Đức Cha Gioan, Long Xuyên

Chuyển sang


:::Trang GPLongXuyên


:::Trang GHHV


  THAO THỨC - Tập 1 - 1990
 LÀM CHỨNG CHO TÌNH YÊU THIÊN CHÚA -1995-
 ÐẠO VÀ ÐỨC -1996-
 CẦU NGUYỆN VÀ HÀNH ÐỘNG -1997-
 TRUYỀN GIÁO LÀ "RA KHƠI" -1998-

Mùa Vọng Maria

Lễ Noel là lễ rất trọng. Chúng ta thường có nhiều chuẩn bị để mừng lễ rất trọng nàỵ Thiết tưởng các chuẩn bị thiêng liêng phải được đặc biệt quan tâm. Ở đây tôi xin gợi ý về một Mùa Vọng Maria. Có nghĩa là sống một Mùa Vọng với tâm tình Ðức Mẹ Mariạ

 Kín đáo

Thánh sử Luca, sau khi kể các chi tiết về biến cố Noel, đã có một lời kết vắn gọn, nhưng súc tích về Ðức Mẹ: “Còn bà thì giữ lại các sự việc ấy và gẫm suy trong lòng” (Lc 2,19).

Trước hết chúng ta nhìn vào Ðức Mẹ giữ lại các sự việc trong lòng mình.

Giữ lại trong lòng” là một cách nói để chỉ thái độ kín đáọ Kín đáo là thái độ phục tùng khôn ngoan của đức tin. Ðức Mẹ biết: Tất cả những gì đã xảy ra cho mình đều do sáng kiến của Chúạ Chính Chúa xếp đặt. Ðức Mẹ đón nhận, Ðức Mẹ tin, nhưng Ðức Mẹ chưa biết những gì còn sẽ xảy ra sau nàỵ Ðức Mẹ phải phấn đấu nhiều lắm với chính mình để giữ vững niềm tin. Bởi vì tin vào lời thiên thần truyền chính là một mạo hiểm ghê gớm. Ðức Mẹ giữ lại, giữ lấy, giữ kín. Mãi khi Chúa Giêsu sống lại, lên trời, và Chúa Thánh Thần hiện xuống, Ðức Mẹ mới nhìn thấy toàn bộ kế hoạch cứu độ. Lúc đó, Ðức Mẹ mới có thể kể lại cho các tông đồ một ít điều riêng về mình, mà Ðức Mẹ cho là nên nói ra.

Thực vậy, cuộc sống đức tin là một hành trình dàị Có những quãng đường rực sáng và cũng có những quãng đường dầy đặc bóng tối. Có những điều coi là hợp lý và cũng có những điều xem ra nghịch lý. Phải phối hợp đức tin với lý trí, và phải có cái nhìn toàn thể mới hiểu được. Vội phô ra, vội khen, vội trách là không khôn. Nên kín đáo, dè dặt.

Kín đáo cũng là một điều rất quý trong tình yêu. Nó là một vẻ đẹp. Tình yêu nào cũng có bí mật của nó. Thiên Chúa thương chọn Ðức Maria, thì đó là một bí nhiệm của Chúa, trước khi là bí nhiệm của Ðức Mẹ. Ðể bảo vệ đặc ơn Chúa ban, Ðức Mẹ đã giữ thái độ kín đáo. Kín đáo là dấu chỉ đáng tin của người được Chúa thương chọn. Giả sử hồi đó, Ðức Mẹ đã tổ chức lễ tạ ơn, ăn mừng vì ơn gọi của mình, thì Ðức Mẹ sẽ ra sao, sẽ còn gì?

Kín đáo vì thế cũng là dấu chỉ của người có tinh thần trách nhiệm, có bản lãnh chín chắn, có chiều sâu khôn ngoan.

 Gẫm suy

Ði liền với thái độ kín đáo là việc gẫm suy. Ðức Mẹ gẫm suy trong lòng (x. Lc 2,19).

Gẫm suy là đối chiếu. Ðối chiếu sự việc xảy ra cho mình với các sự việc đã xảy ra nơi nhiều người được kể trong kế hoạch cứu độ. Ðối chiếu biến cố của mình với Lời Chúa. Theo thánh Phaolô, thì Ðấng giúp linh hồn suy gẫm như vậy chính là Chúa Thánh Thần.

Nhờ Chúa Thánh Thần, gẫm suy của Ðức Mẹ đã giúp cho Ðức Mẹ cảm nghiệm được mình được Thiên Chúa yêu thương (x. Lc 1,28). Từ cảm nghiệm ấy, Ðức Mẹ khám phá thấy Thiên Chúa chính là Ðấng giàu tình yêu thương xót. "Chúa đã đoái nhìn đến con bằng một cái nhìn đầy tình thương xót" (x. Lc 1,48). Ðức Mẹ đã nhìn thấy bầu trời rạng rỡ ấy, và đã diễn tả phần nào trong kinh tự phát Tạ Ơn Mangificat.

Biến cố + Lời Chúa + Trái tim mình, đó là 3 điểm mà gẫm suy của Ðức Mẹ đi qua đi lại. Ðức Mẹ đọc biến cố dưới ánh sáng Lời Chúa. Ðức Mẹ dùng Lời Chúa soi vào biến cố. Qua biến cố cùng với Lời Chúa, trái tim Ðức Mẹ cảm thấy Chúa đến với mình, để sai mình cộng tác vào kế hoạch cứu độ.

Nhờ suy gẫm, Ðức Mẹ có đức tin một cách sâu sắc. Thần học nơi Ðức Mẹ không phải là những kiến thức về Chúa, mà là chính sự sống có Chúa, một Chúa gần gũi, một Chúa ở cùng.

