HÔN NHÂN, ĐỨC TIN VÀ T̀NH TÊU

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

marriage

 

Bản Việt ngữ của
Vincent Vũ Văn An
Sydney NSW, tháng Chín năm 1999

 

 

CHƯƠNG MƯỜI CHÍN

 

CHIỀU KÍCH KITÔ GIÁO

 

ĐẠI KẾT

 

HÔN NHÂN HỖN HỢP

Khi đề cập đến đại kết, nổi bật ta thấy có việc Giáo hội Công giáo La-mă thay đổi những đ̣i hỏi liên quan đến các cuộc hôn nhân hỗn hợp. Nhà thờ nơi cử hành nghi thức, giáo phái của vị giáo sĩ chủ toạ và những lời cam kết đ̣i phải có liên quan đến việc giáo dục đức tin cho con cái từ trước đến nay vẫn là những vấn đề có nhiều tranh luận. Các vấn đề ấy dần dần đă được giải quyết và hiện nay, người Công giáo La-mă có thể kết hôn trong giáo hội Anh giáo, vị giáo sĩ có thể không phải là linh mục Công giáo và lời hứa giáo dục đức tin cho con cái không c̣n nhiệm nhặt như xưa.

Những chi tiết trên là những chi tiết quan trọng v́ hôn lễ là tụ điểm chính và công khai của việc thiết lập ra mối liên hệ bí tích mới. Tuy nhiên, bí tích hôn nhân được đặt để trong mối liên hệ trải dài sau đó, và các cuộc hôn nhân giữa những Kitô hữu thuộc các truyền thống khác nhau chia sẻ trong thực tại ấy, một thực tại được hiện tại hóa trong cuộc sống hàng ngày của đôi bạn và trong cố gắng chung để yêu thương nhau.

Trong quá khứ, người ta nhấn mạnh đến việc người không Công giáo phải trở lại đạo Công giáo trước khi kết hôn. Nhờ thế, hai vợ chồng cùng chia sẻ cái phần c̣n lại trong cuộc sống bí tích của họ. Đối với một số người, điều đó ngày nay vẫn c̣n là mục tiêu đáng ước ao, nhưng càng ngày các cặp vợ chồng càng muốn duy tŕ giáo phái riêng của ḿnh và cùng chia sẻ cuộc sống Kitô giáo chung với nhau. V́ ư nghĩa bí tích nay đă xuất hiện đầy đủ, nên người ta càng ngày càng ư thức rơ rệt rằng đặc tính chủ yếu của hôn nhân nằm trong mối liên hệ của vợ chồng là những người đang gặp gỡ Chúa Kitô trong cuộc sống từng giây từng phút của họ. Trong giáo hội tại gia của t́nh yêu này, cái cố gắng hàng ngày để nên giống như Chúa Kitô có thể trở thành căn bản cho việc họ thờ phượng Chúa bằng lời cầu nguyện chung với nhau. Việc thờ phượng công khai vẫn diễn ra tại các giáo hội riêng của họ, và cuối cùng ta có quyền hy vọng sẽ có sự liên hiệp thông.

Con cái được nuôi dưỡng trong bầu khí Kitô giáo và học hỏi các giá trị và các truyền thống từ các giáo phái của cả hai cha mẹ chúng. Thay v́ để một cha mẹ chịu trách nhiệm về việc giáo dục Kitô giáo, trách nhiệm đó nên trở thành trách nhiệm chung, nhờ vậy ta sẽ cổ vơ được một cách tiếp cận đức tin có tính đại kết trong cộng đoàn. Nếu phải chọn trường do các giáo phái quản trị, th́ nên chọn trên căn bản đó là trường gần nhất và dạy có kết quả nhất. Hiện nay, v́ trường Công giáo đông hơn, nên phần lớn cha mẹ chọn trường đó cho con.

