HÔN NHÂN, ĐỨC TIN VÀ T̀NH TÊU

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

marriage

 

Bản Việt ngữ của
Vincent Vũ Văn An
Sydney NSW, tháng Chín năm 1999

 

 

CHƯƠNG MƯỜI BỐN

 

CÁC HẬU QUẢ CỦA TAN VỠ HÔN NHÂN

 

Cho đến những năm rất gần đây, quan tâm chính của xă hội cũng như của các quốc hội đối với các cuộc tan vỡ hôn nhân là triển khai các đạo luật để giải thoát những người đàn ông đàn bà bất hạnh đang bị kẹt cứng trong các cuộc hôn nhân vô vọng, không được tái kết hôn v́ luật lệ không cho phép điều ấy. Sau Thế chiến hai, vấn đề ấy càng được quan tâm hơn, và trong thập niên 1960, luật cho phép ly dị đă được thông qua tại nhiều nước Tây Phương. Các Luật này không c̣n xây dựng trên ư niệm có lỗi nữa, mà trên ư niệm bế tắc không thể giải quyết được. Chủ yếu, người ta được phép ly dị nếu cuộc hôn nhân, nay được quan niệm như một liên hệ, xem ra hết đường cứu văn. Tại Anh và Wales, đạo luật mới, dựa trên nguyên tắc trên, đă được thông qua năm 1969 và có hiệu lực kể từ năm 1971. Tỷ lệ ly dị đă tăng cao trước các niên biểu ấy, tuy nhiên, sau các niên biểu trên nó đă gia tốc một cách đáng kể, mặc dù có giảm đôi chút vào năm 1979. Trong thập niên 1970, việc gia tăng ly dị cho ta có dịp khảo sát các hậu quả của nó một cách chi tiết hơn. Người ta có phải trả một cái giá ǵ đó cho việc ly dị không? Câu hỏi này sẽ được trả lời dựa trên những hậu quả đối với hai vợ chồng, đối với con cái và đối với quốc gia.

 

HẬU QUẢ ĐỐI VỚI HAI VỢ CHỒNG

Nếu ta nhớ rằng hôn nhân hiện đại chủ yếu là một gắn bó xúc cảm tạo nên sợi dây t́nh cảm liên kết hai vợ chồng, th́ việc tan vỡ của sợi dây này sẽ đem lại một loạt những triệu chứng như lo âu, giận dữ và trầm cảm. Điều này do một cuộc nghiên cứu quy mô về những người đàn bà ly dị t́m ra (1). Ở đây chỉ có ư nói đến những cuộc hôn nhân đă kéo dài đủ để hai vợ chồng có được những tương hành về xúc cảm, đo đó mới cảm thấy mất mát nhau.

Về lo âu, người phối ngẫu bị bỏ rơi có thể hoảng hốt chạy khắp nơi để t́m kiếm xem người bạn đời của ḿnh đang ở đâu. Nếu t́m được, có thể có những cảnh tố cáo và phản cáo lẫn nhau, trong đó đủ mùi khóc lóc, van lơn, đe dọa, thuyết phục. Sự ra đi có thể không bất ngờ nhưng đă được cảnh cáo từ lâu khiến nỗi lo âu đă từng tăng dần đến chỗ căng thẳng. Và sự căng thẳng này có thể biểu lộ qua những chứng như nhức đầu, mất ngủ, mất ăn, hoặc ngược lại ăn nhiều quá khiến lên cân. Hai vợ chồng có thể trở nên dễ cáu giận. Sự cáu giận này càng gia tăng với những người hút xách hoặc say sưa. Sự cáu giận này thường đi đôi với tác phong chửi bới, trút nỗi giận lên đầu các con, giận cá chém thớt, dù chúng chẳng có tội ǵ. Nguyên nhân nhỏ đă được khuếch đại để la mắng và hễ các con làm ồn một chút là đă không chịu nổi. Lo âu cũng có thể biểu lộ qua việc xuất mồ hôi, tim đập mạnh, đau bụng dưới và thay đổi bài tiết. Khả năng chú ư cũng như tập trung giảm đi. Người chồng có thể nh́n công việc nhưng không tài nào chú mục được, không thể đưa ra bất cứ sáng kiến nào để điều hành công việc được nữa. Ông ta hay đăng trí, nhất là trong gia đ́nh, nơi tương lai ngày một đen tối hơn. Người vợ cũng thế, hay đăng trí và gây ra tai nạn ngay trong nhà, là nơi từ nay trí khôn bà chẳng c̣n quan tâm chi đến chuyện nấu nướng giặt giũ, mà chỉ quanh quẩn nghĩ đến cái tương lai mù mịt của ḿnh mà thôi. Nhiều khi bà đi lang thang ngớ ngẩn ở các cửa tiệm, rất dễ quên, có khi quên cả mục đích việc đến cửa tiệm của ḿnh. Nhiều khi quên cả trả tiền, cứ thế bước ra khỏi tiệm, và do đó bị bắt về tội ăn cắp, điều này càng làm cho cuộc đời đă phức tạp càng phức tạp hơn.

Sự buồn bực lan tràn ấy thường đi đôi với giận dữ, và trong những ngày, những tuần, những tháng trước khi chia tay, vợ chồng có thể có những trận căi nhau nẩy lửa. Tất cả những cay đắng chồng chất xưa nay được dịp nổ tung ra qua những cuộc căi lộn thường xuyên, mà nào có giải quyết được ǵ, chỉ tổ làm dịp cho hai bên nhục mạ lẫn nhau. Cũng một chuyện ấy được nhắc đi nhắc lại hoài và các tranh luận trở thành dịp để kết tội nhau một cách cay đắng, bùng lên thành bạo hành. Những cuộc bạo hành này đôi khi không phải chỉ giới hạn ở chỗ thóa mạ nhau bằng lời mà c̣n bằng đấm đá hẳn hoi. Nếu một trong hai hoặc cả hai chuếnh choáng hơi men, th́ nhiều tai họa khủng khiếp có thể xẩy ra. Các bác sĩ, các pḥng cấp cứu, các thân nhân và bằng hữu vốn đă được thấy kết quả những trận thư hùng như thế. Đôi khi vợ chồng giấu không cho ai thấy những vết thương của ḿnh, nên nhiều tai hại thể lư đă không được tŕnh báo.

Trên thực tế, lo âu cũng như giận dữ có thể làm phát khởi hoặc làm gia trọng đủ các chứng bệnh. Ngoài các chứng nhức đầu đă được nhắc đến, c̣n có thể có chứng đau phía sau đầu, đau lưng, đau bụng dưới, ngứa ngáy ngoài da, tăng cơn xuyễn, tiểu đường, động kinh, lở loét bộ phận tiêu hóa, đau ruột, tăng áp huyết, đau ngực và đau cánh tay (đôi khi lầm với viêm yết hầu), nóng lạnh, xáo trộn tiêu hóa, xáo trộn kinh nguyệt và các vấn đề tính dục.

