GIA Đ̀NH SỐNG ĐẠO

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

MichelAnge

 

BÀI MƯỜI LĂM

 

GIA Đ̀NH SỐNG ĐẠO
LÀ QUƯ TRỌNG BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC &
CỔ VƠ ƠN GỌI LINH MỤC TRONG CỘNG ĐOÀN GIÁO HỘI

 

VÀO ĐỀ

Lần lượt trong các bài trước, chúng ta đă t́m hiểu về Giáo Lư của Hội Thánh Công giáo về các Bí Tích Thánh Tẩy, Thêm Sức, Thánh Thể, Hôn Phối, Thông Hối và Giao Ḥa, Xức Dầu Bệnh Nhân và về cách gia đ́nh công giáo sống các Bí Tích ấy. Đó là 6 trong 7 Bí Tích mà Chúa Giê-su đă lập để ban ơn cho người tín hữu và giúp chúng ta có đời sống thánh thiện đẹp ḷng Thiên Chúa và bảo đảm hạnh phúc trường sinh bất tử ở đời sau. C̣n một Bí Tích nữa -Bí Tích thứ 7- mà chúng ta chưa đề cập đến. Đó là Bí Tích Truyền Chức hay Truyền Chức Thánh. Thông thường một người giáo dân đă lănh nhận Bí Tích Hôn Phối th́ không thể lănh nhận Bí Tích Truyền Chức và ngược lại một người giáo dân đă lănh nhận Bí Tích Truyền Chức th́ cũng không thể lănh nhận Bí Tích Hôn Phối, tuy hai Bí Tích này đều là Bí Tích Phục Vụ Cộng đoàn. Trong bài này, chúng ta sẽ t́m hiểu về Giáo lư của Hội Thánh Công Giáo về Bí Tích Truyền Chức và về thái độ người / gia đ́nh công giáo phải có đối với Bí Tích Truyền Chức cũng như đối với những người đă lănh nhận Bí Tích này.

 

TRÌNH BÀY

 

1. Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo về Bí Tích Truyền Chức

1.1 Bí Tích Truyền Chức là một trong hai Bí Tích Xây Dựng Cộng Đoàn Ki-tô giáo:

Hai Bí Tích Truyền Chức và Hôn Phối được lập ra nhằm phần rỗi tha nhân Tuy nhiên, khi phục vụ tha nhân, hai Bí Tích này cũng góp phần cứu rỗi bản thân. Hai Bí Tích này vừa trao ban một sứ mệnh đặc biệt trong Hội Thánh, vừa xây dựng Cộng Đoàn Dân Thiên Chúa (1).

Những người lănh nhận Bí Tích Truyền Chức được thánh hiến để nhân danh Đức Ki-tô chăn đắt đàn chiên của Chúa là Hội Thánh bằng “Lời và ân sủng của Người” (2).

1.2 Ư nghĩa của chức Tư Tế:

Bí Tích Truyền Chức là Bí Tích làm nên các tư tế. Chức tư tế được thiết lập để phục vụ. Nhiệm vụ Chúa trao cho các mục tử của dân Chúa thực hiện là một việc phục vụ. Nói cách khác chức tư tế được thiết lập để mưu ích cho con người và cộng đoàn Hội Thánh… Và những người có chức thánh và được giao quyền lănh đạo cộng đoàn Giáo hội phải thi hành quyền bính theo gương Đức Ki-tô, Đấng v́ yêu thương đă trở nên rốt hết và đầy tớ của mọi người (3).

1.3 Tư Tế thừa tác và tư tế cộng đồng:

Toàn thể Hội Thánh là một dân tư tế. Nhờ Bí Tích Thánh Tẩy mọi Ki-tô hữu tham dự vào chức tư tế của Chúa Ki-tô. Sự tham dự này được gọi là chức “tư tế cộng đồng”. Trên nền tảng của chức tư tế cộng đồng và để phục vụ chức tư tế này, c̣n có sự tham dự khác vào sứ mạng của Chúa Ki-tô, đó là chức tư tế thừa tác được trao ban qua Bí Tích Truyền Chức (4).