Nhìn hình ảnh Ðức Mẹ thinh lặng suy gẫm trong cõi thẳm sâu lòng mình, tôi coi đó là một mô hình người đẹp với những giá trị tuyệt vời, hấp dẫn. Hội Thánh đang rất cần những khả năng suy tư, những trái tim chiêm niệm theo gương Ðức Mẹ.

 Khiêm hạ

Trong tinh thần chiêm niệm, Ðức Mẹ đã thấy rõ một sự thực: Mình chỉ là tôi tớ Chúạ Và Ðức Mẹ đã nói lên sự thực đó “Này tôi là tôi tớ Chúa” (Lc 1,29).

Khi xưng mình là tôi tớ Chúa, Ðức Mẹ đã đi vào truyền thống Thánh Kinh. “Abraham, đầy tớ của Ta” (St 26,24). “Moisen, đầy tớ của Ta” (Dân số 12,7). “Đavid, đầy tớ của Ta” (2 Sam 7,8). Thanh niên Samuel, khi nghe Chúa gọi, đã trả lời: “Xin hãy nói, vì đầy tớ Chúa đang lắng tai nghe” (1 Sam 3,9).

Ðầy tớ có nghĩa là người vâng phục chủ, người sẵn sàng làm việc chủ sai bảo làm, người phục vụ chủ. Hơn nữa, khi Ðức Mẹ nhìn nhận mình là người đầy tớ của Chúa, thì người đầy tớ ở đây còn có ý nghĩa sâu xa hơn. Nó đồng nghĩa với người nô lệ. Thánh Phaolô đã diễn tả ý đó về Ðức Giêsu Kitô:

"Ðức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thánh giá” (Pl 2,6-8).

Thân phận người đầy tớ-nô lệ trên đây cũng đã được Ðức Kitô nói về chính mình Người: “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người” (Mc 10,49).

Người đầy tớ-nô lệ của Ðức Giavê là Chúa Giêsu Kitô đã phải như thế, phương chi Ðức Mẹ. Ðức Mẹ khi xưng mình là tôi tớ Chúa, đã ý thức sự thực ấy, và đã sống sự thực ấỵ Khiêm hạ là sống đúng sự thực về mình.

Hiểu biết sai, hiểu biết ít, hiểu biết nông, hiểu biết kém các chân lý về Chúa, về Hội Thánh, về mình, về thánh giá, thường dễ dẫn đến kiêu căng.

Trong Thông điệp Ðức tin và lý trí mới được công bố, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhận định: Nhân loại hiện nay đang sống trong khủng hoảng về chân lý. Do đó mà dễ sinh ra tự phụ, tự đắc, tự kiêu, tự mãn. Ngài khuyên các người của Hội Thánh hãy tìm chân lý nơi Ðức Giêsu Kitô, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, theo gương Ðức Mẹ Maria.

 Hiến dâng

Trong các chân lý cứu độ, có những điều hiểu được và có những điều chỉ phải tin. Có những điều để gắn bó và có những điều để làm nên giao ước, để lên đường. Ðức Mẹ đã “xin vâng” (Lc 1,38).

Lời xin vâng của Ðức Mẹ là một tự nguyện hiến dâng. Hiến dâng chính mình và đời mình, để đồng hành với Ðức Giêsu Kitô trên hành trình cứu thế.

Con đường cứu độ sẽ dài, có nhiều thử thách. Tiên tri Simeon đã báo trước cho Ðức Mẹ về những thử thách đó: “Con bà sẽ là dấu chỉ bị nhiều người chống báng. Còn Bà, thì trái tim Bà sẽ bị gươm sắc thâu qua” (Lc 2,34-35).

Gươm nói đây là những bắt bớ nhắm vào Ðức Kitô, như tiên tri Zacaria đã nói trước: “Gươm ơi, mày sẽ thức dậy chống lại người chủ chăn. Mày đánh chém chủ chăn, và các chiên sẽ bỏ trốn” (Zacaria 13,7).

Gươm là những nhục nhã, khổ đau mà Ðức Kitô sẽ phải chịu, như tiên tri Isaia đã nói trước: “Con Người bị gươm sắc thâu qua vì những tội ác của chúng ta” (Is 53,6).

Gươm là tất cả cuộc tử nạn của Ðức Kitô. Thánh Phaolô đã dám nói: “Những gian nan thử thách Ðức Kitô còn phải chịu, thì tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1,24). Phương chi Ðức Mẹ Maria càng đã sống tâm tình hiến dâng như vậy.

Ðức Mẹ hiến dâng, vì Ðức Mẹ mến yêu Thiên Chúa và xót thương loài người.

Sự hiến dâng như thế được gắn liền vào cuộc sống đời thường với những chi tiết cụ thể của thực tại, nên sự biểu hiện tình xót thương đối với đồng bào xung quanh là điều tất nhiên phải có. Khi nhìn Mẹ Têrêsa Calcutta chăm sóc những bệnh nhân nghèo với tất cả tình thương, tôi hiểu hơn sự hiến dâng của Ðức Mẹ Maria xưa.

ù

Những tâm tình trên đây, nếu được nội tâm hoá, sẽ có sức đổi mới con người chúng ta. Trong tiến trình nội tâm hoá, xin đừng quên điều này: Có tin mới hiểu. Có hiểu mới tin. Xin thêm điều này nữa: Càng tin và hiểu thì càng từ bỏ mình. Càng từ bỏ mình thì càng dễ gặp gỡ Ðức Kitô.

Long Xuyên, tháng 12/1998