An b́nh

Thêm vào lo âu giận dữ, nhiều người trong hoàn cảnh này c̣n bị chứng trầm cảm. Họ thấy họ khốn khổ tội nghiệp, đời họ trống rỗng, mất hết nghị lực, hay khóc, biếng nhác ăn mặc, và có thể bắt đầu thấy cuộc đời chả có nghĩa lư ǵ cả.

Hôn nhân hiện đại chủ yếu là một gắn bó xúc cảm tạo nên sợi dây t́nh cảm liên kết hai vợ chồng, th́ việc tan vỡ của sợi dây này sẽ đem lại một loạt những triệu chứng như lo âu, giận dữ và trầm cảm.

Tất cả các triệu chứng trên thấy được là do những thu lượm của phân tâm học và một cuộc nghiên cứu cho thấy những vấn đề hôn nhân là yếu tố thường thấy nhất có liên quan đến các chứng phân tâm học nơi phụ nữ, và thông thường thứ nh́ nơi đàn ông, chỉ sau công việc làm ăn (2). Những công tŕnh nghiên cứu gần đây cho thấy các vấn đề xẩy ra giữa vợ chồng và ly dị là nguyên nhân thông thường gây ra các chứng trầm cảm (3,4).

Chứng trầm cảm, cùng với cảm thức thấy ḿnh vô vọng và vô dụng kèm theo nó, thường là bước đầu dẫn tới những toan tính tự sát hoặc tự sát thật. Hiện có rất nhiều bằng chứng cho thấy việc tan vỡ hôn nhân có liên hệ đến cả hai thảm họa đó. Một cuộc nghiên cứu về việc tự chuốc độc cho ḿnh nơi 68 người đàn ông có vợ và 147 người đàn bà có chồng cho thấy bất ḥa vợ chồng là yếu tố thúc đẩy chính đối với 68% đàn ông và 60% đàn bà (5). Trong số 130 người được chọn trong số 577 trường hợp toan tự tử tại Oxford, 83% đàn ông có vợ và 68% đàn bà có chồng cho biết họ có những trục trặc trong đời sống hôn nhân (6). Những người toan tính tự tử nhiều lần kết cục có nguy cơ tự tử cao hơn. Trong hai cuộc nghiên cứu về những vụ toan tự tử đi toan tự tử lại, người ta thấy việc ly thân hoặc ly dị là một trong những yếu tố có mặt (7,8). Khi ta nghĩ đến việc hàng ngày trên thế giới có ít nhất cả ngàn người tự tử (9), th́ ta thấy việc tan vỡ của hôn nhân đă góp phần đáng kể như thế nào vào cái tử xuất ấy, và nếu giảm con số tan vỡ ấy đi th́ sẽ ngăn ngừa được biết bao nhiêu vụ tự sát.

Những triệu chứng lo âu, giận dữ và trầm cảm này có thể kéo dài vài tuần, vài tháng và có khi cả vài năm. Một số người không bao giờ lấy lại được quân b́nh sau khi mất người phối ngẫu và hàng mấy năm sau tim vẫn nhói đau v́ sự mất mát ấy. Đó là những người đàn ông đàn bà vốn lệ thuộc nặng nề nơi người phối ngẫu về xúc cảm, nên việc người đó ra đi biến họ thành đơn độc, trống rỗng, mất hết ư nghĩa. Đối với họ, ly dị tương đương với mất mát toàn diện, không sao lấy lại được. Tuy thế, phần lớn đàn ông và đàn bà lấy lại được quân b́nh sau một thời gian. Thời gian này thay đổi tùy theo người. Chắc chắn một điều việc hôn nhân tan vỡ, cũng như các cuộc ly thân và ly dị, đóng góp rất nhiều vào việc gây ra bệnh hoạn.

 

HẬU QUẢ ĐỐI VỚI CON CÁI

Hậu quả đối với hai vợ chồng đă nặng nề đủ để họ không chia tay v́ những lư do nhỏ nhặt. C̣n nếu việc tan ră hôn nhân không gây hiệu quả nào về xúc cảm, ta có quyền hoài nghi rằng hai vợ chồng ấy chưa bao giờ gắn bó với nhau về phương diện ấy. Đối với con cái, vấn đề có khác. Lúc nào con cái cũng gắn bó với cha mẹ về xúc cảm, nên chúng sẽ cảm thấy khó đương đầu nổi t́nh huống phải mất một trong hai cha mẹ mà không do lỗi của chúng. Không ai hỏi ư kiến chúng xem chúng có muốn ra đời hay không, nhưng chắc chắn lúc chúng sinh ra, cả hai cha mẹ đều cùng cam kết sống với chúng. Vậy mà nay một người lại bỏ ra đi để chúng phải đương đầu với t́nh huống một cha hoặc một mẹ trái với ư muốn của chúng.

Con cái phản ánh các căng thẳng của cha mẹ bằng cách biểu lộ các khó khăn riêng của chúng (10,11,12). Những khó khăn này có thể xẩy ra trong gia đ́nh, tại trường hay ngoài xă hội. Trong gia đ́nh, trẻ có thể biểu lộ những hành vi cáu kỉnh, níu lấy cha mẹ và khóc lóc. Những trục trặc trong giấc ngủ cũng có thể xẩy ra, như các trẻ nhỏ khó ở yên trong giường, đ̣i cha hoặc mẹ phải ở bên ḿnh. Có thể có những giấc mơ hăi hùng, những cơn ác mộng và đái dầm. Tại trường, trẻ giảm hẳn chú ư và tập trung. Nó có thể gây ra đủ thứ rắc rối, đ̣i được chú ư và níu kéo. Ở nhà cũng như ở trường, trẻ có thể có những triệu chứng như đau bụng dưới, ăn uống không được, nhức đầu, gia tăng các xáo trộn vốn đă có, và cách chung không chịu ở yên. Ngoài xă hội, trẻ có thể biểu lộ những hành vi như trốn học, ăn cắp, nói dối, phá phách và gây hấn vô lư (13). Sự bất ḥa trầm trọng của cha mẹ tác động mạnh mẽ đến độ mặc dù gia đ́nh chưa bị chia tan nó cũng đă góp phần gây nên những xáo trộn về hạnh kiểm như thế nơi đứa trẻ (14).

Phải bao lâu những xáo trộn trên mới chấm dứt? Chứng cớ cho thấy cần phải hai năm con cái những cha mẹ ly dị mới bắt kịp con cái của những gia đ́nh c̣n nguyên vẹn (15). Tuy thế, mặc dù những biểu hiệu đáng lo ngại một cách trầm trọng của trẻ có thể giảm đi trong thời gian hai năm, những vấn đề rộng lớn vẫn tiếp tục tồn tại. Con cái thường được trao phó cho người mẹ chăm sóc, người cha chỉ thăm nom một thời gian ngắn rồi ngưng. C̣n nếu người cha tiếp tục thăm con, rất có thể có những cảnh mủi ḷng xẩy ra, nhất là khi con c̣n nhỏ. Chúng có thể khó trở về với mẹ khi ngày cuối tuần đă qua. V́ được vui chơi với cha nên muốn cứ được như thế măi. Bởi thế khi phải về với mẹ, một số em cảm thấy khổ sở, mất tinh thần. Người mẹ nhiều khi lại cho đó là dấu trẻ không thích cha và t́m cách gây khó khăn cho những lần thăm viếng sau. Một khó khăn khác đối với người vợ là sự hiện diện của người đàn bà khác, tức người đă thay thế bà. Bà có thể không thích cho các con đến nhà chồng cũ khi người đàn bà kia có mặt. Đôi lúc bà thấy sự chăm sóc của 'con mụ ấy' đe doạ bà, v́ rất có thể 'mụ' ta âm mưu lấy mất cả t́nh âu yếm của các con bà chăng.