Tự bản chất, chức tư tế thừa tác khác với chức tư tế cộng đồng, v́ ban cho người lănh nhận quyền thánh chức để phục vụ các tín hữu. Các thừa tác viên có chức thánh phục vụ Dân Chúa qua việc giảng dạy, cử hành Phụng Vụ và hướng dẫn mục vụ (5).

1.4 Hiệu quả hay ơn riêng của Bí Tích Truyền Chức:

 

a) Ấn tín thiêng liêng và vĩnh viễn:

Cũng như Bí Tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, Bí Tích Truyền Chức cũng in một ấn tín thiêng liêng vĩnh viễn nơi người lănh nhận (thụ nhân). Nhờ ân sủng đặc biệt của Chúa Thánh Thần, Bí Tích này làm cho người lănh nhận nên giống Chúa Ki-tô để trở thành khí cụ phục vụ Hội Thánh Người. Nhưng việc nên giống Chúa Ki-tô không phải “au-tô-ma-tích” mà thành; trái lại đó là một quá tŕnh cam go và lâu dài của các đương sự để được nên giống Người. Nhờ chức thánh, những người này có thể thi hành chức vụ của Đức Ki-tô là Đầu Hội Thánh trong ba nhiệm vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế (6).

 

b) Ơn Chúa Thánh Thần:

Ơn riêng Chúa Thánh Thần được ban trong Bí Tích Truyền Chức làm cho những người lănh nhận vừa nên giống, vừa nên thừa tác viên của Chúa Ki-tô là Thuợng Tế, Thầy Dậy và Mục Tử (7).

 

1.5 Ba cấp bậc của Bí Tích Truyền Chức:

“Thừa tác vụ do Thiên Chúa thiết lập trong Hội Thánh được thi hành bởi những người có chức vụ khác nhau mà từ xưa được gọi là giám mục, linh mục và phó tế” (8). Giám mục và linh mục là hai cấp bậc tham dự như thừa tác viên vào chức tư tế của Chúa Ki-tô và được gọi chung là tư tế. Các phó tế không được gọi là tư tế và ở cấp bậc thấp nhất của Bí Tích Truyền Chức. Các phó tế có nhiệm vụ giúp đỡ và phục vụ các giám mục và linh mục trong công việc phục vụ cộng đoàn Dân Chúa (9).

 

2. Gia đ́nh Công giáo quư trọng Bí Tích Truyền Chức và cổ vơ Ơn gọi Linh Mục trong Cộng đoàn Giáo hội.

V́ ư nghĩa cao quư và sự cần thiết của Bí Tích Truyền Chức nói chung và của những người có chức thánh nói riêng, trong đời sống đức tin của cộng đoàn Giáo Hội, nên nguời / gia đ́nh công giáo phải có thái độ phù hợp. Cụ thể là có sự hiểu biết chính xác về Bí Tích Truyền Chức cũng như về vai tṛ và chức năng của những người có chức thánh và có thái độ và hành động phù hợp với Giáo Lư của Giáo Hội.

 

2.1 Hiểu đúng ư nghĩa của Bí Tích Truyền Chức và vai tṛ, chức năng của những người có chức thánh trong Cộng đoàn Dân Chúa:

Có nhiều người lầm tưởng rằng Bí Tích Truyền Chức không có liên quan ǵ với ḿnh mà chỉ có liên quan với những người có chức thánh hay những người muốn lănh nhận chức thánh, nên thờ ơ không quan tâm t́m hiểu. Thật ra Bí Tích Truyền Chức có liên quan rất mật thiết đến đời sống đức tin của mỗi người và của cộng đoàn đức tin của chúng ta. Nói cách cụ thể: Những người có chức thành là một phần không thể thiếu trong sự hiện hữu và hoạt động của cộng đoàn Dân Chúa. V́ thế mà sự học hỏi và t́m hiểu ư nghĩa của Bí Tích Truyền Chức cũng như về vai tṛ, chức năng của những người có chức thánh trong Cộng đoàn Dân Chúa là hết sức cần thiết.

