GIA Đ̀NH SỐNG ĐẠO

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

MichelAnge

 

BÀI BỐN

 

GIA Đ̀NH SỐNG ĐẠO LÀ THỂ HIỆN
NIỀM TIN KITÔ GIÁO CỦA GIA Đ̀NH CÔNG GIÁO
(tiếp theo)

 

VÀO ĐỀ

Trong bài trước chúng ta đă khẳng định gia đ́nh công giáo sống đạo cốt yếu nhất là gia đ́nh THỂ HIỆN NỘI DUNG ĐỨC TIN & SỐNG CÁCH SỐNG của người / gia đ́nh Kitô hữu. Và chúng ta đă đề cập đến nội dung niềm tin và lời tuyên xưng cũng như cách sống hay cách thể hiện niềm tin liên quan tới Thiên Chúa Cha và Thiên Chúa Con là Chúa Giêsu Kitô. Trong bài này chúng ta tŕnh bày tiếp về nội dung niềm tin và lời tuyên xưng liên quan tới Chúa Thánh Thần, đến Hội Thánh và đến sự Phục Sinh của con người. .

 

TRÌNH BÀY

 

3. Tôi tin kính Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa:

 

a)- Tin và tuyên xưng niềm tin:

Trong Kinh Tin Kính người / gia đ́nh công giáo chúng ta c̣n tin và tuyên xưng Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, là Thiên Chúa Ngôi Ba, là Đấng mà Chúa Giêsu đă hứa ban cho các môn đệ. Vai tṛ của Chúa Thánh Thần là giúp các tín hữu hiểu và sống các mầu nhiệm đức tin mà Chúa Giêsu Kitô đă mạc khải cho nhân loại. Chúa Thánh Thần c̣n là Đấng Bảo Trợ và Bênh Vực, Soi Sáng và Hướng Dẫn kẻ tin trên con đường lữ hành về Quê Trời. Nếu công tŕnh dành riêng cho Chúa Cha là Tạo Dựng, cho Chúa Con là Cứu Chuộc th́ công tŕnh dành riêng cho Chúa Thánh Thần là Thánh Hóa. Và thời đại của Chúa Thánh Thần khởi đầu từ Ngày Lễ Hiện Xuống và kéo dài cho đến Ngày Chúa Giêsu Kitô Quang Lâm. Chính v́ Chúa Thánh Thần có vai tṛ quan trọng như thế mà Hội Thánh luôn cất tiếng ca hay lời CẦU XIN CHÚA THÁNH THẦN trước khi bắt đầu bất cứ công việc ǵ.

 

b)- Sống và thể hiện niềm tin:

Đức Maria đă được Chúa Thánh Thần bao phủ khi thụ thai, sinh hạ và dưỡng nuôi, giáo dục Đức Giêsu Con Một Thiên Chúa nhập thể làm người. Chúa Giêsu đă được Chúa Thánh Thần đồng hành, hỗ trợ và chứng giám từ ngày xuất hiện công khai bên bờ sông Giôđan cho đến khi tắt thở trên Thập Giá. Hội Thánh đă được khai sinh bằng sức mạnh và quyền năng của Chúa Thánh Thần trong Ngày Lễ Ngũ Tuần.

Nếu chúng ta - cá nhân và gia đ́nh Công giáo - thực sự tin Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa với vai tṛ Bảo Trợ, Trạng Sư, Soi Sáng, Hướng Dẫn và Thánh Hóa th́ chúng ta phải làm hết sức ḿnh để sống và hoạt động dưới ánh sáng và bằng sức mạnh của Người.

Nhưng trên thực tế, không ít khi chúng ta chỉ tuyên xưng ‘xuông’ bằng lời mà không có hành động thích hợp đi kèm, thậm chí có hành động đi ngược lại niềm Tin và lời tuyên xưng ấy nữa. Không ít người / gia đ́nh công giáo không nhớ đến Chúa Thánh Thần trong cuộc sống của ḿnh, nên không được ơn soi sáng và sức mạnh của Người! Không ít người / gia đ́nh công giáo không biết cầu nguyện với Chúa Thánh Thần khi nghe và đọc Lời Chúa trong Thánh Kinh nên không đón nhận được ơn hiểu biết và ơn cảm nghiệm ngọt ngào của Lời Chúa.

 

c)- Một vài đề nghị cụ thể:

* Trong ngày mỗi người chúng ta thỉnh thoảng mở ḷng mở trí ra với Chúa Thánh Thần để được Người hướng dẫn và tăng cường sức mạnh.

* Trước khi quyết định một công việc ǵ lớn lao, quan trọng (sinh con, mua nhà, mở tiệm, đi xa…) cả gia đ́nh cùng nhau cầu xin Ơn Soi Sáng của Chúa Thánh Thần và lắng nghe tiếng Người để quyết định của gia đ́nh được bảo đảm và đẹp ḷng Thiên Chúa.