Con cái cần đến cả hai cha mẹ một lúc. Việc một người thường xuyên vắng mặt gây cho chúng biết bao phiền năo khổ đau và dù chúng có thích ứng tốt bao nhiêu đi nữa, sự mất mát ấy khó ḷng bù đắp được.

Nhưng bên trên tất cả những chi tiết trên, ta thấy sự thật phũ phàng này là con cái cần đến cả hai cha mẹ một lúc. Việc một người thường xuyên vắng mặt gây cho chúng biết bao phiền năo khổ đau và dù chúng có thích ứng tốt bao nhiêu đi nữa, sự mất mát ấy khó ḷng bù đắp được.

Đă có rất nhiều tài liệu đề cập đến những điểm gây phiền năo tức thời trên đây. Những tác động lâu dài của ly dị đối với con cái th́ không rơ rệt bằng. Những chứng bệnh như thần kinh, nghiện ngập, trầm cảm, rối loạn nhân cách, khó khăn tính dục và tác phong phản xă hội đôi lúc đă được coi như có liên hệ trực tiếp với các cuộc hôn nhân tan vỡ. Chứng cớ th́ không hẳn hoàn toàn rơ ràng và không thể nói là đă được kiểm chứng. Tuy có sự hiển nhiên là những điều kiện này có liên hệ tới những xáo trộn của thời thơ ấu, nhưng chúng đóng vai tṛ nào th́ không rơ và, trong diễn tŕnh thu lượm các bằng chứng tác hại của ly dị, ta cần phải hết sức thận trọng để đánh giá những điều t́m thấy một cách đúng đắn. Trên b́nh diện điều trị, người ta thấy tất cả các điều kiện trên đôi khi được liên kết với ly dị lúc các con c̣n nhỏ, nhưng mối liên hệ giữa hai điều đó cần được khảo sát cẩn thận hơn. Có thể sự tai hại là do những bất ổn trong liên hệ vợ chồng chứ không hẳn do chính việc ly dị, nhưng chắc chắn ly dị có góp phần vào các tai hại ấy.

An b́nh

C̣n về ảnh hưởng của ly dị đối với khả năng xây dựng các cuộc hôn nhân bền vững sau này của con cái, th́ một lần nữa các chứng cớ cũng có nhiều mâu thuẫn. Cuộc nghiên cứu trước đó tại Mỹ cho thấy quả có cái ṿng tác hại, nghĩa là việc cha mẹ ly dị theo thống kê có góp phần vào bất ổn trong mối nhân duyên của con cái (16). Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu mới đây tại Anh lại không củng cố điều đó (17).

 

HẬU QUẢ ĐỐI VỚI THÂN NHÂN

Điều tự nhiên là khi gặp đau khổ trong hôn nhân, hai vợ chồng sẽ chạy tới thân nhân để được trợ giúp và nâng đỡ trong thời gian khủng hoảng trước khi tan vỡ chính thức. Cha mẹ sẽ bị xâu xé giữa hạnh phúc của con ḿnh và phúc lợi của cuộc hôn nhân cũng như phúc lợi của các cháu. Nếu họ thuộc thế hệ những người tin vào bản chất vĩnh viễn bất khả phân ly của hôn nhân, th́ nguy cơ ly dị của con cái sẽ làm họ sững sờ. V́ đối với họ, hôn nhân mới đáng kể. Một số khác coi việc phải đánh giá các quan điểm của con ḿnh cũng như của dâu của rể như một giấc mơ hăi hùng. Họ sẽ phải hoặc hoàn toàn đứng về phía con ḿnh và bênh vực quan điểm của con hoặc phải bắt cá hai tay cho rằng cả hai đều có lỗi. Họ có thể đưa ra được một vài lời khuyên mà cũng có thể chẳng biết phải nói ǵ. Nếu cái nan giải ấy kéo dài, th́ sự căng thẳng sẽ rất lớn. Họ có thể phải chứa chấp con tại nhà ḿnh, săn sóc các cháu giùm con và nói chung phải trở thành người đi nâng đỡ người khác vào chính thời điểm họ muốn thoát khỏi các nhiệm vụ làm cha làm mẹ.

 

GIA Đ̀NH CÓ CHA / MẸ MỘT M̀NH

Việc gia tăng ly dị đương nhiên có nghĩa là con số những gia đ́nh chỉ có cha hoặc mẹ cũng gia tăng. Tại Anh và Wales, những con số này đă đều đặn tăng lên. Theo bản tường tŕnh của Finer (18) th́ trong tháng Tư 1971, đă có chừng 620,000 gia đ́nh chỉ có một cha hoặc một mẹ, bao gồm khoảng 1 triệu trẻ em. Năm 1976, con số này tăng tới 750,000, chiếm 11% tổng số các gia đ́nh có con lệ thuộc bao gồm 1 triệu 1/4 trẻ em (19). Số liệu mới nhất (1980) cho thấy con số các gia đ́nh chỉ có cha hoặc mẹ c̣n lên cao hơn nữa, khoảng 900,000. Con số ấy bao gồm luôn cả các bà mẹ độc thân hoặc đă góa chồng, nhưng phần lớn là kết quả của các cuộc hôn nhân tan vỡ.

Các gia đ́nh loại này phần lớn gồm các bà mẹ đơn lẻ có con, phần rất nhỏ bao gồm những ông bố đă ly dị hoặc ly thân có con. Cuộc sống quả là khó khăn đối với những người đàn bà và đàn ông này. Họ chưa hoàn hồn khỏi cái ngỡ ngàng do cuộc ly thân hoặc ly dị đem lại, th́ đă phải hoặc vừa đi làm kiếm cơm vừa trông nom săn sóc con cái hoặc ở nhà và hoàn toàn lệ thuộc vào trợ cấp an sinh xă hội. Họ rất thường thấy ḿnh cô đơn, ít khi t́m được chỗ đứng trong cộng đồng lối xóm. Với tư cách Kitô hữu, họ không biết ḿnh có được giáo xứ chấp nhận hay không. Với tư cách một người độc thân, họ có thể trở thành sự bối rối cho xă hội. Các cặp có đôi có thể coi họ như mối đe doạ v́ sợ họ có ư đồ đối với người phối ngẫu của ḿnh. Cứ thế, những người đàn ông và đàn bà này thấy ḿnh bị tha hóa về phương diện xă hội và càng ngày niềm tự hào của ḿnh càng xuống dốc thê thảm.

