GIA Đ̀NH SỐNG ĐẠO

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

MichelAnge

 

BÀI MƯỜI

 

GIA Đ̀NH SỐNG ĐẠO LÀ SỐNG BÍ TÍCH THÁNH THỂ LÀ BÍ TÍCH T̀NH YÊU

 

VÀO ĐỀ

Bí Tích Thánh Thể là một trong ba Bí Tích Khai Tâm Ki-tô giáo: Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể (1). Bí Tích Thánh Thể hoàn tất công cuộc khai tâm Ki-tô giáo (2). Bí Tích Thánh Thể có ư nghĩa rất cao đẹp đúng như Công đồng Vatican II đă nhấn mạnh:

“Trong bữa tiệc sau hết, vào đêm bị nộp, Đấng Cứu Chuộc chúng ta đă thiết lập Hy Tế Tạ Ơn bằng Ḿnh và Máu Người, để nhờ đó, Hy Tế Khổ Giá kéo dài qua các thời đại cho tới khi Người lại đến, và cũng để ủy thác cho Hiền Thê yêu quư của Người là Hội Thánh tưởng nhớ sự chết và sự phục sinh của Người: đây là Bí Tích T́nh Yêu, Dấu Chỉ Hiệp Nhất, Mối Dây Bác Ái, Bữa Tiệc Vượt Qua. Trong Tiệc này chúng ta nhận được Chúa Ki-tô làm của ăn, được tràn đầy ân sủng và được bảo đảm vinh quang tương lai” (3).

Bài này sẽ tŕnh bày về Bí Tích Thánh Thể và bài sau sẽ bàn về cách gia đ́nh Công giáo sống Bí Tích ấy.

 

TRÌNH BÀY

 

1. Giáo lư Hội Thánh dạy ǵ về Bí Tích Thánh Thể?

 

1.1 Bí Tích Thánh Thể là một trong ba Bí Tích Khai Tâm Ki-tô giáo:

Ba Bí Tích Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể là những Bí Tích Khai Tâm đặt nền tảng cho đời sống Ki-tô hữu:

“Nhờ ân sủng của Đức Ki-tô, con người được tham dự vào bản tính Thiên Chúa. Tương tự như việc sinh ra, lớn lên và bảo tồn trong đời sống tự nhiên, người tín hữu được tái sinh trong đời sống mới nhờ Bí Tích Thánh Tẩy, được củng cố nhờ nhờ Bí Tích Thêm Sức và nhận lấy bánh ban sự sống đời đời trong Bí Tích Thánh Thể. Như vậy, nhờ các Bí Tích Khai Tâm Ki-tô giáo, họ được hiệp thông sâu xa hơn vào đời sống thần linh và càng tiến tới Đức Mến hoàn hảo” (4).

 

1.2 Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Ki-tô hữu:

Sách Giáo Lư Hội Thánh Công giáo lấy lại lời của Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội của Công Đồng Va-ti-can II dạy về Bí Tích Thánh Thể như sau:

“Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Ki-tô hữu” (5). Những Bí Tích cũng như các thừa tác vụ và hoạt động tông đồ đều gắn liền với Bí Tích Thánh Thể và qui hướng về đó. Thật vậy, Phép Thánh Thể Chí Thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Hội Thánh, đó chính là Chúa Ki-tô, Người là mầu nhiệm phục sinh của chúng ta” (6).

 

1.3 Bí Tích Thánh Thể được gọi bằng nhiều danh hiệu, v́ Bí Tích Thánh Thể hết sức phong phú nên mỗi danh hiệu nhấn mạnh một sắc thái, một khía cạnh của sự phong phú ấy.

 

(1) Bí Tích Thánh Thể được gọi là Lễ Tạ Ơn:

v́ đây chính là việc tạ ơn Thiên Chúa. Tân Ước dùng các từ Hy Lạp Eucharistein và Eulogein, gợi nhớ việc người Do Thái ca ngợi Thiên Chúa v́ những kỳ công Người đă thực hiện: sáng tạo, cứu chuộc và thánh hóa (7).