 

2.2 Xây dựng mối tương quan trưởng thành với những người có chức thánh:

Hiểu là một chuyện và thể hiện sự hiểu biết ấy lại là một chuyện khác. Trong đời sống Giáo hội thường có hai thái độ cực đoan hoàn toàn trái nghịch nhau: một là “thần thánh hóa” những người có chức thánh tức đề cao những người ấy một cách thái quá; hai là coi thường những người ấy. Thái độ trước thường có trong các Giáo hội truyền thống, thủ cựu và giáo dân ít học. Thái độ sau thường xuất hiện trong các Giáo hội cấp tiến hoặc khô đạo. Cả hai thái độ ấy đều không đúng. Tốt nhất chúng ta hăy xây dựng mối tương quan trưởng thành với hàng giáo phẩm và giáo sĩ như Công đồng Vatican đă dậy ở số 37 của Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội (Ánh Sáng muôn Dân). Văn kiện trên của Công Đồng xác định rơ tương quan của cả hai chiều: giáo dân với giáo phẩm và giáo phẩm với giáo dân.

 

* Với hàng giáo phẩm, giáo dân có:

(a) Quyền được lănh nhận một cách dồi dào những ơn trợ lực từ kho tàng thiêng liêng của Giáo hội, nhất là từ Lời Chúa và Bí Tích;

(b) Quyền bày tỏ những nhu cầu và ước vọng của ḿnh, trong tinh thần tự do, tin tưởng phù hợp với tư cách của những con cái Thiên Chúa và anh em Đức Ki-tô;

(c) Khả năng và nghĩa vụ (đôi khi) nói lên cảm nghĩ của ḿnh về những việc liên quan tới lợi ích của Giáo hội trong tinh thần chân thành, can đảm, khôn ngoan, kính trọng và bác ái;

(d) Bổn phận tuân theo những chỉ thị mà hàng Giáo phẩm quyết định với tư cách là Thày Dạy và Lănh Đạo Giáo hội.

 

* Với giáo dân, hàng giáo phẩm:

(a) Phải nh́n nhận và nâng cao phẩm giá và trách nhiệm của giáo dân trong Giáo hội;

(b) Nên chấp nhận những ư kiến khôn ngoan của giáo dân, tin cẩn giao cho họ những công tác để họ phục vụ Giáo hội;

(c) Nên khuyến khích giáo dân lănh lấy phần trách nhiệm của họ và tôn trọng sự tự do chính đáng của mọi người trong lănh vực trần thế (10).

 

2.3 Cầu nguyện cho các giám mục, linh mục và phó tế:

Có thể nói đời sống Đạo và sự phát triển của Giáo hội tùy thuộc rất nhiều vào tinh thần hăng say, ḷng nhiệt thành và sự chịu khó làm việc cũng như đời sống đạo đức, thánh thiện và hiểu biết của giám mục giáo phận, của các linh mục giáo xứ. Nên ngoài những biện pháp mà Công đồng Vatican II đă đưa ra và được nêu ở trên, th́ người và gia đ́nh Công giáo c̣n có thể thể hiện tấm ḷng của ḿnh với Giáo hội nói chung, với những người có chức thánh có liên hệ với ḿnh nói riêng, là cầu nguyện liên lỉ cho những người ấy, để với ơn Chúa trợ giúp, họ có thể chu toàn trọng trách mà Thiên Chúa đă giao phó cho họ.

MichelAnge

Nhiều khi giáo dân dễ quên rằng những người có chức thánh cũng là những con người b́nh thường với những xu hướng tự nhiên dễ hướng chiều về giầu sang, chức quyền và lạc thú. Hơn nữa những người ấy thường bị cám dỗ nhiều, dữ dội và tinh vi hơn, nên rất cần ơn Chúa trợ giúp để chống lại cám dỗ và chiến thắng ma quỷ, thế gian và xác thịt là ba kẻ thủ truyền kiếp của đời sống tâm linh. Do đó việc cầu nguyện cho những người có chức thánh ấy là hết sức cần thiết.

 

2.4 Tích cực cổ vơ và hỗ trợ cách cụ thể ơn gọi linh mục trong Giáo hội:

Yêu mến Chúa Giê-su và Giáo hội của Người, người giáo dân và gia đ́nh Công giáo không thể không tích cực cổ vơ và hỗ trợ cách cụ thể ơn gọi linh mục trong Giáo hội. Ngày nay nhiều Giáo hội Công giáo trên thế giới đang phải đối phó với t́nh trạng số người t́nh nguyện đi tu làm linh mục giảm bớt một cách trầm trọng hoặc không c̣n nữa. Chắc chắn có nhiều lư do mà cho đến nay các Giáo hội ấy vẫn phải t́m hiểu, nghiên cứu và đề ra biện pháp thích hợp. Chị họ tôi có hai thằng con trai rất sốt sáng và tích cực trong Phong Trào Thiều Nhi Thánh Thể ở Garden Grove (CA, USA). Nhưng khi chị ấy gợi ư với hai đứa con là hăy chọn con đường linh mục, th́ thằng con út trả lời liền: “Con không thích làm linh mục, v́ linh mục có thu nhập thấp lắm !