Về phương diện kinh tế, những cha mẹ độc thân này, nhất là người đàn bà, có thể gặp khó khăn lớn, có khi không có cả nơi trú ẩn chắc chắn. Các khó khăn về kinh tế cộng lại nào là vừa ít tiền, vừa bị cô lập về xă hội, vừa không có nơi trú ẩn sẽ loại các cha mẹ loại này ra bên lề cộng đoàn. May thay, có những nhóm cha mẹ độc thân như nhóm Bánh Ḿ Gừng (Ginger Bread) đang ra sức trợ giúp họ, tạo cho họ cơ hội lấy lại được niềm tin và phẩm giá ḿnh.

Như sẽ ghi nhận dưới đây, số người kết hôn lần thứ hai khá đáng kể, nên các khó khăn của t́nh trạng độc thân sẽ giảm đi khi có gia đ́nh mới. Dĩ nhiên, nhiều vấn đề sẽ diễn tiến qua giai đoạn hai của hôn nhân.

Chứng cớ cho thấy trước khi thiết lập được mối liên hệ hôn nhân mới, những người độc thân kiểu này thường có khuynh hướng hay tự tử. Thực thế, trong khi tỷ lệ tự tử giữa các cặp vợ chồng chỉ là 9.9 phần ngàn, th́ giữa những người đă ly dị, tỷ lệ ấy tăng đến 47.90 phần ngàn. C̣n đối với những người đă lấy nhau rồi nhưng hiện phải sống xa nhau (gồm phần lớn các gia đ́nh có cha/mẹ độc thân), th́ tỷ lệ ấy lên cao khủng khiếp: 204.4 phần ngàn (2).

Như thế, về mọi phương diện, kinh tế, xă hội và sinh tồn, cha/mẹ độc thân quả gặp nhiều trở ngại và đe dọa.

 

THIỆT HẠI CÔNG CỘNG

Những tŕnh bầy trên đây có thể gọi được là những thiệt hại tư riêng do hôn nhân tan vỡ tạo nên xét về sức khỏe, tự tử, tác hại đối với con cái, cũng như những bất ổn về kinh tế và xă hội. Điều này chỉ rơ ràng đối với các nạn nhân và những người cận kề chung quanh mà thôi. Ta gọi đó là những thiệt hại dấu ẩn. Ngoài ra, c̣n có thứ thiệt hại công cộng nữa, được đo theo mức trợ cấp phụ trội cho những người ly thân, ly dị và các bà mẹ độc thân, phí tổn gửi con và các án phí. Năm 1977, các chi phí này lên đến gần 600 triệu bảng Anh. Nếu cộng thêm phí tổn do các yếu tố như vắng mặt khỏi sở làm, thời giờ của bác sĩ, đơn mua thuốc và phí tổn nằm bệnh viện gây nên, th́ chắc là ngân khoản phải lên đến cả tỉ bạc, phí tổn này càng ngày càng gia tăng do lạm phát cũng có mà do con số những cha/mẹ đơn lẻ cũng có nữa. Vào thời buổi ở các xă hội Tây phương, ai ai cũng gặp các khó khăn về kinh tế, th́ đó là số tiền khá lớn. Muốn giảm thiểu số tiền khổng lồ ấy, đương nhiên ta phải đưa ra những biện pháp ngăn ngừa.

 

CÁC CUỘC HÔN NHÂN LẦN THỨ HAI

Tỷ lệ tái kết hôn rất cao, vào khoảng từ 60 đến 70 phần trăm. Năm 1968, con số tái kết hôn trong đó hai vợ chồng đều đă ly dị chiếm đến 6.5% tổng số các vụ kết hôn, c̣n nếu chỉ tính một bên không thôi th́ tỷ lệ đó là 10.4%. Như thế có đến 17% các vụ kết hôn trong năm đó bao gồm một người cử hành hôn lễ lần thứ hai. Năm 1978, con số này tăng đến 35% (21). Đây là một hiện tượng xă hội mới và quan trọng. Vào khoảng một nửa số người ly dị trong một năm đă tái kết hôn trong ṿng năm năm, phần c̣n lại tái kết hôn ngay sau khi ly dị (22).

Hai vợ chồng đem vào những cuộc hôn nhân này các kinh nghiệm có trước của ḿnh và, quan trọng hơn nữa, khi người vợ đem các con vào theo. Nếu cả hai cùng đem con riêng vào, th́ đơn vị gia đ́nh mới phải đương đầu với việc thích nghi giữa vợ chồng với nhau, giữa các con với nhau, và giữa các con và cha mẹ kế. Họ có thể thành công về mặt đó và, nhờ kiên nhẫn cũng như thiện chí, gia đ́nh sẽ sống c̣n và phát đạt.

Nhưng nếu cuộc hôn nhân thứ hai không thành công th́ cũng chả có chi đáng ngạc nhiên. Hai vợ chồng phải khắc phục cái thói quen hay so sánh người bạn đời mới với người bạn đời cũ. Họ phải thích ứng các chờ mong của ḿnh với thực tế. Sự khởi đầu mới tự nó không phải là giải pháp tức thời có thể đem lại hạnh phúc và hài ḷng ngay. Nếu họ phải cố gắng mới đem lại thành công cho cuộc hôn nhân thứ nhất, th́ họ càng cần phải cố gắng hơn nữa đối với cuộc hôn nhân lần thứ hai này.

Cuộc kết hôn lần thứ hai thường thành công khi hai vợ chồng có mức độ chín chắn tương tự như nhau hoặc khi một trong hai người biết khoan nhượng và chấp nhận các thiếu sót của bạn ḿnh. Khi không có những điều kiện như thế, các cuộc hôn nhân lần thứ hai thường kết thúc bằng những cuộc hôn nhân lần thứ ba và kế tiếp.

Sự hiện diện của con cái có thể là nguồn gây ra nhiều tranh chấp. Nếu một bên, thường là người vợ, có con riêng, th́ người chồng mới phải nhận những đứa con ấy làm con ḿnh. Đối với nhiều người đàn ông, điều ấy không khó; tuy nhiên, cũng có người không thuận hảo được với các con của vợ. Nếu cả hai bên đều có con riêng, họ phải tránh không được tỏ ra thiên vị con ḿnh mà thiệt con người. Một vấn đề hiếm hơn nhưng đặc biệt hơn đó là trường hợp con tàn tật, trong trường hợp này, cha mẹ kế phải thích nghi ghê gớm lắm. Càng hiếm hơn nữa là trường hợp một bên có con đă lớn c̣n bên kia không có con. Người không có con có thể cảm thấy ḿnh ở ngoài ŕa cái ṿng thân mật gần gũi của mẹ cha con cái, điều họ không thích tí nào. Nếu trên thực tế họ lại phải thi hành kỷ luật đối với những đứa con kế đă lớn kia, họ có thể bị coi là độc ác cay nghiệt. Sau cùng cũng có vấn đề coi con chung của hai người hơn con của cuộc hôn nhân trước. Những phức tạp này càng ngày càng thấy rơ khi con số những cuộc kết hôn lần thứ hai càng ngày càng gia tăng.