An b́nh

Ngày nay, v́ phương thức tiếp cận cuộc đời ít độc đoán hơn nên kết quả là người ta càng ngày càng có quan niệm nên để con cái được tự do chọn tôn giáo riêng của chúng khi chúng đến tuổi trưởng thành. Do đó, có người cho rằng con cái không cần phải được giáo dục theo Kitô giáo. Quan niệm ấy quả là một quan niệm quá tự do và sai lầm về cuộc đời. V́ con cái càng lớn, chúng càng cần phải lượng giá, phải xác định ra các giá trị và mục đích của cuộc đời. Kitô giáo có những giải đáp rơ ràng cho các vấn đề ấy và con cái xứng đáng được làm quen với quan điểm ấy về cuộc đời. Sau này chúng có thể từ khước quan điểm ấy nhưng ít ra ta đă không để chúng thiếu một niềm tin có ư nghĩa.

Người ta càng ngày càng ư thức rơ rệt rằng đặc tính chủ yếu của hôn nhân nằm trong mối liên hệ của vợ chồng là những người đang gặp gỡ Chúa Kitô trong cuộc sống từng giây từng phút của họ. Trong giáo hội tại gia của t́nh yêu này, cái cố gắng hàng ngày để nên giống như Chúa Kitô có thể trở thành căn bản cho việc họ thờ phượng Chúa bằng lời cầu nguyện chung với nhau.

60% các hôn lễ vẫn c̣n diễn ra trong các nhà thờ. Tuy nhiên điều đó không hẳn là dấu chỉ những người tham dự có một đức tin sống động. Bởi thế thách thức chính đối với cộng đoàn Kitô giáo không nằm nơi các cuộc hôn nhân giữa các Kitô hữu dấn thân mà đúng hơn nơi những Kitô hữu chỉ có danh dù họ lấy người cùng đạo hay khác đạo. Những người Kitô hữu dấn thân ở đây tuy không đến gần một nhà thờ nào, không biểu lộ những cử chỉ thái quá trong lối hành đạo, nhưng muốn có một hôn nhân độc hữu và trung thành.

Nếu điểm khởi hành của bí tích là liên hệ yêu thương giữa các thành viên của một gia đ́nh, th́ giáo hội tại gia quả đang hiện diện dù không được hiểu như thế. Hôn nhân được sống trong yêu thương th́ cũng được sống trong Chúa và với tính cách như vậy có thể trở thành cây cầu đưa người ta trở lại với cuộc sống Kitô hữu tích cực.

 

BÍ TÍCH

Có một khác biệt giữa truyền thống Công giáo La-mă và truyền thống Tin lành trong việc sử dụng từ ngữ Bí Tích. Như đă nói trên kia, Công đồng Triđentinô xác định hôn nhân là một bí tích. Lutherô không chấp nhận điều này. Ông ta cho rằng hôn nhân thuộc lănh vực sáng thế chứ không thuộc lănh vực cứu thế. Điều đó không có nghĩa nó chỉ là việc phàm trần, thực sự nó là việc của Chúa và là một bậc thánh thiện đáng được chúc phúc. Tuy nhiên điều ấy lại không dẫn đến cùng một cách xử lư như thần học Công giáo. Cách riêng, trong truyền Thống Tin Lành, người ta chống lại quan điểm cho rằng sự ưng thuận hỗ tương của hai người rửa tội, tự nó, tạo nên một sợi dây nối kết không thể bẻ gẫy được. Điều ấy bị phê phán là không có căn bản Thánh Kinh và trái ngược với truyền thống của Giáo hội hoàn vũ.

Những phê phán này được t́m thấy trong bản phúc tŕnh thứ nhất của Giáo Hội Anh trong lời công bố về hôn nhân (1). Bản phúc tŕnh này cho hay: “Nếu các thành viên của Giáo Hội nước Anh c̣n tiếp tục coi hôn nhân như một bí tích, th́ phần lớn là v́ họ sử dụng các ngôn từ như trong Eph.5:32 hơn là theo nghĩa của Triđentinô, và làm như thế họ cùng một chiều hướng như thần học Chính Thống... Hôn nhân có nghĩa hơn một liên hệ khế ước. Nó là một bậc sống hay một vị thế của hai con người, chứ không phải chỉ là một thoả hiệp do hai người tạo ra.” (2) Bản phúc tŕnh cũng nhận xét rằng Công đồng Vatican II đă thay thế từ ngữ khế ước bằng từ ngữ giao ước và thực sự nói đến giao ước phu phụ, một giao ước được h́nh thành do sự ưng thuận bản thân không thể phản hồi của hai người bạn đời.

