Suy nghĩ về thời sự tôn giáo
Mấy tháng qua có những thời sự tôn giáo rất đáng suy nghĩ. Chúa muốn nói gì với chúng ta qua những thời sự ấỷ Ðó là những điều tôi xin được chia sẻ.
Những thời sự tôn giáo đáng suy nghĩ.
Tại Hàn Quốc, Hội Thánh Công giáo đang cùng với Nhà Nước đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng.
Bởi vì từ mấy tháng nay, sự suy thoái kinh tế đã kéo theo nhiều suy thoái khác. Số người tự tử tăng 200%. Khoảng 30 vụ tự tử mỗi ngàỵ Trong số người tự tử có những bà mẹ thất vọng vì không đủ tiền nuôi con, có những người cha tủi hổ vì không sao trả được nợ. Tăng số trẻ sơ sinh bị cho đi. Tăng số người ly dị (Báo Le Monde diplomatique, tháng 7, 1988).
Tại Brésil, giáo phái phát triển mạnh. Nước Brésil trước đây kể như toàn tòng Công giáo, nay đang trở thành nơi sản sinh các thứ giáo phái. Một giáo phái mệnh danh là “Hội Thánh phổ quát của Nước Thiên Chúa” mới thành lập năm 1977, nay đã qui mộ được khoảng 5 triệu tín đồ. Giáo phái này hiện có trên 300 giáo sĩ, 2500 đền thờ, 270 nhà thương, có chi nhánh tại 64 nước trên thế giới. Mỗi năm họ chi ra một số tiền khổng lồ tương đương với 600 tỷ Francs Pháp. Hàng năm có từng mấy trăm ngàn người công giáo bỏ Hội Thánh Công giáo để gia nhập giáo pháị Giáo phái này sống đạo trên nền tảng Kinh Thánh, tổ chức hành hương, kính mến Ðức Mẹ và công kích Hội Thánh Công giáo Rôma (Báo La Vie số 2756, tháng 7, 1988).
Tại Áo quốc, phong trào giáo dân bất bình với Toà Thánh đang bùng nổ lớn và âm ỷ tại nhiều nơi.
Họ cho rằng Toà Thánh đã có những sai lầm trong một số quyết định, trong đó có việc chọn người vào các chức vụ cao tại Giáo hội địa phương. Họ cho rằng các vị này vị nọ đạo đức một cách bệnh hoạn, thiếu trưởng thành về nhân bản và về đời sống thiêng liêng. Cụ thể là trường hợp Ðức Hồng Y Groer, Tổng Giám Mục Viennẹ Bất bình sinh ra bất kính và chống đối. Cuộc viếng thăm Áo của Ðức Thánh Cha tháng 6 vừa qua, đã chứng kiến tình hình lộn xộn (La Vie, 2755, tháng 6, 1988). Sự không hài lòng với cơ chế cồng kềnh của giáo triều cũng đã được chính Ðức Hồng Y Ratzinger nói lên trong phát biểu của ngài tại Thượng Hội Ðồng các Giám Mục Á châu vừa qua. Trong Thượng Hội đồng này, nhiều vị Giám Mục Á châu cũng đã chân thành và lịch sự trình bày sự chưa hài lòng của mình về nhiều vấn đề đối với Trung ương Rôma (Báo 30 jours, tháng 6, 1998).
Tại Bắc Ái Nhĩ Lan, vẫn còn tình hình căng thẳng giữa hai cộng đồng Tin Lành và Công giáo.
Tình hình bất hoà đã có từ 3 thế kỷ, và đã trở nên căng thẳng từ 3 chục năm naỵ Mặc dầu hai bên đã đạt được hiệp định hoà bình tại Belfast ngày 10 tháng 4 năm 1998, nhưng tình hình lại đột nhiên trở lại căng thẳng. Bởi vì gần đây, “dòng Cam” Tin Lành cương quyết tổ chức diễu hành khiêu khích qua khu vực người công giáo, để tưởng niệm chiến thắng Boyne, nơi vua Guillaume d’Orange đè bẹp cuộc nổi dậy của người công giáo năm 1690. Những người công giáo bị khiêu khích chuẩn bị sẽ ra tay (Báo La Vie, số 2751, tháng 5, 1998).
Tại Pháp, tình hình thiếu giám mục trở thành vấn đề nhức nhối.
