GIA Đ̀NH SỐNG ĐẠO

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

MichelAnge

 

BÀI TÁM

 

GIA Đ̀NH SỐNG ĐẠO LÀ SỐNG BÍ TÍCH THÁNH TẨY
HAY THỂ HIỆN TƯ CÁCH LÀ KI-TÔ HỮU CỦA M̀NH

 

VÀO ĐỀ

Trong phần tŕnh bày về BẨY BÍ TÍCH CỦA HỘI THÁNH, Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo viết: “Trong Giao Ước Mới, có bảy bí tích do Đức Ki-tô thiết lập là Thánh Tẩy, Thêm Sức, Thánh Thể, Giải Tội, Xức Dầu Bệnh Nhân, Truyền Chức Thánh và Hôn Phối. Bảy bí tích liên quan đến tất cả các giai đoạn trong đời sống Ki-tô hữu: người tín hữu được sinh ra và lớn lên, được chữa lành và sai đi. Giữa những giai đoạn của đời sống tự nhiên và đời sống thiêng liêng, có nhiều điểm tương đồng” (1). Bài này sẽ tŕnh bày về Bí Tích Thánh Tẩy và cách gia đ́nh Công giáo sống Bí Tích ấy.

 

TRÌNH BÀY

 

1. Giáo lư Hội Thánh dạy ǵ về Bí Tích Thánh Tẩy?

 

1.1 Bí Tích Thánh Tẩy là một trong ba Bí Tích Khai Tâm Ki-tô giáo:

Ba Bí Tích Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể là những Bí Tích khai tâm đặt nền tảng cho đời sống Ki-tô hữu. “Nhờ ân sủng của Đức Ki-tô, con người được tham dự vào bản tính Thiên Chúa. Tương tự như việc sinh ra, lớn lên và bảo tồn trong đời sống tự nhiên, người tín hữu được tái sinh trong đời sống mới nhờ Bí Tích Thánh Tẩy, được củng cố nhờ nhờ Bí Tích Thêm Sức và nhận lấy bánh ban sự sống đời đời trong Bí Tích Thánh Thể. Như vậy, nhờ các Bí Tích Khai Tâm Ki-tô giáo, họ được hiệp thông sâu xa hơn vào đời sống thần linh và càng tiến tới Đức Mến hoàn hảo” (2).

 

1.2 Sự cần thiết của Bí Tích Thánh Tẩy:

Chính Chúa Ki-tô khẳng định Bí Tích Thánh Tẩy là cần thiết để được cứu độ: “Ai tin và chịu Phép Rửa sẽ được cứu độ” (Mc 16,16). V́ thế mà Người sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng và rửa tội cho mọi dân tộc: “Vậy anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dậy bảo họ tuân giữ mọi điều Thày đă truy ền cho anh em” (Mt 28,19-20) (3).

 

1.3 Hiệu quả hay ân sủng của Bí Tích Thánh Tẩy:

Bí Tích Thánh Tẩy là nền tảng của toàn bộ đời sống Ki-tô hữu, là cửa ngơ dẫn vào đời sống thần linh và mọi Bí Tích khác. Nhờ Bí Tích Thánh Tẩy, chúng ta:

(a) được giải thoát khỏi tội lỗi: Nhờ Bí Tích Thánh Tẩy, mọi tội đều được tha: nguyên tội, mọi tội riêng cũng như h́nh phạt do tội.

(b) được tái sinh làm con cái Thiên Chúa, trở thành chi thể của Đức Ki-tô: Bí Tích Thánh Tẩy c̣n làm cho người tân ṭng trở nên “một thụ tạo mới” (2 Cr 5,17), thành nghĩa tử của Thiên Chúa (x. Gl 4,5-7), được thông phần bản tính Thiên Chúa (2 Pr 1,4), thành chi thể Đức Ki-tô (x. 1 Cr 6,15; 12,27), thành đền thờ Chúa Thánh Thần (x. 1 Cr 6,19).

Chúa Ba Ngôi Chí Thánh ban cho người được rửa tội ơn thánh hóa, ơn công chính hóa để người đó:

* Có khả năng tin tưởng, trông cậy và yêu mến Người nhờ các nhân đức đối thần;

* Có thể sống và hành động dưới tác động của Chúa Thánh Thần nhờ các hồng ân;

* Ngày càng hoàn thiện hơn nhờ các nhân đức luân lư.

