GIA Đ̀NH SỐNG ĐẠO

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

MichelAnge

 

BÀI MƯỜI BỐN

 

GIA Đ̀NH SỐNG ĐẠO LÀ
SỐNG BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN
LÀ BÍ TÍCH CHỮA LÀNH THỨ HAI

 

VÀO ĐỀ

Về mặt khoa học kỹ thuật, con người của thế kỷ XXI đă thực hiện được những kỳ công đáng khâm phục. Nhưng con người vẫn luôn phải chống chọi với vấn đề cơm ăn, áo mặc, nước sạch, việc làm và nhất là bệnh tật là thứ gắn liền với thân phận con người. Hơn nữa người ta có cảm tưởng là con người càng văn minh th́ lại càng có những thứ bệnh nguy hiểm, khó chữa hơn (như ung thư, HIV /AIDS). Mặt khác nếu tội lỗi là sự yếu hèn của con người về mặt tâm linh th́ bệnh tật là sự yếu hèn của con người về mặt thể xác. V́ thế chúng ta thấy Chúa Giê-su Ki-tô rất có lư khi Người thiết lập một bí tích chữa lành tâm linh (Thống Hối Giao Ḥa) và một bí tích khác (Xức Dầu Bệnh Nhân) để chữa lành về mặt thân xác cho con người chúng ta.

 

TRÌNH BÀY

 

1. Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo về bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân

 

1.1 Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân là một trong hai bí tích Chữa Lành.

Hội Thánh tin và tuyên xưng trong bảy bí tích có một bí tích để nâng đỡ người bệnh tật là bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân.

Chính Đức Ki-tô thiết lập bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân như một bí tích thực sự và đúng nghĩa của Giao Ước Mới. Bí tích này đă dược thánh Mác-cô nhắc đến (Mc 6,13), thánh Gia-cô-bê (Gc,14-15) tông đồ và là người anh em với Chúa, đă ra chỉ thị và công bố (1).

 

1.2 Ư nghĩa của Bệnh Tật và Đau Khổ

 

a) Trong đời sống con người:

Bệnh tật và đau khổ là những thử thách nặng nề nhất trong cuộc sống con người. Khi lâm bệnh, con người cảm nghiệm sự bất lực và sự hữu hạn của ḿnh. Bệnh tật khiến con người ư thức về cái chết nhiều hơn (2).

Bệnh tật có thể làm cho con người xao xuyến, yếm thế, đôi khi đưa tới tuyệt vọng và nổi lọan chống lại Thiên Chúa; nhưng cũng có thể làm cho con người chín chắn hơn, giúp họ nhận ra những điều phụ thuộc trong cuộc sống để biết quay về với những điều chính yếu. Thường bệnh tật hối thúc con người t́m kiếm Thiên Chúa và quay về với Người (3).

 

b) Bệnh tật trước nhan Thiên Chúa:

Cựu ước nh́n bệnh tật trong tương quan với Thiên Chúa. Con người than thở với Chúa về bệnh tật (x.Tv 38) v́ Người là Chúa của sự sống và sự chết (x. Tv 6,3; Is 38). Bệnh tật trở thành con đường hoán cải và Thiên Chúa có tha th́ bệnh mới lành (x.Tv 32,3; 197,20; Mc 2,5-12). Dân Ít-ra-en có kinh nghiệm rằng bệnh tật liên hệ cách bí nhiệm với tội lỗi và sự dữ; trung thành giữ luật Chúa sẽ được Người hoàn lại sự sống, “v́ Ta là Chúa, là Lương Y của ngươi” (Xh 15,26 ) (4).

 

c) Bệnh và người bệnh với Đức Giêsu:

Đức Ki-tô cảm thương người bệnh tật và chữa lành nhiều kẻ yếu đau (x. Mt 7,24): đó là dấu chỉ tỏ tường Thiên Chúa viếng thăm Dân Người (Lc 7,16) và Nước Trời đă gần kề. Đức Giêsu không những có quyền chữa bệnh nhưng c̣n có quyền tha tội (x. Mc 5,2-12): Người đến chữa lành con người, cả hồn lẫn xác; Người là Lương Y mà các bệnh nhân cần đến (x. Mc 2,17). Người cảm thương mọi bệnh nhân đến nỗi đồng hóa với họ: “Ta đau yếu, các ngươi đă chăm nom” (Mt 25,36) (5).