Hiện nay tại Pháp có 7 Toà Giám Mục trống ngôi. Ðầu năm 1999 sẽ có 13 giám mục chánh toà về hưu vì tới tuổi. Ðây tới đó, Toà Thánh sẽ phải lo bổ nhiệm 20 Giám Mục chánh toà, và chọn một số giám mục phó và phụ tá. Nhu cầu này sẽ không thể dễ dàng giải quyết, và do đó số Toà Giám Mục trống ngôi sẽ tăng lên.
Vấn đề này, khi được đặt bên cạnh 3 điểm suy thoái của Giáo hội Pháp, mà thư chung Hội Ðồng Giám Mục Pháp, 1996 đã nêu ra, đó là: giảm bớt số người giữ đạo, mất đi ký ức Kitô giáo, khó khăn vươn lên, thì tình hình chung của Giáo hội Pháp sẽ bị coi là khá gay gắt (Báo La Croix, 25 tháng 5, 1998).
Khi suy nghĩ về những thời sự trên đây, tôi có cảm tưởng là Chúa đang dùng những thời sự đó, để nhắn nhủ chúng ta. Riêng tôi, tôi nghĩ tới một số thái độ sống đạo, mục vụ và truyền giáo nên chọn lựa cho thời điểm hiện naỵ
Những thái độ tu đức, mục vụ, truyền giáo nên chọn lựa
1. Trước kết cần khiêm nhường
Khiêm nhường nói đây là đừng vội xét đoán những thời sự tôn giáo. Nếu không, sẽ là nông nổi và vô trách nhiệm. Sự thực luôn phức tạp. Ơn cứu độ là một mầu nhiệm. Chúa ban ơn cứu độ theo phán đoán của Chúa, chứ không theo phán đoán của chúng ta.
Khiêm nhường cũng là đừng tưởng rằng những thời sự như thế sẽ không bao giờ xảy ra tại Việt Nam. Lịch sử đã chứng kiến nhiều chuyển biến bất ngờ. Ai ngờ những nước xưa dân chúng rất gắn bó với Công giáo, nay họ đã trở nên dửng dưng nhạt lạnh, hoặc phần nào chống đối. Ai ngờ những miền đất xưa đã được tưới bằng mồ hôi và máu chính Chúa Giêsu, cũng như hầu hết các Giáo hội sơ khai được xây dựng bởi chính các tông đồ nay không còn thuộc về Công giáo nữa, mà đang thuộc về Do Thái giáo, Hồi giáo và Chính Thống giáo.
Khiêm nhường là nên bỏ đi việc kết án các đối tượng cứu độ, mà hãy nhìn nhận chính bản thân chúng ta và Giáo Hội chúng ta mới là những đối tượng cần được cứu độ hơn hết.
Khiêm nhường là hãy rút ra từ những thời sự suy thoái kể trên bài học về các phương tiện trần thế. Nên coi tất cả những thứ phương tiện đó, kể cả chúng ta, đều là những dụng cụ rất giới hạn, rất tương đối. Ðể rồi, trong sống đạo, mục vụ và truyền giáo, phải tuyệt đối tìm về ơn thánh Chúa và tìm tuân phục thánh ý Chúa.
Thánh ý Chúa rất nhiệm mầu. Nhiều khi khủng hoảng lại là hồng ân thanh luyện, tạo cơ hội cho những đổi thay tốt đẹp.
2. Cần thay đổi
Phải thay đổi những gì không thể chấp nhận được. Ở đây tôi muốn nói về những lối sống đạo không thể chấp nhận được, bởi vì đã bị Chúa Giêsu kết án.
Thí dụ lối sống đạo Pharisêu. Ðó là lối sống ưa lợi dụng tôn giáo để phô trương khoe khoang, để kiếm tiền bạc, danh vọng địa vị, ưa căn cứ vào các luật phụ để bắt bẻ, ưa nhân danh Chúa để gây chia rẽ hận thù.
Thí dụ lối sống đạo có vẻ hiến dâng, hay xưng mình thuộc về Chúa, nhưng lại không được Chúa nhìn nhận, bởi vì họ làm các việc đạo đức theo chương trình riêng của mình, chứ không thực tình bước theo Ðức Kitô.