Tại Việt Nam th́ ơn gọi linh mục c̣n nhiều. Nhưng không phải là không có vấn đề. Ví dụ: ứng sinh chủng viện có thật t́nh muốn dâng ḿnh phục vụ hay chỉ là một cách để thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại và thăng tiến bản thân về mặt kiến thức, địa vị xă hội? Các linh mục trẻ ra trường ngày hôm nay từ 6 Đại Chủng Viện Hà Nội, Vinh, Huế, Nha Trang, Sài G̣n, Cần Thơ… đáp ứng như thế nào các nhu cầu mục vụ của giáo dân sống trong một xă hội đang thay đổi rất nhanh và rất sâu sắc? Đó có thể là hai vấn đề quan trọng nhất liên quan tới ơn gọi linh mục trong Giáo hội Việt Nam hiện nay. V́ thế để cổ vơ và hỗ trợ có hiệu quả ơn gọi linh mục, người / gia đ́nh Công giáo cũng phải suy nghĩ t́m ṭi và chọn lựa cho chính xác, để bảo toàn tính trong sáng và thánh thiện của công việc đáng khích lệ này (11).

 

KẾT LUẬN

Cuối tháng 4 vừa qua, tại Bangalore (Ân Độ) Hội nghị Thường Niên của Hiệp Hội các nhà thần học Ấn Độ đă lên tiếng kêu gọi Giáo Hội (Ấn Độ) hăy thực hiện những đường hướng canh tân và trở về nguồn của Công đồng Vatican II, nhất là trong lănh vực liên quan tới giáo dân. Cụ thể Hội nghị các nhà thần học Ấn Độ trên mong muốn:

(1) Người giáo dân có vai tṛ lớn hơn trong Giáo hội;

(2) Các linh mục nên nhường lại cho giáo dân những lănh vực và công việc không thuộc chức thánh của ḿnh.

Sở dĩ các nhà thần học Ấn Độ có đề nghị như thế là v́ các linh mục và giáo dân Ấn Độ chưa hiểu và làm đúng Giáo lư của Giáo hội về Bí Tích Truyền Chức. C̣n các linh mục và giáo dân Việt Nam ở hải ngoại cũng như ở trong nước có hiểu và làm đúng Giáo lư của Giáo hội về Bí Tích Truyền Chức không?

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Sàig̣n ngày 09.5.2006

 


  Chú thích

(1) Giáo lư Hội Thánh Công giáo, số 1534.

(2) nt, số 1535, x. Hiến chế tín lư về Giáo Hội, số 11.

(3) GLHTCG, số 1591.

(4) nt, số 1592.

(5) nt, số 1551, x. Mc 10,43-45; 1 Pr 5,3.

(6) x. GLHTCG, số 1582 và 1581.

(7) x. GLHTCG, số 1585.

(8) x. Hiến chế tín lư về Giáo Hội, số 28.

(9) x. GLHTCG, số 1554.

(10) ‘Ánh sáng muôn dân’, số 37; Đề nghị đọc thêm ‘Sắc lệnh về Chức vụ và Đời sống các linh mục’, số 9.

(11) Phải chăng cần phải cảnh giác với xu hướng t́m ông cố, bà cố, bác cố, chú cố, cô cố, thậm chí chị cố của một số đại chủng sinh? Tương tự như thế, chúng ta có thể đặt câu hỏi: phải chăng một ít giáo dân nhận giúp đỡ tiền bạc cho các ứng viên linh mục cũng chỉ nhắm tiếng tăm, danh vọng phần đời?

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

Xem các bài viết khác trong Bài Viết của Anh Nguyễn văn Nội, khóa 6 GHHV, niên khoá 1963.