Từ ngữ giao ước là một từ ngữ Thánh Kinh và lời công bố của Vatican II khi chú trọng đến khía cạnh liên hệ của hôn nhân, một khía cạnh phát rễ từ giao ước giữa Thiên Chúa với Dân Ngài và giữa Chúa Giêsu với Giáo hội, đă đem thần học về hôn nhân tới một điểm nơi đó khả năng có thoả thuận chung giữa các truyền thống Công Giáo La-mă, Anh giáo và Chính thống đă gia tăng lên.

Hiện vẫn c̣n nhiều điều phải làm để hoà giải những nền thần học khác nhau này nhưng đây là một phạm vi trong đó phong trào đại kết có thể có tiến bộ trông thấy, đến độ sự phong phú của hôn nhân Kitô giáo có thể được mạc khải với đầy đủ các tiềm năng của nó.

 

TRUYỀN THỐNG CHÍNH THỐNG

Chính thống giáo nh́n nhận hôn nhân là một bí tích, một trong bẩy bí tích, nhưng gốc rễ của sự giải thích này nằm trong mầu nhiệm của mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo hội. Không như phương thức của Giáo hội Công giáo La-mă, trong đó người cử hành bí tích là chính đôi bạn, giáo hội Chính thống cho rằng chính vị linh mục là người ban bí tích ấy, và mục đích đệ nhất đẳng của hôn nhân là t́nh yêu phu phụ của hai người phối ngẫu.

Trong hôn nhân, chính với tư cách vợ chồng, mà đôi bạn trở nên những người giúp đỡ nhau suốt đời, cùng chịu đựng nhau, cùng khích lệ nhau, ngơ hầu đem các cá tính khác nhau của ḿnh đến chỗ ḥa hợp, để yêu thương và phục vụ nhau, cùng chia vui sẻ buồn, nâng đỡ nhau trong những lúc yếu đuối, phụ giúp nhau trong lúc thiếu thốn, sống trọn vẹn cho nhau, cùng nhau mang gánh nặng cuộc đời và trách nhiệm của một gia đ́nh (3).

Sự nhấn mạnh đến t́nh yêu phu phụ như lư do chính của hôn nhân chứ không phải con cái cho thấy phúc lợi của vợ chồng luôn là điều quan trọng hàng đầu. Đến nỗi giáo hội Chính thống cho phép người ly dị được kết hôn lần thứ hai và cả lần thứ ba nữa. Hôn nhân tan vỡ được coi là thảm kịch và là điều tội lỗi, nhưng phương thức mục vụ, được mệnh danh là nhiệm cục (economy), cho phép người ta tái kết hôn.

Sự nhấn mạnh đến t́nh yêu phu phụ như lư do chính của hôn nhân chứ không phải con cái cho thấy phúc lợi của vợ chồng luôn là điều quan trọng hàng đầu. Đến nỗi giáo hội Chính thống cho phép người ly dị được kết hôn lần thứ hai và cả lần thứ ba nữa. Hôn nhân tan vỡ được coi là thảm kịch và là điều tội lỗi, nhưng phương thức mục vụ, được mệnh danh là nhiệm cục (economy), cho phép người ta tái kết hôn. Nhiệm cục ở đây có nghĩa là quan tâm mục vụ nh́n nhận sự mỏng ḍn của kiếp nhân sinh và sự tha thứ vô bờ của Thiên Chúa. Nó cũng nh́n nhận rằng điều tốt nhất trong một hoàn cảnh cá biệt nào đó không luôn luôn là điều tuyệt đối tốt nhất (4).

Phương thức thần học về nhiệm cục này đă được Giáo Hội Công giáo La-mă coi là đáng lưu ư trong thượng hội đồng giám mục thế giới năm 1980 tại Rôma. Vấn đề mục vụ ngày càng lớn mạnh liên quan đến việc tái kết hôn của những người đă ly dị hiện đang chi phối tất cả các giáo hội Kitô giáo và một giải đáp Kitô giáo toàn diện đang được t́m kiếm, giải đáp này có thể t́m thấy trong phương thức Chính thống giáo.

