Đức Cha Gioan, Long Xuyên

Chuyển sang


:::Trang GPLongXuyên


:::Trang GHHV


  THAO THỨC - Tập 1 - 1990
 LÀM CHỨNG CHO TÌNH YÊU THIÊN CHÚA -1995-
 ÐẠO VÀ ÐỨC -1996-
 CẦU NGUYỆN VÀ HÀNH ÐỘNG -1997-
 TRUYỀN GIÁO LÀ "RA KHƠI" -1998-

Bồi dưỡng linh đạo

Một dấu chỉ thời đại rất rõ nhận thấy hiện nay là sự chuyển biến. Chuyển biến trong mọi lãnh vực, chuyển biến sâu xa, chuyển biến mau lẹ, chuyển biến bất ngờ.

Sống trong dòng đời đầy chuyển biến đó, con người dễ bị cám dỗ để mình trôi dạt, tới đâu thì tới. Trôi theo dòng chảy là một lựa chọn dễ. Dễ, nhưng có hợp lý không? Rác rưởi cũng trôi như thế. Xác chết cũng trôi như vậy.

Có trách nhiệm về đời mình, có trách nhiệm góp phần xây dựng đạo đức chung, chúng ta nên cố gắng tỉnh thức về đạo hạnh, dù đôi khi vì thế mà phải lội ngược dòng. Có nghĩa là chúng ta phải chắc chắn về linh đạo, về đường thiêng liêng, vừa chặt chẽ trên lý thuyết, vừa toả sáng trên thực hành.

Ðây là một vấn đề cấp bách, một thách đố lớn. Cách giải quyết sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển Hội Thánh và Ðất Nước. Uy tín chúng ta cũng sẽ tuỳ thuộc vào đó.

Trong tâm thức ấy, tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm về bồi dưỡng linh đạo. Những kinh nghiệm này có phần diễn tả được, có phần không diễn tả được. Ở đây, phần có thể diễn tả sẽ được hệ thống hoá, gọn gàng. Chỉ như những gợi ý mời gọi mà thôi.

Ðối với tôi, chiếc chìa khoá đã mở ra cho tôi các kho tàng để bồi dưỡng là niềm thao thức tuân phục ý Chúạ Trong mọi sự, trong mọi việc, tôi đi tìm ý Chúa, để mà thực thi.

Vậy Chúa muốn linh đạo hôm nay phải được bồi dưỡng thế nàỏ Ðể biết, tôi phải đi tìm. Tìm ở đâu?  Công đồng Vatican II và các nhà đạo đức nổi tiếng đã chỉ cho tôi hướng phải đi tìm. Theo hướng đó, tôi đã gặp được các kho tàng. Tôi đã mở ra. Tôi đã thấy. Và tôi đã tin.

Dưới đây là mấy kho tàng chính.

 Kho tàng triết học

Kho tàng triết học đã bồi dưỡng tôi rất nhiều. Ðang khi xu hướng thời nay muốn đặt tiền của lên hàng ưu tiên số một, thì triết học khuyên tôi hãy đặt con người vào số những ưu tiên đáng phải quan tâm hơn hết. Ðang khi hiệu nghiệm kinh tế được thời nay coi là giá trị cao nhất, thì triết học dạy tôi chân lý mới là giá trị cao nhất. Ðang khi thời nay lo tìm các phương tiện, thì triết học giúp tôi xác định các mục đích, nhất là mục đích đời người. Ðang khi thời nay lôi kéo con người dồn sức vào việc thiết lập trật tự cho xã hội, thì triết học giúp tôi thiết lập trật tự nội tâm. Ðang khi xu hướng thời nay là tìm thắng thế trong các lãnh vực xã hội, thì triết học lưu ý tôi đến việc thắng thế chính mình trong cuộc chiến giữa thiện và ác thường xuyên diễn ra trong bản thân tôi.

Cái nhìn triết học là cái nhìn với, cái nhìn trong, cái nhìn thấu. Là nhìn con người với những người xung quanh, vì thế mà có vấn đề trách nhiệm liên đới. Là nhìn con người trong thời gian và không gian cụ thể, vì thế mà có vấn đề môi trường, xã hội. Là nhìn con người thấu qua các cấu trúc tâm sinh lý. Chẳng hạn những hoạt động chìm trong tiềm thức và vô thức, những mặc cảm, những dồn nén, những phóng chiếu, những bù trừ vv... Vì thế mà có vấn đề nghiên cứu tính tình, xếp loại tâm lý vv... trong giáo dục.

Triết học giúp suy tư, lý luận, tìm tòi, theo những định luật nghiêm khắc.

Chừng đó thôi cũng đủ cho thấy kho tàng triết học và các ngành hữu quan có khả năng giúp tôi thực hiện việc tu thân, một việc cao quý không phải chỉ đối với đạo, mà cũng cần thiết đối với đời. Từ khởi điểm tu thân đó, tôi sẽ có một linh đạo sáng suốt hơn, tế nhị hơn trong việc đồng hành với những người khác, với Ðất Nước và Hội thánh.

 Kho tàng thần học

Khi tôi hiểu thần học như một hành trình diễn tả đức tin trong những chặng đường lịch sử cụ thể, thì ngoài thần học hệ thống, tôi vẫn thường tìm đến kho tàng thần học thực hành.