Liệu những cuộc hôn nhân lần thứ hai có thành công hơn những cuộc hôn nhân lần thứ nhất không? Những lượng giá trước đây cho rằng những cuộc hôn nhân lần thứ hai thường ổn định và thành công. Nhưng khi con số những cuộc tái kết hôn tăng lên, th́ tỷ lệ đổ vỡ cũng tăng theo. Và cái xác tín trước đây cho rằng những cuộc kết hôn lần thứ hai không bị tan vỡ đă không c̣n đứng vững nữa. Trái lại những cuộc hôn nhân đó dễ gặp nguy cơ. Tuy thế nhiều việc c̣n cần phải làm mới xác định được là những cuộc kết hôn lần thứ hai nào dễ bị tan vỡ. Các phân tích thống kê chưa cho biết điều đó; chúng mới chỉ cho biết tổng số các cuộc tan vỡ mà thôi.

Thành thử người ta phỏng đoán rằng những cuộc kết hôn lần thứ hai của những người ly dị trẻ thường bền vững hơn lần thứ nhất v́ nay họ đă chín chắn hơn. Cũng vậy, những người thay đổi từ lệ thuộc qua tự lập, từ một bản sắc mơ hồ qua một bản sắc rơ rệt, từ chỗ thiếu tự tin qua tự tin thường chọn được người bạn đời mới phù hợp với mức độ tăng trưởng và chín chắn của ḿnh. Trái lại, những người vẫn duy tŕ những điểm thiếu chín chắn, không có khả năng yêu thương và cảm nghiệm được yêu thương, bị hành hạ dằn vặt v́ những lời chỉ trích dù rất nhẹ hoặc có khuynh hướng hay thích công kích, nghiện ngập và bài bạc, thường ít thành công ở lần kết hôn thứ hai, trừ khi họ lấy được người có khả năng chịu đựng các thiếu sót đó của họ. Như thế, cuộc kết hôn lần thứ hai thường thành công khi hai vợ chồng có mức độ chín chắn tương tự như nhau hoặc khi một trong hai người biết khoan nhượng và chấp nhận các thiếu sót của bạn ḿnh. Khi không có những điều kiện như thế, các cuộc hôn nhân lần thứ hai thường kết thúc bằng những cuộc hôn nhân lần thứ ba và kế tiếp. Người ta gọi đó là đa hôn hàng loạt (serial polygamy), rất trái nghịch với liên hệ giao ước của một cam kết bền vững giữa một con người với một con người. Trong các cuộc kết hôn lần thứ ba và kế tiếp, có nhiều chắc chắn là ta sẽ gặp những người đàn ông đàn bà dễ bị tổn thương v́ họ không biết cách cho và nhận yêu thương.

 

HỆ LỤY THẦN HỌC CỦA VIỆC LY DỊ

Các hệ lụy thần học của việc ly dị th́ khá phức tạp. Các giáo hội Kitô giáo thẩy đều đồng ư rằng giáo huấn của Chúa Kitô về vấn đề này rất rơ ràng. Bất khả tiêu hủy là qui thức thần linh và bất cứ phương thức thay thế nào cũng được coi là một bóp méo đối với tiêu chuẩn đó, ấy vậy mà các cuộc hôn nhân vẫn cứ tiếp tục tan vỡ trong ḷng mọi giáo hội Kitô giáo. Một thăm ḍ mới đây tại Anh và Wales cho thấy tỷ lệ ly dị của người Công giáo La-mă cũng tương tự như tỷ lệ của xă hội nói chung (23).

Các Kitô hữu đă đương đầu với việc tan vỡ của hôn nhân như thế nào? Hạn từ 'Kitô hữu' được dùng ở đây v́ kỷ luật có khác nhau giữa các giáo hội. Đối với Giáo hội Công giáo La-mă, th́ các toà án của giáo hội, được thiết lập lần đầu tiên vào thời Trung Cổ, cho đến nay vẫn đang hoạt động. Truyền thống Thệ phản không có các ṭa án này.

Các ṭa này lắng nghe các trường hợp và dựa vào các lư do như các trở ngại làm hôn nhân vô hiệu, những sai phạm về h́nh thức cử hành, hoặc thiếu sót trong việc ưng thuận, để tuyên bố một hôn nhân vô hiệu (24). Theo luật lệ hiện hành, những ngăn trở sau đây làm hôn nhân không có hiệu lực: tuổi, bắt cóc, tội ác, họ thiêng liêng, bất lực, chức thánh, hôn nhân trước c̣n hiệu lực, lời khấn khiết tịnh, huyết tộc, thân thuộc, liêm sỉ và khác tín ngưỡng. Những sai phạm về thể thức cử hành theo luật là những vi phạm vào các qui luật đă được Giáo hội đặt ra để điều hành việc cử hành hôn phối. Thiếu sót trong việc ưng thuận có ư nói đến sự kiện hai người phải có ư muốn kết hôn với nhau, và kết hôn với một người nhất định; điều đó có nghĩa là họ phải nói lên lời ưng thuận một cách tự do, chấp nhận các đặc tính chủ yếu của hôn nhân Kitô giáo và sự chấp nhận này phải được tỏ cùng một cá nhân nhất định. Vấn đề thực sự có ưng thuận hay không là điều hết sức quan trọng, v́ đó là một trong những cơ sở được dùng nhiều nhất ngày nay để tuyên bố một hôn nhân vô hiệu. Về phương diện kỹ thuật, ta có thể gọi đó là sự thiếu suy xét chín chắn (due discretion).

An b́nh

Trong một khảo luận trước đây của tác giả (25), điểm sau đây đă được đưa ra: "Mỗi bên, khi hiến thân cho nhau, đă tự hiến chính con người ḿnh để yêu thương, nâng đỡ, thỏa măn tính dục và sinh sản con cái. Những cam kết này đă được đưa ra lúc làm hôn ước, nhưng, khác với các khế ước khác, khả năng chu toàn các đ̣i hỏi này lại tùy thuộc các đặc điểm của nhân cách vốn là cái vượt quá tầm với của ư thức con người. Nói cách khác, hai người phối ngẫu có thể hiến cho nhau, một cách hoàn toàn chân thành, những khía cạnh của nhau mà trong thực tế, trên b́nh diện hiện sinh, rất thiếu sót, làm cho các lời thề hứa trở thành không có, vô hiệu. Người ta không thể kết ước điều mà người ta không chiếm hữu, và sự thiếu sót chỉ được nh́n ra ngay trong chính mối liên hệ, chứ không thể trước đó". Khảo luận này có ư đưa ra luận điểm: có những cuộc hôn nhân chỉ có trên danh nghĩa v́ chúng không có các tài nguyên tâm lư để yêu thương nhau.