 

1.3 Hiệu quả hay ơn ích của bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân

Ơn riêng của bí tích Xức Dầu có những hiệu quả sau đây:

- Kết hiệp bệnh nhân với Đức Ki-tô chịu khổ nạn v́ lợi ích cho họ và toàn thể Hội Thánh;

- Được Ơn Sức Mạnh, B́nh An và Can Đảm đón nhận theo tinh thần Ki-tô giáo những đau khổ do bệnh tật hay tuổi già;

- Tha tội trong trường hợp bệnh nhân không xưng tội được;

- Hồi phục sức khỏe nều hữu ích cho phần rỗi;

- Chuẩn bị bước vào đời sống vĩnh cửu (6).

“Nếu Bí tích Xức Dầu được ban cho những người bệnh nặng và những kẻ liệt lào, th́ càng thích hợp hơn cho những người sắp ĺa cơi đời này. V́ thế bí tích này c̣n gọi là bí tích của người ra đi” (7).

“Cũng v́ thế ngoài bí tích Xức Dầu, Hội Thánh c̣n ban Thánh Thể cho người lâm chung, như của ăn đàng. Việc lănh nhận Ḿnh và Máu Chúa Ki-tô lúc chuẩn bị bước vào Nhà Cha có một ư nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Đây là mầm sống vĩnh cửu và là tiềm năng phục sinh” (8).

 

2. Gia đ́nh Công giáo sống bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân là bí tích Chữa Lành thứ hai.

Sau đây là những cách gia đ́nh Công giáo sống bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân một cách phù hợp với Giáo Lư Phúc Âm và ích lợi thiêng liêng của gia đ́nh.

 

2.1 Ư thức về sự yếu đuối, ḍn mỏng của thân xác con người mà xa lánh các nguyên nhân gây bệnh tật hay tai nạn

Chẳng ai dám tự hào là ḿnh không bao giờ bị bệnh hay không bao giờ gặp rủi ro tai nạn. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy bệnh tật và tai nạn có thể xẩy ra cho bất kỳ người nào, không chừa một ai. Có những người hôm trước, tuần trước, tháng trước hay năm trước c̣n khỏe mạnh, cường tráng hay lành mạnh, nhưng chỉ sau một cơn bệnh hay một tai nạn xẩy ra th́ sức khỏe và sự sống của người ấy trở nên mong manh…

Do đó việc đầu tiên mỗi người có thể làm cho ḿnh và cho những người thân trong gia đ́nh của ḿnh là thận trọng trong cuộc sống và xa lánh - trong chừng mực có thể - những nguy cơ gây bệnh hay có thể đem đến tai nạn. Biết rượu, thuốc lá là những thứ độc hại cho sức khỏe mà vẫn uống, hút xả láng cũng như biết uống rượu mà lái xe là nguy hiểm mà vẫn không tự chế th́ chẳng có thể trách ai v.v..

 

2.2 B́nh tâm và tin tưởng chấp nhận khi bệnh tật hay tai nạn ập đến

Kinh nghiệm cũng cho thấy có những thứ bệnh hay tai nạn tự đâu đưa tới, mặc dù người trong cuộc đă rất cảnh giác và đề pḥng. Trong trường hợp này th́ chúng ta phải hết sức b́nh tâm và tin tưởng và nhất là cố gắng t́m ra ư nghĩa của bệnh tật hay tai nạn xẩy ra cho ḿnh hay cho người thân của ḿnh. Như trên đă tŕnh bày, bệnh tật cũng có thể là cơ hội để đương sự và người thân kết hiệp mật thiết hơn với Chúa Giê-su chịu đau khổ hoặc là dịp tốt để mọi người nh́n lại và chấn chỉnh đời sống tâm linh của ḿnh.

 

2.3 Vợ chồng, cha mẹ con cái nâng đỡ nhau trong cơn bệnh tật của một thành viên trong gia đ́nh

Có những cơn bệnh hay tai nạn chóng qua chóng khỏi, nhưng cũng có những cơn bệnh và tai nạn kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng và thậm chí nhiều năm. Bệnh tật hay tai nạn không chỉ làm người mắc bệnh hay bị tai nạn mà làm cho cả nhà đều khổ sở. Hơn bao giờ hết, những lúc như thế này lại càng cần đến sự chia sẻ và nâng đỡ lần nhau giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái trong gia đ́nh.

