của người phối ngẫu đe dọa chính vị thế của họ, nên họ không thể khoan nhượng được. Khi chống lại những thay đổi này, họ làm người phối ngẫu nổi giận, và dần dần cảm thấy ḿnh bị giam hăm và ngột ngạt. Sự giận hờn này lan sang lănh vực tính dục và hậu quả là từ khước ái ân. Sự từ khước này sẽ dẫn đến tranh căi và chẳng mấy chốc cuộc hôn nhân lâm vào thế hỗn loạn. Một cuộc hôn nhân như thế đương nhiên cần phải được sự trợ giúp từ bên ngoài, đừng để quá trễ khi người phối ngẫu kia đă cương quyết không c̣n muốn sống chung nữa.

An b́nh

 

LÀM SÁNG TỎ BẢN SẮC

Khi những người phối ngẫu trước đây vẫn lệ thuộc chồng hoặc vợ nhưng nay bắt đầu thóat ly khỏi ảnh hưởng của những người này, họ sẽ suy nghĩ, cảm nhận, hành động và đánh giá cuộc đời họ trên quan điểm của chính họ. Họ không c̣n nh́n sự vật theo cách nh́n của người phối ngẫu nữa. Họ thay đổi các giá trị và ưu tiên, họ thấy rơ họ là ai, mục đích trong đời của họ là ǵ và họ muốn làm ǵ với cuộc đời của họ. Đây là chỗ các tranh chấp trong hôn nhân có thể xẩy ra. Người phối ngẫu có thể cả quyết là họ không c̣n muốn kết hôn nữa, họ lầm ơn gọi, lầm người, lầm lối sống. Người chung sống có thể vẫn c̣n là bạn, nhưng nhất định không c̣n là người phối ngẫu nữa. Sự sáng tỏ bản sắc này có thể xẩy ra chầm chậm mà cũng có thể xẩy ra nhanh chóng trong tuổi 30 hoặc 40. Người ngoài cuộc sẽ hết sức ngạc nhiên trước những hoàn cảnh như thế v́ không thể hiểu được những biến động nội tâm đang xẩy ra trong cái sâu thẳm của nhân cách.

 

L̉NG TỰ HÀO

Khi người ta không tự lập và mơ hồ về bản sắc, th́ điều đó có nghĩa là họ chỉ chiếm hữu được bản thân rất ít. Họ hành động bằng thân xác, nhưng cái thân xác ấy dường như vẫn c̣n thuộc về cha mẹ hoặc người thay quyền, họ suy nghĩ bằng tư tưởng nhưng những tư tưởng này là của người khác, họ cảm nhận nhưng những cảm nhận này được họ vay mượn từ rất nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau. Chỉ khi nào họ cởi bỏ được những ảnh hưởng bên ngoài ấy và biết chấp nhận ḿnh như cái ǵ thuộc về ḿnh th́ ḷng tự hào mới có được. Chỉ lúc ấy họ mới thấy ḿnh đáng được chú ư. Điều họ được ca ngợi thực sự thuộc về chính con người họ, họ đáng yêu là bởi v́ cái được yêu là chính bản thân họ. Ngợi ca, khẳng nhận và yêu thương được tiếp nhận và đáp trả v́ người tiếp nhận và đáp trả ấy không c̣n sống nhờ sự cho phép nhân hậu của người khác nữa. Sự biến đổi của Pinocchio là sự biến đổi từ một đồ chơi bằng gỗ thành một cậu bé thực sự; c̣n sự biến đổi của mỗi người chúng ta là sự biến đổi từ một cuộc hiện sinh và từ những giá trị được ủy quyền qua việc tự chấp nhận và tự chiếm hữu lấy cái tôi đáng yêu của ḿnh.

Phần đóng góp của mỗi người phối ngẫu vào việc lên bản sắc của người bạn đời thật đáng kể. Thay v́ t́m cách tŕ hoăn và ngăn cấm, người bạn đời biết tương cảm trước những thay đổi của người phối ngẫu sẽ góp phần làm dễ diễn tŕnh kia.

Sự biến đổi của Pinocchio là sự biến đổi từ một đồ chơi bằng gỗ thành một cậu bé thực sự; c̣n sự biến đổi của mỗi người chúng ta là sự biến đổi từ một cuộc hiện sinh và từ những giá trị được ủy quyền qua việc tự chấp nhận và tự chiếm hữu lấy cái tôi đáng yêu của ḿnh.

Những thay đổi trên có thể vun đắp hoặc phá hủy một cuộc hôn nhân. Chúng là thành phần của diễn tŕnh tăng trưởng mà cũng có thể là một khủng hoảng kéo dài trong cuộc sống hôn nhân, do đó có thể dẫn đến sự tăng trưởng hỗ tương thỏa đáng nhưng cũng có thể làm cho mối liên hệ tan tành. Sự trợ giúp đối với hôn nhân do đó cần phải vươn tới những chiều sâu xa của các thay đổi này. Sự trợ giúp như vậy là một trong các thánh đố của hôn nhân hiện đại.