(c) được tháp nhập vào Hội Thánh và tham dự vào sứ mạng của Hội Thánh: Bí Tích Thánh Tẩy làm cho chúng ta thành chi thể trong Thân Thể Chúa Ki-tô, tháp nhập chúng ta vào Hội Thánh. Những người đă được rửa tội trở nên “những viên đá sống động.... để xây nên ngôi đền thờ của Thánh Thần, xây dựng hàng tư tế thánh. Nhờ Bí Tích Thánh Tẩy (4).

 

2. Gia đ́nh Công giáo sống Bí Tích Phép Rửa và thể hiện tư cách là Kitô hữu

 

2.1 Bằng cách sống mật thiết với Thiên Chúa và xa lánh tội lỗi

Trong nghi lễ Thánh Tẩy, trước khi người sắp được rửa tội được linh mục hoặc phó tế hay giáo dân dội nước th́ chính người ấy (trong trường là người lớn) hay cha/mẹ đỡ đầu của người ấy (trong trường hợp là trẻ nhỏ) long trọng và công khai tuyên bố từ bỏ ma quỉ và những mưu chước, quyến rũ của Xa-tan! Việc từ bỏ Xa-tan không chỉ làm một lần là đủ mà là việc phải được lặp lại mỗi ngày trong đời sống cá nhân cũng như gia đ́nh Công giáo. Nói cách tích cực th́ một khi đă được “rửa sạch” bằng Nước và Thánh Thần rồi, th́ người và gia đ́nh Ki-tô hữu phải sống mật thiết với Thiên Chúa và xa lánh tội lỗi kể cả các dịp tội. Có nghĩa là phải luôn vươn tới đời sống thánh thiện, trọn lành. Quả là một cuộc chiến gian khổ và trường kỳ. Nhưng có thể, chúng ta mới có thể giữ trắng được tấm áo trắng chúng ta mặc ngày rửa tội.

Tôi hy vọng rằng ḿnh không quá bi quan mà nói rằng: nh́n vào cách sống của rất nhiều người và gia đ́nh Công giáo Việt Nam ngày nay, người ta phải tự hỏi: phải chăng điều mà những người và gia đ́nh Công giáo này đang nỗ lực hết sức ḿnh để có được là sự trọn lành thánh thiện hay chỉ công danh sự nghiệp và giầu sang vật chất của đời này?

 

2.2 Bằng sống đời con thảo với Thiên Chúa

Giữ ḿnh sạch tội dù khó khăn vất vả đến đâu chăng nữa cũng mới chỉ là một mặt của đời sống Ki-tô hữu mà thôi. C̣n một mặt khác, tích cực hơn nhiều là sau khi được “rửa sạch” chúng ta có điều kiện để được tự do sống t́nh con thảo với Thiên Chúa. Và để sống t́nh con thảo với Thiên Chúa chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận bất cứ điều ǵ, thậm chí cả mạng sống ḿnh v́ Thiên Chúa là Đấng rất đ̣i hỏi và T́nh Yêu chúng ta dành cho Người phải là t́nh yêu quyết liệt và triệt để.

Thú thật khi xem lại Phim Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô của đạo diễn Mel Gibson vào tối hôm kia trong buổi Tĩnh Tâm Mùa Chay của Học Viện Mục Vụ Sài g̣n tôi cảm nhận sâu sắc thêm một lần nữa, Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta đă trả giá đắt như thế nào khi Người thực hiện lời: “Lạy Cha, dạ con đây, on xin đến để thực thi Ư Cha!”

Thế nhưng nh́n vào đời sống các gia đ́nh Ki-tô hữu Việt Nam, chúng ta có thấy nổi bật sự hy sinh, từ bỏ, tinh thần siêu thoát của cải vật chất, địa vị, danh vọng chóng qua không? Chúng ta cần học với Chúa Giê-su để biết thế nào là sống “thân phận” và cũng là “vinh dự” của những người được làm con cái Thiên Chúa.