* Trong những trường hợp đặc biệt như bị bách hại, vu khống, chèn ép bất công hăy tin tưởng chạy đến với Chúa Thánh Thần và cầu xin sự Che Chở Bênh Vực của Người.

 

4. Tôi tin có Hội Thánh:

 

a)- Tin và tuyên xưng niềm tin:

Sau khi tuyên xưng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, người / gia đ́nh Công giáo tuyên xưng ḷng tin của ḿnh vào một Cộng Đoàn mà Chúa Giêsu Kitô đă thiết lập ở trần thế này: Đó là Hội Thánh Công Giáo.

Hội Thánh Công Giáo là Dân Riêng của Thiên Chúa, kế thừa vị trí, vai tṛ, sứ mạng của dân Ítraen là Dân Riêng của Thiên Chúa thời Cựu Ước. Hội Thánh Công Giáo là nơi quy tụ hết mọi người, hết mọi dân không phân biệt chủng tộc, mầu da, tuổi tác… thành một Đại Gia Đ́nh của Thiên Chúa để thờ phượng Thiên Chúa và sống đời sống thánh thiện.

Hội Thánh Công Giáo chỉ có một (duy nhất), xuất phát từ các Tông Đồ (tông truyền) và là thánh, v́ là nơi Thiên Chúa là Đấng Cực Thánh hiện diện và v́ mọi thành viên đều được mời gọi nên thánh cũng như có các phương thế thích hợp và hữu hiệu để nên thánh. Giữa các thành viên của Hội Thánh có sự hiệp thông và liên đới ở mức độ rất cao mà chúng ta gọi là mầu nhiệm các thánh cùng thông công. Nói cách vắn gọn và dễ hiểu là mọi phần tử thuộc Hội Thánh liên đới với nhau trong ơn phúc và cả trong tội lỗi nữa: ơn phúc hay tội lỗi của người này cũng là ơn phúc hay tội lỗi của người khác.

Trong Hội Thánh Công Giáo có phẩm trật do Chúa Giêsu thiết lập để hướng dẫn và phục vụ - toàn cộng đoàn và từng người - theo gương của Vị Chủ Chăn Nhân Hậu, Đấng đă hiến mạng sống để cho chiên được sống và sống dồi dào (xem Ga 10).

 

b)- Sống và thể hiện niềm tin:

Tin và tuyên xưng niềm tin vào Hội Thánh th́ việc đầu tiên của người và gia đ́nh công giáo là phải yêu quư, gắn bó với Hội Thánh và phải đóng góp vào việc xây dựng Hội Thánh. Đóng góp trước hết bằng đời sống thánh thiện của ḿnh, rồi bằng các phương thế khác để giúp Hội Thánh chu toàn trách nhiệm và sứ mạng mà Chúa Giêsu Kitô đă giao phó. Tin và tuyên xưng niềm tin vào Hội Thánh c̣n có nghĩa là mỗi gia đ́nh công giáo phải làm sao để gia đ́nh ḿnh trở thành Hội Thánh nhỏ (small church), Hội Thánh tại gia (domestic church) như Công đồng Vatican II và các Vị Giáo hoàng không ngừng nhắc đi nhắc lại.

Nhưng trên thực tế, không ít người / gia đ́nh công giáo sống thờ ơ với cộng đoàn giáo xứ là một phần của Hội Thánh địa phương (local church) của ḿnh. Thái độ thờ ơ được thể hiện bằng sự có mặt thụ động (passive presence) và đóng góp tối thiểu (minimal contribution) cho các công tŕnh và hoạt động của giáo xứ, giáo phận. Thái độ thờ ơ c̣n được biểu lộ bằng sự không tham gia (non-paticipation) vào các hoạt động truyền giáo, bác ái, giáo dục, hội đoàn của giáo xứ, giáo phận. Tệ hơn nữa là những lời chỉ trích, phê b́nh thiếu tính xây dựng và không công bằng. Những cách thể hiện ấy đều đi ngược lại với Giáo lư của Công đồng Vatican II theo đó th́ Giáo hội là một cộng đoàn trong đó mọi người có phần và phải góp phần (participatory church) theo h́nh ảnh một cơ thể được Thánh Phaolô tŕnh bày trong thư của Ngài.

Có lẽ người / gia đ́nh Công giáo Việt Nam nên bắt chước anh chị em Tin Lành và những người / gia đ́nh Công giáo Việt Nam sống ở Mỹ nên bắt chước người / gia đ́nh Công giáo Hoa Kỳ trong lănh vực này. Nếu mỗi người / gia đ́nh Công giáo Việt Nam dành 10% thu nhập cho Hội Thánh địa phương th́ chắc chắn nhiều công tŕnh tốt đẹp nhằm phục vụ con người và xă hội đă được thực hiện!