Khoảng tám năm sau, Hội Giáo Luật của Anh và Ái Nhĩ Lan công bố một ấn phẩm về phán quyền hôn phối của Giáo hội (26). Tài liệu này tiếp nhận giáo huấn của Công Đồng Vatican II và b́nh phẩm giáo huấn này như sau: "Giáo huấn này rơ ràng nh́n nhận hôn nhân như một tự hiến cho nhau của hai con người nhằm tiến tới một liên hệ bền vững, độc chiếm và truyền sinh. Nó được tạo nên bằng sự ưng thuận bất phản hồn của bản thân, điều này và chỉ điều này thôi mới là 't́nh yêu phu phụ' mà phán quyền giáo luật nh́n nhận. Những ai tự bản thân có những thiếu sót hiến định (constitutional deficiency) làm họ không thể kết ước được như thế, th́ không thể kết hôn được... phán quyền hiện đại đă nhận ra rằng một trong những trường hợp đó chính là khi một người, lúc kết hôn, có thể v́ những rối loạn tinh thần hoặc nhân cách nào đó, nên đă không có khả năng hoặc lượng giá được một cách đầy đủ hôn nhân bao gồm những ǵ hoặc chu toàn các nghĩa vụ vốn có và chủ yếu của bậc sống hôn nhân".

Mặc dù các phát triển trên mới chỉ có gần đây, nhưng các ư niệm đứng đàng sau nguyên tắc suy xét chín chắn này th́ đă có trong Giáo hội từ 30 năm nay rồi. Tuy nhiên, cả toà án Giáo hội lẫn nguyên tắc chín chắn này đều bị nhiều phe công kích.

Giáo hội Anh giáo không ủng hộ các ṭa hôn phối và nguyên tắc vô hiệu hóa (nullity). Năm 1978, Giáo hội này cho công bố tài liệu thứ hai về vấn đề hôn nhân, ly dị và tái kết hôn (27). Khi đề cập đến tập tục vô hiệu hóa, phúc tŕnh viết như sau: "Chúng tôi không nghĩ rằng tập tục này của Giáo hội Công giáo La-mă đưa ra được đường lối nào tân tiến khiến Giáo hội Anh có thể hoặc nên bước theo" (28). 'Không có thể' ở đây có lư do hợp lư v́, trong Giáo hội Anh, không có truyền thống về một ṭa án như thế, nên các vấn đề liên quan đến việc tổ chức và các thủ tục của ṭa sẽ chỉ làm vấn đề trở nên phức tạp hơn mà thôi. C̣n 'không nên' là v́ hiệp thông với các khuynh hướng tư tưởng khác trong ḷng Giáo hội Anh, phúc tŕnh này không chấp nhận nguyên tắc vô hiệu hóa, đặc biệt khi nguyên tắc này dựa vào sự suy xét chín chắn. V́ đây là một trong số ít các phạm vi gây ra khác biệt trong phong trào đại kết, nên cần khảo sát các cơ sở đă chống đối nó.

Các giáo hội Kitô giáo thẩy đều đồng ư rằng giáo huấn của Chúa Kitô về vấn đề này rất rơ ràng. Bất khả tiêu hủy là qui thức thần linh và bất cứ phương thức thay thế nào cũng được coi là một bóp méo đối với tiêu chuẩn đó.

Tài liệu trên viết như sau: "Chúng tôi không thấy có sự nhất trí tổng quát nào từ phía các nhà thần học, các nhà tâm lư hoặc của công chúng nói chung về cơ cấu tạo ra sự chín chắn hoặc không chín chắn về tâm lư ở bất cứ tuổi nào". Nhận xét này chỉ đúng ở chỗ ấy. Sự thực là khi cẩn thận khảo sát các cuộc tan vỡ của hôn nhân, ta thấy xuất hiện nhiều mẫu mực hiển nhiên và được lặp đi lặp lại nhiều lần (29). Sở dĩ không có sự nhất trí, là v́ phạm vi nghiên cứu này xưa nay vốn bị lăng quên một cách trầm trọng, mặt khác là v́ ít có sự cộng tác giữa thần học và các khoa tác phong học. Một trong những thành quả lớn của các ṭa án Công giáo là đă thiết lập được sự thông đạt gần gũi giữa thần học và tác phong học và các đổ vỡ hôn nhân không c̣n là một bí nhiệm như xưa nay nữa. Thành ra, điều quan yếu là các Giáo hội cần phải hiểu rơ bản chất của các vấn đề vợ chồng và phân biệt được đâu là các cuộc hôn nhân có thể sống c̣n tuy gặp khó khăn và đâu là những cuộc hôn nhân không thể sống c̣n được nữa. Bằng cách đó, cộng đồng Kitô giáo mới có thể tích lũy được kiến thức cũng như khả năng chuyên môn để phân định ra những cuộc hôn nhân có thể cứu vớt được và những cuộc hôn nhân chưa bao giờ thực sự là hôn nhân ngay từ buổi đầu. Các kiến thức này sẽ mang lại những âm hưởng lớn đối với việc huấn luyện, giáo dục, nâng đỡ mục vụ và duy tŕ tính cách bất khả tiêu của hôn nhân Kitô giáo. Nếu cộng đồng Kitô giáo nh́n nhận bất cứ cuộc tan vỡ hôn nhân nào, th́ chẳng c̣n cách nào có thể phân biệt được các cuộc hôn nhân vẫn c̣n có thể cứu văn với các cuộc hôn nhân không c̣n cứu văn được nữa chỉ v́ những yếu tố tạo thành ra chúng không hề có, cũng như vô phương khuyến khích và nâng đỡ những cuộc hôn nhân c̣n có sức sống.

Các toà án hôn phối có cơ may đạt được các mục tiêu trên và, theo quan điểm của chúng tôi, đă đóng góp mạnh mẽ vào việc nâng cao sự hiểu biết cũng như tiêu chuẩn của hôn nhân một cách tổng quát. Tất nhiên điều này có nghĩa là các ṭa án của Giáo hội Công giáo nên thay đổi cơ cấu tổ chức của ḿnh để có thể bao gồm các thành viên giáo dân và các nhà chuyên môn về tâm lư, đồng thời cho công bố những phúc tŕnh thường xuyên làm căn bản cho sự hiểu biết về vô hiệu hóa. Các cố gắng tổng hợp của tài phán học (jurisprudence) và thần học sẽ nâng cao tŕnh độ hiểu biết về bản chất của hôn nhân, gây vang dội đáng kể đối với các công tác mục vụ và góp phần vào việc bảo tồn hôn nhân.

Phúc tŕnh của Giáo hội Anh cũng cho rằng thủ tục đặt nghi vấn trên tính cách thành hiệu của các liên hệ vốn đă hiện diện trong nhiều năm qua là điều không thích đáng. Nhưng chắc chắn một điều là trên thực tế đó lại là điều đang xẩy ra. Bề ngoài xem ra là hôn nhân, nhưng bên trong, sự tha hóa về xúc cảm (chỉ trồi lên sau nhiều năm) làm cho nó thực chất chưa hề là hôn nhân bao giờ.