Loại thần học này hiện đang rất dồi dào. Thí dụ:

Thần học về đau khổ

Thần học về người nghèo

Thần học về đối thoại tôn giáo

Thần học về hội nhập văn hoá

Thần học về hiệp thông

Thần học về cứu độ tại Á châu

Thần học về đổi mới.

Thần học về những phép lạ, những hiện tượng gọi là sự hiện ra.

Thần học về môi trường.

Ðọc qua các sách báo về thần học thực hành như trên, tôi rất sửng sốt trước những mới mẻ của thần học. Từ ý thức về sự phong phú ấy, tôi nghĩ rằng: Thần học, khi được vận dụng đúng, sẽ giúp người công giáo Việt Nam sống đức tin một cách thích hợp và chất lượng hơn tại Việt Nam hôm nay.

Theo tôi, Chúa muốn sống đức tin tại Việt Nam hôm nay không chủ yếu sống với các tư tưởng, các cử hành, các kỷ luật cho bằng sống với Chúa.

Do đó, khi thần học biết tập trung vào Ðức Kitô, giới thiệu Người như mô hình tu thân đậm nét khiêm nhường, yêu thương, từ bỏ mình, đồng thời người công giáo cũng nỗ lực gắn bó với mô hình đó, thì ngay một lối sống thường ngày như vậy cũng đã là một hương thơm, một vẻ đẹp, không cần phải thuyết minh.

Hơn nữa, nếu nhờ thần học, mà mô hình tu thân đó lại mang động lực dấn thân vào đời với tất cả tinh thần liên đới, trách nhiệm, thì người công giáo sống đức tin sẽ đưa được Tin Mừng vào nhiều lãnh vực.

Nếu không có các sách thần học thực hành in sẵn mà mình mong muốn, thì chính mình, tự mình cố gắng suy tìm và có những chọn lựa đúng đắn khôn ngoan, để làm nên thần học thực hành cho sống đạo của mình. Tất nhiên phải dựa trên Kinh Thánh, nhất là đời sống Ðức Kitô. Một vốn liếng thần học như thế sẽ góp phần rất lớn vào việc bồi dưỡng linh đạo của chính mình. Trước là ích cho chính mình, sau là lợi cho những người mà chúng ta có trách nhiệm đồng hành.

 Kho tàng tu đức

Tu đức là cách mà mỗi người chọn, để sống ơn gọi nên thánh theo Thánh Linh. Mỗi người thường tìm bắt chước sự thánh thiện của Ðức Kitô về một nhân đức cách riêng. Vì thế mà có nhiều tu đức. Thí dụ tu đức của thánh Ðaminh, tu đức của thánh Phanxicô, tu đức của thánh Inhaxiô. Ngoài ra còn có những tu đức khác nhau do chức vụ và do hoàn cảnh. Tu đức của tôi là tu đức người môn đệ Ðức Kitô.

Dù thuộc loại nào, các tu đức vẫn giống nhau ở chỗ là những con đường, có nhiều chặng, dẫn vào sự sống mới.

Theo tôi thấy, thì những chặng đường sau đây trên con đường tu đức, có thể là những cái mốc để chúng ta bồi dưỡng linh đạo.

Chặng khám phá hương vị đời sống Hội Thánh, qua những tiếp xúc và tham gia sinh hoạt cộng đoàn Hội Thánh.

Chặng khám phá ra bóng dáng Thiên Chúa qua một số nhân vật trong Kinh Thánh, trong các thánh xưa, trong Hội Thánh hiện nay.

Chặng gặp gỡ các việc làm và sứ điệp của Ðức Kitô qua Phúc Âm.

Chặng thích lắng nghe Lời Ðức Kitô vang vọng trong đời sống riêng mình.

Chặng trực tiếp gặp gỡ chính Ðức Kitô bằng bí tích, cầu nguyện, chiêm niệm.

Chặng tình nguyện giao ước với Ðức Kitô về những từ bỏ, những dấn thân. Như thế, Con đường tu đức là một hành trình tái sinh, nhờ lửa Chúa Thánh Thần.

Trong mọi chặng đường tu đức, tôi thấy một điều rất quan trọng phải cố vượt qua, đó là lột bỏ con người cũ. Ðể phục sinh, cái nắp quan tài chôn con người phải được tháo gỡ, các lớp vỏ cứng bọc con người phải được phá đi, lớp màng che khuất con ngươi phải được bóc ra. Nếu không, thì sẽ nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu, gặp mà không nhận ra. Ðể cộng tác với Chúa trong những việc đó, chúng ta sẽ phải khiêm tốn rất nhiều.

ù

Những việc trên đây về bồi dưỡng, tuy dù chẳng được bao nhiêu, nhưng dễ thực hiện. Thực hiện thường xuyên, đều đặn và kiên trì. Mỗi ngày có những giờ dành riêng cho việc đọc sách báo triết học, thần học, tu đức. Ðọc nhiều, không ngừng tự học thêm, thích suy tư nguyện gẫm. Tất cả đều do thao thức. Có thể là sẽ chẳng làm được gì mớị Nhưng chính bản thân chúng ta sẽ luôn được đổi mới theo thánh ý Chúa. Ðổi mới là do ơn Thánh Linh, nhưng cũng đòi sự cộng tác của con ngườị Nhờ đổi mới thường xuyên, linh đạo của chúng ta sẽ có thể tạo ra được một nền văn hoá mới, nổi về tự giác, tự thức, tự trọng và tự do.

Long Xuyên, tháng 9/1998