HÔN NHÂN, ĐỨC TIN VÀ T̀NH TÊU

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

marriage

 

Bản Việt ngữ của
Vincent Vũ Văn An
Sydney NSW, tháng Chín năm 1999

 

 

PHẦN BỐN

 

HÔN NHÂN TAN VỠ

 

CHƯƠNG MƯỜI BA

 

TAN VỠ HÔN NHÂN

 

Từ Cựu ước qua Tân ước đến Truyền thống Kitô giáo, việc hôn nhân tan vỡ và ly dị luôn bị coi là những vi phạm đến chính bản chất của hôn nhân, v́ bản chất ấy vốn là một liên hệ giao ước, nên không được vi phạm. Tuy nhiên, các cuộc hôn nhân cá biệt vẫn tiếp tục vỡ tan, và trong Chương này, chúng tôi sẽ khảo sát trạng huống hiện nay của khía cạnh ấy. Ba phần đầu của Sách đă phác thảo những khả thể có tính tích cực của hôn nhân; trong phần này, chúng tôi sẽ đưa ra phần bổ túc của bức hoạ. Nó là một thế giới của biến động, của xung khắc và của đau khổ, khi mối liên hệ, khởi đầu mang theo biết bao hy vọng, giờ đây đang lùi dần vào vỡ mộng và cảm thức thua cuộc.

 

PHƯƠNG DIỆN DÂN SỐ HỌC

Hôn nhân tan vỡ đă xẩy ra theo mức độ nào? Thật ra không thể có được những tín liệu hoàn toàn chắc chắn trong phạm vi này. Điều biết rơ chỉ là những đơn xin tiêu hôn và ly dị xẩy ra hàng năm. Những con số này được thu lượm tại Anh và Wales.

Nh́n bảng I, ta sẽ thấy trong thế kỷ này, sự gia tăng khá đều đặn. Nhưng đến năm 1947, bỗng nhiên có sự nhẩy vọt, phản ảnh những bất ổn của thời kỳ chiến tranh. Sau sự gia tăng nhanh chóng ấy, con số ly dị lại giảm xuống, nhưng không trở lại mức trước được. Rồi năm 1961, con số lại gia tăng và từ đó không bao giờ giảm xuống nữa: tăng đến 143,000 vụ năm 1978, giảm chút đỉnh năm 1979, nhưng lại tăng lên trong năm 1980. Nếu quan sát kỹ, ta thấy sự gia tăng gia tốc hẳn sau năm 1971.

An b́nh

 

BẢNG I

Đơn xin tiêu hôn và ly dị, theo các năm đă được chọn lựa, tại Anh và Wales.

Năm         Đơn Tiêu Hôn         Các Vụ Ly Dị

1911         902                        650
1921         2,848                     2,733
1931         4,784                     4,013
1941         8,305                     6,368
1947         48,500                   60,254
1951         38,382                   28,767
1961         31,905                   25,394
1971         110,900                 74,400
1972         110,700                 119,000
1975         140,100                 120,500
1976         146,400                 126,700
1977         170,000                 129,000
1978         163,600                 143,700
1979         163,900                 138,000
1980         148,200

(Tham Chiếu-Tổng Cục Đăng Kư)

Năm 1971, có những thay đổi lớn về Luật. Cho đến năm đó, chỉ được phép ly dị khi có những vi phạm trong hôn nhân. Vi phạm hôn nhân là một ư niệm theo đó hôn nhân được nh́n như một khế uớc, nên nếu khế ước bị vi phạm, người ta có cơ sở để xin tiêu hủy. Những vi phạm này bao gồm ngoại t́nh, bỏ đi trong ba năm, bạo hành và bệnh tâm thần phải nằm bệnh viện năm năm. Năm 1969, đạo luật về Canh Cải Ly Dị được thông qua và có hiệu lực từ tháng Giêng năm 1971. Theo đạo luật này, chỉ cần có bằng chứng là cuộc hôn nhân đă đến hồi không thể hàn gắn được là đủ để xin ly dị. Các căn bản để chứng minh điều ấy có thể là: ngoại t́nh đến độ người thỉnh nguyện thấy không thể sống chung được nữa; tác phong vô lư của người phối ngẫu làm người thỉnh nguyện không thể sống với họ nữa; bỏ đi hoặc sống xa nhau trong ṿng hai năm và người phối ngẫu đồng ư; hoặc sống tách xa nhau 5 năm với sự ưng thuận hoặc không của người phối ngẫu. Đạo luật này, trong khi coi hôn nhân chủ yếu như một liên hệ, vốn được coi như một kiểu mẫu được nhiều nơi trên thế giới chấp nhận. Chắc chắn nó làm cho những vụ ly dị tương đối dễ dàng hơn mặc dù về phương diện kinh tế nó đ̣i hỏi hơn nhiều, v́ luật không ngừng thay đổi để đảm bảo phúc lợi cho người vợ và con cái. Người chồng v́ vậy thường phải chu cấp cho cả hai gia đ́nh, gia đ́nh do hôn nhân trước và gia đ́nh do hôn nhân thứ hai, và đo đó các tài nguyên của họ đôi khi không chịu đựng nổi các phí khỏan này.

Việc gia tăng ly dị tại Anh và Wales trong 20 năm nay đă được phản ảnh cả ở Âu Châu (1) lẫn Hoa Kỳ (2). Trong 10 năm trở lại đây, tỷ lệ ly dị tại Anh và Wales đă tăng gần gấp đôi đối với cỡ tuổi trên 25 và gần gấp ba đối với cỡ tuổi dưới 25 (3). Việc gia tăng ly dị trong các xă hội Phương Tây là một hiện tượng văn hoá có ư nghĩa rất lớn.

Sự tan vỡ xẩy ra khi nào? Cho đến những năm gần đây, người ta thường làm những con tính dựa trên thời gian lúc xẩy ra ly dị, và người ta gọi nó là thời gian kéo dài theo luật (de jure duration). Nhưng thực tế, các cặp vợ chồng đă ngưng sống chung với nhau trước khi ly dị, thành ra thời gian kéo dài trên thực tế mới đáng kể.

Bất kể việc ly dị xẩy ra năm nào, 80% những người đàn bà ly dị và 59% những người đàn ông ly dị nghĩ rằng các khó khăn trầm trọng của vợ chồng đă khởi đầu khoảng năm thứ năm sau ngày cưới.

Các nghiên cứu tại Hoa kỳ, tại Âu Châu và tại Anh cho thấy đại đa số các vụ ly dị đă xẩy ra trong năm năm đầu của hôn nhân. Ta có Monahan, khi tóm lược những phát hiện của ḿnh và của nhiều nhà điều tra khác, đă cho rằng việc ly thân đă xẩy ra phần nhiều trong năm thứ nhất hoặc năm thứ hai (4). Tại Thụy Điển, một bản phân tích về nguy cơ ly dị mỗi năm cho đến năm 40 sau khi cưới cho thấy ly dị bắt đầu gia tăng lúc hôn nhân đạt đến đỉnh cao nhất của nó, tức khoảng 4 năm sau ngày cưới(5). Tại Anh, Chester thấy rằng 38% các cặp ly dị đă không c̣n sống chung với nhau từ năm thứ năm sau ngày cưới, nhưng chỉ có 16% thực sự ly dị trong khoảng thời gian đó (6). Một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy 34% các cặp ly dị đă ly thân vào năm thứ năm mặc dầu chỉ có 11% đă được phép ly dị; 60% các cặp ly dị đă ly thân vào năm thứ mười sau khi cưới (7). Như thế chứng cớ rơ ràng là dù ly dị có thể xẩy ra bất cứ lúc nào trong chu kỳ hôn nhân, nhưng 5 năm đầu chiếm đến 40% các vụ ly thân, số c̣n lại trải dài suốt qua chu kỳ ấy với đỉnh cao vào năm 20 sau ngày cưới. Cũng cuộc nghiên cứu này cho thấy bất kể việc ly dị xẩy ra năm nào, 80% những người đàn bà ly dị và 59% những người đàn ông ly dị nghĩ rằng các khó khăn trầm trọng của vợ chồng đă khởi đầu khoảng năm thứ năm sau ngày cưới.