Sau cùng, cũng có chỉ trích cho rằng tính cách vô hiệu được chấp nhận trên căn bản thiếu suy nghĩ chín chắn vào lúc kết hôn, nhưng lại không được chấp nhận lúc kết ước các hôn nhân kế tiếp. Thực ra không đúng như thế, v́ chỉ trừ một số ít trường hợp, c̣n phần đông sự thiếu chín chắn như trên hiện diện lúc khởi sự bất cứ cuộc hôn nhân nào v́ nó biểu lộ ra ngoài lúc nào không ai biết được. Thực thế, cần có sự căng thẳng đủ nó mới trồi lên được.

Bản phúc tŕnh này cũng như bản phúc tŕnh đầu tiên (30) khuyến cáo nên cho phép những người ly dị được tái kết hôn trong giáo hội. Khuyến cáo này, cho đến nay, vẫn chưa được chấp thuận. Rơ ràng là nếu khuyến cáo trên không được chấp thuận, th́ kỷ luật của Giáo hội Anh giáo được coi là khắc nghiệt nhất trong toàn thể các Giáo hội Kitô giáo. Thiếu các ṭa án để phán quyết về vô hiệu hóa và thiếu tái kết hôn trong giáo hội, các thành viên của Giáo hội Anh, từng ly dị nhưng lại muốn tái hôn trong giáo hội, chỉ c̣n biết trông nhờ vào sự phá rào giáo luật của các giáo sĩ. May thay, lúc sách này đang được in, th́ Tổng Thượng Hội Đồng (General Synod) đă công bố sự thay đổi quan điểm và cho phép giáo dân được tái kết hôn trong giáo hội.

Xét tổng quát, th́ Giáo hội Công giáo La-mă chủ trương không có trường hợp ngoại lệ nào cho phép ly dị hết, c̣n các truyền thống khác đều cho là có ngoại lệ.

Những giáo hội không hoàn toàn lệ thuộc Giáo Hội Anh (non-conformists) vốn có những qui định mềm dẻo hơn nên đă cho phép những người ly dị được tái kết hôn trong giáo hội. Thực thế, các cộng đồng Anh giáo ở các nơi khác trên thế giới đă và đang sửa đổi quan điểm của họ để tiến tới sự mềm dẻo hơn nữa.

C̣n về phần các giáo hội Đông phương, họ cũng chủ trương lư tưởng bất khả tiêu hôn, nhưng trên thực tế, đáng tiếc thay, lại cho phép việc kết hôn lần thứ hai và cả lần thứ ba nữa trong giáo hội. Thần học về hôn nhân trong các giáo hội Đông phương xưa nay vẫn đặt t́nh yêu phu phụ làm trung tâm các mục đích của hôn nhân, dù thuật ngữ mục đích không được sử dụng. Trong bối cảnh của thần học này và nhiệm cục ơn thánh, việc kết hôn lần thứ hai và lần thứ ba có thể được phép. Đương nhiên phải nhớ rằng các truyền thống Đông và Tây, một cách tổng quát, vẫn đi theo các hướng khác nhau, và đặc biệt, các hậu quả lớn lao của nền thần học Trung cổ đối với hôn nhân đă không ảnh hưởng ǵ đến Kitô giáo Phương Đông.

Sự căng thẳng giữa lư tưởng bất khả tiêu và thực tại tan vỡ hôn nhân có ảnh hưởng đối với toàn bộ Kitô giáo, nhưng các giáo hội đă có những phương thức giải quyết khác với các toà án của Giáo hội Công giáo và phương thức vô hiệu hóa của các ṭa này. Ở tâm điểm của vấn đề ta thấy có vấn đề thần học phức tạp, tức giáo huấn của Chúa Kitô trong Phúc âm Mátthêu: "Cũng đă có lời chép rằng: ai ly dị vợ ḿnh th́ phải trao cho nàng ly thư. Nhưng tôi bảo các ông: hễ ai ly dị vợ ḿnh, chỉ trừ trường hợp dâm bôn, là đă phạm tội ngoại t́nh; và bất cứ ai lấy người đàn bà đă ly dị cũng phạm tội ngoại t́nh" (Mt 5:31-32). Các lời này đă là đầu đề của biết bao nhiêu giải thích khác nhau, đi từ quan điểm cho rằng đó quả là trường hợp ngoại lệ cho phép ly dị, đến quan điểm bác khước cho rằng không có ngoại lệ nào hết. Xét tổng quát, th́ Giáo hội Công giáo La-mă chủ trương không có trường hợp ngoại lệ nào hết, c̣n các truyền thống khác đều cho là có ngoại lệ. Một nghiên cứu rất chi tiết mới đây về vấn đề trên, có kèm theo một thư mục rộng răi, là cuốn To Have and To Hold (31). Chúng tôi không dám lạm bàn vấn đề ở đây, v́ muốn thế, cần phải có cả một pho sách mới làm được.

An b́nh

 

MỤC VỤ

Đối với Giáo hội Công giáo La-mă cũng như các giáo hội Kitô giáo khác, thách đố hiện nay là làm sao chăm sóc mục vụ cho những người ly dị. Một đàng là ḷng trắc ẩn sót thương muốn cho họ tham dự vào đời sống giáo hội, một đàng lại phải loại trừ gương mù gương xấu, tránh cho người ta khỏi nghĩ rằng giáo huấn căn bản của Kitô giáo đă bị loại bỏ.

Một trong những đường lối rơ ràng nhất khiến ly dị không xẩy ra là làm sao để thẩm quyền dân sự đừng ban hành những đạo luật cho phép ly dị. Giáo hội Công giáo đă dựa vào nguyên tắc ấy trong một thời gian dài, đặc biệt tại các xứ theo Công giáo La-mă. Nhưng rồi lần lượt trước sau, các xứ này đă chấp nhận ly dị, khiến đường lối trên không c̣n giá trị nữa. Nhưng ngay cả khi chưa có các đạo luật cho phép ly dị, tan vỡ hôn nhân cũng đă xẩy ra rồi. Việc các đạo luật dân sự cho phép ly dị có làm cho các cặp vợ chồng dễ chia tay nhau hơn hay không c̣n là vấn đề đang được bàn căi. Rơ ràng các đạo luật ấy có tạo ra cái khung qui chiếu, một bầu khí xă hội thuận lợi cho việc ly dị. Tuy nhiên, những sức mạnh dẫn đến tan vỡ th́ nhiều mặt đến độ chúng không thèm chú ư đến việc có hay không có các đạo luật kia. Dù sao th́ sự thực vẫn là hầu hết các xứ Tây phương có luật lệ cho phép ly dị và Giáo hội Công giáo có hàng triệu tín đồ ly dị nhau.