 

(2) Bí Tích Thánh Thể được gọi là Bữa Ăn của Chúa:

v́ Hội Thánh tưởng niệm Bữa Tiệc Ly Chúa cùng ăn với các môn đệ tối hôm trước ngày chịu nạn. Bữa ăn này cũng nói lên sự tiền dự vào Bữa Tiệc Cưới Con Chiên tại Giê-ru-sa-lem trên trời.

 

(3) Bí Tích Thánh Thể được gọi là Lễ Bẻ Bánh:

v́ trong Bữa Tiệc Ly (x. Mt 26,26) Chúa Giê-su dùng nghi thức đặc thù của người Do Thái để chúc tụng Thiên Chúa và chia bánh như người chủ tiệc thường làm (x. Mt 14,19;15,16;Mc 8,6;19). Nhờ việc bẻ bánh, các môn đệ nhận ra Chúa sau khi Người phuc sinh (x. Lc 24,13-15). V́ vậy các Ki-tô hữu đầu tiên gọi những buổi cử hành thánh lễ là Lễ Bẻ Bánh (x. Cv 2,42-46; 20,7,11).

 

(4) Bí Tích Thánh Thể được Thánh Phao-lô gọi là Đồng Bàn (Synaxis):

v́ được cử hành trong cộng đoàn tín hữu. Cộng đoàn Thánh Thể là h́nh ảnh hữu h́nh của Hội Thánh (x. 1 Cr 11,17-34) (8).

 

(5) Bí Tích Thánh Thể được gọi là cuộc Tưởng Niệm Chúa Giêsu chịu chết và sống lại.

 

(6) Bí Tích Thánh Thể được gọi là Hy Lễ Thánh:

v́ hiện tại hóa hy lễ duy nhất của Chúa Cứu Thế và bao gồm lễ vật của Hội Thánh. Bí Tích Thánh Thể c̣n được gọi là “hy tế thánh lễ”, “hy lễ ca ngợi” (x. Dt 13,15), hy lễ thiêng liêng (x. 1 Pr 2,5) , hy lễ tinh tuyền (x. Ml 1.11) và thánh thiện, v́ hoàn tất và vượt trên mọi hy lễ trong Cựu Ước.

 

(7) Bí Tích Thánh Thể được gọi là Phụng vụ thánh thiện và thần linh:

v́ là tâm điểm và cách diễn tả cô đọng nhất của toàn thể phụng vụ Hội Thánh. Cũng v́ thế, Bí Tích Thánh Thể được gọi là Mầu Nhiệm Rất Thánh, Bí Tích Cực Thánh, v́ là Bí Tích trên các bí tích (9).

 

(8) Bí Tích Thánh Thể được gọi là Bí Tích Hiệp Nhất:

v́ kết hợp chúng ta với Chúa Ki-tô, Đấng ban Ḿnh và Máu Người để tất cả trở nên một thân thể (x. 1 Cr 10,16-17). Bí Tích Thánh Thể c̣n được gọi là Sự Thánh (x. Giáo huấn các Tông đồ 8,13.12; Didaché 9,5; 10,6) theo ư nghĩa đầu tiên của “mầu nhiệm các thánh thông công” được tuyên xưng trong Kinh Tin Kính của ácc Tông đồ. Ngoài ra Ḿnh Thánh Chúa c̣n được gọi là bánh các thiên thần, bánh bởi trời, thuốc trường sinh (x. Thánh I-nha-xi-ô An-ti-ô-ki-a; thư Ep 20,2) của ăn đàng... (10).

 

(9) Cử hành Bí Tích Thánh Thể được gọi là Thánh Lễ, Lễ Mi-sa,

do từ la tinh missio nghĩa là sai đi. Thánh lễ kết thúc với lời sai Hội Thánh sai các tín hữu đi vào đời, để họ thực thi thánh ư Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày (11).

 

1.4 Hiệu quả của việc rước lễ (Thánh Thể):

(a) Việc rước lễ tăng triển sự hiệp thông của chúng ta với Chúa Ki-tô. Hiệu quả chính yếu của việc rước lễ là được kết hiệp thâm sâu với Chúa Ki-tô:

“Ai ăn thịt và uống máu Tôi, th́ luôn kết hiệp với Tôi và Tôi luôn kết hiệp với người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đă sai Tôi và Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, th́ kẻ ăn Tôi cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,57) (12).

