GIA Đ̀NH SỐNG ĐẠO

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

MichelAnge

 

BÀI MƯỜI CHÍN

 

GIA Đ̀NH SỐNG ĐẠO LÀ CỦNG CỐ & TĂNG CƯỜNG NỀN TẢNG GIÁO LƯ CHO CON CÁI

 

VÀO ĐỀ

Như chúng ta đă biết Chủ Đề của Cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế Các Gia Đ́nh lần thứ 5 sẽ được tổ chức tại Valencia (Tây Ban Nha) vào đầu tháng 7.2006 này là Gia Đ́nh là môi trường đầu tiên và chính yếu của việc chuyển giao Đức Tin. Để giúp mọi thành phần Dân Chúa trên toàn thế giới chuẩn bị và sống cùng một nhịp với Cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế Các Gia Đ́nh lần này, Hội Đồng Giáo Hoàng Về Gia Đ́nh đă phổ biến một tài liệu có tựa đề : “Giáo Lư Chuẩn Bị Cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế Các Gia Đ́nh Lần Thứ 5” gồm 9 bài về Giáo Lư Kitô giáo căn bản. Theo cách hiểu thông thường của nhiều người th́ đây chính là những biện pháp mà Hội Đồng Giáo Hoàng Về Gia Đ́nh muốn đề nghị với các người làm cha làm mẹ trong việc giáo dục Đức Tin cho con cái.

Chúng ta thử nghiên cứu xem các biện pháp ấy là những biện pháp nào.

 

TRÌNH BÀY

 

1. Nội dung Tài Liệu Giáo Lư Chuẩn Bị Cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế Các Gia Đ́nh lần thứ 5 của Hội đồng Giáo hoàng về Gia đ́nh.

1.1 Nếu chỉ đọc thoáng qua Tài liệu mà Hội đồng Giáo Hoàng về Gia Đ́nh phổ biến nhằm giúp các cộng đoàn Giáo hội chuẩn bị Cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế các Gia Đ́nh lần thứ 5 tại Valencia (Tây Ban Nha) đầu tháng 7 này, chúng ta dễ lầm tưởng rằng Tài Liệu này chẳng có ǵ đáng chú ư, v́ ngoài bài diễn từ của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI trong lễ khai mạc Công Nghị Giáo phận Roma về Gia đ́nh và Cộng đoàn Kitô hữu (6.6.2005), Tài Liệu gồm có 9 bài học với các tựa đề rất ư là truyền thống, như:

(1o) Gia đ́nh là môi trường đầu tiên và chính yếu chuyển giao Đức Tin,
(2o) Thiên Chúa là Một và là Ba,
(3o) Con người Đức Giêsu Kitô là Trung Tâm và Tổng Hợp của Đức Tin Kitô giáo,
(4o) Chúa Thánh Thần và Hội Thánh,
(5o) Các Bí Tích là những thời điểm đặc biệt để chuyển giao Đức Tin,
(6o) Các Giới Răn trong Lề Luật của Thiên Chúa,
(7o) Chúa Nhật: Thánh Lễ Tạ Ơn và các cử hành khác,
(8o) Ḷng Đạo Đức B́nh Dân,
(9o) Đức Trinh Nữ Maria (1).

1.2 Nhưng nếu đọc kỹ và nghiên cúu sâu hơn một chút, chúng ta sẽ nắm bắt được “CHỦ Ư” của Hội Đồng về Gia Đ́nh của Ṭa Thánh Vatican dưới triều Đức đương kim Giáo Hoàng Bênêđitô XVI. Và đó cũng chính là các biện pháp mà Giáo Hội đưa ra nhằm giúp các gia đ́nh Công giáo hiện nay “trở nên môi trường đầu tiên và chính yếu của việc chuyển giao Đức Tin.”

 

2. Các biện pháp của Hội đồng Giáo hoàng về Gia đ́nh nhằm củng cố và tằng cường nền tảng giáo lư cho con cái trong giáo dục Đức Tin.

Chúng ta có thể kể ra ba biện pháp chính sau đây:

 

2.1 Biện pháp thứ nhất :

Là các tín hữu và gia đ́nh Kitô giáo hiểu rơ tầm quan trọng, ư nghĩa, sứ mạng và vai tṛ của Gia đ́nh Kitô giáo trong chương tŕnh sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa đă được mạc khải trong Thánh Kinh (2).