An b́nh

 

HÀNH ĐỘNG ĐẠI KẾT

Từ những miêu tả trên đây, có thể thấy rằng tất cả các Giáo Hội Kitô giáo đều có những phong phú riêng cần được chia sẻ với nhau. Khi nh́n nhận những điểm căn bản về hôn nhân Kitô giáo như một liên hệ độc hữu, vĩnh viễn và thủy chung trong đó Thiên Chúa sống động và công bố sự hiện diện của ḿnh trong cuộc đời của hai vợ chồng và gia đ́nh họ, tất cả các giáo hội đă cùng chia sẻ sự hiệp nhất căn bản có gốc rễ trong Thánh Kinh. Những truyền thống và tập tục khác nhau, lần lượt xuất hiện trong nhiều thế kỷ, đă vừa chia rẽ vừa làm phong phú, và thực tế đả đem lại nhiều khó khăn trở ngại. Như việc Giáo hội Anh chấp nhận ngừa thai nhân tạo trong khi Giáo hội Công Giáo không chấp nhận điều ấy. Giáo hội Anh, đến tận ngày nay, vẫn duy tŕ những kỷ luật nghiêm khắc nhất chống việc tái kết hôn trong khi Giáo hội Công giáo đă phối hợp thái độ nghiêm nhặt chống ly dị nhưng lại cho phép người ta có nhiều cơ hội tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Cả hai giáo hội ấy có thể học nơi giáo hội Chính thống sự phong phú trong phụng vụ hôn nhân và quan niệm nhiệm cục của họ, một quan niệm cho phép tái kết hôn. Đó là những vấn đề sẽ được các thần học gia lưu tâm trong nhiều năm sắp tới.

Hiện đă có sự gặp nhau về thái độ trong việc nhận ra hôn nhân như một liên hệ, một liên hệ có sự can dự của những tầng sâu thẳm nhất trong hữu thể những người đàn ông và đàn bà. Sự can dự này, với việc gia tăng nhanh chóng các hoài mong nơi nhau, hiện là gốc rễ gây ra nhiều cuộc tan vỡ hôn nhân. Việc ly dị hiện đang lan tràn rộng răi cho thấy giữa ước vọng trực giác trong hữu thể con người muốn thể hiện sâu sắc các tiềm năng của ḿnh và việc huấn luyện cũng như trợ giúp của cộng đoàn để thể hiện được điều trên hiện có một khoảng cách rất lớn.

Phương thức đại kết chủ yếu hệ ở việc coi hôn nhân như một cộng đồng t́nh yêu, vốn bắt nguồn từ ư niệm Thánh Kinh về giao ước, sẽ giúp các Giáo hội phối hợp các cố gắng của ḿnh và nâng cao tŕnh độ hiểu biết về tầm quan trọng của nó. Tầm quan trọng này sẽ được phản ảnh qua việc đánh giá nó như giáo hội tại gia hay giáo hội thu nhỏ, nói cách khác coi gia đ́nh không phải chỉ là đơn vị căn bản của xă hội mà c̣n là đơn vị căn bản của Giáo hội nữa.

Nếu được như thế, các giáo hội sẽ có thể gom chung các tài nguyên của ḿnh để chuẩn bị và trợ giúp cho hôn nhân cũng như đầu tư vào những chương tŕnh nghiên cứu thiết yếu để cung cấp được những tư liệu nhằm ngăn cản các đổ vỡ hôn nhân.

Nhiệm cục ở đây có nghĩa là quan tâm mục vụ nh́n nhận sự mỏng ḍn của kiếp nhân sinh và sự tha thứ vô bờ của Thiên Chúa. Nó cũng nh́n nhận rằng điều tốt nhất trong một hoàn cảnh cá biệt nào đó không luôn luôn là điều tuyệt đối tốt nhất.