Thành ra nếu muốn pḥng ngừa, th́ những năm đầu của hôn nhân rất quan trọng, và các bà vợ thường nhậy cảm hơn nhiều về sự có mặt của các trục trặc trầm trọng. Đây cũng là điểm quan trọng khác trong việc pḥng ngừa; người vợ rất thường hay nhận ra những điều không thuận chỉnh ngay từ những ngày đầu mới lấy nhau, nhưng oái ăm thay, chồng bà, linh mục của bà và ngay cả các huấn đạo viên của bà cũng không một ai chú ư đến các than phiền của bà. Dần dà, các niềm hy vọng của bà sẽ bị sói ṃn và v́ cái động lực tranh đấu cho hôn nhân đă không c̣n nữa, th́ mọi can thiệp hữu ích dù có đưa ra cũng hoàn toàn vô ích.

 

CÁC LƯ DO VĨ MÔ VỀ PHƯƠNG DIỆN XĂ HỘI

Đâu là lư do gây ra sự gia tốc trong các đổ vỡ của hôn nhân trong hai thập niên vừa qua? Ở tâm điểm bất cứ cuộc tan vỡ hôn nhân nào, người ta cũng thấy có sự bất tương hợp về xă hội, về xúc cảm, về tri thức hoặc về tâm linh, hoặc do từng yếu tố hoặc gồm nhiều yếu tố hợp lại. Điều khác nhau giữa các thời đại chỉ là sự khác nhau về cơ sở làm nền cho sự bất tương hợp ấy mà thôi. Trong phần này, các lư do thuộc phạm vi hoàn cầu sẽ được khảo sát.

Đứng đầu các lư do này là phong trào giải phóng phụ nữ và do đó các hậu quả trong việc thay đổi mối tương quan đàn ông đàn bà. Trong cả ngàn năm trước, một cơ cấu có tính tổ phụ vốn hiện diện trong đó người đàn ông giữ vị thế cao hơn. Các cuộc hôn nhân được khuôn định trong những liên hệ có tính phẩm trật trong đó người chồng là đầu c̣n người vợ là thành viên lệ thuộc. Sự vận hành thực tế của mối liên hệ xă hội này có thể khác nhau tùy theo từng cuộc hôn nhân. Trong một vài cuộc hôn nhân, người chồng chỉ làm đầu cho có v́ trong khi người vợ mới là người thực thi quyền hành trong gia đ́nh. Nhưng quyền hành ấy có đi chăng nữa cũng chỉ luẩn quẩn trong khung cảnh gia hộ mà thôi. Nơi công cộng và ngoài xă hội nói chung, người đàn ông vẫn là người lănh đạo. Mặt khác, có những hạn chế về xă hội và kinh tế khiến cho việc người vợ bỏ chồng cực kỳ khó khăn v́ bà phải lệ thuộc hoàn toàn ở ông để được chu cấp.

An b́nh

Chỉ đến thời ta, việc giải phóng phụ nữ mới có được bước nhẩy vọt và xă hội đang nhanh chóng nh́n nhận sự b́nh đẳng về giá trị giữa hai phái trong phẩm giá và quyền lợi. Các ưu quyền của đàn ông đang từ từ thu nhỏ lại và người ta hy vọng mối liên hệ chồng vợ sẽ là mối liên hệ b́nh đẳng suốt đời.

Sự b́nh đẳng này đ̣i buộc gắt gao phải có thông đạt, phải kính trọng nhau và chia sẻ trách nhiệm với nhau. Những thay đổi này, trong 25 năm chót của thế kỷ, đă xẩy ra một cách nhanh chóng đến độ người ta chuẩn bị không kịp, huấn luyện không kịp và không kịp đưa ra những trợ giúp để đương đầu với chúng. Nói một cách vắn tắt, hoài mong đă đi trước khá xa các khả năng của vợ chồng trong việc đương đầu với những thay đổi lớn lao về xă hội và tâm lư, và hậu quả là những bất tương hợp vĩ đại, những bất tương hợp mà người ta không c̣n coi là những thánh giá phải vác nữa, mà được giải quyết bằng ly dị và thay đổi người phối ngẫu.

Hoài mong đă đi trước khá xa các khả năng của vợ chồng trong việc đương đầu với những thay đổi lớn lao về xă hội và tâm lư, và hậu quả là những bất tương hợp vĩ đại, những bất tương hợp mà người ta không c̣n coi là những thánh giá phải vác nữa, mà được giải quyết bằng ly dị và thay đổi người phối ngẫu.

Việc người phụ nữ ào ạt bước vào lực lượng lao động có nghĩa là nay họ được độc lập về kinh tế. Sự độc lập này không c̣n buộc họ phải tiếp tục sống trong những hoàn cảnh mà bản thân họ thấy không c̣n chịu đựng nổi. Việc phổ biến các phương tiện ngừa thai cũng có nghĩa là một yếu tố khác từng cột chặt người đàn bà vào khung cảnh gia đ́nh, tức việc thai nghén triền miên, đang dần đần được loại bỏ đi. Gia đ́nh ngày nay thường nhỏ và con cái thường chỉ ra đời khi được hoạch định từ trước. Kết quả là phụ nữ được nhiều tự do bản thân hơn và có khả năng trở lại làm ăn sinh lợi nhuận nhờ thế mà được độc lập hơn.

Các hoài mong sâu sắc hơn không chỉ giới hạn ở b́nh diện xă hội. Như đă tŕnh bầy ở Phần II, sự kiện các vai tṛ cố định dần dần mờ nhạt đi đă đem hai vợ chồng đến chỗ thân mật hơn, và nhờ thế các tầng sâu hơn của bản ngă tâm lư được dịp tham dự vào mối liên hệ của họ. Đây là tầng đă được cả một thế kỷ phát triển tâm lư học tác động đến nhờ đó, tác động của tâm thức (psyche) trên nhân cách ngày càng được hiểu sâu hơn và đánh giá tốt hơn.

Những phát triển tâm lư xă hội này trùng hợp với thời kỳ người ta nhanh chóng tách ḿnh ra khỏi các định chế tôn giáo chính thức. Đặc biệt là sự cam kết ước nguyền có tính trói buộc nay đang tan biến đi và liên tục tính không c̣n được coi như nhân đức nữa. Như đă bàn trên đây, liên tục tính có thể đáp ứng các nhu cầu sâu xa nhất của con người, nhưng ngày nay người ta lại đi chuộng những ǵ có thể vứt bỏ được (disposable), cho nên người ta cần nhiều th́ giờ mới có thể đánh giá được rằng chỉ có liên tục tính mới phục vụ tốt nhất các hoài mong về xă hội, xúc cảm và dục tính trong hôn nhân mà thôi. Tóm lại, toàn bộ xă hội Phương Tây đang bị giao động bởi các thay đổi ư thức hệ. Các thay đổi này cuối cùng sẽ tác động trên hôn nhân, một định chế phải thay mặt tập thể chịu đựng các thay đổi ấy.

 

CÁC LƯ DO TIỂU MÔ VỀ XĂ HỘI

Bên trong các yếu tố vĩ mô đă miêu tả trên đây, ta nhận dạng được những yếu tố đặc thù có thể đem lại những tác động bất lợi riêng. Đó là tuổi lúc kết hôn, có thai trước khi lấy nhau, nhà ở, giai cấp xă hội, tŕnh độ học vấn, và tôn giáo.

 

TUỔI

Mối liên hệ giữa tuổi lúc kết hôn và kết quả của cuộc hôn nhân đă được nghiên cứu khá sâu rộng. Kết quả rất đồng bộ cho thấy một cách rơ rệt rằng các cuộc kết hôn lúc c̣n quá trẻ mang rất nhiều rủi ro (8,9,10). Tạp chí Những Khuynh Hướng Dân Số (Population Trends) đă tóm tắt t́nh trạng đó như sau: "Dù cuộc hôn nhân đă kéo dài bao lâu chăng nữa, vẫn có nguy cơ ly dị cao nếu cô dâu lấy chồng lúc chưa đầy 20 tuổi. Tỷ dụ, 9% các cuộc hôn nhân cử hành năm 1963 đă kết thúc bằng ly dị sau khi lấy nhau được 11 năm; nhưng khi cô dâu dưới 20 tuổi, 16% đă ly dị trong khoảng thời gian đó, so với 8% khi cô dâu tuổi từ 20 đến 24 lúc kết hôn. Và nếu chú rể cũng dưới 20 khi kết hôn, th́ nguy cơ ly dị c̣n cao hơn nữa” (9).