Việc này xem ra đơn giản nhưng thật ra khá phức tạp và nhiêu khê. Nh́n vào thế giới, nhất là ở các quốc gia phát triển, gia đ́nh đang bị coi thường và chối bỏ. Ngay cả yếu tố cơ bản nhất là “gia đ́nh là một định chế xă hội” cũng bị nhiều người khước từ. Ly dị cách dễ dàng - có thể nói là quá dễ dàng – sống thử, sống tạm, sống chung như vợ chồng mà không thiết lập hôn nhân, con ngoại hôn, sống như vợ chồng giữa những người đồng phái, đề cao thân xác và nhục dục, khai thác kỹ nghệ sex, buôn bán phụ nữ và trẻ em làm điếm…. là những h́nh thái chống lại gia đ́nh, chối bỏ giá trị thánh thiêng của gia đ́nh.

Trong một lần nói về t́nh trạng băng hoại của gia đ́nh trên toàn thế giới ngày nay, Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI đă bày tỏ sự trông đợi của ngài vào các gia đ́nh Kitô hữu trẻ, nghĩa là ngài hy vọng các gia đ́nh Kitô hữu trẻ dám sống một cách xác tín và chứng tá cho ơn gọi hôn nhân và gia đ́nh của ḿnh.

 

2.2 Biện pháp thứ hai :

Là các tín hữu và gia đ́nh Kitô giáo đào sâu những điểu cơ bản và cốt yếu nhất của Giáo Lư Kitô giáo bao gồm những điều phải tin và những việc phải làm (thực hành) trong đời sống Kitô hữu. Những điều này được Hội đồng Giáo hoàng về Gia đ́nh tŕnh bày trong tài liệu Giáo lư chuẩn bị cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế các Gia đ́nh lần thứ 5.

 

2.3 Biện pháp thứ ba :

Là các tín hữu và gia đ́nh Kitô giáo rút ra được những nét hay đặc điểm “tinh túy nhất” của nội dung Giáo Lư Kitô giáo - vừa có tính cơ bản vừa là cốt yếu - và thể hiện những nét “tinh túy nhất” ấy trong đời sống đức tin của mỗi cá nhân và nhất là của cả gia đ́nh.

Ví dụ:

(1o) Trong đời sống gia đ́nh Kitô hữu, Mầu Nhiệm Một Chúa là Cha Con và Thánh Thần (Ba Ngôi) - là mầu nhiệm nền tảng và là nguyên lư của đời sống các cộng đoàn Kitô giáo nói chung và của cộng đoàn gia đ́nh Công giáo nói riêng - phải được thể hiện trong cách sống của vợ đối chồng, của chồng đối với vợ, của cha mẹ đối với con cái, của con cái đối với cha mẹ. Đó là sự đa dạng, hiệp thông, hiệp nhất, san sẻ, yêu thương, đoàn kết, nhất trí, hiến dâng và cứu độ (3).

(2o) Trong đời sống gia đ́nh Kitô hữu, cha mẹ phải biết sống và dạy con cái sống một Đức Tin mà Chúa Giêsu Kitô là Trung Tâm. Nghĩa là sống một tương quan thân thiết, gắn bó chặt chẽ với Người, và làm chứng tá cho Người, v́ Người là Lời Mạc Khải của Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa nhập thể làm người để cứu độ nhân loại (4).

Cha mẹ cũng như con cái chỉ có thể có mối tương quan như thế với Chúa Giêsu Kitô khi chịu khó học hỏi Thánh Kinh, khi biết và siêng năng “đọc, suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện” từng cá nhân và chung cả gia đ́nh. Lời của Thánh Giêrônimô, linh mục tiến sĩ Hội Thánh: “Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô” phải trở thành kim chỉ nam cho đời sống đức tin của Kitô hữu thời hậu Công đồng Vatian II.

(3o) Trong đời sống gia đ́nh Kitô hữu, cha mẹ phải biết sống và giúp con cái biết sống mật thiết với Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba. Chúa Thánh Thần là Đấng đă được Chúa Cha ban cho các Kitô hữu (cá nhân và cộng đoàn) để họ làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh; Chúa Thánh Thần c̣n là Đấng dẫn đưa Hội Thánh đến sự thật trọn vẹn, ban muôn vàn ơn huệ khác nhau cho Hội Thánh và liên tục canh tân Hội Thánh và các tín hữu; Chúa Thánh Thần c̣n là Đấng luôn đồng hành và ở bên cạnh mỗi người tín hữu để soi sáng hướng dẫn và thánh hóa họ. V́ thế Hội Thánh nói chung và tâm hồn người Kitô hữu nói riêng phải trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần (5).

(4o) Trong đời sống gia đ́nh Kitô hữu, cha mẹ phải biết coi trọng và siêng năng đón nhận các Bí Tích Cứu Độ. Cha mẹ c̣n phải giúp và chuẩn bị cho con cái đón nhận các Bí Tích Thánh Tẩy, Thêm Sức, Thánh Thể, Thống Hối Ḥa Giải và Hôn Phối một cách hiểu biết và yêu mến, v́ các Bí Tích là các tuyệt tác của Thiên Chúa, là những thời điểm đặc biệt của Ơn Cứu Độ cũng như của việc chuyển giao Đức Tin (6).