(b) Việc rước lễ giúp chúng ta xa lánh tội lỗi. Chúng ta rước lấy Ḿnh Chúa Ki-tô “đă phó nộp v́ chúng ta” và Máu “đă đổ ra cho mọi người được tha tội”. V́ thế Bí Tích Thánh Thể không thể kết hiệp chúng ta với Chúa Ki-tô, nếu không thanh tẩy chúng ta khỏi tội đă phạm và giúp chúng ta chúng ta xa lánh tội lỗi (13)

(c) Bí Tích Thánh Thể làm nên Hội Thánh. Ai hiệp lễ đều được liên kết chặt chẽ với Chúa Ki-tô. Nhờ đó Chúa Ki-tô kết hiệp họ với các tín hữu khác thành một Thân Thể duy nhất là Hội Thánh. (14).

(d) Bí Tích Thánh Thể giúp chúng ta nhận ra Chúa Giê-su trong những người nghèo nhất và quan tâm chăm sóc họ. Thánh Gio-an Kim Khẩu đă lư luận một cách hùng hồn:

“Anh đă rước Máu Thánh Chúa, thế mà anh đă không nhận ra người anh em của ḿnh. Anh đă hạ giá Bàn Tiệc Thánh, khi những người được Thiên Chúa coi là xứng đáng tham dự Tiệc Thánh, lại bị anh coi là không xứng đáng chia sẻ cơm áo với anh. Thiên Chúa đă giải thóat anh khỏi mọi tội lỗi và mời anh vào bàn tiệc, thế mà anh đă không tỏ ra nhân từ hơn chút nào?” (15).

(đ) Bí Tích Thánh Thể nhắc nhở các Giáo Hội về ước vọng hiệp nhất các Ki-tô hữu của Chúa Giê-su Ki-tô (16).

(e) Bí Tích Thánh Thể là bảo chứng cho vinh quang mai sau và cũng là bảo chứng chắc chắn và là dấu chỉ tỏ tường về hy vọng một Trời Mới, Đất Mới nơi đó công lư ngự trị (17).

 

KẾT LUẬN

Bí Tích Thánh Thể là chính Chúa Giê-su Ki-tô hiện diện trên bàn thờ, giữa cộng đoàn, trong các tâm hồn. Chúa Giê-su Ki-tô hiện diện “cách bí tích” nghĩa là dưới h́nh bánh và h́nh rượu nhưng là hiện diện thật sự. V́ thế mà Bí Tích Thánh Thể cao trọng hơn các Bí Tích khác và mang nhiều ư nghĩa thần học / giáo hội học / tu đức học / truyền giáo học và đại kết. Giáo Hội luôn đề cao Bí Tích này. Đời sống người Ki-tô hữu phải xoay quanh Bàn Tiệc Thánh v́ đây vừa là khởi điểm vừa là đích điểm của đời sống tâm linh của chúng ta.

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Chúa nhật III Mùa Chay Năm B 19.03.2006

 


  Chú thích

(1) GLHTCG số 1210.

(2) GLHTCG số 1322.

(3) Hiến chế Phụng Vụ Thánh số 47; GLHTCG số 1323.

(4) x. ĐGH Phao-lô VI, Tông hiến “Tham dự đời sống thần linh”; x. OICA tiền chú 1-2; GLHT CG số 1212.

(5) Hiến chế tín lư về Giáo Hội, số 11;

(6) GLHTCG số 1324.

(7) GLHTCG số 1328.

(8) GLHTCG số 1329.

(9) GLHTCG số 1330.

(10) GLHTCG số 1331.

(11) GLHTCG số 1332.

(12) GLHTCG số 1391.

(13) GLHTCG số 1393.

(14) GLHTCG số 1396.

(15) Bài giàng vè 1 Cr 27,4.

(16) x. GLHTCG số 1398-1400.

(17) x. GLHTCG số 1402-1405.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

Xem các bài viết khác trong Bài Viết của Anh Nguyễn văn Nội, khóa 6 GHHV, niên khoá 1963.