Mặc dù các cuộc hôn nhân quá trẻ có nguy cơ ly dị cao, nhưng không phải cuộc hôn nhân nào thuộc loại ấy cũng kết thúc bằng ly dị. Thành ra, chắc chắn có những yếu tố làm gia trọng yếu tố tuổi mà cũng có những yếu tố hỗ trợ cho yếu tố tuổi. Hai yếu tố làm gia tăng chính là việc có thai trước khi kết hôn và việc thuộc về giai cấp kinh tế xă hội thấp. Người ta biết rằng các yếu tố này, tự chúng đă mang nhiều rủi ro, lại thường thấy có nhiều trong các cuộc hôn nhân mà vợ chồng đều dưới 20 tuổi. Mặt khác, việc có được cha mẹ giúp đỡ, nhà ở tốt và nhân cách vững ổn là những lợi điểm bảo vệ hai vợ chồng tránh được những nguy cơ lớn hơn trong nhóm tuổi này.

Tại sao các cuộc hôn nhân quá trẻ lại quá bấp bênh? V́ dù người đàn ông và người đàn bà đă phát triển đầy đủ về phương diện thể lư và tri thức trước tuổi 20, nhưng họ lại chưa hoàn tất được việc phát triển về xúc cảm trước thời gian ấy. Và v́ sự thành bại của hôn nhân ngày nay mật thiết liên hệ tới sự ổn định về xúc cảm, nên trách nhiệm đương nhiên do việc thiếu chín chắn về xúc cảm gây ra. Một vài người trẻ tuy c̣n đang mù mờ về bản sắc như chưa biết ḿnh là ai, ḿnh đang đi về đâu, ḿnh muốn làm ǵ trong đời, mà đă đi kết hôn chỉ để có được vị thế của những người đă kết hôn. Đáng tiếc thay, chiếc nhẫn trên bàn tay trái chẳng làm bản sắc họ sáng sủa hơn chút nào, và chính v́ vậy cuộc hôn nhân nhanh chóng bị kết liễu sau khi đă thực hiện được mục đích bắc cầu từ tuổi thiếu niên qua tuổi trưởng thành.

 

CÓ THAI TRƯỚC KHI KẾT HÔN

Cái tai hại của việc có thai trước khi kết hôn đă được nhắc đến trên đây. Các nghiên cứu trong nhiều năm của Christensen ở Mỹ đă chứng minh rằng việc có thai trước khi kết hôn là yếu tố gia tăng nguy cơ ly dị (11). Các nghiên cứu khác cũng xác nhận điều đó (12,13). Lư do th́ nhiều. Với một số cặp, việc có thai trói buộc họ trước khi họ sẵn sàng mọi điều kiện để kết hôn. Những cuộc hôn nhân vội vă như thế có thể thiếu nơi ăn chốn ở, thiếu dự trù tài chánh, có khi thiếu luôn sự trợ giúp của thân thuộc. Yếu tố khác là sự hiện diện của đứa con làm hai vợ chồng sao lăng nhau và do đó mất đi mối dây nối kết mạnh mẽ giữa họ với nhau (14).

Cũng như đối với yếu tố tuổi, không phải cuộc hôn nhân nào với cái bào thai sẵn trong bụng trước khi kết hôn cũng kết thúc bằng ly dị. Thí dụ trường hợp những cặp đă từng hẹn ḥ làm quen với nhau trong một thời gian dài và việc có thai là hành vi cố ư. Cũng có thể là những cuộc hôn nhân được cha mẹ hỗ trợ, ít có trục trặc trong thời gian tiền hôn nhân và ít hiện tượng trầm cảm sau khi sinh con (15).

Tuy nhiên, dù hậu quả có thế nào chăng nữa, những người có thai trước khi kết hôn thường là những người có sung lực tính dục cao trước và trong khi lấy nhau cũng như ngoài hôn nhân. Điều ấy chứng tỏ họ có một nhân cách hướng ngoại với các đặc điểm như ham mê các sinh hoạt dục tính và ít quan tâm đến những liên hệ có tính bản thân.

 

NHÀ Ở

Một trong các ước muốn của vợ chồng mới cưới là có được nơi ăn chốn ở riêng để được tư riêng và đủ tiện nghi xây dựng mối liên hệ của chính họ. Các chứng cớ từ những cuộc nghiên cứu về lịch sử nơi ăn chốn ở của những cặp ly dị cho thấy phần lớn các cặp này đă phải chia chung nơi ăn chốn ở với người khác khi mới kết hôn, và do đó ngay trong năm đầu cuộc sống vợ chồng, họ đă phải sống trong tranh chấp với những người cùng cư ngụ. Thêm vào đó, phần lớn các cặp ly dị phải chuyển nhà nhiều hơn những cặp không ly dị, và những cuộc chuyển nhà này lại không được hoạch định mà là bất chợt và bốc đồng. Với những cuộc chuyển nhà như thế, hai vợ chồng cứ phải nhổ rễ thường xuyên, làm gián đoạn những tiếp xúc với hàng xóm bạn bè, và do đó cứ phải bắt đầu lại từ đầu. Những gián đoạn này gây cho vợ chồng khá nhiều căng thẳng, nhất là người vợ, là người thường mất mát nhiều nhất các trợ giúp và cảm thức an toàn do khu vực sinh sống đem lại, v́ vừa thiết lập được một số liên hệ bằng hữu lại đă phải nhổ rễ ra đi.

 

GIAI CẤP XĂ HỘI VÀ GIÁO DỤC

Những cuộc nghiên cứu liên tục tại Hoa Kỳ cho thấy có một liên hệ đảo ngược giữa giai cấp xă hội và ly dị. Điều này có nghĩa là giai cấp kinh tế xă hội càng thấp th́ nguy cơ ly dị càng cao. Điều ấy cũng đúng với tŕnh độ giáo dục. Các nghiên cứu tại Anh th́ ít hơn. Nhưng một nghiên cứu trước đó lại cho thấy không hề có mối liên hệ nào như thế cả (17). Những nghiên cứu gần đây của Gibson xác nhận điều này, nhưng thêm rằng các giai cấp xă hội V và III (không làm việc bằng chân tay) có khuynh hướng dễ ly dị hơn (18). Sự khám phá này sau đó đă được một nghiên cứu khác lặp lại y trang (19).

Giai cấp kinh tế xă hội càng thấp th́ nguy cơ ly dị càng cao. Điều ấy cũng đúng với tŕnh độ giáo dục.

Đâu là lư do? Ta biết rằng giai cấp V có nhiều yếu tố dễ đưa đến ly dị, như lấy nhau quá sớm, tỷ lệ có thai trước khi kết hôn cao, nơi ăn chốn ở không thỏai mái, và tài chánh nghèo nàn. Thành thử nếu giai cấp này dễ ly dị, th́ đó là điều dễ hiểu. Tuy nhiên ở giai cấp III, ta không thấy những yếu tố đó. Nhưng rơ ràng giai cấp này thiếu gắn bó an toàn. Các thành viên của nó không thuộc về giai cấp trên cũng không thuộc về giai cấp dưới một cách rơ rệt, cho nên các nâng đỡ về xă hội rất yếu. Hơn nữa, nếu người chồng là người thành công về kinh tế, ông ta có thể đi lại thân thiện với những người vốn chẳng có ư nghĩa ǵ đối với vợ ông ta. Bà này có thể nghĩ rằng chồng đang bỏ rơi ḿnh và bỏ rơi những ǵ ḿnh đang chủ trương, nói cách khác hy sinh ḿnh cho một thế giới mà ḿnh không được trang bị để chia sẻ hoặc thông cảm. Dần dà bà sẽ cảm thấy xa lạ với chồng, coi chồng như đă đi quá xa các tài nguyên của ḿnh, thực tế bàn chân đă trở nên quá lớn đối với chính đôi giầy của ḿnh.

Tŕnh độ giáo dục, vốn đóng một vai tṛ quan trọng tại Mỹ với mối liên hệ đảo ngược, th́ tại Anh và Wales lại không có vai tṛ quan trọng như thế.