(5o) Trong đời sống gia đ́nh Kitô hữu, cha mẹ phải sống và làm gương sáng cho con cái trong việc tuân giữ các Điều Răn của Lề Luật Chúa (7).

Việc này hết sức quan trọng trong thời đại ngày nay v́ loài người nói chung và giới trẻ nói riêng thường xem việc giữ Giới Răn là việc làm g̣ bó, mất tự do và hạ thấp phẩm giá con người.

Thật ra việc đi theo Chúa Giêsu Kitô không thể tách rời khỏi việc thực thi các Giới Răn của Người, nhất là Giới Răn yêu thương. Và việc tuân giữ Giới Răn chỉ có ư nghĩa khi chúng ta xem đó là việc thực thi các điều khoản của Giao Ước T́nh Yêu mà Thiên Chúa đă kư kết với dân riêng, trước là Ít-ra-en, sau là Hội Thánh và toàn thể nhân loại:

MichelAnge

“Không phải bất cứ ai thưa với Thày: ‘Lạy Chúa, Lạy Chúa’ là vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ư muốn của Cha Thày trên trrời mới được vào mà thôi” (8). Hoặc:

“Chúa Cha đă yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hăy ở lại trong t́nh thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong t́nh thương của Thầy, như Thầy đă giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong t́nh thương của Người. Các điều ấy, Thầy đă nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. Đây là điều răn của Thầy: anh em hăy yêu thương nhau như Thầy đă yêu thương anh em. Không có t́nh thương nào cao cả hơn t́nh thương của người đă hy sinh tính mạng v́ bạn hữu của ḿnh. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không c̣n gọi anh em là tôi tớ nữa, v́ tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, v́ tất cả những ǵ Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đă cho anh em biết.” (9).

(6o) Có hai hiện tượng đáng suy nghĩ và cần chấn chỉnh kịp thời:

- Hiện tượng thứ nhất là các Nhà Thờ của nhiều Giáo Hội Tây Phương ngày nay càng ngày càng có nhiều chỗ trống trong các Thánh Lễ Ngày Chúa Nhật và người ta chỉ thấy các ông già bà lăo và con nít trong các hàng ghế, giới trẻ không có mặt hoặc có mặt rất ít ở đó.

Ở Việt Nam ta th́ t́nh trạng ấy chưa xẩy ra nhưng lại có một hiện tượng khác cũng rất đáng ngại. Đó là các bạn trẻ đi dự lễ chẳng khác ǵ đi xem bóng đá hay hẹn ḥ. Họ tựa gốc cây hay ngồi trên xe gắn máy, nói chuyện, ôm ấp nhau và tâm t́nh với nhau cho hết giờ Thánh Lễ.

- Hiện tượng thứ hai là người Công giáo đánh mất dần dần ư nghĩa thánh thiêng của ngày Sa-bát. Người ta không dùng ngày Chúa Nhật để tôn vinh cảm tạ phụng sự Thiên Chúa và nghỉ ngơi với những người thân trong gia đ́nh mà người ta dùng ngày đó để kiếm thêm tiền, gây thêm tội.

Ở Việt Nam ta có câu nói dân gian thời xă hội chủ nghĩa : “Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm chủ nhật” nói lên xu hướng làm tôi đồng tiền thay v́ làm tôi Thiên Chúa. Các cửa tiệm, các hăng xưởng của người Công giáo cũng mở cửa như các cửa tiệm, hăng xưởng của người không có đạo (thậm chí c̣n mở cửa nhiểu giờ hơn) v́ ngày Chúa Nhật là ngày làm ăn!

V́ thế, trong đời sống gia đ́nh Kitô hữu, cha mẹ phải biết trân trọng và tuân giữ Luật Ngày Chúa Nhật và đặt Thánh Lễ Tạ Ơn vào trung tâm của Ngày Chúa Nhật và phải tích cực tham dự các Cử Hành khác. Có như thế cha mẹ mới dễ chuyển giao ḷng tôn kính và việc tuân giữ Luật Ngày Chúa Nhật của ḿnh cho con cái (10).

(7o) Theo đà tiến triển của khoa học kỹ thuật thực nghiệm nhiều người Công giáo, đặc biệt là các bạn trẻ có “chút” học, lầm tưởng rằng những cách thể hiện ḷng tin được gọi là “đạo đức b́nh dân” (như lần chuỗi, đi đàng thánh giá, tham dự các cuộc hành hương, rước kiệu, dâng hoa, dâng hạt, ngắm Thương Khó) không đáng được duy tŕ trong đời sống Đức Tin.