 

2.3 Bằng cách tích cực hội nhập vào đời sống và sứ mệnh của Giáo hội địa phương

Nếu nhờ Phép Rửa mà mọi người Ki-tô hữu trở thành chi thể của Thân Ḿnh mầu nhiệm Chúa Ki-tô là Giáo hội th́ có nghĩa là mọi người Công giáo phải tích cực hội nhập vào đời sống và sứ mệnh của Giáo hội địa phương. Đời sống của Giáo hội là đời sống Tin Cậy Mến; là đời sống cầu nguyện phụng thờ đối với Thiên Chúa và yêu thương bác ái đối với tha nhân; là cung cách sống Tám Mối Phúc Thật. C̣n sứ mệnh của Giáo hội là loan báo Tin Mừng; là làm chứng cho T́nh Yêu Cứu độ của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Ki-tô Phục Sinh qua con đường Thập Giá; là thánh hóa và biến đổi các thực tại trần thế thành Vương Quốc của Thiên Chúa.

Thế nhưng người ta vẫn có cảm tưởng rằng số người thụ động, thờ ơ với đời sống Giáo hội địa phương vẫn là đại đa số tín hữu trong khi chỉ có một số rất ít chủ động và tích cực! Cũng thế chỉ có một nhúm người tham gia vào công việc truyền giáo của Giáo hội trong khi đại đa số giáo dân vẫn coi việc tông đồ là việc của ông cha bà phước. Mà phần đông các ông cha bà phước lại sống đóng kín trong nhà xứ, nhà Ḍng! Cứ nh́n vào con số những người Việt Nam gia nhập Giáo hội mỗi năm th́ đủ thấy công cuộc Truyền Giáo của Giáo hội Việt Nam ta c̣n yếu kém như thế nào.

 

KẾT LUẬN

Không hiểu do đâu mà người Công giáo Việt Nam mắc phải hai sai lầm nghiêm trọng trong cách sống và giáo dục đức tin của ḿnh. Sai lầm thứ nhất là người/ gia đ́nh Công giáo Việt Nam chỉ học giáo lư để lănh nhận các Bí Tích: Sắp xưng tội rước lễ lần đầu th́ học giáo lư xưng tội rước lễ lần đầu; sắp lănh nhận Bí tích Thêm Sức th́ học giáo lư Thêm Sức; sắp làm Phép Cưới th́ học giáo lư Hôn Nhân. C̣n ngoài mục đích chuẩn bị lănh nhận Bí Tích, người giáo dân Việt Nam không coi trọng việc học giáo lư để hiểu biết tường tận và sâu sắc hơn và để sống ư thức và trưởng thành hơn đời sống đức tin của ḿnh. Sai lầm thứ hai là người / gia đ́nh Công giáo Việt Nam không quan tâm đến những Bí Tích đă “chịu” từ lâu, trong quá khứ, thậm chí trong một quá khứ khá xa, như Bí Tích Thánh Tẩy, Thêm Sức và cả Bí tích Hôn Phối nữa. Hai Bí Tích trước thường là chúng ta chịu khi c̣n bé, thậm chí c̣n rất bé, mới chỉ là đứa trẻ sơ sinh…. Và trong cuộc sống hiện tại của người trưởng thành, chúng ta không thấy những Bí Tích ấy có vai tṛ vị trí nào cả…. Ơn Thánh như hạt mầm vẫn nằm yên đó mà không bao giờ có cơ hội phát triển thành cây, thành trái! Buồn thay! Tiếc thay!

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Chúa nhật I Mùa Chay Năm B 05.03.2006

 


  Chú thích

(1) GLHTCG số 1210.

(2) x. ĐGH Phao-lô VI, Tông hiến “Tham dự đời sống thần linh”; x. OICA tiền chú 1-2; GLHT CG số 1212.

(3) x. GLHTCG số 1257.

(4) x. CĐ Flo-ren-ti-nô, DS 1314; CIC khoản 204,1; 849; CCEO khoản 675,1; GLHTCG số 1213, 1263, 1265,1267,1268.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

Xem các bài viết khác trong Bài Viết của Anh Nguyễn văn Nội, khóa 6 GHHV, niên khoá 1963.