 

TÔN GIÁO

Việc là thành viên của một tôn giáo, nếu giống nhau, thường đem lại một sức mạnh phụ trội giúp hai vợ chồng cố gắng t́m ra giải pháp để duy tŕ cuộc hôn nhân của họ. Mặt khác cũng có thể có ít những tranh chấp về những vấn đề như ngừa thai, phá thai, triệt sản, giáo dục tôn giáo của các con và các giá trị khác mà hai vợ chồng theo đuổi. Tại Mỹ, các cuộc hôn nhân khác đạo thường bị liên kết với ly dị (20). Người ta cũng thấy nếu một trong hai không gắn bó với một tôn giáo nào th́ đó là điều dễ đưa đến ly dị (21). Khám phá này cũng đă được xác nhận tại Anh và Wales (22). Gắn bó với một niềm tin không nhất thiết phải được biểu lộ bằng việc đi nhà thờ, nhưng nếu được biểu lộ như thế, th́ cuộc hôn nhân được chứng tỏ là bền vững hơn nhiều. Khám phá này xẩy ra cả ở Mỹ (23) lẫn Anh (24). Nó phù hợp với chủ trương của các giáo hội Kitô giáo và Do thái giáo vốn nhấn mạnh đến tính cách bất khả tiêu của hôn nhân. Hơn nữa, nếu hai vợ chồng đều là những người tích cực đi nhà thờ, th́ điều chắc là họ sẽ được động cơ thúc đẩy để luôn cố gắng bảo tồn các lư tưởng của hôn nhân.

Tuy nhiên, các rào cản ly dị này ngày một trở nên yếu hơn v́ xă hội ngày một bị tục hóa hơn, cho nên mối liên hệ giữa đức tin và hôn nhân cần được khảo sát luôn. Không ai hoài nghi rằng con số những cặp vợ chồng mà cả hai cùng có đức tin đưa nhau ra toà ly dị ngày càng gia tăng, và do đó việc bảo vệ đức tin tôn giáo ngày nay thấy yếu hơn trước đây.

 

GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (5 NĂM ĐẦU MỚI LẤY NHAU)

Các yếu tố trên đây đă được nghiên cứu đi nghiên cứu lại và từ những nghiên cứu ấy tầm quan trọng của chúg đă được nhận ra. Từ trước đến nay, các ảnh hưởng tác hại đă được khảo sát dựa trên những biến cố lớn, được những hoàn cảnh xă hội riêng biệt củng cố, tuy nhiên c̣n yếu tố thứ ba, tức những nét chuyên biệt trong mỗi giai đoạn của cuộc sống hôn nhân dựa trên các chiều kích xă hội, thể lư, xúc cảm, tri thức và tâm linh. Những yếu tố này đă được quan sát nhiều lần về phương diện bệnh nghiệm học (clinically).

An b́nh

 

CHIỀU KÍCH XĂ HỘI

Các yếu tố xă hội nói ở đây bao gồm việc tách rời khỏi cha mẹ, thiết lập mái ấm và phân chia trách nhiệm tài chánh để quản lư mái ấm ấy, việc xử lư các t́nh bạn đă có trước khi lấy nhau, công ăn việc làm và nghỉ ngơi giải trí. Các khó khăn liên quan đến các vấn đề này đă được đề cập trong các chương nói về các giai đoạn trong cuộc sống hôn nhân. Ở đây chỉ xin lặp lại những điểm chính và xin được khai triển một vài khía cạnh.

 

1. TÁCH RỜI KHỎI CHA MẸ:

Việc thực sự tách rời khỏi cha mẹ, được diễn tả ở đầu Sách Thánh, là điều rất quan trọng đối với phúc lợi của hôn nhân. Vợ chồng muốn tách rời khỏi cha mẹ ḿnh, và sau này sẽ trở lại với các ngài khi thích hợp.

 

2. SẮP XẾP VIỂC NHÀ:

Theo cách sắp xếp cổ truyền, người vợ thường phải gánh vác phần lớn công việc trong nhà. Nhưng ngày nay, càng ngày người ta càng chờ mong chồng phải tham gia vào công việc ấy, đặc biệt khi người vợ cũng đi làm, một điều thường xẩy ra ngày nay. Tuy nhiên, nói về sự đóng góp của người chồng, ta vẫn thấy có nhiều khó khăn. Đôi khi, những lời hứa hẹn thuở mới quen nhau không c̣n được tuân giữ nữa sau khi đă lấy được nhau. Kết quả là bà vợ hoặc bà mẹ đi làm phải quá mệt mỏi, do đó chắc chắn sẽ ác cảm đối với chồng là người cứ nhởn nhơ coi như ḿnh c̣n độc thân không bằng. Sự phân chia việc nhà do đó vẫn chưa được công bằng và thái độ không chịu giúp một tay của ông chồng sẽ có nghĩa như ông thiếu quan tâm chăm sóc đến vợ.

 

3. SẮP XẾP TÀI CHÁNH:

Khi vợ chồng bất hoà, họ khó mà tránh được những tranh căi về tiền bạc. Trên thực tế, nếu tiền bạc trở thành đề tài chính để tranh chấp, nó có thể gây hiệu quả tiêu cực sâu sắc và lâu bền. Người vợ có thể than phiền rằng chồng bần tiện và vô trách nhiệm. Chồng th́ trái lại chê vợ không biết quản lư hoặc hoang phí trong việc trưng diện. Vợ có thể bẻ lại và cho rằng chồng hay say sưa và ham mê cờ bạc, không biết quản lư vấn đề tiền nong.

Đôi khi người chồng bất lực không thể thanh toán được các hóa đơn đ̣i tiền. Thư từ để qua một bên, không chịu mở. Các thư nhắc trả tiền để đó không thèm lưu ư. Rồi th́ giấy đe dọa đưa ra ṭa. Người vợ nhậy cảm sẽ thấy chuyện thoái thác trách nhiệm như thế là điều không thể chịu được. Bà ta có thể trở nên nóng nẩy, bất an, lên tiếng thúc giục chồng phải hành động. Nhưng ông chồng có thể hoặc trấn an rằng đâu sẽ có đó hoặc la vợ chỉ lắm điều. Cuối cùng, đến đường cùng, người vợ có thể đề nghị để ḿnh lănh trách nhiệm trả các giấy đ̣i nợ và như thế sẽ đảm nhiệm một vai tṛ vốn do người chồng nắm giữ. Dù tự tin là nhờ ḿnh mà các trách nhiệm về tài chánh đă được giải quyết, người vợ hẳn không ưa khi thấy cái gánh nặng tài chánh bỗng rơi xuống vai ḿnh.

Mặc dù tranh chấp về các vấn đề tài chánh sẽ c̣n tiếp tục trong suốt cuộc hôn nhân, những bất đồng rơ rệt về tiền bạc trong những năm đầu mới lấy nhau có thể khiến người vợ phải ra đi nếu cái bầu khí vô trách nhiệm về tài chánh tỏ ra quá sức chịu đựng của bà.

 

4. BẠN BÈ:

Trong một số hoàn cảnh, các t́nh bạn trước đây có thể gây khó khăn cho hai vợ chồng. Trước nhất, cũng như đối với cha mẹ, bằng hữu có thể chiếm giữ ảnh hưởng ưu thế trong cuộc sống của một trong hai vợ chồng và cái ảnh hưởng này bị người phối ngẫu kia ghét bỏ. Đôi khi cũng có thể v́ người bạn kia từng đă có lần ăn ở với một trong hai người phối ngẫu. Người phối ngẫu kia có thể bị ray rứt khổ sở, v́ cứ phải so sánh tầm mức cũng như khả năng tính dục của người bạn kia với chính ḿnh. Vợ chồng có thể cứ cật vấn nhau hoài xem chồng/vợ ḿnh so sánh được thế nào với người bạn trước khi kết hôn kia về phương diện tính dục. Những cật vấn này có thể cứ thế kéo dài, hoặc được lặp đi lặp lại. Có khi đến tận đêm khuya khiến người phối ngẫu chịu không thấu đành nhận bừa. Khổ nỗi sự nhận bừa ấy có thể càng làm cho bạn ḿnh ṭ ṃ hơn và bất an hơn. V́ dù có "tiết lộ" bao nhiêu bí mật đi chăng nữa cũng vẫn không vừa và do đó cật vấn vẫn tiếp diễn, tiếp diễn không phải để có tín liệu khách quan cho bằng chắc mẩm rằng vợ/chồng cũng chẳng thua ǵ người "tiền nhiệm". Đôi khi người tiền nhiệm chẳng phải ai khác mà là vợ cũ chồng cũ bị nghi ngờ là vẫn c̣n ảnh hưởng. Những cật vấn dai dẳng ấy sẽ gậm nhắm dần sự tin tưởng của vợ chồng và sau cùng có thể kết liễu chính cuộc hôn nhân.