Thật ra th́ không phải tất cả những cách thể hiện ấy đều không c̣n hợp thời. Có thể có một số cách biểu hiện đậm nét mê tín dị đoan nên cần được dẹp bỏ; C̣n nhiều cách thể hiện khác tuy là cách b́nh dân nhưng vẫn c̣n có nhiều giá trị th́ chẳng những nên duy tŕ mà c̣n nên phát huy hơn nữa.

Do đó trong đời sống gia đ́nh Kitô hữu, cha mẹ phải thực hành và dạy cho con cái ḿnh biết thể hiện Ḷng Đạo Đức B́nh Dân qua những h́nh thái thích hợp ấy (11).

(8o) Thiết tưởng không cần phải nhắc lại vai tṛ “có một không hai” của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Hội Thánh và Mẹ người tín hữu. Người Công giáo Việt Nam nổi tiếng là có ḷng sùng kính Đức Mẹ v́ dân tộc ta có truyền thống quí trọng gia đ́nh và t́nh mẫu tử. Hằng năm không biết có bao nhiêu người đến La Vang, Trà Kiệu, Fatima B́nh Triệu, Fatima Vĩnh Long, Đức Mẹ Băi Dâu, Đức Mẹ Tà Pao….. để cầu nguyện với Đức Mẹ. Ở hầu hết các giáo xứ đều có đền hay đài Đức Mẹ và đây cũng là nơi thu hút nhiều giáo dân nam nữ đến cầu nguyện.

C̣n tại Hoa Kỳ th́ Đại Hội Thánh Mẫu hằng năm (bây giờ gọi là Marian Days = Những ngày của Đức Maria hay những ngày tôn kính Đức Maria) tại Ḍng Đồng Công ở thành phố Carthage, thuộc tiểu bang Missouri là dịp quy tụ người Việt đông nhất.

V́ thế trong đời sống gia đ́nh Kitô hữu, cha mẹ gặp nhiều thuận lợi trong việc thể hiện ḷng sùng kính Đức Mẹ cũng như trong việc huấn luyện con cái có ḷng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria.

Có lẽ điều cần lưu ư ở đây là mọi người, nhất là những người làm cha làm mẹ, cần tỉnh táo để không bị cuốn hút vào các thông tin về hiện tượng lạ, về mạc khải tư (chưa/không được Giáo Hội kiểm chứng và nh́n nhận) xẩy ra ở nơi này nơi khác. Những người làm cha làm mẹ và những người có trách nhiệm trong các cộng đoàn Giáo Hội có bổn phận giúp đỡ con em ḿnh có một ḷng sùng kính Đức Nữ Trinh Maria cách trưởng thành và sâu sắc dựa trên nền tảng Thánh Kinh và Giáo Huấn của Hội Thánh (12).

 

THAY LỜI KẾT

Chắc chắn những người làm cha làm mẹ không thể một ḿnh thực hiện được việc củng cố và tăng cường nền tảng Đức Tin cho con cái theo chỉ dẫn của Hội đồng Giáo hoàng về Gia đ́nh. Họ rất cần sự hỗ trợ của giáo xứ, giáo phận, cụ thể là của các Ban Mục Vụ (giáo lư đức tin, thiếu nhi, giới trẻ, gia đ́nh, truyền giáo, di dân…) của các Hội Đoàn Tông Đồ và các Phong Trào Gia Đ́nh, để chính bản thân họ :

* được huấn luyện và đào tạo cách đầy đủ, sâu sắc hơn vế kiến thức, kinh nghiệm sống Đức Tin trong thế giới hôm nay,

* có phương pháp, kỹ năng chuyển giao những hiểu biết, t́nh cảm, thực hành, tập quán và kinh nghiệm tôn giáo và tâm linh của ḿnh cho con cái.

* được hỗ trợ một cách hiệu quả trong những hoàn cảnh khó khăn tự ḿnh không thể vượt qua nổi.

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Sàig̣n ngày 20.06.2006

 


  Chú thích

(1) X. Tài Liệu của Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đ́nh chuẩn bị Cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế Các Gia Đ́nh lần thứ 5 tại Valencia, Tây Ban Nha đầu tháng 7.2006.

(2) như trên.

(3) Đề tài 2 của Tài Liệu trên.

(4) Đề tài 3 của Tài Liệu trên.

(6) Đề tài 4 của Tài Liệu trên.

(7) Đề tài 5 của Tài Liệu trên.

(8) Đề tài 6 của Tài Liệu trên.

(9) Mt 7,21.

(10) Ga 15,9-15.

(11) Đề tài 7 của Tài Liệu trên.

(12) Đề tài 8 của Tài Liệu trên.

(13) Đề tài 9 của Tài Liệu trên.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

Xem các bài viết khác trong Bài Viết của Anh Nguyễn văn Nội, khóa 6 GHHV, niên khoá 1963.