 

CHIỀU KÍCH TRI THỨC

Điểm chủ yếu trong giai đoạn hai của hôn nhân là sự kiện các tầng sâu hơn của nhân cách t́m cách được phát biểu ra. Hai vợ chồng bắt đầu liên hệ với những phần nhân cách đến lúc đó chưa được phát triển, chưa được chấp nhận hoặc c̣n ở sâu trong tiềm thức. Điểm duy nhất có tính cách quan trọng trong giai đoạn này là sự thay đổi về cách nh́n, về thái độ, về ư kiến và các giá trị. Thí dụ thường thấy là người chồng có thể thay đổi các ưu tiên của ông từ xu hướng làm việc và tham vọng thành công qua việc nhận ra tầm quan trọng của sống, của liên hệ, của cảm nhận và của tương hành với người khác. Ông có thể thích nhận công việc khác có liên hệ đến giáo hội, đến công tác xă hội hoặc một vài h́nh thức chăm sóc nào khác. Người vợ cũng có thể có những biến chuyển như vậy. Các quan điểm chính trị có thể thay đổi và quả thực bất cứ điều ǵ được trân trọng trước đây nay thẩy đều có thể thay đổi. Điều quan trọng là những thay đổi này cần gặp nhau và hai vợ chồng cùng chấp nhận những thay đổi ở nơi nhau.

 

CHIỀU KÍCH TÂM LINH

Xung khắc về tôn giáo có thể xẩy ra do các thái độ đối nghịch về các vấn đề như ngừa thai, triệt sản và phá thai. Đối với một số lương tâm Kitô hữu, một số hoặc tất cả các hành động trên bị lên án một cách nặng nề, cho nên nếu người phối ngẫu nào cứ nằng nặc đ̣i áp dụng một trong các hành động ấy th́ chắc chắn sẽ có đụng chạm nặng về tâm linh.

Ngoài những xung khắc đặc biệt kể trên, việc lên sắc nhân cách như đă bàn cũng có thể đưa đến kết quả từ bỏ đức tin mà ta đă được giáo dục. Đức tin ấy, nếu không được hội nhập một cách hữu hiệu vào chính nhân cách, sẽ trở nên vô nghĩa như một ảnh hưởng xa lạ cần phải gạt bỏ. Có điều lạ là việc từ khước một đức tin chính thức nhiều khi lại khiến người ta quan tâm đến Chúa nhiều hơn. Việc không c̣n thực hành niềm tin như thế có thể dẫn đến những xung khắc liên quan đến tôn giáo của con cái.

Nhưng đối với đại đa số các cuộc hôn nhân, các hành động hỗ tương ngày một được thâm hậu hơn trong các lănh vực nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng sẽ dần dần dẫn hai vợ chồng t́m về chính suối nguồn phát sinh ra t́nh yêu của họ. T́nh yêu này càng thâm hậu thế nào th́ những suối nguồn tâm linh phát sinh ra cái thực thể năng động ấy càng ảnh hưởng trên đời họ. Sự liên kết giữa t́nh yêu, huyền nhiệm và Thiên Chúa có thể không rơ ràng nhưng vợ chồng nào cũng nhận ra sợi giây nối kết hoặc sự hiện diện của một cái ǵ đó khiến họ phải biến đổi mỗi khi họ ư thức được sự hiện diện của nó.

 

CON CÁI

Hai mươi năm này phủ trùm thời gian các con bước vào ngưỡng cửa học đường và tốt nghiệp. Tăng trưởng về tri thức được biết đến nhiều nhất và là chú tâm chính của học đường. Cha mẹ có thể cộng tác vào việc tăng trưởng tri thức của các con bằng những khích lệ thích đáng. Nhưng một cách đặc thù, cha mẹ có trách nhiệm trong việc giúp các con có điều kiện phát triển tính tự lập, phát triển các vai tṛ giới tính cũng như khả năng thấy ḿnh đáng yêu. Khả năng biết yêu và được yêu được nội tâm hóa phần lớn từ bầu khí con trẻ được hít thở trong gia đ́nh. Khả năng sẵn sàng yêu thương này phải hội nhập với việc bừng dậy của tính dục thể lư ở tuổi dậy th́, hai công việc mà cha mẹ có bổn phận phải chuẩn bị song hành.

Sau cùng là tuổi thiếu niên và đó là giai đoạn cuối cùng trong diễn tŕnh tách rời giữa người đang lớn và cha mẹ họ. Các thiếu niên vẫn có thể c̣n ở lại nhà trong khi học hỏi cách đương đầu với cuộc sống sau khi rời khỏi nhà trường, hoặc học tiếp lên hay ra đi làm, nhưng cũng có thể từ giă gia đ́nh đi sống riêng. Khả năng có thể rời bỏ gia đ́nh, đương đầu với việc làm cũng như thiết lập các mối liên hệ với người khác phái là những thách đố chính của tuổi thiếu niên.

Trong diễn tŕnh thực hiện các mục tiêu trên, việc đôi lúc có những căng thẳng với cha mẹ là điều không thể tránh được, nhưng không tất yếu phải có những cơn sóng gió như người ta thường dự tưởng. Nhiều gia đ́nh đă đương đầu được với tuổi thiếu niên với rất ít thảm họa.

 

Vinc. Vũ Văn An

 


 

Tài Liệu Tham Khảo:

 

1. Thornes, B. And Collard, J., Who Divorces? Routledge and Kegan Paul, 1979.

2. Levin, R. And Levin, A., Sexual Pleasure: The Surprising Preference of 100,000 Women. Redbook 1975.

3. Thornes and Collard, p.102.

4. Kinsey A.C. et al., Sexual Behaviour of The Human Female. W.B. Saunders, 1953.

5. Eysenck, H.J., Sex and Personality. Abacus 1978.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22


Xem các bài viết khác trong Vũ Văn An , Khoá 3 GHHV Đà Lạt Việt Nam.