Một vấn đề khác của hôn nhân là khi một người có nhiều bạn bè c̣n người kia có rất ít. Kết quả là việc quan tâm đến bạn bè có thể bị ghét bỏ, và việc tùy thuộc vào họ có thể gây ra ghen tuông, thô bạo hoặc xua đuổi. Người chồng hoặc người vợ cô đơn kia có thể t́m cách tách người phối ngẫu ḿnh ra khỏi ṿng bạn bè và do đó biến họ cũng thành cô đơn như chính ḿnh. Cứ kiểu này, hai vợ chồng sẽ trở thành những nhà tu ẩn dật quanh quẩn chỉ c̣n có nhau mà thôi.

 

5. VIỆC LÀM:

Những năm đầu mới lấy nhau, thường người chồng vẫn tiếp tục đi làm. Hôn nhân ít khi làm gián đoạn công việc làm ăn của ông. Phần lớn các bà vợ cũng có thể vẫn tiếp tục đi làm một thời gian trước khi sinh con. Tại Anh và Wales, 705 phụ nữ có chồng đă đi làm trong năm đầu mới lấy nhau, nhưng tỷ lệ này tụt xuống c̣n 30% vào năm thứ năm (25). Việc sụt tỷ lệ này nhất định phải là do vấn đề sinh đẻ khiến người vợ phải tạm nghỉ làm trong một thời gian. Việc người vợ đi làm có một điểm rơ rệt đó là sự mệt mỏi do việc phải cài răng lược giữa việc làm và việc nội trợ, ngoại trừ được chồng giúp đỡ.

Về phần người vợ, việc làm không phải chỉ là phương tiện để đạt độc lập về kinh tế. Nó c̣n là phương thế mạnh mẽ để duy tŕ ḷng tự hào nơi nàng, một niềm tự hào do cảm thức tức khắc về thành quả đem lại, tức là cảm thấy ḿnh đă thực hiện được một cái ǵ có giá trị, có bạn bè mới, có cái thích thú do việc làm mang lại. Khi những điều ấy bị hy sinh v́ sinh nở và nuôi con, thế giới của nàng trở nên như bị vây hăm. Và lúc đó là lúc nàng cần có sự hiện diện ân cần của chồng hơn bao giờ hết. Nếu sự hiện diện này không có, nàng sẽ cảm thấy ḿnh bị bỏ rơi và không được thương yêu.

 

6. NGHỈ NGƠI GIẢI TRÍ:

Lư tưởng nhất trong việc nghỉ ngơi giải trí là giữ được thế quân b́nh giữa th́ giờ vui chơi với nhau và nhu cầu sống một ḿnh để thư dăn hồi phục. Vợ chồng nào cũng nên sắp xếp trước các hoạt động vui chơi giải trí của riêng ḿnh, thí dụ người chồng sẽ tiếp tục các sở thích thể thao hay đi nhậu nhẹt c̣n vợ th́ đi thăm bạn bè hoặc theo đuổi các sở thích riêng khác. Tuy nhiên, các sinh hoạt riêng rẽ ấy phải đi song song với những sinh hoạt chung với nhau như cùng đi nhậu, coi phim, coi hát, coi đại nhạc hội, thăm viếng bè bạn và thân nhân.

Những kiểu thức giao du quân b́nh như thế sẽ gặp trục trặc nếu một trong hai người phối ngẫu t́m cách hạn chế tự do của người kia và đ̣i hỏi bạn ḿnh phải từ bỏ các sở thích riêng để ở nhà với ḿnh. Việc hạn chế các sinh hoạt vui chơi của nhau càng tệ hại hơn khi không ai c̣n tha thiết ǵ đến việc phải làm bất cứ cái ǵ chung với nhau nữa. Người bị hạn chế như thế sẽ cảm thấy ḿnh như bị trói, bị cầm tù v́ mọi sinh hoạt xă hội của ḿnh đều đă bị cắt giảm. Họ thấy tù túng và oán hận cái cảnh cô lập. Cứ như gà què ăn quẩn cối xay, anh ách bên ḿnh là cái gọng kềm bất an của vợ hoặc chồng. Người phối ngẫu không thích đi đâu và không thích gặp người khác thường coi bạn ḿnh như một đối tượng phải có mặt ở đó để thoả măn các đ̣i hỏi bệnh hoạn của ḿnh. Một người như thế thường có những khuynh hướng sợ sệt (phobic) rơ rệt hoặc tiềm ẩn, thấy ḿnh không dám đi đâu cũng như không dám gặp ai, và dần dà ngăn cản cả người bạn đời ḿnh không được tự do giao du nữa.

 

CHIỀU KÍCH THỂ LƯ

Những năm đầu mới lấy nhau rất quan trọng trong việc thiết lập mối liên hệ tính dục. Nhiều nghiên cứu liên tiếp cho thấy sự thỏa măn trong đời sống vợ chồng luôn đi theo sự thoả măn về tính dục. Như đă nói trên đây, cuộc nghiên cứu tại Mỹ về 100,000 phụ nữ cho thấy 84% các bà vợ tự cho ḿnh rất hạnh phúc đă mô tả đời sống tính dục của ḿnh tốt hoặc rất tốt. Ngược lại, những bà cho rằng cuộc sống hôn nhân của ḿnh bất hạnh th́ thường cuộc sống tính dục của họ không được thỏa măn (26). Một cuộc nghiên cứu tại Anh và tại Wales về 520 người đàn ông và đàn bà ly dị cho thấy 79% cảm thấy thỏa măn về tính dục lúc ban đầu, và trong số 570 người đàn ông và đàn bà vẫn tiếp tục sống đời hôn nhân, 88% cho biết đă cảm nhận được sự thoả măn (27). Như thế ta thấy có khoảng 12%-20% đă có những khó khăn về tính dục lúc mới lấy nhau. Các khó khăn này có thể xếp vào hai loại: một do phẩm chất khi ân ái, một do trục trặc trong cơ phận sinh dục.

Phẩm chất lúc ân ái có ư nói đến việc phải biết nhậy cảm trong nhận định (sensitive appreciation) và chính xác đáp ứng các nhu cầu của người bạn đời. Nói cách khác, phải thận trọng nhận ra những dịp người bạn đời ḿnh muốn ân ái, chuẩn bị cẩn thận cho những tiếp xúc về xúc cảm và thể xác và khả năng của vợ chồng biết nói cho nhau nghe những điều ḿnh muốn và ḿnh muốn ân ái ra sao. Người chồng có thể thiếu nhậy cảm, rút ngắn giai đoạn chuẩn bị và không nhận ra việc vợ ḿnh chưa được thoả măn. Mà người vợ lại không chịu nói cho chồng hay điều đó sợ chồng buồn. Như thế chắc chắn liên hệ tính dục phải nghèo nàn ngay từ buổi đầu. Bên cạnh việc thiếu nhậy cảm ngay trong tác động ân ái, người chồng và cả người vợ nữa đôi lúc lại làm t́nh trong khi đang say, cho nên đă hành động một cách thô bạo, thiếu cả vệ sinh thân xác.

Nhưng ngày nay người ta chờ mong nhiều ở việc thỏa măn bản thân, nên những nỗi thất vọng về ân ái chính là những yếu tố mạnh mẽ sẽ đưa lại những tan vỡ sau này.

Ngoài những cách thế làm t́nh vụng về trên, hai vợ chồng c̣n có thể có những trục trặc trong cơ phận sinh dục. Một trong những trục trặc nổi bật nhất trong giai đoạn này là việc không hoàn hợp được (28). Kiểu trục trặc này thường xẩy ra như sau: trong thời gian tán tỉnh hẹn ḥ, hai người thường tránh giao hợp v́ lư do luân lư. Sau khi lấy nhau, họ mới bắt đầu ân ái vợ chồng trong thời gian trăng mật. Người chồng ráng giao hợp nhưng cửa ḿnh của vợ quá cứng làm cho việc giao hợp không thành. Người vợ bị căng thẳng quá và có khi kêu la v́ đau. Đứng trước t́nh thế đó, để tránh đau cho vợ, người chồng có thể bỏ cuộc. Trạng huống này cứ tiếp diễn như thế măi, kết cuộc hai vợ chồng không c̣n dám thử chi nữa. Bên cạnh kiểu trục trặc này ta thấy một kiểu trục trặc khác đó là trường hợp một trong hai người, nhất là người chồng, kém hứng khởi làm t́nh. Họ chỉ làm t́nh mấy tuần một lần, khiến cho người kia không được thỏa măn. Một số vấn đề khác hiếm xẩy ra hơn trong giai đoạn đầu mới lấy nhau là việc xuất tinh sớm, đôi lúc người chồng bị bất lực trồi xụt, c̣n người vợ th́ không có khả năng hưởng thú vui ân ái hoặc chả bao giờ có được khoái ngất (29). Những biến thái tính dục ít khi là nguyên nhân gây đổ vỡ cho hôn nhân ngoại trừ trường hợp đồng tính luyến ái.