Trong cuốn “La vie de Jésus Christ après sa mort” mới xuất bản tháng rồi, tác giả André Coutin đã nói về một Ðức Giêsu Kitô đang bị đau khổ và hấp hối hiện nay trong Hội Thánh của Ngài. Ông kể ra tâm tình nhiều người đối với Hội Thánh tại địa phương họ. Họ buồn nản ra đi. Bởi vì họ thấy một Hội Thánh tuy chững chạc về mặt tôn giáo, nhưng lại khô cằn về mặt thiêng liêng. Hội Thánh đó sống rất khác với Ðức Kitô được kể lại trong Phúc Âm, một Ðức Kitô nghèo, sống giữa dân nghèo, cảm thương số phận kẻ nghèo, luôn giảng dạy và sống yêu thương, phục vụ, tha thứ, khiêm nhường. Ðang khi, theo họ nhận định, Hội Thánh địa phương của họ xem ra không muốn chấp nhận Ðức Kitô đó và không thể làm chứng cho Ðức Kitô đó.
3. Cần chấp nhận
Phải chấp nhận những gì không được thay đổi. Ở đây tôi cũng chỉ nói về những chân lý cứu độ.
Có những chân lý không thể thay đổi như: Sống đạo là phải tập trung vào Ðức Kitô, là phải đặt lên hàng ưu tiên số một điều răn bác ái của Ðức Kitô, là phải đi vào con đường hẹp của mầu nhiệm thánh giá, là phải trở nên bé mọn thiêng liêng, như trẻ nhỏ, như tấm men, như chút muối, như hạt lúa chôn vùi và thối đi trong lòng đất.
Ðức Kitô đã cứu chuộc nhân loại không phải chỉ bằng những lời rao giảng, bằng việc thiết lập các bí tích, bằng các phép lạ cứu người cùng khổ. Mà còn bằng cuộc đời khổ chế, khó nghèo, vác thánh giá lên Núi Sọ, để chịu đóng đinh trên đó, trước khi sống lạị
Ðó là những chân lý, không phải chỉ để chúng ta học và tuyên xưng, nhưng nhất là để chúng ta biết mà đi theo Ðức Kitô trên con đường đón nhận ơn cứu độ và chia sẻ ơn cứu độ. Những chân lý đó là bền vững, luôn có giá trị. Không thể đổi thaỵ
Phải khiêm tốn chấp nhận những gì không thể thay đổị Và phải khiêm nhường thay đổi những gì không thể chấp nhận.
4. Cần cầu nguyện
Cần cầu nguyện rất nhiều. Cần suy niệm thực sâu. Trong tình hình hiện nay, điều quan trọng nhất cần năng suy gẫm và cầu xin, chính là lửa mến. Ðể gợi ý, xin đọc lại quan niệm sau đây của thánh Phaolô: “Dù tôi nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần, nếu tôi không có đức bác ái, thì tôi chỉ là khua chuông gõ mõ. Dù tôi nói tiên tri, dù tôi thấu suốt mọi mầu nhiệm cùng mọi khoa học, hay dù tôi có đức tin mạnh mẽ khiến được núi non di chuyển, nếu tôi không có đức ái, thì tôi chỉ là hư vô. Dù tôi phân phát mọi của cải cho người nghèo khó, dù tôi hiến thân tôi cho lửa thiêu đốt, nếu tôi không có đức bác ái, thì những hy sinh ấy cũng thành vô ích” (1 Cr 13,1-3). “Ðức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều cần, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1 Cr 13).
Bài ca đức ái của thánh Phaolô trong 1Cr, từ câu 4 đến hết câu 8. Và bài ca hoà bình của thánh Phanxicô Assisi thiết tưởng sẽ có thể góp phần không nhỏ vào việc đốt lên lửa mến trong chúng ta và trong Hội Thánh chúng ta.
5. Cần biết sợ
Khi tham dự Thượng Hội Ðồng các Giám Mục Á châu, tôi được nghe nhiều vị nói về hai điều quan trong Hội Thánh địa phương mà các ngài sợ. Một là thái độ dửng dưng, hai là thái độ quá khích. Thực tình, tôi cũng sợ như các ngài. Riêng tôi, ngoài hai điều sợ đó, tôi còn sợ một điều nữa, đó là sợ những thứ đạo đức không đúng thánh ý Chúa. Chính sự sợ đó đã thúc đẩy tôi năng chạy đến với Chúa Thánh Thần, để xin Ngài giúp phân định. Tôi có cảm tưởng là nhiều người thời nay đã đánh mất ơn kính sợ Chúa. Ðây là một vấn đề cần suy nghĩ thêm.
Long Xuyên, tháng 8/1998