Cũng như vấn đề ngừa thai, điều quan trọng là không được để việc ly dị và tái kết hôn làm người ta ra xa lạ đối với Giáo hội. Đây là những người đàn ông và đàn bà cần sự nâng đỡ đặc biệt của cộng đồng Kitô hữu. Họ cần các Bí tích, gặp gỡ Chúa và cầu nguyện. Giáo hội Công giáo chủ yếu cần phải đảm bảo rằng những người không được tháo gỡ hôn phối và do đó không được phép tái kết hôn không bị lăng quên và loại ra ngoài đời sống Giáo hội. Điều này chủ yếu có nghĩa là một mặt họ phải được phép ra công khai và tham dự các bí tích kể cả rước lễ, nhưng mặt khác phải làm cho cộng đoàn nắm chắc được giáo huấn hiện hành của Giáo hội ra sao và sẽ tiếp tục ra sao. Nhờ thế, cả người lớn lẫn trẻ em vẫn nằm trong qũy đạo đời sống Giáo hội và nhận được những an ủi và nâng đỡ cần thiết. Mục vụ cho người ly dị phải là việc làm của yêu thương và Giáo hội, theo chân Thầy chí thánh, phải chỉ đường đi cho họ.

 

SỰ XẤU XA CỦA LY DỊ

Giáo huấn truyền thống của Kitô giáo vốn dạy rằng ly dị là một điều xấu xa. Song cũng như trong nhiều vấn đề tính dục khác, điều bất hạnh là từ ngữ xấu xa này đă trở thành cái nhăn hiệu gán cho những con người liên hệ. Trong chương này và trong toàn thể cuốn sách này, ta đă thấy quả có nhiều cái xấu phát sinh từ việc hôn nhân tan vỡ như những đau đớn, những méo mó lệch lạc, những thiệt hại nhân bản. Nhưng người ly dị đôi khi bị vướng vào những hoàn cảnh vượt quá quyền kiểm soát của họ, và họ là nạn nhân của những lực lượng xă hội và tâm lư mà chính họ không hiểu hoặc không chi phối ǵ được. Họ bị tràn ngập bởi những hoàn cảnh đôi khi vượt quá khả năng kiềm chế của họ. Điều này dĩ nhiên không có nghĩa là họ không có tự do, bị định mệnh hoàn toàn chi phối. Nó chỉ có nghĩa là khi những hoài mong mới nổi lên trong hôn nhân, chúng đă đến với họ một cách bất ngờ quá đến độ họ chưa được chuẩn bị cũng như giáo dục đủ để đương đầu với chúng. Một trong những vấn đề hiện đang đương đầu với Kitô giáo đó là việc xưa nay ta thường có khuynh hướng kết án người ly dị, nhưng trên thực tế lại làm rất ít để ngăn ngừa các hôn nhân khỏi tan vỡ. Một kỷ nguyên mới đang ló dạng trong đó Giáo hội nhận thức ra rằng bí tích hôn phối đă bị lăng quên ra sao và cần phải cố gắng như thế nào để chăm sóc bí tích ấy một cách âu yếm và có tính cách xây dựng.

Như thế, liên hệ giữa sự xấu và ly dị vẫn c̣n đó. Thế gian có thể nói về một ly dị 'sáng tạo'. Quả thực, đối với một số cặp vợ chồng, ly dị chính là tấm giấy thông hành để người ta vượt thoát từ đau khổ và tan tác qua tự do. Nhưng thực ra, cuộc ly dị nào cũng chứa chấp thật nhiều khốn khổ và đau đớn, và đó chính là điều xấu, một điều xấu càng rơ rệt hơn trong thời đại ta khi con số các vụ ly dị gia tăng khủng khiếp.

Sự gia tăng này đưa lại cho Giáo hội một cơ hội để đặc biệt chú tâm đến vấn đề hôn nhân và đối thoại với thế gian chủ yếu không trên căn bản kết án, đổ tội lên vai người ly dị, mà đúng hơn chia sẻ nỗi thống khổ của họ và cho họ thấy rằng tính bất khả tiêu là một thực tại nhằm tôn trọng không những thiên luật mà cả toàn diện tính nhân bản nữa.

 

TÓM LƯỢC

Khoảng 20 năm trước đây, khi việc giải thoát do các đạo luật ly dị đem lại được coi là mục tiêu chính, có những tư tưởng gia coi việc ly dị như một phương thuốc sáng tạo. Nhưng dần dần một bức tranh khác đang xuất hiện, trong đó, người ta nhận ra các hậu quả nhiều mặt và nghiêm trọng đối với mọi người liên hệ.

 

Vinc. Vũ Văn An

 


 

Tài Liệu Tham Khảo:

 

1. Chester, R., in British Journal of Preventive Social Medicine (1971) 25, 231.

2. Sheppard, M. et al., Psychiatric Illness in General Practice. Oxford University Press, 1966.

3. Briscoe, C.W., in Archives of General Psychiatry (1973) 29, 119.

4. Paykel, E.S., et al. in Archives of General Psychiatry (1969) 21, 753.

5. Kessel, N., in British Journal of Medicine (1965) 2, 1265.

6. Bancroft, J. et al in Psychological Medicine (1977) 7, 289.

7. Bagly, C. and Greer, S., in British Journal of Psychiatry (1971) 119, 515.

8. Morgan, H.G., in British Journal of Psychiatry (1976) 128, 361.

9. World Health Organisation, Prevention of Suicide. W.H.O., Geneva, 1968.

10. Rickman, N. in British Journal of Psychiatry (1977) 131, 1221.

11. Rutter, M. in Proceedings of the Royal Society of Medicine (1973) 66, 1221.

12. Graham, P. and Rutter, M. in Proceedings of the Royal Society of Medicine (1974) 66, 1226.

13. McCord, W. And McCord, J., Origines of Crime - a New Evaluation of the Cambridge-Somerville Study. Columbia University Press, New York, 1959.

14. Rutter, M. in Journal of Child Psychology and Psychiatry (1971) 12, 223.

15. Hetherington, E.M., Cox, M. and Cox, R., Family Interaction and Social, Emotional and Cognitive Development of Children following Divorce in The Family: Setting Priorities, ed. V. Vaugh and T. Brazelton. Science and Medicine, New York, 1975.

16. Landis, J.T., Social Forces 34 (3), 213.

17. Thornes, B. and Collard, J., Who Divorces? Routledge and Kegan Paul, 1979.

18. Finer Report on One Parent Families, HMSO, 1974.

19. Population Trends, No. 13. Office of Population Censuses and Surveys HMSO, 1978.

20. Dominian, J., Marital Pathology. British Medical Association and Darton Longman and Todd. 1980.

21. Population Trends, No. 20. Office of Population Censuses and Surveys HMSO, 1980.

22. Population Trends, No. 16. Office of Population Censuses and Surveys HMSO, 1979.

23. Horsby Smith, M. and Lee, R.M., Roman Catholic Opinion. University of Surrey, 1979.

24. Brown, R., Marriage Annulment. Geoffrey Chapman, 1970.

25. Dominian, J., in Ampleforth Journal (Spring 1968) LXXIII, Part.1.

26. Canon Law Society Trust, The Church's Matrimonial Jurisprudence, 1975.

27. Marriage and the Church's Task. Church Information Office, London, 1978.

28. Ibid., p.80.

29. Dominian, J., Marital Pathology.

30. Marriage, Divorce and the Church. SPCK, 1972.

31. Atkinson, D. To Have and to Hold. Collins, 1979.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22


Xem các bài viết khác trong Vũ Văn An , Khoá 3 GHHV Đà Lạt Việt Nam.