Những khó khăn trên có thể xẩy ra ngay lúc khởi đầu cuộc sống hôn nhân. Trong quá khứ, khi cơ cấu xă hội trong các vai tṛ hỗ tương được nhấn mạnh nhiều hơn là nội dung xúc cảm và tính dục của mối liên hệ, th́ những trục trặc trong đời sống tính dục được người ta chấp nhận không kêu ca chi cả, và chắc chắn không phải là lư do làm tan vỡ hôn nhân. Nhưng ngày nay người ta chờ mong nhiều ở việc thỏa măn bản thân, nên những nỗi thất vọng về ân ái chính là những yếu tố mạnh mẽ sẽ đưa lại những tan vỡ sau này.

 

CHIỀU KÍCH XÚC CẢM

Trong những năm đầu tiên này, về phương diện xúc cảm, hai vợ chồng cần phải tạo lập được một mối liên hệ trong đó họ hành xử như những người đă trưởng thành, biết cho và nhận yêu thương. Trên thực tế, nhiều khi lại không được như vậy. Trái lại có khi thay v́ được nh́n như chồng hoặc vợ, người phối ngẫu bị người kia coi như cha hoặc như mẹ. Sự phóng chiếu này có thể do họ quá lệ thuộc vào một người cha hoặc một người mẹ có quá nhiều ảnh hưởng trước đây. Cái mẫu tác phong ấy được chuyên chở qua cuộc sống hôn nhân làm cho họ coi người phối ngẫu của ḿnh như cha như mẹ. Sự phóng chiếu này có thể hữu thức, nhưng phần lớn là vô thức. Đàng khác, người phối ngẫu của họ cũng có thể muốn được coi như cha như mẹ, có toàn quyền kiểm sóat và coi bạn ḿnh như một đứa con lệ thuộc. Hiện tượng này được gọi là thông đồng (collusion), một kết hợp vô thức các nhu cầu hoặc các vai tṛ không có lợi ǵ cho mối liên hệ. Mối liên hệ thông đồng này rơ ràng rất dễ bị tổn thương, v́ chẳng chóng th́ chày, thực tại sẽ trồi lên, và cuộc hôn nhân sẽ không thể đương đầu nổi sự biến đổi thực tại ấy.

Bên cạnh sự phóng chiếu, vợ chồng c̣n có những mức độ nhậy cảm bản thân khác nhau. Thí dụ, một trong hai người có thể thấy khó khăn trong liên hệ gần gũi nhưng lại cần được khẳng nhận luôn luôn. Những người đàn ông đàn bà như thế thường rất khát khao được yêu thương và không chịu đựng được chán nản, thất vọng, rẫy bỏ hoặc chỉ trích. Họ rất ít khả năng chịu đựng thất vọng. Họ cảm thấy khó tin cậy người khác và những hy vọng của họ tan biến rất nhanh. Hôn nhân có khả năng đương đầu được một người phối ngẫu dễ bị thương tổn như thế hay không là c̣n tùy các tài nguyên của người bạn đời. Nếu người bạn đời tỏ ra nhiều thông cảm và âu yếm và nhất quán trong yêu thương, họ có thể vượt thắng được tính dè dặt hay ái ngại của người kia và nhờ thế làm tăng tiến ḷng tin cậy của người ấy. Ngược lại, nếu người bạn đời tỏ ra thiếu âu yếm và quan tâm, hoặc chính ḿnh cũng dễ thất vọng chán nản, dễ giận dữ hoặc hờn giận lâu, th́ chỉ cần một hai biến cố thuộc loại đó cũng đủ làm tiêu tan ḷng tin cậy và hy vọng của người phối ngẫu dễ bị thương tổn. Say sưa hoặc bài bạc có gây trở ngại cho hôn nhân thật đấy, nhưng chưa hẳn bằng cái tác phong qúa tiêu cực này.

Theo lư thuyết tương đồng lôi cuốn, những người dễ bị thương tổn lại hay sáp lại với nhau. Khổ nỗi, hai con người cùng thiếu thốn như nhau kết hôn với nhau, th́ làm sao họ t́m được nơi nhau những phẩm tính yêu thương họ cần. Có khi người nhút nhát, nghèo nàn về t́nh cảm đi kết hôn với một người thực sự biết yêu thương. Nhưng người thực sự biết yêu thương này cũng phải chưng hửng v́ người bạn đời ḿnh dù là thiếu thốn về t́nh cảm vẫn không tiếp nhận được t́nh yêu của ḿnh. Ngược lại chỉ biết phiền trách và ngúng nguẩy từ khước. Việc vừa ít khả năng đáp ứng yêu thương vừa nhiều khả năng phiền trách ấy chính là một khuôn mẫu xẩy ra rất thường sẽ hủy hoại cuộc sống hôn nhân. Cội rễ của tác phong đó là v́ cái quá khứ cá nhân: khi lớn lên đă không được khẳng nhận nhiều, ngược lại cảm nghiệm bị ruồng rẫy lại quá cao. Dù những người như thế rất khao khát được yêu thương, nhưng v́ quá tự ruồng bỏ ḿnh và thấy ḿnh vô giá trị, nên họ khó tin rằng có người muốn thực sự yêu thương họ. Đây là mẫu tác phong rất thích hợp cho việc chữa lành. Người phối ngẫu biết yêu thương sẽ phải kiên tŕ cho đến khi người bạn đời ḿnh có thể tin được rằng ḿnh yêu thương họ thực sự. Từng bước, sẽ có cơ hội thứ hai để được yêu trở lại và cơ hội này sẽ có với một người phối ngẫu không bị bỏ rơi. Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi người phối ngẫu biết yêu thương đâm ra mỏi mệt, cảm thấy ḿnh bị hất hủi nên đành rút lui. Lúc người bạn đời của họ sẵn sàng hơn để tiếp nhận yêu thương, th́ họ lại không c̣n khả năng cung hiến t́nh yêu nữa, và thế là cái ṿng luẩn quẩn của cảnh ruồng rẫy nhau được thiết lập.

Khả năng nhậy cảm, biết tương cảm (empathetic) để nhận ra các nhu cầu của nhau là một đ̣i hỏi của hôn nhân hiện đại. Nói chung, các bà vợ có khả năng hơn trong việc nhận ra các nhu cầu của chồng; các ông chồng, ngược lại, khó biết lắng nghe và lượng giá cái thế giới bên trong của vợ. Nếu người vợ luôn luôn cảm thấy bị hiểu lầm hoặc không được hiểu chi cả về các nhu cầu xă hội, thể lư, xúc cảm, tri thức và tâm linh, th́ chẳng chóng th́ chày bà sẽ có cảm thức là ḿnh sống với một anh chàng xa lạ, thực tế bà sẽ thấy ḿnh cô quạnh bên một người chồng không biết đi vào thế giới nội tâm của ḿnh.

 

CHIỀU KÍCH TRI THỨC VÀ TÂM LINH

B́nh thường, hai vợ chồng đều có những mục tiêu tri thức và tâm linh tương tự nhau. Nếu những mục tiêu này quá khác biệt nhau, th́ nguy cơ tan vỡ có thể xẩy ra.

 

CON CÁI

Việc chào đời của đứa con đầu tiên có một tầm quan trọng lớn đối với cuộc hôn nhân. Thường biến cố ấy có nghĩa là người vợ sẽ ngưng làm việc và trở nên tùy thuộc chồng về phương diện kinh tế. Trong những tháng đầu đời của đứa con, phần lớn các cặp vợ chồng chẳng ít th́ nhiều đều phải đương đầu với mệt mỏi, cáu giận và mất hứng thú làm t́nh trong một thời gian. Cộng vào đó, th́ giờ vui chơi giải trí cũng như sống riêng với nhau giảm đi nhiều, ngoại trừ khi hai vợ chồng có thể t́m được người tin cậy để trông nom em bé.