 

c)- Một vài đề nghị cụ thể:

* Yêu mến và gắn bó với Hội Thánh địa phương bằng nhiều cách:

- Quan tâm đến các vấn đề, nhu cầu, chương tŕnh, hoạt động của Hội Thánh địa phương.

- Tham gia tích cực và quảng đại hỗ trợ các hoạt động truyền giáo, bác ái, giáo dục của Hội Thánh địa phương.

* Xây dựng gia đ́nh ḿnh thành một Hội Thánh nhỏ tức một cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa và sống theo giới răn và lời mời của Thiên Chúa.

 

5. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại:

 

a)- Tin và tuyên xưng niềm tin:

Trong Kinh Tin Kính người và gia đ́nh Công giáo chúng ta c̣n long trọng tuyên xưng niềm Tin vào sự Phục Sinh của Thân Xác con người, vào sự sống đời sau.

 

b)- Sống và thể hiện niềm tin:

Ḷng tin và sự tuyên xưng vào sự phục sinh của thân xác và vào sự sống đời sau gặp rất nhiều khó khăn trong thời đại hiện nay. Người ta đang đề cao thân xác và coi nó như một hữu thể tuyệt đối, không liên quan ǵ tới linh hồn, không có một tương lai nào khác ngoài những ngày đang sống trên mặt đất này. Người ta cho rằng cuộc đời con người chỉ vỏn vẹn có 50, 60 thậm chí 90, 100 năm ở trần thế này. V́ thế mà người ta cho rằng ḿnh có thể làm bất cứ điều ǵ miễn được sung, được sướng, được thỏa măn mọi khát khao (không cần phân biệt tốt hay xấu, được phép hay không được phép, phù hợp hay không phù hợp với phẩm giá con người), ḿnh phải sống vội sống gấp kẻo hết mất thời gian hưởng thụ. Đó là cách suy nghĩ và lối sống vừa duy vật vừa vô thần hết sức tai hại cho nhân loại ngày nay và tương lai!

Chúng ta nên xem lại quan điểm và cách sống của ḿnh và của gia đ́nh ḿnh xem chúng ta coi trọng thân xác như thế nào? Chúng ta, nhất là giới trẻ, có chạy theo trào lưu tư tưởng và lối sống xả láng, thực dụng và nghiêng về hưởng thụ tính dục không?

 

c)- Một vài đề nghị cụ thể:

* Cha mẹ, thày cô, các nhà giáo dục quan tâm đến việc giáo dục và hướng dẫn con em, giới trẻ về giá trị của con người gồm linh hồn và thân xác, thể lư và tâm sinh lư, vật chất và tâm linh, v.v...

* Cha mẹ, thày cô, các nhà giáo dục quan tâm đến việc hướng dẫn con em, giới trẻ biết phân biệt và chọn lựa các phương tiện truyền thông xă hội (báo chí, phim ảnh, internet) phù hợp với người công giáo và hiểu lư do tại sao?

* Trong cuộc sống gia đ́nh, học đường và giáo xứ các giá trị kín đáo, lịch sử, thanh tao, trong sạch cần được đề cao và nêu gương cho giới trẻ.

 

KẾT LUẬN

Cách hay lối sống của người / gia đ́nh Công giáo đáng lẽ ra phải đi đôi với nội dung ḷng tin và lời tuyên xưng đức tin của ḿnh. Nhưng trên thực tế th́ chưa được như vậy. Có nhiều lư do: trước hết là sự thiếu hiểu biết và am tường về giáo lư và về thực hành đức tin; kế đến là sự yếu đuối, ươn lười của mỗi người, mỗi gia đ́nh và sau cùng là sự cám dỗ của ma quỉ, thế gian và xác thịt lôi cuốn chúng ta đi ngược lại với giáo huấn của Kitô giáo. Chính v́ thế mà mỗi người / gia đ́nh Công giáo cần phải không ngừng củng cố và tăng cường đời sống đức tin của ḿnh. Nói cách khác là củng cố và hoàn thiện cách sống đạo. Chỉ có đời sống Kitô đích thực mới đưa chúng ta vào hạnh phúc đời đời mà Chúa Kitô hứa ban. Chỉ có chứng tá Kitô đích thực mới đóng góp vào việc Phúc âm hóa con người và xă hội ngày nay và tương lai!

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Ngày 05 tháng 02 năm 2006


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

Xem các bài viết khác trong Bài Viết của Anh Nguyễn văn Nội, khóa 6 GHHV, niên khoá 1963.