 

2.4 Trông cậy vào ḷng xót thương và cầu xin ơn chữa lành của Thiên Chúa

Chính Chúa Giê-su đă khẳng định Người đến trần gian là v́ những người ốm đau bệnh tật chứ không phải v́ những người khỏe mạnh. Chúa không chỉ có ư ám chỉ đến au đau bệnh tật thiêng liêng (là t́nh trạng tội lỗi) mà c̣n nói đến bệnh tật về thể xác nữa. V́ thế điều quan trọng là chúng ta có vững ḷng cậy trông vào ḷng xót thương của Thiên Chúa và có biết cầu xin ơn chữa lành của Người hay không.

 

2.5 Thu xếp và chuẩn bị chu đáo cho người bệnh lănh nhận bí tích Xức Dầu

Gặp trường hợp trong gia đ́nh hay cộng đồng chúng ta có người bệnh nặng hay đau yếu dai dẳng, việc nên làm là chúng ta thu xếp và giúp đỡ người ấy được lănh nhận bí tích Xức Dầu một cách ư thức và sốt sáng. Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân không chỉ dành cho những người bệnh gần chết (sinh th́) mà cho tất cả những ai bệnh nặng hoặc đau yếu lâu ngày, sức khỏe mong manh. Bí tích Xức Dầu có thể đem lại sức khỏe (thể xác) cho người bệnh cũng như củng cố đời sống tâm linh trong t́nh trạng sạch tội và vâng theo Thánh Ư Chúa trong cơn thử thách, đau khổ.

 

2.6 Quan tâm đến việc chăm nom, thăm viếng những người đau yếu bệnh tật trong cộng đồng

Trong Phúc âm Mát-thêu chương 25, Chúa Giê-su đă khẳng định chăm nom thăm viếng những người đau yếu, bệnh tật là chăm nom, thăm viếng chính Chúa. Kinh Thương Người có 14 Mối trong phần Thương Xác 7 Mối cũng dậy chúng ta: “thứ bốn viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc”. Vậy tại sao chúng ta không dành sự quan tâm và một ít thời gian để chăm nom, thăm viếng những người đang nằm trên giường bệnh ở tư gia hay trong các bệnh viện?

 

KẾT LUẬN

Chẳng ai muốn ḿnh đau yếu, bệnh tật. Cũng chẳng ai muốn tai nạn rủi ro xẩy đến với ḿnh hay với những người trong gia đ́nh ḿnh. Nhưng không phải cứ không muốn là tránh được. Đó là một kinh nghiệm của đời thường mà ai cũng có.

Một kinh nghiệm khác là có không ít người chỉ nhận ra Chúa và quan tâm đến việc thờ phượng, yêu mến Người khi gặp bệnh tật hay hoạn nạn; c̣n những khi khỏe mạnh, thành công, giầu sang th́ họ chỉ biết có ḿnh, chỉ sống cho ḿnh mà thôi.

Cũng có rất nhiều người đă nên thánh trong đau khổ, bệnh tật hoặc đă nên trọn lành khi hy sinh cả cuộc đời ḿnh cho các bệnh nhân và những kẻ kém may mắn trong xă hội.

Vậy chúng ta có thể kết luận: bệnh tật, rủi ro tai nạn là lẽ thường t́nh trong cuộc đời này và có giá trị cứu độ nếu chúng ta biết lấy tinh thần Phúc âm mà chấp nhận và thánh hóa nó.

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Sàig̣n ngày 30.4.2006

 


  Chú thích

(1) Giáo lư Hội Thánh Công giáo, số 1511.

(2) nt, số 1500.

(3) nt, số 1501

(4) nt, số 1502.

(5) nt, số 1503.

(6) nt, số 1532.

(7) nt, số 1523.

(8) nt, số 1524.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

Xem các bài viết khác trong Bài Viết của Anh Nguyễn văn Nội, khóa 6 GHHV, niên khoá 1963.