Một điểm nổi bật xẩy đến cho người vợ trong thời gian này là hội chứng trầm cảm (depression) sau khi sinh con. Phần lớn các bà mẹ cảm thấy buồn sầu chán nản trong một thời gian ngắn, được mệnh danh là nỗi buồn làm mẹ tím ruột (maternal blues), có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày (30). Tuy nhiên, một số bà không ra khỏi cơn buồn tím ruột ấy, mà bước vào nhóm những bà trầm cảm, một chứng thường xẩy ra vào ngày thứ mười sau khi sinh. Chứng này có thể kéo dài cả tuần, cả tháng và có khi cả năm. Người vợ luôn thấy ḿnh dễ cáu giận, giao động, mệt mỏi, không tha thiết với chuyện gối chăn và dần dần thay đổi cả nhân cách. Từ một con người hài ḷng hạnh phúc, nàng kéo lê thân ḿnh bất cứ nơi nào, trông già trước tuổi hẳn đi, không làm sao có thể đến gần chồng, cảm thấy mệt mỏi kinh niên và hết hứng thú làm t́nh. Lẽ tự nhiên, nếu người chồng không hiểu biết hoàn cảnh của vợ, th́ hẳn không thể nào chịu đựng nổi các hành vi của nàng.

Các yếu tố xă hội có thể làm hội chứng sau khi sinh con này trở nên tồi tệ thêm. Như đă tŕnh bầy trên đây, việc ngưng làm việc không những khiến vợ không c̣n lợi tức ǵ nữa, mà c̣n tước khỏi nàng các sinh hoạt với bạn bè và những nâng đỡ của họ, cũng như các hứng thú do công việc đem lại. Có những người đàn bà thấy việc nuôi con dại là việc quá khó khăn, nên chỉ mong trở lại làm việc để lấy lại sự thoải mái cho tâm hồn. Một số phụ nữ rất cần đến những người đáng tin cậy để trông con cho ḿnh, những ấu trí viện, những vườn trẻ chuyên nghiệp, để họ có thể đi làm lại v́ đi làm lại càng sớm th́ càng chủ yếu đối với họ (31)

 

GIAI ĐOẠN HAI (30 ĐẾN 50)

Hai thập niên này là giai đoạn hôn nhân trong đó các con đă lớn, người chồng được thăng tiến nghề nghiệp và người vợ trở ra đi làm lại. Nhưng trong cốt lơi, ta thấy đây là thời có nhiều thay đổi lớn về xă hội, xúc cảm và tâm linh. Đây là thời, con người của ta dần dần rút ra khỏi các ảnh hưởng vốn chất chồng từ bên ngoài cũng như từ bên trong và tự ngoi lên như một nhân vị tự điều hướng lấy đời ḿnh. Những cảm nhận, những thái độ cũng như những giá trị vừa xuất hiện có thể đă nên khác một cách căn để so với những cái có lúc mới kết hôn. Các thay đổi ấy thường phù hợp với liên tục tính của hôn nhân, v́ hai vợ chồng thường cùng thay đổi theo một cung cách khá đồng nhất. Nếu không, sự lên sắc một chiều của người phối ngẫu có thể dẫn đến việc hai người trở nên tha hóa đến độ liên tục tính không c̣n nữa.

 

CHIỀU KÍCH XĂ HỘI

Trong những năm này, ngoài di động tính xă hội và các hậu quả của nó như đă bàn trên này ra, c̣n có việc con cái lớn lên và khi cha mẹ đến tuổi bốn mươi th́ chúng đă vào tuổi thiếu niên. Lúc này là lúc cha mẹ phải chịu thêm nhiều căng thẳng, đặc biệt nếu người mẹ phải chịu quá nhiều trách nhiệm trong việc trông nom chúng. Bà có thể đương đầu với chúng khi chúng c̣n nhỏ, nhưng nay không c̣n đương đầu được khi chúng đă trở thành thiếu niên. Người cha có thể bất đắc dĩ phải can dự vào việc kiểm soát và ra kỷ luật cho con cái, và v́ thế chúng có thể không ưa sự can thiệp vào một lúc muộn màng như thế của ông. Những va chạm trong gia đ́nh trở nên thường xuyên, và nếu lại c̣n có những vấn đề khác phụ vào nữa, th́ cuộc hôn nhân có thể gặp khó khăn đáng kể.

Những năm bốn mươi thường là những năm cha mẹ đôi bên lâm bệnh và qua đời. Cha mẹ c̣n lại có thể đến tá túc nơi hai vợ chồng, và điều này cũng có thể đem lại nhiều căng thẳng nếu việc đó không được cả hai nhất trí.

Cảm thức không được đánh giá và yêu thương đúng mức trái lại bị sử dụng như những tớ gái không công sẽ càng ngày càng mạnh hơn. Và cảm thức này có thể đưa đẩy họ t́m người khác biết đánh giá ḿnh, và nếu t́m được, th́ cuộc hôn nhân chắc chắn tan ră.

Đây cũng là những năm phần đông các bà vợ trở ra đi làm lại. Việc phụ giúp để làm bà bớt căng thẳng hoàn toàn tùy thuộc ông chồng. Phần lớn các ông chồng làm được điều đó, nhưng một số ít không làm được như vậy, và điều này sẽ đem lại mệt mỏi ghê gớm cho vợ. Có những hoàn cảnh các bà thấy rằng vai tuồng duy nhất ḿnh có thể cung ứng chỉ là vai tṛ làm ra tiền và nội trợ mà thôi. Cảm thức không được đánh giá và yêu thương đúng mức trái lại bị sử dụng như những tớ gái không công sẽ càng ngày càng mạnh hơn. Và cảm thức này có thể đưa đẩy họ t́m người khác biết đánh giá ḿnh, và nếu t́m được, th́ cuộc hôn nhân chắc chắn tan ră.

 

CHIỀU KÍCH THỂ LƯ

Giai đoạn này không có những vấn đề tính dục mới. Sự tiếp tục hiện diện của các khó khăn tính dục từ giai đoạn đầu nay bắt đầu sẽ tác động mạnh. Các ông chồng và các bà vợ có thể nhận ra rằng các khó khăn khởi đầu ấy không phải chỉ là tạm bợ. Cảm thức chán nản và thất vọng sâu xa do đó có thể đă bắt đầu từ tuổi ba mươi. Người ta bắt đầu chắc mẩm là đời sống tính dục sẽ không có cơ cải thiện nữa. Trong cái bầu khí thất vọng ấy, người ta có thể đi thử những mối t́nh vụng trộm xem tính dục thực sự có mùi vị như thế nào. Nếu thấy tốt, diễn tŕnh ly thân giữa hai vợ chồng có thể bắt đầu. Cái khoái cảm của những mối t́nh vụng trộm có thể tái lập niềm tự hào nơi một người phối ngẫu làm họ không c̣n muốn trở về với những cố gắng rời rạc của người bạn đời kia nữa.

Một điểm nữa của giai đoạn này đă được nhắc đến trên đây, tức hội chứng trầm cảm kéo dài sau lúc sinh con, làm cho việc làm t́nh trở nên hiếm hoi hoặc không c̣n nữa. Đấy cũng là hoàn cảnh gây thiệt hại lớn cho cuộc hôn nhân, cần được lưu tâm ngay.

 

CHIỀU KÍCH XÚC CẢM

Trong giai đoạn này, các thay đổi xúc cảm có thể rất rơ. Sự chuyển dịch từ lệ thuộc qua tự lập có thể nổi bật đem theo việc cá thể hóa bản thân và tự khám phá ra các giá trị của ḿnh. Ngày xưa, những thay đổi như thế không đem lại ư nghĩa ǵ quan trọng đối với việc tồn tại của hôn nhân. Ngày nay, sự tăng trưởng nơi một người phối ngẫu đ̣i người kia cũng phải đáp ứng tương xứng, nếu không, cuộc hôn nhân có cơ nguy khủng hoảng. Và khủng hoảng này góp phần rất lớn đưa đến ly dị.

 

CHIỀU KÍCH TRI THỨC VÀ TÂM LINH

Nếu những năm 30 là thập niên thay đổi từ lệ thuộc qua tự lập, th́ những năm 40 là thời gian để cái con người đă cá thể hóa kia bắt đầu hội nhập những thành phần khác nhau trong bản ngă ḿnh. Hữu thức và vô thức, cái tốt và cái xấu (bóng tối), nam tính và nữ tính, phần giận và phần êm, mọi yếu tố lưỡng tính (ambivalences) bên trong bản ngă ḿnh bắt đầu được giải quyết và hội nhập. Điều này đem lại an b́nh và toàn vẹn cho cá nhân, khiến họ có thể thay đổi mục tiêu trong đời (32). Họ có thể thấy cần phải thay đổi việc làm, bỏ những công việc nặng tính vật chất để theo đuổi những công việc có tính nhân đạo. Một cảm thức mới về chiều kích tâm linh có thể bùng lên, và đời họ có thể xoay qua hướng khác ở đó họ t́m được an b́nh nội tâm khiến họ sống một lối sống khác hẳn. Tất cả những thay đổi này không nhất thiết đe doạ cuộc sống hôn nhân ngoại trừ các người phối ngẫu thất bại hoàn toàn trong việc chia sẻ các khát vọng của nhau.