Hiện có đủ cơ sở mạnh mẽ để tin rằng trên b́nh diện thực tiễn qua công tác chuẩn bị và trợ giúp hôn nhân, phương thức hiệp nhất, đại kết là phương thức duy nhất nên theo. Các kinh nghiệm, các phương thức mới và các thực nghiệm mới, tất cả đều cần được chia sẻ trong các lănh vực đặc thù và xa hơn thế. Các cặp vợ chồng thuộc các giáo hội khác nhau có thể đến với nhau thành nhóm và học hỏi lẫn nhau, cũng như để cầu nguyện như những con cái đă lập gia đ́nh của Chúa. Góp chung tài nguyên theo mọi cách thực tiễn khi có thể phải trở thành ưu tiên trong đời sống Giáo hội. Phong trào đại kết sẽ nhận được năng động lực đáng hoan nghênh nếu hôn nhân và gia đ́nh trở thành một trong những chú tâm chính.

An b́nh

Không ai c̣n hoài nghi ǵ về sự ác của hiện tượng hôn nhân tan vỡ, một sự ác nằm ngay trong nỗi thống khổ đau đớn của các cặp vợ chồng khi công cuộc đầu tư quan trọng nhất của họ về phương diện nhân bản bị vỡ vụn tan tành cũng như trong nỗi thống khổ và tác hại đối với con cái. Một cuộc nghiên cứu gần đây về tác hại của ly dị đối với con cái cho thấy tác hại ấy lâu dài và nghiêm trọng biết bao (5). Đây là một thảm kịch nhân bản mà Kitô giáo có nhiệm vụ nặng nề phải hiểu thấu và chống cự lại. Nó chính là tiếng Chúa gọi ta và chắc chắn không c̣n giai đoạn lịch sử nào trong đời sống Kitô giáo thích hợp hơn lúc này để điều tra và chặn đứng làn sóng ly dị. Xă hội đang sững sờ trước nạn hôn nhân tan vỡ và chỉ biết đứng nh́n nó bằng cái nh́n thẫn thờ. Kitô giáo không thể cho phép ḿnh có thái độ ấy được. Nó có trách nhiệm đặc biệt phải sử dụng mọi phương pháp nghiên cứu, huấn luyện và trợ giúp hiện đại để đưa lại những thay đổi căn bản trong quan điểm của xă hội về hiện tượng hôn nhân vỡ tan.

Giáo hội Kitô giáo là bộ phận duy nhất có thể thực hiện được điều trên, v́ chỉ có nó mới phối hợp được việc sử dụng các thành quả nghiên cứu mới nhất với sự cam kết căn để giữ vững tính bất khả tiêu của hôn nhân. Hiểu biết mà không có ư chí thực thi tính bất khả tiêu là làm mất hẳn phân nửa giá trị của hôn nhân, nhưng ư chí mà không có hiểu biết là tự ḿnh làm mất những phương tiện cần thiết để đạt mục tiêu của ḿnh.

Kitô giáo có diễm phúc nhờ đức tin mà biết được điều ǵ là nhất quán đối với sự toàn vẹn nhân bản trong hôn nhân. Thiên Chúa, tác giả của hôn nhân, đă cho thấy điều đó một cách rơ ràng. Những nghiên cứu hiện nay cho ta thấy những chỉ dẫn qúy giá tại sao hôn nhân lại tan vỡ. Đức tin và hiểu biết, cả hai đều cần được nuôi dưỡng và áp dụng để thực hiện cho được chương tŕnh lớn lao Chúa đă vạch ra.

 

TÓM LƯỢC

Ngày nay, tất cả các giáo hội Kitô đều có sự thống nhất căn bản về quan điểm coi hôn nhân như một liên hệ giao ước. C̣n nhiều điều họ có thể học nơi nhau về phương diện thần học cũng như hành động với nhau một cách đại kết để nâng đỡ và bảo vệ hôn nhân.

 

Vinc. Vũ Văn An

 


 

Tài Liệu Tham Khảo:

 

1. Marriage, Divorce and the Church. SPCK, 1971

2. Ibid., p.39

3. Tsembelas, P., Dogmatique de L’Église Orthodox Catholique, Vol III, p.351

4. Marriage, Divorce and the Church, p.122.

5. Wallenstein, J. and Kelly, J.B., Surviving the Break-up. Grant McIntyre, 1980.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22


Xem các bài viết khác trong Vũ Văn An , Khoá 3 GHHV Đà Lạt Việt Nam.