 

GIAI ĐOẠN BA (TỪ TUỔI 50 ĐẾN LÚC MỘT TRONG HAI QUA ĐỜI)

 

CHIỀU KÍCH XĂ HỘI

Diễn tŕnh tự thể hiện và tự cá thể hoá ḿnh, đă bắt đầu trong tuổi 40, nay vẫn tiếp tục trong tuổi 50. Đây là thời gian sự ư thức mới về bản ngă có thể dẫn người ta đến việc chọn một nghề nghiệp mới hẳn, gây cho người vợ một tương lai không chắc chắn. Biến động ấy có thể bà chịu không được. Những người đàn ông thành công trong thương trường, các công chức về hưu sớm, tất cả những loại người này thường hay muốn thay việc mới. Đôi khi người vợ thuận theo, đôi khi không.

Những thay đổi kiểu này chỉ ảnh hưởng một số ít. Phần đông quan tâm đến việc hoàn tất chặng cuối công việc ḿnh đang làm, trong đó một số ít phải về hưu sớm hoặc bị thải việc. Hai trường hợp sau có thể làm người chồng ngỡ ngàng v́ tự ái của ḿnh bị đe doạ. Cảm thức tự ti có thể xâm nhập cuộc sống tư riêng và ông có thể trở nên bẳn gắt, hay gây gổ, đôi lúc lại ảo năo buồn sầu và hết khả năng làm t́nh. Trong hoàn cảnh này, người vợ cần nâng đỡ ông rất nhiều. Nếu bà lại tỏ ra kêu ca chỉ trích hoặc thù ghét, th́ cuộc hôn nhân khó tránh khỏi sóng gió nặng nề.

 

CHIỀU KÍCH THỂ LƯ

Một vài vấn đề đă có từ hai giai đoạn trước có thể vẫn c̣n tiếp diễn qua giai đoạn này với việc từ từ chấm dứt giao hợp. Thường ra th́ giao hợp vẫn tiếp tục tuy có thưa thớt hơn, nhưng không có trở ngại. Vấn đề chính có thể gây ra tan vỡ cho hôn nhân là người chồng bất lực vĩnh viễn hoặc người vợ từ chối giao hợp sau khi tắt kinh.

 

CHIỀU KÍCH XÚC CẢM

Vấn đề quan trọng nhất trong các năm này có lẽ là hệ lụy của việc các con rời bỏ gia đ́nh đối với tác phong xúc cảm của cha mẹ. Việc ra đi ấy khiến cha mẹ phải sống tay đôi với nhau trung b́nh từ 20 đến 25 năm. Đối với một số vợ chồng, việc ra đi của các con cũng là ngày khởi đầu sự tàn lụi trong mối ien hệ của họ. Những cặp vợ chồng này rất có thể đă có ư chờ khi các con ra đi là ḿnh sẽ chia tay nhau. Đối với một số vợ chồng khác, cái cảnh trơ trụi của tổ ấm (empty nest), như người ta thường nói, làm họ sững sờ hoàn toàn. ien hi các con ra đi, họ nh́n nhau và ngạc nhiên thấy người bạn đời của ḿnh như một kẻ xa lạ. Dù đă chung sống với nhau, đă ăn, đă ngủ, đă làm t́nh với nhau, họ vẫn chưa bao giờ thiết lập được một mối dây xúc cảm đáng tin cậy. Một hoặc cả hai chỉ đă sống qua các con chứ không hề sống qua nhau, nên khi các con lên đường, họ thấy họ có rất ít hoặc không có chi chung với nhau cả, có chăng chỉ là những kỷ niệm cùng dưỡng nuôi con cái. Khổ nỗi những kỷ niệm này mà thôi không bao giờ mạnh đủ để giữ họ ở lại với nhau.

 

CHIỀU KÍCH TRI THỨC VÀ TÂM LINH

Như đă nói, giai đoạn này trùng lắp giai đoạn trước. Đây là thời kỳ tái thẩm định các giá trị sau cùng của đời người. Các kiến thức trở thành túi khôn và túi khôn này lên khuôn lại các ưu tiên trong đời đôi bạn. Vấn đề chỉ xẩy ra khi các ưu tiên này đi theo những hướng hoàn toàn khác nhau.

 

TÓM LƯỢC

Trong chương này chúng tôi đă tŕnh bày tan vỡ hôn nhân như một gián đoạn lớn về xă hội đang xẩy ra trong toàn thể các xă hội phương tây. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tan vỡ ấy biến thiên từ các thay đổi vĩ mô về xă hội trong mối tương quan nam nữ, đến những yếu tố tác hại riêng rẽ về xă hội, cuối cùng bị trầm trọng hơn do các vấn đề thuộc lănh vực ien hệ bản ngă trồi xụt tùy theo mỗi giai đoạn của cuộc sống hôn nhân. Việc hiểu biết các yếu tố này, nếu được sử dụng một cách hữu hiệu, sẽ, và thực ra đă, giúp các cặp vợ chồng t́m ra được những cách thế ngăn cản cho cuộc hôn nhân khỏi tan vỡ.

 

Vinc. Vũ Văn An

 


 

Tài Liệu Tham Khảo:

 

1. Chester, R. (Ed.), Divorce in Europe. Martinus Nijhoff (Social Science Division, London) 1977.

2. Glick, P.C. and Morton, A.J., ‘Perspective on the Recent Upturnin Divorce and Remarriage’. Demography (1973) 10, 301.

3. Population Trends, No. 18. Office of Population Censuses and Surveys, HMSO, 1979.

4. Monahan, T.P. in American Sociological Review (1962) 27, 625.

5. Dahlberg, G., Acta Genetica et Statistica Medica (1948-51) 1-2, 319.

6. Chester, R. ‘The Duration of Marriage to Divorce’, British Journal of Sociology (1971) 22, 172.

7. Thornes, B. and Collard, J., Who Divorces? Routledge and Kegan Paul, 1979.

8. Ibid., p.71

9. Population Trends, No. 3. Office of Population Censuses and Surveys, HMSO, 1976.

10. Glick, P.C., American Families. Wiley, New York, 1957.

11. Christensen, H.T., ‘Time of the First Pregnancy as a Factor in Divorce’, Eugenic Review (1963) 10, 119.

12. Thornes and Collard, p.71.

13. Population Trends, No. 3.

14. Pohlman, E.H., Psychology of Birth Planning. Shenkman, Cambridge, Mass., 1969.

15. Thornes and Collard, p.71.

16. Ibid., p. 81.

17. Rowntree, G. And Carrier, N.H., ‘The Resort to Divorce in England and Wales 1857-1957’, Population Studies (1958) 2, 188.

18. Gibson, C., ‘The association between Divorce and Social Class in England and Wales’, British Journal of Sociology (1974) 25, 79.

19. Thornes and Collard, p.37.

20. Landis, J.T., ‘Marriage of Mixed and Non-Mixed Religious Faith’ in Selected Studies in Marriage and the Family. Holt, Rinehart and Winston, New York, 1962.

21. Landis, J.T., ‘Some Correlates of Divorce and Non-divorce in the Unhappily Married’, Marriage and Family Living (1963) 25, 178.

22. Thornes and Collard, p. 52.

23. Goode, W.J., After Divorce. Free Press. Chicago, 1956.

24. Thornes and Collard, p.52.

25. Population Trends, No. 2. Office of Population Censuses and Surveys, HMSO, 1975.

26. Levin, R.J. and Levin, A., Sexual Pleasure: The Surprising Preference of 100,000 Women. Redbook. 1975, p.52.

27. Thornes and Collard, p. 97.

28. Friedman, L.J., Virgin Wives. Tavistock Publications, 1971.

29. John, D., Sexual Dysfunction. John Wiley, 1979.

30. Pitt, B., ‘Maternity Blues’, British Journal of Psychiatry (1973) 122, 431.

31. Rapport, R., Fathers, Mothers and Others. Routledge and Kegan Paul, 1977.

32. O’Collins, G., The Second Journey. Villa Books, Dublin, 1979.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22


Xem các bài viết khác trong Vũ Văn An , Khoá 3 GHHV Đà Lạt Việt Nam.